Cần mang giày mềm có đế mềm, có thể chèn lót ở phía gót giày một tấm cao su mềm, có tình đàn hổi để tránh bị đau. Hạn chế di chuyển, hạn chế đi lại, mang vác, băng chun gan chân để hỗ trợ và gác cao chân khi nghỉ. Để biết thêm về điều tị gai gót chân, hãy đọc những lời khuyên dưới đây.
Bệnh gai gót chân và cách điều trị?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ
Mẹ em năm nay 40 tuổi, gần đây có triệu chứng đau nơi gót chân, sau đi khám bác sĩ thì bác sĩ chuẩn đoán là bị gai gót chân và cấp thuốc để chữa trị, dùng thuốc được 5 ngày nhưng không có thuyên giảm. Xin cho biết về bệnh gai gót chân và cách chữa trị?
Em cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Bệnh gai gót chân do ở xương gót chân có hiện tượng bù đắp canxi dần dần tại những nơi có vi chấn thương trên xương gót (do áp lực của việc di chuyển, đi lại, mang vác, tì đè cơ thể…). Bệnh hay gặp ở người thừa cân, béo phì, tuổi trung niên, vận động viên điền kinh, người có tật bẩm sinh ở chân…
Trên hình ảnh X-quang có thể thấy hình gai xương mọc ra ở xương gót. Gai xương ảnh hưởng vào tổ chức phần mềm dưới da, là một cân cơ dày, có thể làm viêm các tổ chức mô đệm ở xung quanh gai xương gây nên biểu hiện đau, nếu có viêm tổ chức mô đệm xung quanh thì đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi và đau tăng khi đi lại.
Về chữa trị:
Cần mang giày mềm có đế mềm, có thể chèn lót ở phía gót giày một tấm cao su mềm, có tình đàn hổi để tránh bị đau.
Hạn chế di chuyển, hạn chế đi lại, mang vác, băng chun gan chân để hỗ trợ và gác cao chân khi nghỉ.
Sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau nhóm Nonsteroid như Meloxicam, Ibuprofen, Vontaren…. Lưu ý không dùng với những người có bệnh dạ dày tá tràng. Thuốc chữa trị cụ thể do bác sĩ khám bệnh và kê đơn.
Trong tình huống chữa trị nội khoa không có kết quả thì có thể xem xét cân nhắc chữa trị ngoại khoa cắt bỏ gai xương gót.
Thân mến.
Cơ xương khớp
Câu hỏi bởi: Nguyễn vân trường
Thưa bác sĩ tôi năm bay 33t thời gian gần đây tôi bị đau hai gót chân nếu đứng lâu hoặc đi bộ nhiều.có lúc đau không đứng lên đã ạ!khoảng 4thang trở lại đây lại thêm hiện tượng mỏi gối và có cảm giác nóng dâm dan trong đầu gối!bac sĩ cho toi hỏi đây là dấu hiệu bệnh gì và viện mình có thể điều trị khỏi đc ko ạ! Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Triệu chứng đau xương gót chân cả hai bên nếu đứng lâu hoặc đi bộ nhiều có thể có rất nhiều nguyên nhân như: Viêm xương gót chân, u xương gót, áp xe phần mềm gót chân, bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng thường gặp nhất là do bệnh: gai xương gót chân. Xem:
Việc điều trị là:
Dù ở giai đoạn nào thì điều quan trọng là phải đi giày mềm vừa chân. Có thể lót một lớp đệm dầy, đàn hồi như cao su vào đế giày. Giảm các hoạt động vận động liên quan đến đi lại nhiều, khiêng vác vật nặng. Nghỉ ngơi, thư giãn chân bằng cách gác chân cao, tránh đi lại.
Thực hiện theo nguyên tắc RICE (viết tắt của các từ tiếng Anh: Rest nghỉ ngơi, Ice chườm đá tại chỗ, Compression băng chun gan chân để hỗ trợ chân, Elevation gác chân lên cao khi nghỉ).
Có thể thực hiện các bài tập mátxa gan chân, các biện pháp vật lý trị liệu như siêu âm, sóng ngắn, hồng ngoại chiếu tại chỗ. Trường hợp đau nhiều có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam, piroxicam…, đơn thuần hay kết hợp với thuốc giảm đau nhóm paracetamon.
Tiêm corticoid tại chỗ gan chân cũng là một biện pháp giảm đau tại chỗ khá hiệu quả, thường chỉ định khi các biện pháp trên không có tác dụng. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ tiêm khi có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa xương khớp, trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra như nhiễm khuẩn phần mềm tại chỗ hay cốt tủy viêm…
Trường hợp đau gót chân dai dẳng, các biện pháp nội khoa không có hiệu quả có thể xét phẫu thuật cắt bỏ gai xương gót.
Bạn và những người thường xuyên đau gót chân cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được tư vấn, phát hiện các dấu hiệu bệnh lý ở gót chân và bàn chân từ đó có các biện pháp điều trị hay phẫu thuật thích hợp. Ở các cơ sở chuyên khoa như vậy và bệnh viện chúng tôi hoàn toàn có thể giải quyết tốt bệnh cho bạn,
Chúc bạn mạnh khỏe
Hình ảnh phim X quang xương gót chân trong bệnh: Gai xương gót chân
Chữa đau gót chân
Câu hỏi bởi: NGuyễn Hữu Cương
Thưa Bác Sỹ
Em là Cương, sinh viên năm cuối ĐH Điện Lực Hà Nội.
SĐT: 0978 005 259
Do em đi đá bóng khá nhiều, hiện nay em bị đau 2 bên xương gót chân.
em đi chụp X-quang thì được kết luận: Chân trái- Bị gai xương gót, Chân phải: Bị rạn xương
em đang Muốn được tư vấn về phương pháp điều trị của bác sỹ. liệu em có phục hồi được không ak!
em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào Cương.
Như vậy là hai gót chân của em đang bị nhấn thương. Như vậy em phải nghỉ chơi đá bóng và các môn thể thao khác cần vận động mạnh và căng phần gan bàn chân khoảng 4 tuần. Em nên đến Bệnh viện Phục hồi chức năng khám và điều trị bằng Vật lý trị liệu, đây là phương pháp có thể rất hiệu quả với tình trạng bệnh của em.
Chúc em khỏe, học tập tốt !
Dưới gót chân nổi cục đau, sờ vào giống như bị chai sạn là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: nguyễn Hào Quang
Chào bác sĩ.
Em năm nay 22 tuổi, đang là sinh viên. Dưới gót chân em nó có nổi cục, đau, sờ vào thì thấy giống như bị chai sạn. Lúc đầu em tưởng là có gai ở trong chân nhưng sau đó kiểm tra thì không phải. Lúc đầu chỉ 1 chỗ nhưng bây giờ đã lan sang 3, 4 chỗ, sờ vào đau, đi cũng đau nên em phải đi nhón chân lên. Chỗ đó cứng nhưng mà rất đau. Em mong lời khuyên từ bác sĩ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Vết chai chân chủ yếu thường do lí do đi giày quá chật khiến cho vùng tỳ đè của bàn chân bị đè ép lâu ngày dẫn đến chai chân. Ngoài ra cũng có thể có gai xương gót chân, cũng có thể do viêm nhiễm tổ chức phần mềm vùng bàn chân, tổ chức viêm xơ hóa bao bọc gây chai chân.
Hiện tại chai chân của em gây đau có thể có triệu chứng của viêm nhiễm mô tế bào bên dưới hoặc có thể do tổ chức sơ chai đè ép vào thần kinh. Em nên ngâm chân nước ấm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20-30 phút, có thể sử dụng thuốc chống viêm giảm đau nếu không có chống chỉ định (theo kê toa của bác sĩ). Em nên kiểm tra bác sĩ và cũng nên làm xét nghiệm đường máu để kiểm tra.
Chúc em mạnh khỏe!
Đau như kim chích dưới lòng bàn chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Huralove
Chào bác sĩ.
Em là nam 28 tuổi. 2 tuần gần đây, chân trái của em mỗi lần nhún nhảy hay lúc lên xuống cầu thang có cảm giác như bị kim chích ngay chỗ huyệt dũng tuyền ở dưới lòng bàn chân, rất khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi là em đang bị bệnh gì?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Hiện tượng bạn bị đau nhức lòng bàn chân khi đi lại, nhún nhảy có thể gặp trong bệnh sạn da ở lòng bàn chân hoặc bệnh gai xương gót.
Bệnh sạn da ở lòng bàn chân có thể do tì đè nhiều hoặc do virus làm cho một vùng da tăng quá trình sừng hóa hình thành nên những hạt cứng ở dưới da. Bệnh có thể được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc bằng tia Laser.
Bệnh gai xương gót là bệnh cũng khá phổ biến. Hình ảnh gai xương có thể dễ dàng thấy được trên phim chụp X-quang xương gót. Nếu gai xương dài gây đau nhức nhiều thì có thể phẫu thuật để cắt bỏ gai.
Vì vậy, bạn nên đi khám để bác sĩ tìm lí do và chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Bệnh gai gót chân và cách điều trị?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ
Mẹ em năm nay 40 tuổi, gần đây có triệu chứng đau nơi gót chân, sau đi khám bác sĩ thì bác sĩ chuẩn đoán là bị gai gót chân và cấp thuốc để chữa trị, dùng thuốc được 5 ngày nhưng không có thuyên giảm. Xin cho biết về bệnh gai gót chân và cách chữa trị?
Em cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Bệnh gai gót chân do ở xương gót chân có hiện tượng bù đắp canxi dần dần tại những nơi có vi chấn thương trên xương gót (do áp lực của việc di chuyển, đi lại, mang vác, tì đè cơ thể…). Bệnh hay gặp ở người thừa cân, béo phì, tuổi trung niên, vận động viên điền kinh, người có tật bẩm sinh ở chân…
Trên hình ảnh X-quang có thể thấy hình gai xương mọc ra ở xương gót. Gai xương ảnh hưởng vào tổ chức phần mềm dưới da, là một cân cơ dày, có thể làm viêm các tổ chức mô đệm ở xung quanh gai xương gây nên biểu hiện đau, nếu có viêm tổ chức mô đệm xung quanh thì đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi và đau tăng khi đi lại.
Về chữa trị:
Cần mang giày mềm có đế mềm, có thể chèn lót ở phía gót giày một tấm cao su mềm, có tình đàn hổi để tránh bị đau.
Hạn chế di chuyển, hạn chế đi lại, mang vác, băng chun gan chân để hỗ trợ và gác cao chân khi nghỉ.
Sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau nhóm Nonsteroid như Meloxicam, Ibuprofen, Vontaren…. Lưu ý không dùng với những người có bệnh dạ dày tá tràng. Thuốc chữa trị cụ thể do bác sĩ khám bệnh và kê đơn.
Trong tình huống chữa trị nội khoa không có kết quả thì có thể xem xét cân nhắc chữa trị ngoại khoa cắt bỏ gai xương gót.
Thân mến.
Cơ xương khớp
Câu hỏi bởi: Nguyễn vân trường
Thưa bác sĩ tôi năm bay 33t thời gian gần đây tôi bị đau hai gót chân nếu đứng lâu hoặc đi bộ nhiều.có lúc đau không đứng lên đã ạ!khoảng 4thang trở lại đây lại thêm hiện tượng mỏi gối và có cảm giác nóng dâm dan trong đầu gối!bac sĩ cho toi hỏi đây là dấu hiệu bệnh gì và viện mình có thể điều trị khỏi đc ko ạ! Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Triệu chứng đau xương gót chân cả hai bên nếu đứng lâu hoặc đi bộ nhiều có thể có rất nhiều nguyên nhân như: Viêm xương gót chân, u xương gót, áp xe phần mềm gót chân, bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng thường gặp nhất là do bệnh: gai xương gót chân. Xem:
[Tổng quan] Gai xương gót chân
Ths.Bs. Bùi Hải Bình Khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai Gai xương gót là hình ảnh có một xương nhỏ nhô ra ở mặt dưới gót chân trên phim chụp
bacsinoitru.vn
Dù ở giai đoạn nào thì điều quan trọng là phải đi giày mềm vừa chân. Có thể lót một lớp đệm dầy, đàn hồi như cao su vào đế giày. Giảm các hoạt động vận động liên quan đến đi lại nhiều, khiêng vác vật nặng. Nghỉ ngơi, thư giãn chân bằng cách gác chân cao, tránh đi lại.
Thực hiện theo nguyên tắc RICE (viết tắt của các từ tiếng Anh: Rest nghỉ ngơi, Ice chườm đá tại chỗ, Compression băng chun gan chân để hỗ trợ chân, Elevation gác chân lên cao khi nghỉ).
Có thể thực hiện các bài tập mátxa gan chân, các biện pháp vật lý trị liệu như siêu âm, sóng ngắn, hồng ngoại chiếu tại chỗ. Trường hợp đau nhiều có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam, piroxicam…, đơn thuần hay kết hợp với thuốc giảm đau nhóm paracetamon.
Tiêm corticoid tại chỗ gan chân cũng là một biện pháp giảm đau tại chỗ khá hiệu quả, thường chỉ định khi các biện pháp trên không có tác dụng. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ tiêm khi có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa xương khớp, trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra như nhiễm khuẩn phần mềm tại chỗ hay cốt tủy viêm…
Trường hợp đau gót chân dai dẳng, các biện pháp nội khoa không có hiệu quả có thể xét phẫu thuật cắt bỏ gai xương gót.
Bạn và những người thường xuyên đau gót chân cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được tư vấn, phát hiện các dấu hiệu bệnh lý ở gót chân và bàn chân từ đó có các biện pháp điều trị hay phẫu thuật thích hợp. Ở các cơ sở chuyên khoa như vậy và bệnh viện chúng tôi hoàn toàn có thể giải quyết tốt bệnh cho bạn,
Chúc bạn mạnh khỏe
Hình ảnh phim X quang xương gót chân trong bệnh: Gai xương gót chân
Chữa đau gót chân
Câu hỏi bởi: NGuyễn Hữu Cương
Thưa Bác Sỹ
Em là Cương, sinh viên năm cuối ĐH Điện Lực Hà Nội.
SĐT: 0978 005 259
Do em đi đá bóng khá nhiều, hiện nay em bị đau 2 bên xương gót chân.
em đi chụp X-quang thì được kết luận: Chân trái- Bị gai xương gót, Chân phải: Bị rạn xương
em đang Muốn được tư vấn về phương pháp điều trị của bác sỹ. liệu em có phục hồi được không ak!
em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào Cương.
Như vậy là hai gót chân của em đang bị nhấn thương. Như vậy em phải nghỉ chơi đá bóng và các môn thể thao khác cần vận động mạnh và căng phần gan bàn chân khoảng 4 tuần. Em nên đến Bệnh viện Phục hồi chức năng khám và điều trị bằng Vật lý trị liệu, đây là phương pháp có thể rất hiệu quả với tình trạng bệnh của em.
Chúc em khỏe, học tập tốt !
Dưới gót chân nổi cục đau, sờ vào giống như bị chai sạn là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: nguyễn Hào Quang
Chào bác sĩ.
Em năm nay 22 tuổi, đang là sinh viên. Dưới gót chân em nó có nổi cục, đau, sờ vào thì thấy giống như bị chai sạn. Lúc đầu em tưởng là có gai ở trong chân nhưng sau đó kiểm tra thì không phải. Lúc đầu chỉ 1 chỗ nhưng bây giờ đã lan sang 3, 4 chỗ, sờ vào đau, đi cũng đau nên em phải đi nhón chân lên. Chỗ đó cứng nhưng mà rất đau. Em mong lời khuyên từ bác sĩ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Vết chai chân chủ yếu thường do lí do đi giày quá chật khiến cho vùng tỳ đè của bàn chân bị đè ép lâu ngày dẫn đến chai chân. Ngoài ra cũng có thể có gai xương gót chân, cũng có thể do viêm nhiễm tổ chức phần mềm vùng bàn chân, tổ chức viêm xơ hóa bao bọc gây chai chân.
Hiện tại chai chân của em gây đau có thể có triệu chứng của viêm nhiễm mô tế bào bên dưới hoặc có thể do tổ chức sơ chai đè ép vào thần kinh. Em nên ngâm chân nước ấm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20-30 phút, có thể sử dụng thuốc chống viêm giảm đau nếu không có chống chỉ định (theo kê toa của bác sĩ). Em nên kiểm tra bác sĩ và cũng nên làm xét nghiệm đường máu để kiểm tra.
Chúc em mạnh khỏe!
Đau như kim chích dưới lòng bàn chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Huralove
Chào bác sĩ.
Em là nam 28 tuổi. 2 tuần gần đây, chân trái của em mỗi lần nhún nhảy hay lúc lên xuống cầu thang có cảm giác như bị kim chích ngay chỗ huyệt dũng tuyền ở dưới lòng bàn chân, rất khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi là em đang bị bệnh gì?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Hiện tượng bạn bị đau nhức lòng bàn chân khi đi lại, nhún nhảy có thể gặp trong bệnh sạn da ở lòng bàn chân hoặc bệnh gai xương gót.
Bệnh sạn da ở lòng bàn chân có thể do tì đè nhiều hoặc do virus làm cho một vùng da tăng quá trình sừng hóa hình thành nên những hạt cứng ở dưới da. Bệnh có thể được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc bằng tia Laser.
Bệnh gai xương gót là bệnh cũng khá phổ biến. Hình ảnh gai xương có thể dễ dàng thấy được trên phim chụp X-quang xương gót. Nếu gai xương dài gây đau nhức nhiều thì có thể phẫu thuật để cắt bỏ gai.
Vì vậy, bạn nên đi khám để bác sĩ tìm lí do và chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Theo ViCare