Sôi bụng, chướng bụng,…thường là những triệu chứng về tiêu hóa hoặc dinh dưỡng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trong những trường hợp này, nếu không có kiến thức vững và hiểu biết đúng, đa phần bố mẹ sẽ rất lúng túng và không biết cách xử lý phù hợp, an toàn, hiệu quả nhất.
Trẻ sơ sinh chướng bụng và hay bị trớ chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ, bé nhà tôi được 22 ngày tuổi. Cháu vẫn bú mẹ bình thường, nhưng bụng cháu căng và hay bị trớ. Cháu vẫn ăn uống bình thường, đi vệ sinh và đánh rắm bình thường. Bác sĩ cho tôi hỏi cháu bị sao và giải quyết như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Trẻ em hay bị trớ nhất là khi bú no do tư thế của dạ dày còn đứng thẳng, chưa tạo thành góc gấp và phình hơi phía trên của dạ dày. Bạn không thấy gì phải lo lắng, nhưng cũng phải chú ý các dấu hiệu kèm theo để phân biệt giữa nôn và trớ (miền Nam gọi là ói):
Nôn là hiện tượng bệnh lý của nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, thần kinh, điển hình nhất là do kém hấp thu. Khi nôn cơ bụng bé co thắt, ói xong mặt bé hơi tái, mệt mỏi, một lúc sau mới trở lại hồng hào.
Ngược lại, trớ là hiện tượng sinh lý, thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi ăn quá no hoặc quá nhanh, bé sẽ bị trớ. Khi trớ đồ ăn sẽ phun ra thành vòi, cảm giác rất dễ dàng chứ không cần phải gắng sức. Tuy nhiên, khi trớ xong trẻ rất bình thường, không hề có dấu hiệu mệt mỏi, thậm chí lại có thể ăn tiếp đồ ăn còn dang dở.
Bạn cần phân biệt thật kỹ để biết con mình đang bình thường hay bất thường. Cách xử lý tình trạng này là bạn không nên cho trẻ bú quá no, mà cho bú thành nhiều bữa, không nên cho bé bú ở tư thế mẹ nằm; vì trẻ con có khi phàm ăn bú no đến đầy dạ dày, có khi thức ăn còn chứa tới tận thực quản nó mới thôi bú làm cho rât dễ bị trớ. Đồng thời khi bú xong phải giữ nguyên tư thế đang bú một khoảng 15 phút để cho sữa tiêu bớt mới đặt trẻ nằm hoặc thay đổi tư thế khác.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, vãi phân thường xuyên phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Meo meo
Chào bác sĩ.
Bác sĩ giải đáp giúp tôi cháu nhà tôi được 22 ngày bụng cháu khi bú lẫn khi ngủ đều sôi ùng ục. Cháu đi ngoài trên dưới chục lần một ngày. Khi dướn cũng vãi phân đánh hơi cũng ra. Phân cháu đi hoa cà hoa cải có khi chỉ ít nước vàng không, như con tôi có phải bị đi ngoài không? Do tôi đẻ mổ lên ít sữa cháu phải ăn sữa ngoài. Còn tôi sợ cháu bi đi ngoài lên chỉ ăn cơm với thịt rang mà cháu vẫn không đỡ tôi có cho cháu uống lá cây chữa đi ỉa cháu có đỡ tí xíu. Cháu còn non tôi sợ nên không dám cho uống nhiều. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Bình thường trẻ sơ sinh khỏe mạnh nếu đang bú mẹ hoàn toàn, không ăn thêm thức ăn nào khác sẽ đi ngoài 5 – 7 lần/ngày, phân đôi khi có nước, hoa cà, hoa cải. Khi trẻ lớn, đường tiêu hóa sẽ tự điều chỉnh và số lần đi ngoài sẽ ít đi. Trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài thì số lần đi ngoài còn ít hơn. Như vậy nếu con bạn có ăn sữa ngoài mà đi trên 10 lần/ngày thì có khả năng bé không phù hợp với sữa đang dùng hoặc do cách vệ sinh bình sữa núm vú chưa phù hợp. Sau khi cho bé bú, bạn cần phải rửa ngay bình sữa núm vú bằng dung dịch rửa bình sữa. Trước khi pha sữa, phải luộc bình sữa núm vú trong nước sôi và khi nước đã sôi phải để lửa tiếp tục thêm ít nhất 5 phút mới tắt bếp hoặc dùng nồi tiệt trùng bình sữa núm vú bằng điện. Nếu bé không phù hợp với sữa đang dùng thì bạn phải đổi sang sữa khác. Nếu tình trạng đi ngoài vẫn nhiều lần và có kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như ói sữa, sốt, phân có đờm máu, bú kém thì bạn cần đưa bé đi khám bệnh.
Chúc bé mau khỏi bệnh.
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần lúc xanh lét, lúc màu vàng, có nhầy, bụng sôi liên tục hay đánh rắm
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Cháu nhà em được gần 2 tháng tuổi. Ban đầu cháu đi ngoài hơn chục lần, có lần toàn nước vàng. Em cho đi khám bác sĩ cho cháu uống men tiêu hóa, số lần đi giảm còn 1 nửa nhưng phân cháu có lúc xanh lét, lúc khác thì màu vàng có thêm chất nhầy. Bụng cháu sôi liên tục,cháu cũng hay đánh rắm, mỗi lần như vậy cháu lại són 1 ít. Khám thì bác sĩ chỉ cho uống men tiêu hóa. Em lo quá, không biết bệnh cháu thế nào, có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Tiêu chảy là khi đi ngoài phân lỏng, tóe nước từ 3 lần trong ngày trở lên. Cháu bị đi ngoài mỗi ngày hơn 10 lần và sau đó giảm xuống còn 5 lần nhưng vẫn chưa hết tiêu chảy. Nếu hiện tượng tiêu chảy không cầm lại, cơ thể trẻ sẽ bị mất nước và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân của hiện tượng tiêu chảy này, có thể là do một tình trạng loạn khuẩn đường ruột hoặc do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Để chẩn đoán thì cần lấy bệnh phẩm phân để làm xét nghiệm, tìm vi khuẩn gây bệnh. Nếu tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột thì chữa trị bằng men tiêu hóa sẽ có hiệu quả rất tốt. Nếu tiêu chảy do vi khuẩn thì cần phải chữa trị bằng kháng sinh đường ruột và có thể kết hợp thêm với men tiêu hóa để tái lập lại hệ vi khuẩn chí của đường ruột.
Vì vậy, nếu số lần tiêu chảy trong ngày của trẻ không giảm dần hoặc trẻ có các dấu hiệu trẻ bỏ bú, li bì, khó đánh thức, mắt trũng, khi véo da, nếp véo da mất chậm trên 3 giây thì đó là các dấu hiệu mất nước nặng và bạn cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay. Vì khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước nên bạn cần phải cho trẻ bú tích cực hơn bình thường.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nên thụt hậu môn nhiều lần?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho vợ chồng em hỏi, bé nhà em mới được 22 ngày tuổi. Mấy ngày trước em thấy bụng bé cứ căng căng lên, nhưng bé vẫn bú mẹ bình thường, không ho không sốt gì cả, vẫn đi tiểu bình thường. Nhưng bé ăn vào hay bị nôn trớ và em cảm thấy bé nhà em đại tiện ít hơn. Em lo quá mới đưa bé đi khám và bác sĩ bảo bé nhà em bị đầy hơi chướng bụng, bảo người nhà đi mua thụt hậu môn nước về thụt. Em mua về thụt cho bé, chưa đầy 5 phút bé đại tiện ra 1 bãi toàn phân. Phân bé không vón cục hay nhiều nước mà bình thường. Em cảm thấy bụng bé mềm hẳn và không căng nữa. Nhưng 2 hôm nay em lại thấy bụng bé căng như vậy, cả ngày bé không đại tiện lần nào. Đến nửa đêm em định thụt lại lần nữa thì thấy bé đi được 1 ít. Em sợ thụt nhiều tác động đến đường tiêu hóa bé nên em không dám thụt nữa. Giờ em lo quá. Bé vẫn bú tốt và đi tiểu bình thường, chỉ bụng căng chướng lên thôi. Thưa bác sĩ, bé nhà em như vậy có đáng lo không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Ở trẻ sơ sinh, số lần đi ngoài của trẻ có khác nhau, trẻ có thể đi ngoài một vài lần trên ngày, hoặc 1-2 lần/tuần được coi là bình thường nếu đi ngoài phân mềm không có khó khăn. Bé có thể bị chướng bụng nếu bạn cho bé bú bình, bé sẽ nuốt phải không khí, hoặc trẻ bú vú mẹ nhưng ngậm không chặt, miệng không kín dẫn đến bú không đủ sữa và nuốt phải không khí bên ngoài. Trẻ háu ăn cũng dễ nuốt phải không khí hơn. Khóc nhiều cũng là nguyên nhân khiến trẻ đầy bụng do trẻ nuốt không khí trong khi khóc. Nuốt phải không khí là nguyên nhân chủ yếu gây đầy bụng ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh thường, cơ thành bụng còn yếu nên rặn đi ngoài chưa tốt. tuy nhiên trẻ ít khi có tác bón nếu trẻ vẫn bú mẹ đầy đủ. Bạn không nên sử dụng thuốc thụt cho bé nhiều lần, chỉ sử dụng thuốc thụt khi bé thực sự bị táo bón (trẻ đi ngoài khó khăn, thường hay kêu khóc khi đi ngoài, người thường ưỡn lên trợ giúp cho việc rặn do các cơ thành bụng của trẻ còn yếu).
Để tránh bé bị đầy hơi, là nguyên nhân gây nên nôn trớ, sau mỗi cữ bú bạn cân bế trẻ cao đầu, có thể vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé để giúp hơi trong ổ bụng được thoát ra ngoài dễ dàng. Bạn cũng có thể xoa bụng cho bé, xoa dọc theo khung đại tràng và theo chiều kim đồng hồ, việc xoa bụng cho bé có tác dụng hỗ trợ làm tăng nhu động ruột, tránh táo bón. Xoa bụng nên thực hiện ngày 1-2 lần cách xa các cữ bú. Bạn cũng có thể áp dụng cách dân gian là lấy tỏi đã nướng chín, quấn vào khăn mỏng để tránh gây bỏng da cho bé và để trên rốn bé trong vòng 15 phút để chữa đầy bụng. Nếu những cách trên chưa hiệu quả, bé vẫn thường xuyên nôn trớ, đầy bụng bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ.
Chúc gia đình mạnh khỏe!
Trẻ sơ sinh chướng bụng và hay bị trớ chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ, bé nhà tôi được 22 ngày tuổi. Cháu vẫn bú mẹ bình thường, nhưng bụng cháu căng và hay bị trớ. Cháu vẫn ăn uống bình thường, đi vệ sinh và đánh rắm bình thường. Bác sĩ cho tôi hỏi cháu bị sao và giải quyết như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Trẻ em hay bị trớ nhất là khi bú no do tư thế của dạ dày còn đứng thẳng, chưa tạo thành góc gấp và phình hơi phía trên của dạ dày. Bạn không thấy gì phải lo lắng, nhưng cũng phải chú ý các dấu hiệu kèm theo để phân biệt giữa nôn và trớ (miền Nam gọi là ói):
Nôn là hiện tượng bệnh lý của nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, thần kinh, điển hình nhất là do kém hấp thu. Khi nôn cơ bụng bé co thắt, ói xong mặt bé hơi tái, mệt mỏi, một lúc sau mới trở lại hồng hào.
Ngược lại, trớ là hiện tượng sinh lý, thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi ăn quá no hoặc quá nhanh, bé sẽ bị trớ. Khi trớ đồ ăn sẽ phun ra thành vòi, cảm giác rất dễ dàng chứ không cần phải gắng sức. Tuy nhiên, khi trớ xong trẻ rất bình thường, không hề có dấu hiệu mệt mỏi, thậm chí lại có thể ăn tiếp đồ ăn còn dang dở.
Bạn cần phân biệt thật kỹ để biết con mình đang bình thường hay bất thường. Cách xử lý tình trạng này là bạn không nên cho trẻ bú quá no, mà cho bú thành nhiều bữa, không nên cho bé bú ở tư thế mẹ nằm; vì trẻ con có khi phàm ăn bú no đến đầy dạ dày, có khi thức ăn còn chứa tới tận thực quản nó mới thôi bú làm cho rât dễ bị trớ. Đồng thời khi bú xong phải giữ nguyên tư thế đang bú một khoảng 15 phút để cho sữa tiêu bớt mới đặt trẻ nằm hoặc thay đổi tư thế khác.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, vãi phân thường xuyên phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Meo meo
Chào bác sĩ.
Bác sĩ giải đáp giúp tôi cháu nhà tôi được 22 ngày bụng cháu khi bú lẫn khi ngủ đều sôi ùng ục. Cháu đi ngoài trên dưới chục lần một ngày. Khi dướn cũng vãi phân đánh hơi cũng ra. Phân cháu đi hoa cà hoa cải có khi chỉ ít nước vàng không, như con tôi có phải bị đi ngoài không? Do tôi đẻ mổ lên ít sữa cháu phải ăn sữa ngoài. Còn tôi sợ cháu bi đi ngoài lên chỉ ăn cơm với thịt rang mà cháu vẫn không đỡ tôi có cho cháu uống lá cây chữa đi ỉa cháu có đỡ tí xíu. Cháu còn non tôi sợ nên không dám cho uống nhiều. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Bình thường trẻ sơ sinh khỏe mạnh nếu đang bú mẹ hoàn toàn, không ăn thêm thức ăn nào khác sẽ đi ngoài 5 – 7 lần/ngày, phân đôi khi có nước, hoa cà, hoa cải. Khi trẻ lớn, đường tiêu hóa sẽ tự điều chỉnh và số lần đi ngoài sẽ ít đi. Trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài thì số lần đi ngoài còn ít hơn. Như vậy nếu con bạn có ăn sữa ngoài mà đi trên 10 lần/ngày thì có khả năng bé không phù hợp với sữa đang dùng hoặc do cách vệ sinh bình sữa núm vú chưa phù hợp. Sau khi cho bé bú, bạn cần phải rửa ngay bình sữa núm vú bằng dung dịch rửa bình sữa. Trước khi pha sữa, phải luộc bình sữa núm vú trong nước sôi và khi nước đã sôi phải để lửa tiếp tục thêm ít nhất 5 phút mới tắt bếp hoặc dùng nồi tiệt trùng bình sữa núm vú bằng điện. Nếu bé không phù hợp với sữa đang dùng thì bạn phải đổi sang sữa khác. Nếu tình trạng đi ngoài vẫn nhiều lần và có kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như ói sữa, sốt, phân có đờm máu, bú kém thì bạn cần đưa bé đi khám bệnh.
Chúc bé mau khỏi bệnh.
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần lúc xanh lét, lúc màu vàng, có nhầy, bụng sôi liên tục hay đánh rắm
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Cháu nhà em được gần 2 tháng tuổi. Ban đầu cháu đi ngoài hơn chục lần, có lần toàn nước vàng. Em cho đi khám bác sĩ cho cháu uống men tiêu hóa, số lần đi giảm còn 1 nửa nhưng phân cháu có lúc xanh lét, lúc khác thì màu vàng có thêm chất nhầy. Bụng cháu sôi liên tục,cháu cũng hay đánh rắm, mỗi lần như vậy cháu lại són 1 ít. Khám thì bác sĩ chỉ cho uống men tiêu hóa. Em lo quá, không biết bệnh cháu thế nào, có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Tiêu chảy là khi đi ngoài phân lỏng, tóe nước từ 3 lần trong ngày trở lên. Cháu bị đi ngoài mỗi ngày hơn 10 lần và sau đó giảm xuống còn 5 lần nhưng vẫn chưa hết tiêu chảy. Nếu hiện tượng tiêu chảy không cầm lại, cơ thể trẻ sẽ bị mất nước và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân của hiện tượng tiêu chảy này, có thể là do một tình trạng loạn khuẩn đường ruột hoặc do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Để chẩn đoán thì cần lấy bệnh phẩm phân để làm xét nghiệm, tìm vi khuẩn gây bệnh. Nếu tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột thì chữa trị bằng men tiêu hóa sẽ có hiệu quả rất tốt. Nếu tiêu chảy do vi khuẩn thì cần phải chữa trị bằng kháng sinh đường ruột và có thể kết hợp thêm với men tiêu hóa để tái lập lại hệ vi khuẩn chí của đường ruột.
Vì vậy, nếu số lần tiêu chảy trong ngày của trẻ không giảm dần hoặc trẻ có các dấu hiệu trẻ bỏ bú, li bì, khó đánh thức, mắt trũng, khi véo da, nếp véo da mất chậm trên 3 giây thì đó là các dấu hiệu mất nước nặng và bạn cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay. Vì khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước nên bạn cần phải cho trẻ bú tích cực hơn bình thường.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nên thụt hậu môn nhiều lần?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho vợ chồng em hỏi, bé nhà em mới được 22 ngày tuổi. Mấy ngày trước em thấy bụng bé cứ căng căng lên, nhưng bé vẫn bú mẹ bình thường, không ho không sốt gì cả, vẫn đi tiểu bình thường. Nhưng bé ăn vào hay bị nôn trớ và em cảm thấy bé nhà em đại tiện ít hơn. Em lo quá mới đưa bé đi khám và bác sĩ bảo bé nhà em bị đầy hơi chướng bụng, bảo người nhà đi mua thụt hậu môn nước về thụt. Em mua về thụt cho bé, chưa đầy 5 phút bé đại tiện ra 1 bãi toàn phân. Phân bé không vón cục hay nhiều nước mà bình thường. Em cảm thấy bụng bé mềm hẳn và không căng nữa. Nhưng 2 hôm nay em lại thấy bụng bé căng như vậy, cả ngày bé không đại tiện lần nào. Đến nửa đêm em định thụt lại lần nữa thì thấy bé đi được 1 ít. Em sợ thụt nhiều tác động đến đường tiêu hóa bé nên em không dám thụt nữa. Giờ em lo quá. Bé vẫn bú tốt và đi tiểu bình thường, chỉ bụng căng chướng lên thôi. Thưa bác sĩ, bé nhà em như vậy có đáng lo không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Ở trẻ sơ sinh, số lần đi ngoài của trẻ có khác nhau, trẻ có thể đi ngoài một vài lần trên ngày, hoặc 1-2 lần/tuần được coi là bình thường nếu đi ngoài phân mềm không có khó khăn. Bé có thể bị chướng bụng nếu bạn cho bé bú bình, bé sẽ nuốt phải không khí, hoặc trẻ bú vú mẹ nhưng ngậm không chặt, miệng không kín dẫn đến bú không đủ sữa và nuốt phải không khí bên ngoài. Trẻ háu ăn cũng dễ nuốt phải không khí hơn. Khóc nhiều cũng là nguyên nhân khiến trẻ đầy bụng do trẻ nuốt không khí trong khi khóc. Nuốt phải không khí là nguyên nhân chủ yếu gây đầy bụng ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh thường, cơ thành bụng còn yếu nên rặn đi ngoài chưa tốt. tuy nhiên trẻ ít khi có tác bón nếu trẻ vẫn bú mẹ đầy đủ. Bạn không nên sử dụng thuốc thụt cho bé nhiều lần, chỉ sử dụng thuốc thụt khi bé thực sự bị táo bón (trẻ đi ngoài khó khăn, thường hay kêu khóc khi đi ngoài, người thường ưỡn lên trợ giúp cho việc rặn do các cơ thành bụng của trẻ còn yếu).
Để tránh bé bị đầy hơi, là nguyên nhân gây nên nôn trớ, sau mỗi cữ bú bạn cân bế trẻ cao đầu, có thể vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé để giúp hơi trong ổ bụng được thoát ra ngoài dễ dàng. Bạn cũng có thể xoa bụng cho bé, xoa dọc theo khung đại tràng và theo chiều kim đồng hồ, việc xoa bụng cho bé có tác dụng hỗ trợ làm tăng nhu động ruột, tránh táo bón. Xoa bụng nên thực hiện ngày 1-2 lần cách xa các cữ bú. Bạn cũng có thể áp dụng cách dân gian là lấy tỏi đã nướng chín, quấn vào khăn mỏng để tránh gây bỏng da cho bé và để trên rốn bé trong vòng 15 phút để chữa đầy bụng. Nếu những cách trên chưa hiệu quả, bé vẫn thường xuyên nôn trớ, đầy bụng bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ.
Chúc gia đình mạnh khỏe!
Theo ViCare