Hình dáng, màu sắc hoặc các đặc điểm của chất thải biểu hiện khá nhiều điều về sức khỏe chúng ta. Đi ngoài ra phân cứng là một dấu hiệu mà những ai quan tâm đến tiêu hóa đều phải tìm hiểu kỹ.
Đi ngoài phân cứng có máu sau khi mổ thai ngoài tử cung có sao không?
Câu hỏi bởi: Quang Phương
Chào bác sĩ.
Em tên Quang Phương năm nay em 25 tuổi. Em là nữ. Em mới mổ thai ngoài tử cung về nhà được 2 tuần. 2 ngày nay em đi cầu phân cứng có máu. Cho em hỏi như vậy là em bị gì. Em có nguy hiểm gì không.
Em cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn đi ngoài phân lẫn máu thì bạn phải đi khám Tiêu hóa kiểm tra xem thế nào nhé, chửa ngoài tử cung không liên quan đến vấn đề tiêu hóa đâu.
Chúc bạn khỏe.
Đi ngoài phân cứng, ra máu tươi thành từng giọt, là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: thu
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ, 22 tuổi. Cháu bị đi đại tiện phân cứng kèm ra máu tươi thành từng giọt. Đi nhiều lần trong ngày và có cảm giác rất khó chịu ở hậu môn, lúc nào cũng rát rát. Nhưng máu chỉ ra ở lần đầu tiên, những lần sau đi thì phân lỏng, ít, không ra máu. Bác sĩ cho cháu hỏi là cháu bị bệnh gì? Ăn uống và chữa trị như thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang
Chào cháu!
Cháu có đi ngoài ra máu, thường ra máu đi kèm với đi ngoài phân cứng, đi phân lỏng thì không thấy máu. Triệu chứng của cháu có thể do bệnh trĩ, hoặc có thể nứt kẽ hậu môn, polip trực tràng… Ngoài thông tin mô tả biểu hiện, để chẩn đoán xác định bệnh cháu cần đi khám để chẩn đoán chính xác lí do và có hướng chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bé 2 tuổi bị nhiễm trùng đường ruột, đi ị kèm nhầy có ít máu, phân cứng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé nhà em gần được 2 tuổi. Bé bị nhiễm trùng đường ruột mấy tháng nay rồi. Đi khám nhiều bệnh viện, cả bệnh viện Nhi Đồng 2 nhưng vẫn không khỏi. Bé đi phân cứng, kèm theo nhầy và ít máu. Em nên làm gì?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Tuy không khám bệnh trực tiếp cho cháu nhưng có thể nghĩ tới con bạn bị bệnh kiết lị. Kiết lị là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân, và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi. Kiết lị đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, do có nguy cơ bị mất nước.
Về nguyên nhân, bệnh có thể xảy ra khi trẻ mọc răng. Trẻ bị đau, sinh ra chán ăn và có sự thay đổi hệ tiêu hóa có thể dẫn đến phân lỏng và chảy nước. Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ. Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa. Một lí do khác là do tiêu thụ nước, thức ăn không sạch, không hợp vệ sinh. Bệnh lây qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả… bị ôi, thiu; thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo); ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm; tay bẩn bốc thức ăn, đưa vi trùng vào mồm. Khi trẻ bị kiết lị thường không nôn nhiều mà đau bụng và mót rặn. Phân có nhày máu mũi. Bệnh biến chuyển nhanh, sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân có dịch nhầy và máu. Trẻ đi ngoài nhiều lần, thậm chí không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mót rặn. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ có những biến chứng như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do Amip…
Bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ, nếu thấy có chất nhớt, máu hay mủ trong phân tiêu chảy của trẻ. Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng như mất nước. Trong tình huống bị kiết lị nghiêm trọng, trẻ có thể được nhập viện và cho truyền dịch để đối phó lại tình trạng mất nước. Điều trị Oresol là một kỹ thuật chăm sóc dễ dàng tại nhà để bù nước cho trẻ bị kiết lị. Giữ vệ sinh sạch sẽ mỗi khi con bạn đi ngoài. Cho trẻ uống kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc là cần thiết. Để phòng bệnh cho cháu bạn cần chú ý nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” cho trẻ. Cho trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn. Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ. Trước khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bé đi ngoài đầu tiên là phân cứng sau đó là phân lỏng và cuối cùng là có dịch màu hồng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con em đi ngoài đầu tiên là phân cứng sau đó là phân lỏng và cuối cùng là có dịch màu hồng. Vậy cho em hỏi bé đang bị bệnh gì? Năm nay bé 4 tuổi, nặng 13kg, ăn uống bình thường.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Bạn mô tả các triệu chứng về tình trạng phân của bé nhưng bạn không mô tả rõ bé đi phân lỏng bao nhiêu lần/ngày. Vì nếu bé đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Có rất nhiều lí do gây tiêu chảy và thay đổi tình trạng phân. Tuy nhiên nếu lúc đầu bé đi phân cứng mà sau đi phân lỏng và có dịch màu hồng có thể do các lí do như sau: Trường hợp nhẹ nhất là có thể bé đi ngoài phân sống do rối loạn tiêu hóa. Như vậy bạn cần xem lại các thức ăn của bé những ngày trước. Có tình huống bé ăn nhiều dưa hấu cũng có thể đi ngoài phân có màu hồng. Nhưng sau một vài lần đi ngoài sẽ hết.
Nếu trước đó bé thường xuyên đi ngoài phân cứng thì có khả năng phân cứng gây ra nứt kẽ hậu môn và gây chảy máu. Máu ra ngoài theo phân nên có khả năng gây ra dịch màu hồng. Nếu đi phân lỏng kèm theo phân có lẫn máu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi có thể bé bị nhiễm khuẩn vi khuẩn đường ruột như Salmolenna, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter hoặc E.coli. Trong tình huống này bé sẽ có thêm các triệu chứng khác đi kèm như sốt, nôn, đau bụng, mót rặn…
Vì bạn mô tả chưa rõ các triệu chứng khác của bé nên việc cần làm hiện nay là bạn cần theo dõi số lần đi ngoài, tính chất phân và các triệu chứng khác đi kèm như sốt, nôn, đau bụng… Đồng thời phòng mất nước nếu bé đi ngoài phân lỏng nhiều bằng cách cho bé uống oresol. Bên cạnh đó, chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé vì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong chữa trị tiêu chảy. Cho bé ăn thức ăn mềm, nấu chín và dễ tiêu hóa.
Bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng như:
Bé bị đi ngoài phân lỏng kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm. Phân bé có máu màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi. Sốt, nôn và đau bụng.
Chúc bạn nuôi con mạnh khoẻ!
Phân cứng, đi xong ra máu, nóng và rát ở hậu môn
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi em đi vệ sinh phân thường cứng, đi xong ra máu, nóng và rất đau ở hậu môn. Vậy em bị bệnh gì và chữa như thế nào ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Đi ngoài ra máu là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa, nếu em đi ngoài ra máu đỏ tươi thì thường là bệnh lý ở hậu môn trực tràng, hay gặp nhất là trĩ, nứt hậu môn, polyp trực tràng, ung thư trực tràng… Em không nói số lượng máu, màu sắc của máu đỏ hay đen, mỗi lần đi ngoài hoặc chỉ lâu lâu mới có. Máu từ dạ dày thường thì mầu đen vì đã đi qua nhiều giai đoạn tiêu hóa. Máu đỏ là từ phần dưới của trực tràng, lí do có thể là táo bón, trĩ,… Tuy nhiên tình huống của em, chúng tôi nghĩ nhiều đến em bị táo bón. Trước tiên em nên :
Đi khám bác sĩ Tiêu hóa và làm nội soi trực tràng để chẩn đoán bệnh chính xác lí do gây đi ngoài ra máu và chữa trị cho phù hợp.
Ngoài ra, em nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau, hoa quả, chất xơ phòng tránh táo bón. Hạn chế và tránh ăn những đồ cay nóng như ớt, tiêu…
Em nên uống nhiều nước, ít nhất 1,5 lít/ngày.
Ngồi lâu trên máy vi tính cũng làm đại tiện trì trệ đấy.
Tập đi đại tiện đúng giờ.
Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận. Nếu hay lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông.
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.
Mát-xa bụng theo chiều kim đồng hồ.
Chúc em mau khỏi bệnh!
Đi ngoài phân cứng có máu sau khi mổ thai ngoài tử cung có sao không?
Câu hỏi bởi: Quang Phương
Chào bác sĩ.
Em tên Quang Phương năm nay em 25 tuổi. Em là nữ. Em mới mổ thai ngoài tử cung về nhà được 2 tuần. 2 ngày nay em đi cầu phân cứng có máu. Cho em hỏi như vậy là em bị gì. Em có nguy hiểm gì không.
Em cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn đi ngoài phân lẫn máu thì bạn phải đi khám Tiêu hóa kiểm tra xem thế nào nhé, chửa ngoài tử cung không liên quan đến vấn đề tiêu hóa đâu.
Chúc bạn khỏe.
Đi ngoài phân cứng, ra máu tươi thành từng giọt, là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: thu
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ, 22 tuổi. Cháu bị đi đại tiện phân cứng kèm ra máu tươi thành từng giọt. Đi nhiều lần trong ngày và có cảm giác rất khó chịu ở hậu môn, lúc nào cũng rát rát. Nhưng máu chỉ ra ở lần đầu tiên, những lần sau đi thì phân lỏng, ít, không ra máu. Bác sĩ cho cháu hỏi là cháu bị bệnh gì? Ăn uống và chữa trị như thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang
Chào cháu!
Cháu có đi ngoài ra máu, thường ra máu đi kèm với đi ngoài phân cứng, đi phân lỏng thì không thấy máu. Triệu chứng của cháu có thể do bệnh trĩ, hoặc có thể nứt kẽ hậu môn, polip trực tràng… Ngoài thông tin mô tả biểu hiện, để chẩn đoán xác định bệnh cháu cần đi khám để chẩn đoán chính xác lí do và có hướng chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bé 2 tuổi bị nhiễm trùng đường ruột, đi ị kèm nhầy có ít máu, phân cứng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé nhà em gần được 2 tuổi. Bé bị nhiễm trùng đường ruột mấy tháng nay rồi. Đi khám nhiều bệnh viện, cả bệnh viện Nhi Đồng 2 nhưng vẫn không khỏi. Bé đi phân cứng, kèm theo nhầy và ít máu. Em nên làm gì?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Tuy không khám bệnh trực tiếp cho cháu nhưng có thể nghĩ tới con bạn bị bệnh kiết lị. Kiết lị là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân, và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi. Kiết lị đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, do có nguy cơ bị mất nước.
Về nguyên nhân, bệnh có thể xảy ra khi trẻ mọc răng. Trẻ bị đau, sinh ra chán ăn và có sự thay đổi hệ tiêu hóa có thể dẫn đến phân lỏng và chảy nước. Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ. Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa. Một lí do khác là do tiêu thụ nước, thức ăn không sạch, không hợp vệ sinh. Bệnh lây qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả… bị ôi, thiu; thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo); ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm; tay bẩn bốc thức ăn, đưa vi trùng vào mồm. Khi trẻ bị kiết lị thường không nôn nhiều mà đau bụng và mót rặn. Phân có nhày máu mũi. Bệnh biến chuyển nhanh, sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân có dịch nhầy và máu. Trẻ đi ngoài nhiều lần, thậm chí không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mót rặn. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ có những biến chứng như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do Amip…
Bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ, nếu thấy có chất nhớt, máu hay mủ trong phân tiêu chảy của trẻ. Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng như mất nước. Trong tình huống bị kiết lị nghiêm trọng, trẻ có thể được nhập viện và cho truyền dịch để đối phó lại tình trạng mất nước. Điều trị Oresol là một kỹ thuật chăm sóc dễ dàng tại nhà để bù nước cho trẻ bị kiết lị. Giữ vệ sinh sạch sẽ mỗi khi con bạn đi ngoài. Cho trẻ uống kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc là cần thiết. Để phòng bệnh cho cháu bạn cần chú ý nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” cho trẻ. Cho trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn. Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ. Trước khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bé đi ngoài đầu tiên là phân cứng sau đó là phân lỏng và cuối cùng là có dịch màu hồng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con em đi ngoài đầu tiên là phân cứng sau đó là phân lỏng và cuối cùng là có dịch màu hồng. Vậy cho em hỏi bé đang bị bệnh gì? Năm nay bé 4 tuổi, nặng 13kg, ăn uống bình thường.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Bạn mô tả các triệu chứng về tình trạng phân của bé nhưng bạn không mô tả rõ bé đi phân lỏng bao nhiêu lần/ngày. Vì nếu bé đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Có rất nhiều lí do gây tiêu chảy và thay đổi tình trạng phân. Tuy nhiên nếu lúc đầu bé đi phân cứng mà sau đi phân lỏng và có dịch màu hồng có thể do các lí do như sau: Trường hợp nhẹ nhất là có thể bé đi ngoài phân sống do rối loạn tiêu hóa. Như vậy bạn cần xem lại các thức ăn của bé những ngày trước. Có tình huống bé ăn nhiều dưa hấu cũng có thể đi ngoài phân có màu hồng. Nhưng sau một vài lần đi ngoài sẽ hết.
Nếu trước đó bé thường xuyên đi ngoài phân cứng thì có khả năng phân cứng gây ra nứt kẽ hậu môn và gây chảy máu. Máu ra ngoài theo phân nên có khả năng gây ra dịch màu hồng. Nếu đi phân lỏng kèm theo phân có lẫn máu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi có thể bé bị nhiễm khuẩn vi khuẩn đường ruột như Salmolenna, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter hoặc E.coli. Trong tình huống này bé sẽ có thêm các triệu chứng khác đi kèm như sốt, nôn, đau bụng, mót rặn…
Vì bạn mô tả chưa rõ các triệu chứng khác của bé nên việc cần làm hiện nay là bạn cần theo dõi số lần đi ngoài, tính chất phân và các triệu chứng khác đi kèm như sốt, nôn, đau bụng… Đồng thời phòng mất nước nếu bé đi ngoài phân lỏng nhiều bằng cách cho bé uống oresol. Bên cạnh đó, chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé vì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong chữa trị tiêu chảy. Cho bé ăn thức ăn mềm, nấu chín và dễ tiêu hóa.
Bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng như:
Bé bị đi ngoài phân lỏng kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm. Phân bé có máu màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi. Sốt, nôn và đau bụng.
Chúc bạn nuôi con mạnh khoẻ!
Phân cứng, đi xong ra máu, nóng và rát ở hậu môn
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi em đi vệ sinh phân thường cứng, đi xong ra máu, nóng và rất đau ở hậu môn. Vậy em bị bệnh gì và chữa như thế nào ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Đi ngoài ra máu là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa, nếu em đi ngoài ra máu đỏ tươi thì thường là bệnh lý ở hậu môn trực tràng, hay gặp nhất là trĩ, nứt hậu môn, polyp trực tràng, ung thư trực tràng… Em không nói số lượng máu, màu sắc của máu đỏ hay đen, mỗi lần đi ngoài hoặc chỉ lâu lâu mới có. Máu từ dạ dày thường thì mầu đen vì đã đi qua nhiều giai đoạn tiêu hóa. Máu đỏ là từ phần dưới của trực tràng, lí do có thể là táo bón, trĩ,… Tuy nhiên tình huống của em, chúng tôi nghĩ nhiều đến em bị táo bón. Trước tiên em nên :
Đi khám bác sĩ Tiêu hóa và làm nội soi trực tràng để chẩn đoán bệnh chính xác lí do gây đi ngoài ra máu và chữa trị cho phù hợp.
Ngoài ra, em nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau, hoa quả, chất xơ phòng tránh táo bón. Hạn chế và tránh ăn những đồ cay nóng như ớt, tiêu…
Em nên uống nhiều nước, ít nhất 1,5 lít/ngày.
Ngồi lâu trên máy vi tính cũng làm đại tiện trì trệ đấy.
Tập đi đại tiện đúng giờ.
Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận. Nếu hay lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông.
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.
Mát-xa bụng theo chiều kim đồng hồ.
Chúc em mau khỏi bệnh!
Theo ViCare