Vảy nến gây ra những tổn thương nặng trên da. Một trong những ảnh hưởng của bệnh là để lại vết thâm khá mất thẩm mỹ. Đây cũng chính là vấn đề nhận được khá nhiều quan tâm đặc biệt từ nhiều đối tượng.
Điều trị vết thâm do vảy nến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu bị bệnh vảy nến nhưng nay chỉ còn lại rất nhiều vết thâm ở chân ạ. Cháu đi tìm tại các hiệu thuốc loại thuốc Beprosazon bác sĩ đã nói ạ. Nhưng không chỗ nào có. Họ chỉ bảo là có loại Beprozon ạ. Vậy bác sĩ cho cháu biết phải loại đó không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Bệnh vẩy nến được coi là bệnh da mãn tính, triệu chứng thường gặp là các vẩy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vảy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vảy da mới. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của cơ thể. Các yếu tố có thể khiến trầm trọng thêm bệnh như: stress, rối loạn nội tiết, rượu, bia, thuốc lá, nhiễm trùng, thay đổi khí hậu, môi trường…
Trường hợp của cháu, đã chữa trị bệnh vảy nến ổn định và hiện tại còn những vết thâm. Beprosazon có chứa Corticoid kết hợp mỡ Salicylic, trong khi Beprosone chứa Betamethasone (bản chất là Corticoid) nhưng không kết hợp mỡ Salicylic nên không có tác dụng bạt sừng, bong vảy. Tuy nhiên, cháu không nên tự mua thuốc để chữa trị mà nên theo chỉ định của bác sĩ chữa trị. Việc chữa trị cần theo chỉ định, hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa Da liễu để giúp tình trạng bệnh vảy nến ổn định, khống chế tái phát và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Chúc sức khỏe.
Cháu năm nay 23 tuổi cháu bị bệnh vảy nến bẩm sinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào Bác sĩ ạ!
Cháu năm nay 24 tuổi cháu bị bệnh vảy nến bẩm sinh cuối năm cháu có ý định lập gia đình và đẻ con chồng cháu hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy Bác sĩ cho cháu hỏi khi em bé của cháu sinh ra tỷ lệ mắc bệnh giống như cháu có cao không ạ… Và liệu trong quá trình có bầu cháu có thể có biện pháp nào để tránh lây sang em bé được không ạ.
Cháu cám ơn Bác sĩ…
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Bệnh Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng lí do, có 5 yếu tố liên quan đến lí do sinh bệnh. Trong đó có lí do là do yếu tố di truyền, chứ không phải bệnh vảy nến là bệnh di truyền (bố mẹ bị là con có thể bị). Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp. Bệnh vảy nến không lây. Vì vậy khả năng con bạn có thể bị bệnh vảy nến là rất thấp, bạn không phải phòng tránh lây nhiễm cho chồng con.
Chúc bạn mạnh khỏe
Móng tay gợn sóng, xuất hiện vảy có phải do vảy nến?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Con năm nay 19 tuổi. Móng tay của con gần đây xuất hiện những đường gợn sóng theo chiều ngang. Lúc đầu chỉ bị 2 ngón giữa và khoảng nửa móng, nhưng càng ngày càng lan dần ra gần hết móng và bắt đầu chuyển sang các móng tay ở ngón khác. Có móng xuất hiện vảy nhưng không có móng nào bị chuyển màu. Con tìm hiểu thì thấy bị như vậy có thể là bệnh vảy nến, viêm khớp hay bệnh chàm. Liệu con có mắc bệnh đấy không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Xin chào cháu.
Theo như mô tả của cháu thì khả năng cháu đã bị bệnh nấm móng. Nấm móng thường không nguy hiểm nhưng tác động nhiều đến thẩm mỹ và sinh hoạt. Biểu hiện của nấm móng có thể thấy bề mặt móng xù xì, có vệt sọc hay vệt ngang móng, trên móng có thể có một lớp mịn, móng có thể bị bong tróc. Nếu tổn thương móng do nấm men thì có xu hướng tổn thương góc móng lan ra, nếu tổn thương do nấm sợi thì có xu hướng tổn thương từ bờ móng vào trung tâm. Tổn thương móng do nấm làm biến đổi màu sắc, làm móng không còn độ sáng và độ nhẵn. Điều trị cần sử dụng thuốc kháng sinh chống nấm trong thời gian dài, kết hợp giữa thuốc bôi và thuốc uống. Khuyên cháu khám chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Điều trị dứt điểm bệnh vảy nến lâu năm như thế nào?
Câu hỏi bởi: Minh Duong
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 30 tuổi, nam giới. Tôi bị vảy nến 3 năm rồi mà chưa trị khỏi. Vậy có loại thuốc trị hết bệnh này không, thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Vảy nến là một bệnh da mãn tính do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị chỉ làm giảm, sạch thương tổn và kéo dài thời gian tái phát. Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị nhưng bệnh thường kháng với trị liệu hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc.
Mục tiêu điều trị bệnh vảy nến chủ yếu dựa vào những điểm chính sau:
Ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào T hoạt hóa từ tế bào nội mô vào thượng bì và bì;
Ngăn cản quá trình sản xuất Cytokine Th1;
Trực tiếp kháng lại các đáp ứng của Cytokine Th1; Điều trị tại chỗ thường được sử dụng trong vảy nến mức độ nhẹ và trung bình. Vảy nến mức độ trung bình và nặng có thể phải sử dụng quang trị liệu hoặc thuốc hệ thống.
Có rất nhiều thuốc được sử dụng tại chỗ trong điều trị vảy nến. Các thuốc bao gồm: Corticoisteroid, Calcipotriene Anthralin, Tar, Axit salicylic, Tazarotene… Một số loại thuốc mới như Tazaroten và Tacrolimus cũng có hiệu quả trong điều trị vảy nến.
Quang trị liệu: UVB (Goeckerman), PUVA.
Thuốc điều trị hệ thống cổ điển: Ciclosporin, Methotrexate, Acitretin, Fumaric acid ester, Hydroxyurea, Dapson
Các thuốc sinh học mới: Alefacept, Efalizumab (anti-CD11a), OKTcdrα (anti-CD4), CTLA4-Ig, Denileukin diftitox, (DAB389-IL2); Infliximab (anti TNF-α); Etanercept (anti TNF-α), Adalimumab (anti TNF-α), IL-10, Onercept (anti TNF-α), Anti-IL-12, IL-4, IL-11.
Đối với bệnh nhân vảy nến, nhất là các thể rộng và nặng, thầy thuốc phải động viên bệnh nhân kiên trì điều trị, chấp nhận “chung sống hòa bình với bệnh”. Sự lo lắng, bi quan, căng thẳng thần kinh sẽ càng làm cho bệnh thêm phức tạp, hạn chế kết quả điều trị.
Để cải thiện bệnh, bạn nên kiêng uống rượu bia, cà phê, thuốc lá; phải có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng; cần chú ý đến chế độ tập luyện trong sinh hoạt hàng ngày, nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ khoảng 1 giờ mỗi ngày. Bạn cần tránh chà xát mạnh lên tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc (có thể tắm bằng nước ấm, xà phòng, giúp bong vảy). Không tự ý uống thuốc để đề phòng viêm da, kích ứng. Các thuốc như mỡ Salicylic, Crisofamic, Gudron… nếu bôi rộng có thể gây nhiễm độc. Còn các mỡ Corticoid, Flucinar, Xinala… ban đầu có thể cho kết quả tốt nhưng nếu lạm dụng thì sẽ gây tái phát nặng hơn. Việc bôi Corticoid rộng, lâu ngày có thể gây tác dụng phụ giống như khi dùng đường toàn thân (teo da, trứng cá, phị mặt, xốp xương, rối loạn điện giải). Cũng không nên tùy tiện tiêm thuốc này để tránh các tai biến.
Chúc bạn vui vẻ.
Bệnh nấm vẩy nến lâu năm không chữa được phải uống thuốc nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ bệnh nấm vẩy nến lâu năm không chữa được phải uống thuốc nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn.
Từ thông tin bạn muốn hỏi về bệnh nấm vẩy nến lâu năm chữa không khỏi. Trước hết cần xác định bệnh nấm và bệnh vẩy nến là 2 bệnh khác nhau.
Bệnh vẩy nến là bệnh da mãn tính, tổn thương triệu chứng thường gặp là các vẩy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vẩy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vẩy da mới. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của cơ thể. Các yếu tố có thể khiến bệnh trầm trọng thêm như: Stress, rối loạn nội tiết, nghiện rượu, bia, thuốc lá, nhiễm trùng, thay đổi khí hậu, môi trường,…
Trong khi bệnh nấm da, có thể do nhiều chủng nấm: Nấm thân, nấm kẽ, nấm móng, nấm tóc…. và hay gặp nhất là hắc lào, lang ben.
Do vậy, có thể trên một người bệnh mắc cả bệnh vẩy nến và bệnh nấm. Hai bệnh này có thể đồng thời xuất hiện trên người bệnh, nhưng cũng có thể bệnh vẩy nến xuất hiện trước và khi vệ sinh không tốt, dẫn tới nấm da. Việc chữa trị cần xác định tính chất tổn thương của bệnh vẩy nến, cũng như tính chất tổn thương của bệnh nấm. Vì bệnh vẩy nến tạo ra tổn thương vẩy da xuất hiện nhiều, bong tróc nhiều lớp, khiến da tổn thương và là điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn da nói chung và nhiễm nấm nói riêng. Do vậy, song song chữa trị triệt để tình trạng nấm da, thì cần chữa trị bệnh vẩy nến với việc loại bỏ vẩy da, vệ sinh da, tăng sức đề kháng của cơ thể và của da,… Để chữa trị bệnh hiệu quả nhất, người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám kiểm tra.
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Điều trị vết thâm do vảy nến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu bị bệnh vảy nến nhưng nay chỉ còn lại rất nhiều vết thâm ở chân ạ. Cháu đi tìm tại các hiệu thuốc loại thuốc Beprosazon bác sĩ đã nói ạ. Nhưng không chỗ nào có. Họ chỉ bảo là có loại Beprozon ạ. Vậy bác sĩ cho cháu biết phải loại đó không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Bệnh vẩy nến được coi là bệnh da mãn tính, triệu chứng thường gặp là các vẩy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vảy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vảy da mới. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của cơ thể. Các yếu tố có thể khiến trầm trọng thêm bệnh như: stress, rối loạn nội tiết, rượu, bia, thuốc lá, nhiễm trùng, thay đổi khí hậu, môi trường…
Trường hợp của cháu, đã chữa trị bệnh vảy nến ổn định và hiện tại còn những vết thâm. Beprosazon có chứa Corticoid kết hợp mỡ Salicylic, trong khi Beprosone chứa Betamethasone (bản chất là Corticoid) nhưng không kết hợp mỡ Salicylic nên không có tác dụng bạt sừng, bong vảy. Tuy nhiên, cháu không nên tự mua thuốc để chữa trị mà nên theo chỉ định của bác sĩ chữa trị. Việc chữa trị cần theo chỉ định, hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa Da liễu để giúp tình trạng bệnh vảy nến ổn định, khống chế tái phát và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Chúc sức khỏe.
Cháu năm nay 23 tuổi cháu bị bệnh vảy nến bẩm sinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào Bác sĩ ạ!
Cháu năm nay 24 tuổi cháu bị bệnh vảy nến bẩm sinh cuối năm cháu có ý định lập gia đình và đẻ con chồng cháu hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy Bác sĩ cho cháu hỏi khi em bé của cháu sinh ra tỷ lệ mắc bệnh giống như cháu có cao không ạ… Và liệu trong quá trình có bầu cháu có thể có biện pháp nào để tránh lây sang em bé được không ạ.
Cháu cám ơn Bác sĩ…
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Bệnh Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng lí do, có 5 yếu tố liên quan đến lí do sinh bệnh. Trong đó có lí do là do yếu tố di truyền, chứ không phải bệnh vảy nến là bệnh di truyền (bố mẹ bị là con có thể bị). Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp. Bệnh vảy nến không lây. Vì vậy khả năng con bạn có thể bị bệnh vảy nến là rất thấp, bạn không phải phòng tránh lây nhiễm cho chồng con.
Chúc bạn mạnh khỏe
Móng tay gợn sóng, xuất hiện vảy có phải do vảy nến?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Con năm nay 19 tuổi. Móng tay của con gần đây xuất hiện những đường gợn sóng theo chiều ngang. Lúc đầu chỉ bị 2 ngón giữa và khoảng nửa móng, nhưng càng ngày càng lan dần ra gần hết móng và bắt đầu chuyển sang các móng tay ở ngón khác. Có móng xuất hiện vảy nhưng không có móng nào bị chuyển màu. Con tìm hiểu thì thấy bị như vậy có thể là bệnh vảy nến, viêm khớp hay bệnh chàm. Liệu con có mắc bệnh đấy không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Xin chào cháu.
Theo như mô tả của cháu thì khả năng cháu đã bị bệnh nấm móng. Nấm móng thường không nguy hiểm nhưng tác động nhiều đến thẩm mỹ và sinh hoạt. Biểu hiện của nấm móng có thể thấy bề mặt móng xù xì, có vệt sọc hay vệt ngang móng, trên móng có thể có một lớp mịn, móng có thể bị bong tróc. Nếu tổn thương móng do nấm men thì có xu hướng tổn thương góc móng lan ra, nếu tổn thương do nấm sợi thì có xu hướng tổn thương từ bờ móng vào trung tâm. Tổn thương móng do nấm làm biến đổi màu sắc, làm móng không còn độ sáng và độ nhẵn. Điều trị cần sử dụng thuốc kháng sinh chống nấm trong thời gian dài, kết hợp giữa thuốc bôi và thuốc uống. Khuyên cháu khám chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Điều trị dứt điểm bệnh vảy nến lâu năm như thế nào?
Câu hỏi bởi: Minh Duong
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 30 tuổi, nam giới. Tôi bị vảy nến 3 năm rồi mà chưa trị khỏi. Vậy có loại thuốc trị hết bệnh này không, thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Vảy nến là một bệnh da mãn tính do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị chỉ làm giảm, sạch thương tổn và kéo dài thời gian tái phát. Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị nhưng bệnh thường kháng với trị liệu hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc.
Mục tiêu điều trị bệnh vảy nến chủ yếu dựa vào những điểm chính sau:
Ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào T hoạt hóa từ tế bào nội mô vào thượng bì và bì;
Ngăn cản quá trình sản xuất Cytokine Th1;
Trực tiếp kháng lại các đáp ứng của Cytokine Th1; Điều trị tại chỗ thường được sử dụng trong vảy nến mức độ nhẹ và trung bình. Vảy nến mức độ trung bình và nặng có thể phải sử dụng quang trị liệu hoặc thuốc hệ thống.
Có rất nhiều thuốc được sử dụng tại chỗ trong điều trị vảy nến. Các thuốc bao gồm: Corticoisteroid, Calcipotriene Anthralin, Tar, Axit salicylic, Tazarotene… Một số loại thuốc mới như Tazaroten và Tacrolimus cũng có hiệu quả trong điều trị vảy nến.
Quang trị liệu: UVB (Goeckerman), PUVA.
Thuốc điều trị hệ thống cổ điển: Ciclosporin, Methotrexate, Acitretin, Fumaric acid ester, Hydroxyurea, Dapson
Các thuốc sinh học mới: Alefacept, Efalizumab (anti-CD11a), OKTcdrα (anti-CD4), CTLA4-Ig, Denileukin diftitox, (DAB389-IL2); Infliximab (anti TNF-α); Etanercept (anti TNF-α), Adalimumab (anti TNF-α), IL-10, Onercept (anti TNF-α), Anti-IL-12, IL-4, IL-11.
Đối với bệnh nhân vảy nến, nhất là các thể rộng và nặng, thầy thuốc phải động viên bệnh nhân kiên trì điều trị, chấp nhận “chung sống hòa bình với bệnh”. Sự lo lắng, bi quan, căng thẳng thần kinh sẽ càng làm cho bệnh thêm phức tạp, hạn chế kết quả điều trị.
Để cải thiện bệnh, bạn nên kiêng uống rượu bia, cà phê, thuốc lá; phải có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng; cần chú ý đến chế độ tập luyện trong sinh hoạt hàng ngày, nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ khoảng 1 giờ mỗi ngày. Bạn cần tránh chà xát mạnh lên tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc (có thể tắm bằng nước ấm, xà phòng, giúp bong vảy). Không tự ý uống thuốc để đề phòng viêm da, kích ứng. Các thuốc như mỡ Salicylic, Crisofamic, Gudron… nếu bôi rộng có thể gây nhiễm độc. Còn các mỡ Corticoid, Flucinar, Xinala… ban đầu có thể cho kết quả tốt nhưng nếu lạm dụng thì sẽ gây tái phát nặng hơn. Việc bôi Corticoid rộng, lâu ngày có thể gây tác dụng phụ giống như khi dùng đường toàn thân (teo da, trứng cá, phị mặt, xốp xương, rối loạn điện giải). Cũng không nên tùy tiện tiêm thuốc này để tránh các tai biến.
Chúc bạn vui vẻ.
Bệnh nấm vẩy nến lâu năm không chữa được phải uống thuốc nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ bệnh nấm vẩy nến lâu năm không chữa được phải uống thuốc nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn.
Từ thông tin bạn muốn hỏi về bệnh nấm vẩy nến lâu năm chữa không khỏi. Trước hết cần xác định bệnh nấm và bệnh vẩy nến là 2 bệnh khác nhau.
Bệnh vẩy nến là bệnh da mãn tính, tổn thương triệu chứng thường gặp là các vẩy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vẩy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vẩy da mới. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của cơ thể. Các yếu tố có thể khiến bệnh trầm trọng thêm như: Stress, rối loạn nội tiết, nghiện rượu, bia, thuốc lá, nhiễm trùng, thay đổi khí hậu, môi trường,…
Trong khi bệnh nấm da, có thể do nhiều chủng nấm: Nấm thân, nấm kẽ, nấm móng, nấm tóc…. và hay gặp nhất là hắc lào, lang ben.
Do vậy, có thể trên một người bệnh mắc cả bệnh vẩy nến và bệnh nấm. Hai bệnh này có thể đồng thời xuất hiện trên người bệnh, nhưng cũng có thể bệnh vẩy nến xuất hiện trước và khi vệ sinh không tốt, dẫn tới nấm da. Việc chữa trị cần xác định tính chất tổn thương của bệnh vẩy nến, cũng như tính chất tổn thương của bệnh nấm. Vì bệnh vẩy nến tạo ra tổn thương vẩy da xuất hiện nhiều, bong tróc nhiều lớp, khiến da tổn thương và là điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn da nói chung và nhiễm nấm nói riêng. Do vậy, song song chữa trị triệt để tình trạng nấm da, thì cần chữa trị bệnh vẩy nến với việc loại bỏ vẩy da, vệ sinh da, tăng sức đề kháng của cơ thể và của da,… Để chữa trị bệnh hiệu quả nhất, người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám kiểm tra.
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Theo ViCare