Ung thư tuyến thượng thận: Điều trị như thế nào?


4,226
1
1
Xu
53
Kết hợp phẫu thuật loại bỏ khối u, xạ trị, hóa trị là những cách điều trị ung thư tuyến thượng thận. Một vài giải đáp sau sẽ giúp bệnh nhân yên tâm điều trị căn bệnh này đúng phương pháp.

Tại sao kết quả mỗi lần sinh thiết u tuyến thượng thận khác nhau?


Câu hỏi bởi:

Thưa bác sĩ!

Chồng em khi đi khám sức khỏe thì phát hiện u tuyến thượng thận phải, khối u rất to, chỉ định mổ tại bệnh viện Việt Đức. Khi mổ sinh thiết tức thì kết quả là ung thư. Bác sĩ lại khâu lại không mổ tiếp. Sau 1 tuần kết qủa sinh thiết trả về là lành tính. Để chắc chắn về kết qủa, bệnh viện lại cho sinh thiết kim nhưng lần này lại chọc đúng vào tổ chức u hoại tử nên kết qủa không có. 1 tuần sau lại chọc sinh thiết tiếp, kết qủa tức thì là lành tính nhưng kết qủa sau 3 ngày trả về lại là ác tính. Em rất hoang mang không biết thế nào vì kết qủa lúc thế này lúc thế kia.

Mong lời khuyên từ bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào em!

Chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận có thể dựa vào nhiều xét nghiệm thăm dò chức năng như siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) và các xét nghiệm khác. Các bác sĩ kinh nghiệm có thể tiên lượng ngay khi phẫu thuật nhìn hình dáng của khối u. Tuy nhiên kết quả sinh thiết tế bào cũng là một trong những dấu hiệu chắc chắn để xác định bệnh. Trường hợp của chồng em cũng là hy hữu. Nếu kết quả sinh thiết khác nhau như vậy thì các bác sĩ sẽ phải kết hợp thêm các xét nghiệm thăm dò khác đã nêu trên để kết hợp chẩn đoán. Em nên theo sát hướng dẫn của bác sĩ để chữa trị.

Chúc chồng em khỏe!

U tuyến thượng thận võ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sỹ tôi nằm nay 36 tuổi đã mổ khối u ở tuyến thượng thận phải và làm xét nghiệm. Kết luận hướng đến u tuyến thượng thận vỏ. Và chỉ định cho hóa mô miễn dịch các dấu ấn: CK, synaptophysin,chromogranin,vimentin,Ki67 (lam B). Vậy bs cho tôi hỏi bệnh tôi là như thế nào, có nguy hiểm không, làm các xét nghiệm tiếp theo để làm gì vậy? Có gì nguy hiểm không? Cám ơn bác sỹ

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.
Có 2 loại U vỏ tuyến thượng thận: u tuyến thượng thận và ung thư biểu mô tuyến thượng thận. Tiên lượng của bệnh nhân u tuyến thượng thận thường tốt, hầu hết các trường hợp đều có thể chữa khỏi
Bạn được chỉ định làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch là nhằm xác định tầm soát ung thư, các chất Synaptophysin, Chromogramin, vimentin … là các chất chỉ điểm gây ung thư. Các kết quả xét nghiệm này rất cần thiết phục vụ cho lộ trình điều trị của bạn.
Nếu bạn được chẩn đoán là u tuyến vỏ thượng thận, không phải là ung thư biểu mô tuyến thượng thận, thì bệnh không có gì là nguy hiểm.

Chúc bạn mau lành bệnh

Phì đại tuyến thượng thận có chữa được không ?


Câu hỏi bởi: vu anh

Xin chào bác sĩ.

Cháu có câu hỏi muốn được bác sĩ giải đáp giúp ạ. Cháu là nam năm nay 27 tuổi. Cháu bị cao huyết áp và có đi khám thì được kết luận bị phì đại tuyến thượng thận. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh của cháu có chữa được không và chữa ở đâu ạ?

Cháu xin cảm ơn.

Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn

Phì đại tuyến thượng thận là một trong những lí do gây tăng huyết áp. Nếu bạn bị phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh thì ngoài tăng huyết áp ra còn có nhiều triệu chứng khác về đặc điểm giới tính, sinh dục. Điều trị bệnh chủ yếu là Nội khoa. Bạn nên đến bệnh viện Nội tiết hoặc khoa Nội tiết những bệnh viện Trung ương để chữa trị nhé.

Chúc bạn sống khỏe!

Suy tuyến thượng thận cấp độ 2 nên chạy thận khi nào?


Câu hỏi bởi: do van duc

Thưa bác sĩ!

Mẹ tôi năm nay gần 60 tuổi bị suy tuyến thượng thận cấp độ 2, cần chữa trị thế nào ạ? Khi nào chạy thận, hay ghép thận? Xin được bác sĩ giải đáp.

Chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Suy tuyến thượng thận hay suy vỏ thượng thận, còn gọi là bệnh Addison là tình trạng tuyến thượng thận sản xuất quá ít Cortison, đôi khi là cả Aldosteron dẫn đến rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tác động rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân (BN).

Suy tuyến thượng thận có 4 cấp độ. Mẹ bạn bị suy tuyến thượng thận cấp độ 2 là cấp độ trung bình. Bệnh này thường được chữa trị bằng cách bổ sung các hormon thượng thận mà chủ yếu là Cortison dưới dạng các thuốc uống như Hydrocortison, Prednisolon. Do lí do phổ biến gây suy thượng thận là bệnh tự miễn nên chữa trị thường là suốt đời, nhưng liều lượng có thể thay đổi, cụ thể là tăng lên khi bệnh nhân bị ốm, sốt, ỉa chảy, mệt… hoặc mắc thêm bệnh khác.

Trong một số tình huống còn cần được chữa trị thêm Aldosteron như Florinef (uống) hoặc Androgen. Dùng các thuốc này có thể giúp bệnh nhân thấy khỏe mạnh hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn và duy trì được khả năng hoạt động tình dục.

Điều trị cơn suy thượng thận cấp: Do suy thượng thận cấp là bệnh nặng, có thể gây tử vong do các lí do huyết áp tụt, hạ đường huyết, tăng kali máu… nên người bệnh cần được chữa trị tích cực và nhanh chóng, các thuốc phải được dùng bằng đường tiêm như tiêm tĩnh mạch Hydrocortison, truyền tĩnh mạch các dung dịch đường Glucose hoặc muối Natri Clorua.

Chạy thận, ghép thận trong các tình huống sau:

1. Chạy thận nhân tạo.

– Chỉ định: cho các tình huống suy thận mạn giai đoạn cuối (chức năng thận còn khoảng 1/10 so với người bình thường. Chức năng thận này không đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường).

– Chống chỉ định:

+ Bệnh lý tim mạch nặng: suy tim nặng, bệnh mạch vành đe dọa cấp tính.

+ Không có đường lấy máu để chạy thận.

– Ưu điểm: lọc máu hiệu quả.

– Khuyết điểm:

+ Tỷ lệ tử vong năm đầu cao.

+ Tỷ lệ nhiễm trùng cao.

+ Tỷ lệ tăng huyết áp và tụt huyết áp trong chạy thận cao.

2. Ghép thận.

– Chỉ định.

+ Suy thận mãn giai đoạn cuối do nhiều lí do khác nhau, trên người lớn và trẻ em.

+ Ghép thận được ưa chuộng hơn các chữa trị thay thế thận khác (thận nhân tạo, lọc màng bụng).

– Chống chỉ định cho người nhận.

+ Tuyệt đối: ung thư (trừ ung thư da không melanin), nhiễm trùng (HIV, vi trùng, nấm, lao), xơ gan (xơ gan tiến triển, nghiện ma túy).

+ Tương đối: thiếu máu cơ tim, viêm tắc động mạch chủ – động mạch chậu, béo phì, bệnh hồng cầu liềm.

– Biến chứng: thải ghép, nhiễm trùng.

– Ưu điểm: Bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường như trước.

Trên đây là một số thông tin để bạn tham khảo.

Chúc gia đình mạnh khỏe!

Kết luận u tuyến thượng thận vỏ


Câu hỏi bởi: NGUYỄN TRUNG CHINH

E bị bệnh chuẩn đoán i tuyến thượng thận phải đã mổ lấy khối u và có kết luận: u tuyến thượng thận vỏ và yêu cầu xét nghiệm hóa miễn dịch: ck, synaphysin,… Bs cho e hỏi kết luận như vậy có ý nghĩa gì? U của em là i lành tính hay ác tính?. Làm các xét nghiệm tiếp theo mục đích để làm gì.? Cám ơn bác sỹ.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


**Bác sĩ Hà Văn Chấn** đã viết, vào lúc 20h24 25-08-2016 >

Chào em.

Kết luận u tuyến thượng thận vỏ có ý nghĩa như sau: U vỏ tuyến thượng thận là dạng u phát sinh tại tuyến thượng thận. Vỏ thượng thận và tuỷ thượng thận dễ phát sinh khối u và gây đột biến chức năng nội tiết nên được gọi là khối u chức năng, không ảnh hưởng đến chức năng nội tiết gọi là u phi chức năng. Làm xét nghiệm synatophysin tiếp theo là mục đích: Xét nghiệm synatophysin là xét nghiệm cho các khối u thần kinh nội tiết và k tế bào nhỏ. Khối u tuyến thượng thận vỏ của em có nguy cơ cao gây ung thư hóa.

Chúc em mạnh khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl