Bạn phát hiện ra rằng cơ thể mình phản ứng lạ khi bạn tiếp túc với một số loại thực phẩm, hóa chất,… có thể bạn đã bị dị ứng với loại thực phẩm, hóa chất đó. Một căn bệnh không quá nghiêm trọng, tuy nhiên, gây ra cái chết của nhiều người trên thế giới mỗi ngày do thiếu kiến thức căn bản. Dưới đây là 5 câu hỏi phổ biến nhất mà những bệnh nhân dị ứng băn khoăn.
Dị ứng
Câu hỏi bởi: Nguyễn thị sơn
Thưa bác sỹ em năm nay 20 tuổi là nữ Dạo đây em hay bị nổi dị ứng rất nhiều và rất ngứa không biết bác sỹ chỉ giúp em cách nào không
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Thứ nhất, có thể bạn đang ăn hoặc uống 1 cái chất gì đấy gây dị ứng. Ví dụ như đang uống một loại nước hoa quả ngâm hoặc thuốc bổ béo gì đấy. Bạn phải dừng ngay việc dùng thứ lạ này.
Thứ hai, có thể bạn đã ăn nhiều đồ biển phải. Nếu vậy thì cũng nên dừng ngay.
Bạn có thể bôi flucinar vào chỗ nổi dị ứng và nên đi khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân gây dị ứng.
Chúc bạn sức khỏe.
Dị ứng
Câu hỏi bởi: Linh giang
Chào bác sĩ con cháu năm nay gần 4 tuổi cháu hay bị nổi hạt li ti mọng nước ở dưới gan bàn chân bàn tay rất ngứa ,cháu muốn hỏi như vậy có phải bị dị ứng thời tiết không ạ .
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào cháu,
Trường hợp của cháu có khả năng bị bệnh tổ đỉa. Cháu nên giảm ăn trứng. Và sử dụng thuốc flucinar để làm dịu da
Tốt nhất cháu nên đi khám tại chuyên khoa da liễu.
Chúc cháu sức khỏe.
Dị ứng hải sản
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay tôi 17 tuổi, tôi bị nôn mửa khi ăn phải thức ăn hải sản như tôm,cua, mực, ghẹ, tép,….Tôi muốn giải đáp bệnh này có thể điều trị được không (Khi tôi còn nhỏ thì tôi ăn các loại hải sản điều được nhưng vào khoảng năm 13 tuổi thì tất cả điều bị dị ứng).
Tôi cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn!
Hải sản là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các tình huống bị dị ứng thực phẩm. Rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có thể tạng không hợp với hải sản (thường gọi là đồ biển) như: cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ… Chất gây dị ứng có trong đồ biển (hay thức ăn nói chung) khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn. Đầu tiên, cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể chống lại chất gây dị ứng trong thức ăn. Nếu tiếp tục ăn, chất dị ứng sẽ thúc đẩy kháng thể này kết hợp với các tế bào của hệ miễn dịch để tạo ra histamine. Histamine sinh ra trong các tổ chức, cơ quan khác nhau sẽ gây nên những bệnh lý khác nhau (cụ thể: histamine phóng ra ở mũi, vòm miệng và họng sẽ làm khó nuốt, khó thở; phóng ra ở ruột thì gây đau bụng; nếu phóng ra trên da sẽ gây ngứa, nổi mụn…).
Biểu hiện:
Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng, và thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng (hoặc khắp người), rất ngứa, nôn nao khó chịu. Thường vài giờ sau biểu hiện sẽ lặn. Trường hợp nặng thì ngoài nổi ban và ngứa, còn phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… Cũng có tình huống nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.
Hiện chưa có cách nào có thể chữa trị được triệt để bệnh dị ứng nói chung và dị ứng hải sản nói riêng. Để phòng bệnh thì không có cách nào khác là bạn cần để ý và tránh ăn những đồ ăn gây dị ứng. Nếu chẳng may ăn phải, thì viêc chữa trị cần loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt (bằng cách kích thích gây nôn).
Với những tình huống dị ứng nhẹ, có thể dùng bài thuốc dân gian chữa dị ứng thức ăn do tôm, cua, cá.
Nguyên liệu: Gừng sống 10g, đậu xanh 100g, lá tía tô và rễ cây lau tươi mỗi thứ 15g.
Cách làm:
Rửa sạch gừng, rễ cây lau và lá tía tô Giã nát, vắt lấy nước. Cho nước này với đậu xanh vào nồi, thêm nước sạch lượng vừa đủ, nấu cho đậu xanh chín nhừ để ăn.
Các thuốc kháng histamin có tác dụng tốt với các biểu hiện ở da, niêm mạc như nổi mề đay, ban đỏ, phù mặt, thuốc có thể ngăn chặn được các biểu hiện dị ứng nhẹ ngoài da, niêm mạc, nhưng không ngăn chặn được các phản ứng dị ứng nặng như sốc phản vệ, khó thở nếu có xảy ra. Nếu bị nặng, cần đến ngay bệnh viện, không được tự ý sử dụng các loại thuốc chống dị ứng.
Chúc bạn luôn khỏe!
Dị ứng thuốc
Câu hỏi bởi: Minh anh
Cháu chào bác sĩ!
Cách đây 20 ngày cháu bị dị ứng thuốc và nằm chữa trị ở khoa dị ứng Bệnh viện Bạch Mai. Toàn thân cháu bọng nước rất đau và rát. Hiện tại các bọng nước đã xẹp không còn đau nhưng lớp da cũ bong tróc và tách khỏi cơ thể. lớp da mới non và đỏ ạ. Hiện tại vẫn còn phần da chân chưa bong tróc hết. Bác sĩ cho cháu hỏi trong giai đoạn thay da này cháu nên vệ sinh thân thể thế nào để bảo vệ lớp da mới. Cháu có nên dùng kem bôi ngoài da không ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bị dị ứng hoặc ngộ độc nặng thường gây lột da, lớp da mới non rất dễ tổn thương. Bạn không được bôi bất thứ thuốc gì lên da, mặc quần áo mềm rộng, tránh tiếp xúc ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Chúc bạn mạnh khỏe!
hiện tượng dị ứng.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu nam nay 25 tuổi, cháu bị dị ứng cách đây 3 năm. Hiện tượng bệnh của cháu như sau: Dị ứng nổi lên thành tững nốt giống mụn và ngứa, nổi bất cứ khi nào chứ không cố định. Điều lạ ở đây là những nốt dị ứng nổi lên sẽ làm cơ thể cháu có biểu hiện bị sưng dạng phù nước, sau khi những nốt đó lặn đi thì sẽ rất đau giống như bị người khác đánh vậy. Và bị toàn thân. Cháu đã điều trị bằng nhiều loại thuôc như thuốc tây, nam, bắc nhưngkhông khỏi. Tất nhiên cháu cũng đã xét nhiệm máu nhưng không có vấn đề gì. Hiện tượng này này nào cũng lặp đi lặp lại như vậy nên làm cháu rất khó chịu. Vậy mong bác sĩ giải thích cho cháu về hiện tượng bệnh của cháu như vậy là như thế nào và cho cháu lời khuyên.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Phạm Văn Tâm
Chào bạn,
Hiện tại đa phần là không tìm thấy dị nguyên tác nhân gây dị ứng. Nên sử dụng thuốc tây y để qua giai đoạn cấp , sau đó có thể dùng đông y, đi châm cứu hoặc thủy châm.
Chúc bạn sức khỏe.
Dị ứng
Câu hỏi bởi: Nguyễn thị sơn
Thưa bác sỹ em năm nay 20 tuổi là nữ Dạo đây em hay bị nổi dị ứng rất nhiều và rất ngứa không biết bác sỹ chỉ giúp em cách nào không
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Thứ nhất, có thể bạn đang ăn hoặc uống 1 cái chất gì đấy gây dị ứng. Ví dụ như đang uống một loại nước hoa quả ngâm hoặc thuốc bổ béo gì đấy. Bạn phải dừng ngay việc dùng thứ lạ này.
Thứ hai, có thể bạn đã ăn nhiều đồ biển phải. Nếu vậy thì cũng nên dừng ngay.
Bạn có thể bôi flucinar vào chỗ nổi dị ứng và nên đi khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân gây dị ứng.
Chúc bạn sức khỏe.
Dị ứng
Câu hỏi bởi: Linh giang
Chào bác sĩ con cháu năm nay gần 4 tuổi cháu hay bị nổi hạt li ti mọng nước ở dưới gan bàn chân bàn tay rất ngứa ,cháu muốn hỏi như vậy có phải bị dị ứng thời tiết không ạ .
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào cháu,
Trường hợp của cháu có khả năng bị bệnh tổ đỉa. Cháu nên giảm ăn trứng. Và sử dụng thuốc flucinar để làm dịu da
Tốt nhất cháu nên đi khám tại chuyên khoa da liễu.
Chúc cháu sức khỏe.
Dị ứng hải sản
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay tôi 17 tuổi, tôi bị nôn mửa khi ăn phải thức ăn hải sản như tôm,cua, mực, ghẹ, tép,….Tôi muốn giải đáp bệnh này có thể điều trị được không (Khi tôi còn nhỏ thì tôi ăn các loại hải sản điều được nhưng vào khoảng năm 13 tuổi thì tất cả điều bị dị ứng).
Tôi cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn!
Hải sản là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các tình huống bị dị ứng thực phẩm. Rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có thể tạng không hợp với hải sản (thường gọi là đồ biển) như: cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ… Chất gây dị ứng có trong đồ biển (hay thức ăn nói chung) khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn. Đầu tiên, cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể chống lại chất gây dị ứng trong thức ăn. Nếu tiếp tục ăn, chất dị ứng sẽ thúc đẩy kháng thể này kết hợp với các tế bào của hệ miễn dịch để tạo ra histamine. Histamine sinh ra trong các tổ chức, cơ quan khác nhau sẽ gây nên những bệnh lý khác nhau (cụ thể: histamine phóng ra ở mũi, vòm miệng và họng sẽ làm khó nuốt, khó thở; phóng ra ở ruột thì gây đau bụng; nếu phóng ra trên da sẽ gây ngứa, nổi mụn…).
Biểu hiện:
Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng, và thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng (hoặc khắp người), rất ngứa, nôn nao khó chịu. Thường vài giờ sau biểu hiện sẽ lặn. Trường hợp nặng thì ngoài nổi ban và ngứa, còn phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… Cũng có tình huống nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.
Hiện chưa có cách nào có thể chữa trị được triệt để bệnh dị ứng nói chung và dị ứng hải sản nói riêng. Để phòng bệnh thì không có cách nào khác là bạn cần để ý và tránh ăn những đồ ăn gây dị ứng. Nếu chẳng may ăn phải, thì viêc chữa trị cần loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt (bằng cách kích thích gây nôn).
Với những tình huống dị ứng nhẹ, có thể dùng bài thuốc dân gian chữa dị ứng thức ăn do tôm, cua, cá.
Nguyên liệu: Gừng sống 10g, đậu xanh 100g, lá tía tô và rễ cây lau tươi mỗi thứ 15g.
Cách làm:
Rửa sạch gừng, rễ cây lau và lá tía tô Giã nát, vắt lấy nước. Cho nước này với đậu xanh vào nồi, thêm nước sạch lượng vừa đủ, nấu cho đậu xanh chín nhừ để ăn.
Các thuốc kháng histamin có tác dụng tốt với các biểu hiện ở da, niêm mạc như nổi mề đay, ban đỏ, phù mặt, thuốc có thể ngăn chặn được các biểu hiện dị ứng nhẹ ngoài da, niêm mạc, nhưng không ngăn chặn được các phản ứng dị ứng nặng như sốc phản vệ, khó thở nếu có xảy ra. Nếu bị nặng, cần đến ngay bệnh viện, không được tự ý sử dụng các loại thuốc chống dị ứng.
Chúc bạn luôn khỏe!
Dị ứng thuốc
Câu hỏi bởi: Minh anh
Cháu chào bác sĩ!
Cách đây 20 ngày cháu bị dị ứng thuốc và nằm chữa trị ở khoa dị ứng Bệnh viện Bạch Mai. Toàn thân cháu bọng nước rất đau và rát. Hiện tại các bọng nước đã xẹp không còn đau nhưng lớp da cũ bong tróc và tách khỏi cơ thể. lớp da mới non và đỏ ạ. Hiện tại vẫn còn phần da chân chưa bong tróc hết. Bác sĩ cho cháu hỏi trong giai đoạn thay da này cháu nên vệ sinh thân thể thế nào để bảo vệ lớp da mới. Cháu có nên dùng kem bôi ngoài da không ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bị dị ứng hoặc ngộ độc nặng thường gây lột da, lớp da mới non rất dễ tổn thương. Bạn không được bôi bất thứ thuốc gì lên da, mặc quần áo mềm rộng, tránh tiếp xúc ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Chúc bạn mạnh khỏe!
hiện tượng dị ứng.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu nam nay 25 tuổi, cháu bị dị ứng cách đây 3 năm. Hiện tượng bệnh của cháu như sau: Dị ứng nổi lên thành tững nốt giống mụn và ngứa, nổi bất cứ khi nào chứ không cố định. Điều lạ ở đây là những nốt dị ứng nổi lên sẽ làm cơ thể cháu có biểu hiện bị sưng dạng phù nước, sau khi những nốt đó lặn đi thì sẽ rất đau giống như bị người khác đánh vậy. Và bị toàn thân. Cháu đã điều trị bằng nhiều loại thuôc như thuốc tây, nam, bắc nhưngkhông khỏi. Tất nhiên cháu cũng đã xét nhiệm máu nhưng không có vấn đề gì. Hiện tượng này này nào cũng lặp đi lặp lại như vậy nên làm cháu rất khó chịu. Vậy mong bác sĩ giải thích cho cháu về hiện tượng bệnh của cháu như vậy là như thế nào và cho cháu lời khuyên.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Phạm Văn Tâm
Chào bạn,
Hiện tại đa phần là không tìm thấy dị nguyên tác nhân gây dị ứng. Nên sử dụng thuốc tây y để qua giai đoạn cấp , sau đó có thể dùng đông y, đi châm cứu hoặc thủy châm.
Chúc bạn sức khỏe.
Theo ViCare