Tổng hợp những thắc mắc bệnh lý ở khoang miệng


4,226
1
1
Xu
53
Khoang miệng là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn về khu vực này.

Những biểu hiện của ung thư khoang miệng


Câu hỏi bởi: Thịnh

Thưa bác sĩ , em năm nay 27 tuổi, gần đây em phát hiện trong khoang miệng em có những bất thường như hình em chụp lại , em nghi ngờ bị ung thư khoang miệng , xin bác sĩ hãy tư vấn giúp em

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Một hình ảnh ung thư khoang miệng.

Chào bạn.

Ảnh của bạn chụp có khuôn hình chưa thể hiện rõ tổn thương, nên khó nhận định. Nhưng vị trí bạn chụp là dưới lưỡi và mặt trong của lợi hàm dưới thì ở đây thường có các bọc của hiện tượng thải độc kim loại nặng. Tức là trong cơ thể bị nhiễm kim loại nặng (chì, Asen,….) thì chúng được qua gan biến đổi thành phức hợp bán độc, được tích tụ lại ở dưới niêm mạc miệng, khi nang bọc đủ lớn sẽ vỡ ra, chất bán độc này chảy vào đường tiêu hóa, đa phần bị thải ra ngoài theo phân, một phần nhỏ thấm vào máu khi đến gan thì lần này mới được biến đổi thành chất không độc và thải ra ngoài theo nước tiểu. Các bọc này thường ở dưới lưỡi, tròn nhẵn không đau, khi vỡ không tạo thành ổ loét.

Trường hợp ở bạn ít nghĩ đến ung thư khoang miệng, tổn thương thường gặp là các tổn thương sùi ở các vị trí khác nhau của khoang miệng, sùi như mụn cóc, hơi thở hôi, đôi khi có hiện tượng thâm nhiễm cứng, răng đột nhiên lung lay hoặc rụng,…Nhưng bạn vẫn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được xác định cụ thể, không nên coi thường bệnh tật, hoặc chụp ảnh lại cho rõ hơn và mô tả cụ thể hơn nữa thì mới tư vấn được

Chúc bạn mạnh khỏe. — — — — — — — — — – — —– —– — — — — — – — —- —- —— —– —— Một hình ảnh ung thư khoang miệng.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Hình ảnh ung thư vùng miệng

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Hình ảnh ung thư sàn miệng

Bị nhói đau trong khoang miệng, miệng mọc nhiều nốt dưới lưỡi


Câu hỏi bởi: hoacuc

Chào bác sĩ.

Cháu bị viêm họng hạt, viêm họng mãn tính. Thỉnh thoảng, cháu hay bị nhói đau trong khoang miệng, miệng cháu mọc nhiều nốt dưới lưỡi. Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu có bị bệnh gì nghiêm trọng về miệng không? Cháu cũng bị hôi miệng nữa. Mong bác sĩ giải đáp cho cháu.

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bệnh viêm họng hạt có triệu chứng là người bệnh luôn cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt, nổi hạt ở họng. Bệnh nhân thường phải khạc nhổ luôn, có ít nhầy quánh, ho nhiều vào ban đêm, khi lạnh, nuốt hơi nghẹn, tiếng nói bị khàn trong giây lát rồi trở lại bình thường. Khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng trở nên rõ rệt.

Những triệu chứng trong khoang miệng của bạn là những triệu chứng của viêm họng hạt mãn tính. Để chữa trị bệnh này, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chữa trị sau:

Giảm tiếp xúc với các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, gia vị cay nóng (nếu có). Đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất. Tránh tiếp xúc với các lí do gây dị ứng. Giữ ấm cổ và ngực khi thời tiết chuyển sang lạnh. Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nước ấm, có bổ sung vitamin C, A, D. Nhỏ mũi định kỳ hàng ngày, rửa mũi 2-3 lần/ngày. Súc miệng bằng nước muối hàng ngày, có thể ngậm chanh với muối, gừng với muối, quất với đường phèn hoặc mật ong

Chúc bạn mạnh khỏe!

Khoang miệng nhiều hạt trắng nhỏ, không ho, sốt có phải viêm hong hạt không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ em năm nay 29 tuổi mang thai được 15 tuần. Bác cho em hỏi trong khoang miệng của em xuất hiện nhiều hạt màu trắng trong nhỏ và thường bị tiết ra chất nhày trắng không có triệu chứng ho hay sốt, em bị hiện tượng này được 3 tuần. Cho em hỏi đó có phải là viêm họng không. Làm thế nào để trị khỏi khi em không được sử dụng thuốc kháng sinh?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Viêm họng hạt là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm trường diễn mà vùng họng là nơi chứa rất nhiều lympho bào với nhiệm vụ diệt vi sinh vật. Khi bị viêm trường diễn thì các lympho bào này phải làm việc liên tục trong một thời gian dài và ngày càng to ra, trở thành các “hạt”. Viêm họng hạt thể hiện ở phía sau thành của họng là chủ yếu, ở đây có nhiều hạt với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô và đôi khi chúng nối tiếp với nhau. Triệu chứng của bệnh viêm họng hạt rất nghèo nàn. Người bệnh thường không sốt, có cảm giác ngứa họng, vướng trong họng cho nên hay khạc, nhổ và mỗi lần khạc là mỗi lần cảm giác ngứa họng lại giảm đi. Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát rất khó chịu.

Viêm họng hạt được coi là một bệnh khó chữa trị dứt điểm. Các phương pháp chữa trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc chữa trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp thì kháng sinh sẽ là cần thiết. Chính vì vậy, bạn nên khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để chẩn đoán chính xác bệnh và lựa chọn phương pháp chữa trị hiệu quả.

Chúc bạn sống khỏe!

Nổi nốt trong khoang miệng nên chữa trị thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Gần đây cháu có nổi nốt ở bên trong má, nằm ngày sát răng cuối cùng trong hàm. Một thời gian sau vỡ ra có vết lõm. Cháu đã vệ sinh răng miệng và xúc miệng nước muối thường xuyên nhưng vết lõm lại to hơn và đau khi chạm vào. Vậy cháu bị sao ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào em!

Biểu hiện mà em mô tả cho thấy em đang bị vết loét ở bên trong miệng, các vết loét miệng phổ biến và thường tái phát. Mặc dù không rõ lí do chính xác, nhưng một số chuyên gia cho rằng có thể do liên quan đến vi khuẩn, virus hoặc vấn đề của hệ miễn dịch. Các yếu tố nguy cơ gồm có căng thẳng (stress), chấn thương, dị ứng, hút thuốc, thiếu sắt hay vitamin, vấn đề di truyền. Em đã vệ sinh răng miệng và xúc miệng thường xuyên nhưng vết loét to hơn và đau khi chạm vào, với tình trạng hiện tại em nên đến chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ thăm khám và chữa trị.

Chúc em sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl