Trẻ chậm nói là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Ở mỗi bé, chứng bệnh này lại có những khác biệt nhất định mà bố mẹ cần nắm rõ để có thể chữa trị tốt nhất cho trường hợp của con mình.
Trẻ chậm nói (bé gái)
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa BS, cháu nhà tôi năm nay được 2 tuổi nhưng chưa nói được, chỉ gọi ba ba, má má vậy thôi. Đặc biệt cháu rất thích nghe nhạc, khi nghe nhạc là cười. Ngủ dậy là cháu đòi nghe nhạc, lúc nào cũng đòi nghe không thì cháu khóc. Có nhạc là cháu vui vẻ chơi đùa mà không cần ai trông coi. Cháu rất lanh lợi và hiếu động Tôi xin hỏi, việc chậm nói của cháu tôi có phải là biểu hiện của bệnh trầm cảm không, tôi có nên kiêng cho cháu nghe nhạc không? Hoặc cháu có thể bị dính thắng lưỡi hay không? Nếu ở TPHCM thì tôi nên tới cơ sở y tế nào uy tín để thăm khám? Tôi chân thành cảm ơn và mong nhận được tư vấn?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bình thường trẻ 16 tháng là nói được 1 từ, trẻ 20 tháng là nói được 2 từ. Trẻ nhà bạn chỉ gọi được ba ba như vậy không phải là câm điếc bẩm sinh mà chỉ là chậm nói, chậm nói không phải là một triệu chứng của bệnh trầm cảm. Việc nghe nhạc không ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Nếu bị dính thắng lưỡi thì trẻ sẽ phát âm ngọng, âm thanh bất thường.
Để được thăm khám kỹ càng phát hiện sớm bệnh thì bạn nên đưa trẻ đến khám bệnh viện Nhi đồng.
Trước mắt bạn cần tăng cường tiếp xúc với trẻ dạy trẻ tập phát âm. Ngôn ngữ hình thành trong nhu cầu giao tiếp, vì vậy việc dạy trẻ phát âm không phải chỉ là phát âm mẫu cho trẻ bắt chiếc là được. Ví dụ: khi trẻ khát nước đưa tay ra chỉ cốc nước miệng I – I , bạn cần dạy trẻ phát âm chữ “nước” rồi mới đưa nước cho nó uống, dần dần nâng lên hai từ “uống nước”, “cho con uống nước” … cứ như vậy có muôn vàn hình thức dạy phát âm mà bạn có thể tự nghĩ ra để dạy trẻ tập nói.
Chúc bạn thành công.
Nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ !
Tôi có hai cháu, cháu gái lớn sinh ngày 28/5/2011, cháu trai nhỏ sinh ngày 19/5/2013 và cả hai con của tôi đều chậm nói. Bé gái lớn nói không rõ và không thể trả lời được các câu hỏi của người khác, cháu quên tên bất cứ 1 ai ngoại trừ mẹ cha và em trai. Cháu trai của tôi thì không chịu nói gì cả, tôi rất cố gắng tập cho cháu nhưng cháu lại không chịu mở lời, cháu chỉ nói được 2 tiếng bay- bay. Nốt giọng của cháu lại rất nhỏ. Tôi rất buồn mong bác sĩ hãy sớm cho tôi 1 lời khuyên.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn !
Trẻ chậm biết nói do rất nhiều lí do khác nhau. Bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh để phát hiện những lí do thực thể. Nếu bạn không phát hiện được điều gì bất thường, hoặc hiện tại không thấy phương pháp chữa trị thì bạn chỉ còn cách là kiên trì tập nói cho bé. Tuy nhiên, việc tập cho bé nói không đơn giản như những trẻ khác mà phải có kỹ năng. Bạn nói: “tôi rất cố gắng tập cho cháu nhưng cháu lại không chịu mở lời”, như vậy là bạn dùng cách phát âm để trẻ bắt chước, việc làm này của bạn bé không hiểu là phải nhại lại các động tác của mẹ nên bé “trơ mắt ếch ra nhìn”, và càng tích cực dạy bé càng trơ ra.
Bạn cần biết một số điểm cơ bản sau:
Trẻ nói là để thể hiện nhu cầu giao tiếp của mình. Ví dụ: Khi bé muốn uống nước bé đưa tay ra chỉ vào cốc nước và phát âm tiếng “i-i”. Nếu lúc này người lớn cầm lấy cốc nước và nói từ “nước” như vậy bé sẽ hiều và sẽ tập nói từ “nước” cho những lần sau. Nếu đưa luôn cốc nước cho bé uông, trẻ không cần nói, không thấy nhu cầu nói, nên chậm phát triển về ngôn ngữ. Đối với trẻ lớn hơn, đôi khi có tư duy lôgic ngược so với người lớn. Ví dụ. Bé luôn đi dép ngược bên vì bé nghĩ như thế mới là thuận, vẽ cột điện đầu chúc xuống mặt đất ở bên trên, đang chăm đi học hôm nay đột nhiên ương ạnh không chịu đi học, nói “ăn cơm bà”, không hiểu các câu hỏi của người lớn…
Tôi có một số gợi ý sau cho bạn để giúp bé tập nói :
Đối với con thứ nhất
Bạn nên cho bé đi mẫu giáo, không thấy giám hộ bất thường nào khác với những trẻ khác để tránh trẻ bị mặc cảm với những khiếm khuyết của mình. Bạn không nên đưa ra những câu hỏi khó với bé, hoặc bắt bé bộc lộ điểm yếu của mình (ví dụ hỏi nhớ tên người). Dạy trẻ tư duy nhận biết, bằng cách : Cha mẹ vờ chỉ nhầm một con sư tử thành một con voi và hướng dẫn bé cách sửa lỗi cho cha mẹ…. Bạn hãy chọn chuyên mục bé giỏi nhất, thích thú nhất để giả vờ nói sai để bé sửa và khen bé. Bạn có thể tham khảo tài liệu của môn học : Nhận biết môi trường xung quanh có ở các trường mầm non để dạy bé cho có khoa học. Không cần thiết phải sửa câu chữ đúng với cách nói của người lớn, không bắt bé cố diễn đạt ý muốn của mình. Cho bé tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các trò chơi làm trẻ lịnh hoạt và khuyến khích trẻ dùng ngôn ngữ diễn đạt ý muốn của mình
Đối với con thứ hai :
Bạn cần tạo cơ hội để bé phải nói vì nhu cầu giao tiếp bức thiết, thay cho việc mẹ phát âm dạy trẻ bắt chước từng từ. Tiếp tục ví dụ trên, khi trẻ khát đòi uống nước, bạn rót nước vào cốc để trước mặt trẻ, trẻ đưa tay ra chỉ và i.. i, bạn sẽ phát âm dạy từ “nước” vài 3 lần như thế mới đưa nước cho bé uống. Bạn sẽ có muôn vàn cách khác tự nghĩ ra để dạy trẻ từng ít một… Khi bé đã biết nói khi cần giao tiếp, bạn có thể nâng cấp lên, trở lại ví dụ trước: Nếu bé nhăn nhó chỉ tay vào cốc nước của mẹ, có nghĩa là bé đang khát. Bé sẽ phải nói ra việc cần uống nước; vì thế, bạn có thể hỏi (nói nhanh): “Con muốn uống nước không?” và dạy bé nói rành rọt (nói chậm): “Con muốn uống nước”. Dần dần, bé sẽ có thói quen nói ra thứ bé muốn và thành quả cho cố gắng đó là: bé có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe !
Bé 3 tuổi nhưng chưa nói được từ nào
Câu hỏi bởi: phạm yến
Chào bác sĩ!
Con trai tôi được 3 tuổi nhưng chưa nói được từ nào, chỉ la hét và be be cả ngày. Bé rất hiếu động và bướng bỉnh. Khi chúng tôi muốn dạy bé điều gì thì bé thường không chú ý và không ngồi yên một chỗ để tôi hướng dẫn bé tập nói hoặc chơi. Chơi nhanh chán, và thường ném đồ chơi khi không thích nữa. Khi tôi gọi bé thì bé không phản ứng, hoặc phản ứng rất chậm. Tôi rất lo lắng. Tôi đã đưa bé lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám tâm lý nhưng bác sĩ kết luận là trẻ chậm nói thông thường. Các bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên bé bị bệnh gì và cách chăm sóc bé như thế nào.
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Thông thường tất cả trẻ nhỏ trước 24 tháng đều nói được 25 từ cơ bản. Nếu trẻ không nói được có thể được coi là chậm nói. Chậm nói có thể là một dấu hiệu tạm thời ở một số trẻ và sau một thời gian trẻ sẽ có thể tự nói được. Con bạn được 3 tuổi nhưng chưa nói được từ nào như vậy thì có thể nói là con bạn bị chậm nói thật sự. Bé nhà bạn đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 kết luận là chậm nói thông thường nghĩa là bé vẫn hiểu được lời nói thì bạn có thể tạm yên tâm.
Nếu được giúp đỡ tốt, bé có thể sẽ nói bình thường. Bạn và gia đình cần tích cực nói chuyện với cháu nhiều hơn. Trẻ sẽ có sự quan sát và ghi nhận những hoạt động bằng hình ảnh và ngôn ngữ xảy ra chung quanh mình. Vì vậy bạn và gia đình cần tích cực trong việc:
Chào hỏi nhau, chào hỏi bạn bè, họ hàng, con cái … để bé học và hiểu ý nghĩa các lời chào hỏi này. Và rất hay ảnh hưởng khi gặp bé bằng những câu chào hỏi. Mô tả, nói ra những nhu cầu của bé, những yêu cầu và hành động của bố mẹ, của những người xung quanh, giúp trẻ tăng cường vốn từ, sự hiểu biết. Khi chơi với bé, hãy rất hay đặt câu hỏi và tự trả lời (vì bé sẽ không thể trả lời ngay, hay chỉ có thể phản ứng bằng hành động: gật đầu, lắc đầu, đẩy ra, đưa tay tóm lấy… ) Thỉnh thoảng có thể giấu một món đồ đi và đặt ra câu hỏi xem vật đó ở đâu. Nếu tình trạng này không được cải thiện sau vài tháng nữa thì cũng cần phải nghĩ tới các lí do khác vì chậm nói cũng có thể là một dấu hiệu của các rối loạn khác ở trẻ.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bài tập cho bé chậm nói
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bc sĩ giải đáp cho tôi các bài tập cho trẻ bị chậm nói.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Có hai nhóm lí do chính làm trẻ chậm nói:
Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…).
Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm tác động đến tâm lý trẻ.
Vì vậy bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa Nhi xác định lí do cho bé. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như giải đáp, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.
Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói. Cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói. Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như đưa ra lời động viên như: “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.
Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tạo nhiều trường hợp khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt. Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Trẻ chậm nói!
Câu hỏi bởi: Lam Tuan
Thưa Bác sĩ, con tôi này được 23 tháng 10 ngày mà vẫn chưa nói được 2 từ liên tiếp, chỉ nói được những từ đơn giản như bà,cha, ma ma, hoa, A, B, C. Tôi chỉ con tôi xem hình ảnh thì trí nhớ của con nhớ rất tốt. Chỉ 1 lần là nhớ, vài hôm sao hỏi lại cũng chỉ đúng. Nhưng đi khám tại mũi họng thì tất cả đều bình thường. Vậy bác sĩ cho Tôi hỏi con tôi có bị sao không?
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Tiêu chuẩn xác định trẻ bình thường hay chậm nói như sau:
Trẻ được 16 tháng tuổi biết nói 1 từ, Trẻ từ 20 – 24 tháng tuổi biết nói hai từ (hoặc có thể nhiều hơn) v.v…
Nói là sự bộc lộ ngôn ngữ thành lời, bao gồm việc phát âm rõ ràng.
Ngôn ngữ là khái niệm rộng hơn và để chỉ toàn bộ hệ thống bày tỏ và tiếp nhận thông tin theo một cách có nghĩa. Đó là sự hiểu và được hiểu thông qua giao tiếp – bằng lời, bằng cử chỉ và bằng chữ viết.
Một đứa trẻ gặp trục trặc về ngôn ngữ có thể phát âm từ khá tốt, nhưng lại không thể ghép 2 hoặc hơn 2 từ với nhau. Một em bé khác nói khó hiểu, nhưng bé lại có thể sử dụng các từ và cụm từ để bày tỏ ý kiến của mình. Và một bé khác nữa có thể phát âm tốt nhưng lại khó khăn trong việc hiểu các câu lệnh.
Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ.
Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…
Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do ví sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Trường hợp con bạn cũng có thể xếp vào dạng chậm phát âm và nói, tuy nhiên việc tiếp nhận và hiểu được thông tin bằng cử chỉ giao tiếp thì hoàn toàn bình thường.
Trước mắt bạn cần tăng cường tiếp xúc với trẻ, dạy trẻ tập nói.
– Bạn có thể chỉ từng đồ vật trẻ hay đụng đến và dạy trẻ gọi tên chúng, đừng quên giải thích cho trẻ bất cứ điều gì khi trẻ hỏi hay có ý phân vân.
– Hãy đặt cho con những câu hỏi đơn giản và khuyến khích con trả lời (ngay cả khi bé cũng chưa hiểu được mấy).
– Với trẻ chậm nói, nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Ví dụ: Trẻ khát nước đòi uống nước, bạn đưa chén nước ra và dạy trẻ phát âm từ “nước”, khi trẻ biết nói từ “nước” mỗi khi có nhu cầu thì tăng lên “uống nước” … cư như thể tăng dần, trong sinh hoạt có muôn vàn trường hợp mà bạn có thể tạo ra để dạy trẻ.
– Tập cho bé biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ, không nên để trẻ tự xem ti vi một mình.
Ngôn ngữ trẻ không tự nhiên mà có, ngôn ngữ hình thành trong giao tiếp và lao động, Nó chỉ xuất hiện khi có sự tương tác giữa người với người. Tức là, thông qua tiếp xúc với thế giới xung quanh, trẻ phát triển được trí thông minh, sự nhận thức. Nếu để đứa bé chơi một mình hoặc coi tivi suốt, thì người lớn đã tước mất điều kiện giúp trẻ hình thành ngôn ngữ. Hy vọng thông tin trên giúp ích cho bạn.
Chúc mẹ con sức khỏe.
Trẻ chậm nói (bé gái)
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa BS, cháu nhà tôi năm nay được 2 tuổi nhưng chưa nói được, chỉ gọi ba ba, má má vậy thôi. Đặc biệt cháu rất thích nghe nhạc, khi nghe nhạc là cười. Ngủ dậy là cháu đòi nghe nhạc, lúc nào cũng đòi nghe không thì cháu khóc. Có nhạc là cháu vui vẻ chơi đùa mà không cần ai trông coi. Cháu rất lanh lợi và hiếu động Tôi xin hỏi, việc chậm nói của cháu tôi có phải là biểu hiện của bệnh trầm cảm không, tôi có nên kiêng cho cháu nghe nhạc không? Hoặc cháu có thể bị dính thắng lưỡi hay không? Nếu ở TPHCM thì tôi nên tới cơ sở y tế nào uy tín để thăm khám? Tôi chân thành cảm ơn và mong nhận được tư vấn?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bình thường trẻ 16 tháng là nói được 1 từ, trẻ 20 tháng là nói được 2 từ. Trẻ nhà bạn chỉ gọi được ba ba như vậy không phải là câm điếc bẩm sinh mà chỉ là chậm nói, chậm nói không phải là một triệu chứng của bệnh trầm cảm. Việc nghe nhạc không ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Nếu bị dính thắng lưỡi thì trẻ sẽ phát âm ngọng, âm thanh bất thường.
Để được thăm khám kỹ càng phát hiện sớm bệnh thì bạn nên đưa trẻ đến khám bệnh viện Nhi đồng.
Trước mắt bạn cần tăng cường tiếp xúc với trẻ dạy trẻ tập phát âm. Ngôn ngữ hình thành trong nhu cầu giao tiếp, vì vậy việc dạy trẻ phát âm không phải chỉ là phát âm mẫu cho trẻ bắt chiếc là được. Ví dụ: khi trẻ khát nước đưa tay ra chỉ cốc nước miệng I – I , bạn cần dạy trẻ phát âm chữ “nước” rồi mới đưa nước cho nó uống, dần dần nâng lên hai từ “uống nước”, “cho con uống nước” … cứ như vậy có muôn vàn hình thức dạy phát âm mà bạn có thể tự nghĩ ra để dạy trẻ tập nói.
Chúc bạn thành công.
Nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ !
Tôi có hai cháu, cháu gái lớn sinh ngày 28/5/2011, cháu trai nhỏ sinh ngày 19/5/2013 và cả hai con của tôi đều chậm nói. Bé gái lớn nói không rõ và không thể trả lời được các câu hỏi của người khác, cháu quên tên bất cứ 1 ai ngoại trừ mẹ cha và em trai. Cháu trai của tôi thì không chịu nói gì cả, tôi rất cố gắng tập cho cháu nhưng cháu lại không chịu mở lời, cháu chỉ nói được 2 tiếng bay- bay. Nốt giọng của cháu lại rất nhỏ. Tôi rất buồn mong bác sĩ hãy sớm cho tôi 1 lời khuyên.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn !
Trẻ chậm biết nói do rất nhiều lí do khác nhau. Bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh để phát hiện những lí do thực thể. Nếu bạn không phát hiện được điều gì bất thường, hoặc hiện tại không thấy phương pháp chữa trị thì bạn chỉ còn cách là kiên trì tập nói cho bé. Tuy nhiên, việc tập cho bé nói không đơn giản như những trẻ khác mà phải có kỹ năng. Bạn nói: “tôi rất cố gắng tập cho cháu nhưng cháu lại không chịu mở lời”, như vậy là bạn dùng cách phát âm để trẻ bắt chước, việc làm này của bạn bé không hiểu là phải nhại lại các động tác của mẹ nên bé “trơ mắt ếch ra nhìn”, và càng tích cực dạy bé càng trơ ra.
Bạn cần biết một số điểm cơ bản sau:
Trẻ nói là để thể hiện nhu cầu giao tiếp của mình. Ví dụ: Khi bé muốn uống nước bé đưa tay ra chỉ vào cốc nước và phát âm tiếng “i-i”. Nếu lúc này người lớn cầm lấy cốc nước và nói từ “nước” như vậy bé sẽ hiều và sẽ tập nói từ “nước” cho những lần sau. Nếu đưa luôn cốc nước cho bé uông, trẻ không cần nói, không thấy nhu cầu nói, nên chậm phát triển về ngôn ngữ. Đối với trẻ lớn hơn, đôi khi có tư duy lôgic ngược so với người lớn. Ví dụ. Bé luôn đi dép ngược bên vì bé nghĩ như thế mới là thuận, vẽ cột điện đầu chúc xuống mặt đất ở bên trên, đang chăm đi học hôm nay đột nhiên ương ạnh không chịu đi học, nói “ăn cơm bà”, không hiểu các câu hỏi của người lớn…
Tôi có một số gợi ý sau cho bạn để giúp bé tập nói :
Đối với con thứ nhất
Bạn nên cho bé đi mẫu giáo, không thấy giám hộ bất thường nào khác với những trẻ khác để tránh trẻ bị mặc cảm với những khiếm khuyết của mình. Bạn không nên đưa ra những câu hỏi khó với bé, hoặc bắt bé bộc lộ điểm yếu của mình (ví dụ hỏi nhớ tên người). Dạy trẻ tư duy nhận biết, bằng cách : Cha mẹ vờ chỉ nhầm một con sư tử thành một con voi và hướng dẫn bé cách sửa lỗi cho cha mẹ…. Bạn hãy chọn chuyên mục bé giỏi nhất, thích thú nhất để giả vờ nói sai để bé sửa và khen bé. Bạn có thể tham khảo tài liệu của môn học : Nhận biết môi trường xung quanh có ở các trường mầm non để dạy bé cho có khoa học. Không cần thiết phải sửa câu chữ đúng với cách nói của người lớn, không bắt bé cố diễn đạt ý muốn của mình. Cho bé tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các trò chơi làm trẻ lịnh hoạt và khuyến khích trẻ dùng ngôn ngữ diễn đạt ý muốn của mình
Đối với con thứ hai :
Bạn cần tạo cơ hội để bé phải nói vì nhu cầu giao tiếp bức thiết, thay cho việc mẹ phát âm dạy trẻ bắt chước từng từ. Tiếp tục ví dụ trên, khi trẻ khát đòi uống nước, bạn rót nước vào cốc để trước mặt trẻ, trẻ đưa tay ra chỉ và i.. i, bạn sẽ phát âm dạy từ “nước” vài 3 lần như thế mới đưa nước cho bé uống. Bạn sẽ có muôn vàn cách khác tự nghĩ ra để dạy trẻ từng ít một… Khi bé đã biết nói khi cần giao tiếp, bạn có thể nâng cấp lên, trở lại ví dụ trước: Nếu bé nhăn nhó chỉ tay vào cốc nước của mẹ, có nghĩa là bé đang khát. Bé sẽ phải nói ra việc cần uống nước; vì thế, bạn có thể hỏi (nói nhanh): “Con muốn uống nước không?” và dạy bé nói rành rọt (nói chậm): “Con muốn uống nước”. Dần dần, bé sẽ có thói quen nói ra thứ bé muốn và thành quả cho cố gắng đó là: bé có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe !
Bé 3 tuổi nhưng chưa nói được từ nào
Câu hỏi bởi: phạm yến
Chào bác sĩ!
Con trai tôi được 3 tuổi nhưng chưa nói được từ nào, chỉ la hét và be be cả ngày. Bé rất hiếu động và bướng bỉnh. Khi chúng tôi muốn dạy bé điều gì thì bé thường không chú ý và không ngồi yên một chỗ để tôi hướng dẫn bé tập nói hoặc chơi. Chơi nhanh chán, và thường ném đồ chơi khi không thích nữa. Khi tôi gọi bé thì bé không phản ứng, hoặc phản ứng rất chậm. Tôi rất lo lắng. Tôi đã đưa bé lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám tâm lý nhưng bác sĩ kết luận là trẻ chậm nói thông thường. Các bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên bé bị bệnh gì và cách chăm sóc bé như thế nào.
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Thông thường tất cả trẻ nhỏ trước 24 tháng đều nói được 25 từ cơ bản. Nếu trẻ không nói được có thể được coi là chậm nói. Chậm nói có thể là một dấu hiệu tạm thời ở một số trẻ và sau một thời gian trẻ sẽ có thể tự nói được. Con bạn được 3 tuổi nhưng chưa nói được từ nào như vậy thì có thể nói là con bạn bị chậm nói thật sự. Bé nhà bạn đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 kết luận là chậm nói thông thường nghĩa là bé vẫn hiểu được lời nói thì bạn có thể tạm yên tâm.
Nếu được giúp đỡ tốt, bé có thể sẽ nói bình thường. Bạn và gia đình cần tích cực nói chuyện với cháu nhiều hơn. Trẻ sẽ có sự quan sát và ghi nhận những hoạt động bằng hình ảnh và ngôn ngữ xảy ra chung quanh mình. Vì vậy bạn và gia đình cần tích cực trong việc:
Chào hỏi nhau, chào hỏi bạn bè, họ hàng, con cái … để bé học và hiểu ý nghĩa các lời chào hỏi này. Và rất hay ảnh hưởng khi gặp bé bằng những câu chào hỏi. Mô tả, nói ra những nhu cầu của bé, những yêu cầu và hành động của bố mẹ, của những người xung quanh, giúp trẻ tăng cường vốn từ, sự hiểu biết. Khi chơi với bé, hãy rất hay đặt câu hỏi và tự trả lời (vì bé sẽ không thể trả lời ngay, hay chỉ có thể phản ứng bằng hành động: gật đầu, lắc đầu, đẩy ra, đưa tay tóm lấy… ) Thỉnh thoảng có thể giấu một món đồ đi và đặt ra câu hỏi xem vật đó ở đâu. Nếu tình trạng này không được cải thiện sau vài tháng nữa thì cũng cần phải nghĩ tới các lí do khác vì chậm nói cũng có thể là một dấu hiệu của các rối loạn khác ở trẻ.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bài tập cho bé chậm nói
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bc sĩ giải đáp cho tôi các bài tập cho trẻ bị chậm nói.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Có hai nhóm lí do chính làm trẻ chậm nói:
Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…).
Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm tác động đến tâm lý trẻ.
Vì vậy bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa Nhi xác định lí do cho bé. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như giải đáp, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.
Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói. Cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói. Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như đưa ra lời động viên như: “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.
Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tạo nhiều trường hợp khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt. Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Trẻ chậm nói!
Câu hỏi bởi: Lam Tuan
Thưa Bác sĩ, con tôi này được 23 tháng 10 ngày mà vẫn chưa nói được 2 từ liên tiếp, chỉ nói được những từ đơn giản như bà,cha, ma ma, hoa, A, B, C. Tôi chỉ con tôi xem hình ảnh thì trí nhớ của con nhớ rất tốt. Chỉ 1 lần là nhớ, vài hôm sao hỏi lại cũng chỉ đúng. Nhưng đi khám tại mũi họng thì tất cả đều bình thường. Vậy bác sĩ cho Tôi hỏi con tôi có bị sao không?
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Tiêu chuẩn xác định trẻ bình thường hay chậm nói như sau:
Trẻ được 16 tháng tuổi biết nói 1 từ, Trẻ từ 20 – 24 tháng tuổi biết nói hai từ (hoặc có thể nhiều hơn) v.v…
Nói là sự bộc lộ ngôn ngữ thành lời, bao gồm việc phát âm rõ ràng.
Ngôn ngữ là khái niệm rộng hơn và để chỉ toàn bộ hệ thống bày tỏ và tiếp nhận thông tin theo một cách có nghĩa. Đó là sự hiểu và được hiểu thông qua giao tiếp – bằng lời, bằng cử chỉ và bằng chữ viết.
Một đứa trẻ gặp trục trặc về ngôn ngữ có thể phát âm từ khá tốt, nhưng lại không thể ghép 2 hoặc hơn 2 từ với nhau. Một em bé khác nói khó hiểu, nhưng bé lại có thể sử dụng các từ và cụm từ để bày tỏ ý kiến của mình. Và một bé khác nữa có thể phát âm tốt nhưng lại khó khăn trong việc hiểu các câu lệnh.
Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ.
Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…
Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do ví sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Trường hợp con bạn cũng có thể xếp vào dạng chậm phát âm và nói, tuy nhiên việc tiếp nhận và hiểu được thông tin bằng cử chỉ giao tiếp thì hoàn toàn bình thường.
Trước mắt bạn cần tăng cường tiếp xúc với trẻ, dạy trẻ tập nói.
– Bạn có thể chỉ từng đồ vật trẻ hay đụng đến và dạy trẻ gọi tên chúng, đừng quên giải thích cho trẻ bất cứ điều gì khi trẻ hỏi hay có ý phân vân.
– Hãy đặt cho con những câu hỏi đơn giản và khuyến khích con trả lời (ngay cả khi bé cũng chưa hiểu được mấy).
– Với trẻ chậm nói, nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Ví dụ: Trẻ khát nước đòi uống nước, bạn đưa chén nước ra và dạy trẻ phát âm từ “nước”, khi trẻ biết nói từ “nước” mỗi khi có nhu cầu thì tăng lên “uống nước” … cư như thể tăng dần, trong sinh hoạt có muôn vàn trường hợp mà bạn có thể tạo ra để dạy trẻ.
– Tập cho bé biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ, không nên để trẻ tự xem ti vi một mình.
Ngôn ngữ trẻ không tự nhiên mà có, ngôn ngữ hình thành trong giao tiếp và lao động, Nó chỉ xuất hiện khi có sự tương tác giữa người với người. Tức là, thông qua tiếp xúc với thế giới xung quanh, trẻ phát triển được trí thông minh, sự nhận thức. Nếu để đứa bé chơi một mình hoặc coi tivi suốt, thì người lớn đã tước mất điều kiện giúp trẻ hình thành ngôn ngữ. Hy vọng thông tin trên giúp ích cho bạn.
Chúc mẹ con sức khỏe.
Theo ViCare