Chữa đau tủy xương có thể phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Những lí giải dưới đây sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ về cách đẩy lùi căn bệnh này.
Bị đau chân và khớp phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Choie Jonson
Chào bác sĩ!
Bà tôi năm nay 76 tuổi, bà thường đau chân và khớp vậy có nên đi khám không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh
Chào bạn.
Đau chân và khớp của bà là triệu chứng thường xảy ra đối với người cao tuổi, thường liên quan đến bệnh thoái hóa khớp hay hư khớp gây ra. Bà không chỉ bị đau khớp mà có thể con bị sưng tấy các khớp và bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể, thậm chí các khớp viêm còn gây sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.
Nguyên nhân là do ở người cao tuổi, khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần, sụn mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, sự chịu lực, chất dịch giảm nhiều; có thể do bà bị loãng xương; một số người lao động nặng và từng gặp các chấn thương như bị va vấp, ngã, tai nạn giao thông thì triệu chứng đau nhiều hơn. Lâu dần, bà của bạn sẽ bị khô khớp rồi dần dần dẫn đến chứng thoái hóa khớp nếu không có biện pháp làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Để xác định bệnh loãng xương, nếu có điều kiện, bạn cần đưa bà đi khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ cho bà bạn làm một số xét nghiệm để phát hiện bệnh loãng xương và theo dõi tiến triển của bệnh, trong điều kiện hiện nay có thể làm 2 xét nghiệm: Chụp X-quang xương sống và xương tay chân. Đây là xét nghiệm rẻ tiền và dễ thực hiện ở cơ sở y tế nào cũng có. Nhưng có hạn chế là khi thấy được loãng xương trên phim X-quang thì bệnh đã trong giai đoạn muộn xương đã bị mất khá nhiều. Xét nghiệm đo mật độ xương giúp đánh giá được khối lượng xương có thể phát hiện loãng xương sớm hơn. Bạn nên đưa bà đến khoa Xương Khớp của bệnh viện để được các bác sĩ giải đáp, khám, chữa trị uống thuốc phù hợp với thể trạng của bà.
Chúc bạn hạnh phúc!
Nhức xương về đêm là bị bệnh gì, có phải đi kiểm tra loãng xương không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 23 tuổi. Hai tuần gần đây đêm đi ngủ cháu bị đau nhức buốt xương bả vai (khi nằm nghiêng), nhức ống đồng như có con gì đó ở trong cắn vậy. Mỏi tay rồi đùi, nhức mắt cá chân (cháu nghĩ do ngày xưa bị trẹo chân giờ trời lạnh nên bị đau). Và bình thường khi đi ngủ nằm xuống, xương hông đều nhức và kêu rắc rắc.
Cháu ngủ cùng em gái, dạo này thấy em ấy kêu là đêm nào cháu cũng trở mình liên tục (vật mạnh như người say rượu). Trước đây hồi lớp 8 cháu cũng 1 lần bị nhức ở các khớp xương nhưng sau đó cháu cao vọt lên gần 7-8cm sau 2 tháng hè. Hiện tại cháu vẫn đi học, không làm việc nặng hay vất vả gì cả. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp cháu là cháu bị bệnh gì? Cháu có nên đi kiểm tra loãng xương ngay không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Theo các triệu chứng bạn mô tả, bạn có thể bị chứng đau nhức toàn thân. Đau nhức toàn thân cơ thể (đau mỏi vai gáy, cơ bắp, đau lưng…) là chứng bệnh khiến chúng ta mệt mỏi và thậm chí mất ăn mất ngủ, dẫn đến việc sức khỏe ngày càng suy giảm gây tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức toàn thân:
Do sự chậm trễ dẫn truyền các tín hiệu trong các tế bào cơ trong lúc cơ bắp hoạt động quá căng thẳng (xảy ra ở cả những người làm việc thụ động cơ bắp như ngồi lâu trước máy tính, làm việc bàn giấy trong khoảng thời gian quá lâu, tạo ra sự uể oải, nhức mỏi vai, lưng; hoặc cơ bắp hoạt động quá nhiều).
Đau nhức toàn thân có thể xảy ra do sự rối loạn, làm việc bất thường của hệ thống thần kinh, nội tiết, cơ quan điều khiển và chi phối tất cả hoạt động về thể chất và tinh thần của cơ thể chúng ta.
Ngoài ra còn do một số lí do bệnh lí như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, đau thần kinh ngoại biên, nhược cơ, đau xơ cơ, phong tê thấp hay đau mỏi do thay đổi thời tiết… cũng gây đau, nhức mỏi cơ thể.
Bệnh gây đau ở nhiều chỗ, gần như chẳng chỗ nào không đau: đau khắp thân người, đau tay, đau chân, đau cả cột sống. Cái đau cảm thấy trên da trong bắp thịt, gân, xương. Nhiều điểm trên cơ thể người bệnh (gáy, cổ, vai, lưng, xương sườn, khuỷu tay, hông, đùi, đầu gối) đau thốn khi được ấn sờ trong lúc bác sĩ thăm khám. Tình trạng đau thất thường, nay chỗ này mai chỗ khác, khi nhiều khi ít. Đau tăng thêm vào những lúc trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, hoạt động nhiều hơn bình thường, khi tinh thần căng thẳng, ngủ không ngon giấc, và lúc có kinh. Người bệnh thường thấy cứng người vào buổi sáng hoặc sau khi nằm, ngồi yên ở một vị thế hơi lâu. Vùng đau nhức như sưng lên, tuy thực sự, không có dấu chứng sưng phù ở vùng đau nhức.
Để xử lý tình trạng này bạn cần:
Duy trì một chế độ ǎn uống sinh hoạt hợp lý.
Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng.
Tập thể dục thường xuyên, không quá sức, áp dụng các bài tập tǎng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh cho cơ thể.
Bổ sung Vitamin và khoáng chất cho cơ thể (Vitamin D, B1 , Canxi, Magie…).
Đặc biệt, cần chữa trị sớm các bệnh lí như đã nêu ở trên (nếu có).
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
Bị bệnh gai đôi cột sống và trượt cột sống có nên uống canxi không?
Câu hỏi bởi: 989371471
Thưa Bác sĩ! Em năm nay 28 tuổi vừa qua em bị đau lưng đi kiểm tra thì bị gai đôi cột sống. Và mẹ của em thời gian vừa qua cũng mới đi mổ vì bị trượt cột sống và ghép đĩa đệm. 2 mẹ con em có thể uống bổ sung thuốc Canxi Corbie được không ạ? em cảm ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em,
Thuốc Canxi Corbie có tác dụng bổ sung can xi, được chỉ định cho những người bị loãng xương, hạ canxi huyết, trẻ em còi xương, những người có chế độ ăn không đủ canxi. Nếu em và mẹ em không bị loãng xương thì việc uống Canxi Corbie không thấy tác dụng gì, chưa kể việc thừa canxi có thể gây ra những tác dụng phụ như sỏi thận rất nguy hiểm. Do đó nếu muốn dùng thì em và mẹ cần hỏi ý kiến Bác sĩ đang chữa trị để được giải đáp liều dùng thích hợp.
Chúc sức khỏe em và cả gia đình!
Hỏi về đau khớp gối
Câu hỏi bởi: thanhha
Chào Bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ, tôi là nữ, 23 tuổi. Thỉnh thoảng tôi bị đau mỏi xương đầu gối phải, mỏi không muốn hoạt động. Mỗi lần đau kéo dài 3,4 ngày. Tôi bị đã 3 tháng. Liệu tôi có mắc bệnh gì không? Có cần phải đi khám không?
Cám ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Nhức mỏi khớp là tình trạng khá hay gặp, có thể xảy ra ở một số vị trí khớp như gối, cột sống cổ, cột sống thắt lưng hay nhức mỏi các xương dài như xương đùi, cẳng chân, cánh tay, cẳng tay, trong đó khớp gối rất phổ biến vì khớp này luôn phải chịu căng để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Thông thường người bệnh cảm thấy nhức mỏi, buồn bực, tê nhức ở khớp nhưng đau có vẻ mơ hồ, không thấy điểm đau rõ ràng, không thấy các biểu hiện sưng, nóng, đỏ ở khớp. Chứng bệnh này hay gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới, phụ nữ sau sinh đẻ, đang cho con bú, người già, người mới ốm dậy, những người làm việc văn phòng ít vận động hoặc sau khi vận động nhiều hơn lượng vận động bình thường hàng ngày trước đó. Tình trạng đau mỏi này có thể liên quan tới nhiều yếu tố như thay đổi nội tiết, thay đổi thời tiết, bệnh loãng xương, thiếu một số chất cần thiết như canxi, vitamin nhóm B…
Tuy nhiên, một số ít người có thể ban đầu khởi phát đau mỏi, buồn bực khó chịu, về sau các biểu hiện rõ ràng hơn thành một số bệnh xương khớp thật sự như thoái hóa, loãng xương, viêm xương, viêm khớp hay u xương… Nhìn chung, ban đầu bạn có thể thử chữa trị bằng các biện pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, chườm mát hay chườm nóng; thay đổi chế độ vận động một cách hợp lý; bổ sung canxi, vitamin. Có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như bôi tại chỗ thuốc giảm đau như mỡ salisylate, mỡ diclofenac, uống paracetamol 1-2g/ngày hoặc thuốc chống viêm giảm đau như diclofenac, meloxicam… trong 3-5 ngày (chú ý thuốc này cần thận trọng với những người mắc bệnh gan, thận, dạ dày…). Nếu không đỡ thì bạn nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để xác định chẩn đoán và chữa trị thích hợp.
Chúc bạn khỏe!
Tư vấn đau mỏi cổ, đau nửa đầu
Câu hỏi bởi: chũn yêu
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi, là nữ giới. Gần đây cháu hay bị đau mỏi cổ và hay bị đau nặng vùng nửa sau đầu. Xin hỏi không biết cháu có bị sao không?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Với biểu hiện mà cháu kể bác trao đổi với cháu như sau: ở Việt Nam tỷ lệ phụ nữ thiếu canxi trong cơ thể rất cao và cao hơn nam giới rất nhiều. Cơ thể thiếu canxi gây lên loãng xương và thoái hóa khớp, phần lớn bị thoái hóa đó là đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Thoái hóa đốt sống cổ giây lên đau mỏi vùng cổ vai gáy, đôi khi còn đau tê dọc xuống cánh tay hoặc gây thiếu náu lên não sinh đau đầu và rối loạn tiền đình nữa. Thoái hóa đốt sống cổ hay gặp ở lứa tuổi trung niên đôi khi cũng gặp ở lứa tuổi trẻ hơn. Cháu nên đi khám bệnh và xin chụp phin đốt sống cổ xem có bị thoái hóa đốt nào không nhé và từ đó bác sĩ sẽ có hướng chữa trị hiệu quả cho cháu.
Chúc cháu mau lành bệnh!
Bị đau chân và khớp phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Choie Jonson
Chào bác sĩ!
Bà tôi năm nay 76 tuổi, bà thường đau chân và khớp vậy có nên đi khám không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh
Chào bạn.
Đau chân và khớp của bà là triệu chứng thường xảy ra đối với người cao tuổi, thường liên quan đến bệnh thoái hóa khớp hay hư khớp gây ra. Bà không chỉ bị đau khớp mà có thể con bị sưng tấy các khớp và bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể, thậm chí các khớp viêm còn gây sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.
Nguyên nhân là do ở người cao tuổi, khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần, sụn mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, sự chịu lực, chất dịch giảm nhiều; có thể do bà bị loãng xương; một số người lao động nặng và từng gặp các chấn thương như bị va vấp, ngã, tai nạn giao thông thì triệu chứng đau nhiều hơn. Lâu dần, bà của bạn sẽ bị khô khớp rồi dần dần dẫn đến chứng thoái hóa khớp nếu không có biện pháp làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Để xác định bệnh loãng xương, nếu có điều kiện, bạn cần đưa bà đi khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ cho bà bạn làm một số xét nghiệm để phát hiện bệnh loãng xương và theo dõi tiến triển của bệnh, trong điều kiện hiện nay có thể làm 2 xét nghiệm: Chụp X-quang xương sống và xương tay chân. Đây là xét nghiệm rẻ tiền và dễ thực hiện ở cơ sở y tế nào cũng có. Nhưng có hạn chế là khi thấy được loãng xương trên phim X-quang thì bệnh đã trong giai đoạn muộn xương đã bị mất khá nhiều. Xét nghiệm đo mật độ xương giúp đánh giá được khối lượng xương có thể phát hiện loãng xương sớm hơn. Bạn nên đưa bà đến khoa Xương Khớp của bệnh viện để được các bác sĩ giải đáp, khám, chữa trị uống thuốc phù hợp với thể trạng của bà.
Chúc bạn hạnh phúc!
Nhức xương về đêm là bị bệnh gì, có phải đi kiểm tra loãng xương không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 23 tuổi. Hai tuần gần đây đêm đi ngủ cháu bị đau nhức buốt xương bả vai (khi nằm nghiêng), nhức ống đồng như có con gì đó ở trong cắn vậy. Mỏi tay rồi đùi, nhức mắt cá chân (cháu nghĩ do ngày xưa bị trẹo chân giờ trời lạnh nên bị đau). Và bình thường khi đi ngủ nằm xuống, xương hông đều nhức và kêu rắc rắc.
Cháu ngủ cùng em gái, dạo này thấy em ấy kêu là đêm nào cháu cũng trở mình liên tục (vật mạnh như người say rượu). Trước đây hồi lớp 8 cháu cũng 1 lần bị nhức ở các khớp xương nhưng sau đó cháu cao vọt lên gần 7-8cm sau 2 tháng hè. Hiện tại cháu vẫn đi học, không làm việc nặng hay vất vả gì cả. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp cháu là cháu bị bệnh gì? Cháu có nên đi kiểm tra loãng xương ngay không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Theo các triệu chứng bạn mô tả, bạn có thể bị chứng đau nhức toàn thân. Đau nhức toàn thân cơ thể (đau mỏi vai gáy, cơ bắp, đau lưng…) là chứng bệnh khiến chúng ta mệt mỏi và thậm chí mất ăn mất ngủ, dẫn đến việc sức khỏe ngày càng suy giảm gây tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức toàn thân:
Do sự chậm trễ dẫn truyền các tín hiệu trong các tế bào cơ trong lúc cơ bắp hoạt động quá căng thẳng (xảy ra ở cả những người làm việc thụ động cơ bắp như ngồi lâu trước máy tính, làm việc bàn giấy trong khoảng thời gian quá lâu, tạo ra sự uể oải, nhức mỏi vai, lưng; hoặc cơ bắp hoạt động quá nhiều).
Đau nhức toàn thân có thể xảy ra do sự rối loạn, làm việc bất thường của hệ thống thần kinh, nội tiết, cơ quan điều khiển và chi phối tất cả hoạt động về thể chất và tinh thần của cơ thể chúng ta.
Ngoài ra còn do một số lí do bệnh lí như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, đau thần kinh ngoại biên, nhược cơ, đau xơ cơ, phong tê thấp hay đau mỏi do thay đổi thời tiết… cũng gây đau, nhức mỏi cơ thể.
Bệnh gây đau ở nhiều chỗ, gần như chẳng chỗ nào không đau: đau khắp thân người, đau tay, đau chân, đau cả cột sống. Cái đau cảm thấy trên da trong bắp thịt, gân, xương. Nhiều điểm trên cơ thể người bệnh (gáy, cổ, vai, lưng, xương sườn, khuỷu tay, hông, đùi, đầu gối) đau thốn khi được ấn sờ trong lúc bác sĩ thăm khám. Tình trạng đau thất thường, nay chỗ này mai chỗ khác, khi nhiều khi ít. Đau tăng thêm vào những lúc trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, hoạt động nhiều hơn bình thường, khi tinh thần căng thẳng, ngủ không ngon giấc, và lúc có kinh. Người bệnh thường thấy cứng người vào buổi sáng hoặc sau khi nằm, ngồi yên ở một vị thế hơi lâu. Vùng đau nhức như sưng lên, tuy thực sự, không có dấu chứng sưng phù ở vùng đau nhức.
Để xử lý tình trạng này bạn cần:
Duy trì một chế độ ǎn uống sinh hoạt hợp lý.
Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng.
Tập thể dục thường xuyên, không quá sức, áp dụng các bài tập tǎng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh cho cơ thể.
Bổ sung Vitamin và khoáng chất cho cơ thể (Vitamin D, B1 , Canxi, Magie…).
Đặc biệt, cần chữa trị sớm các bệnh lí như đã nêu ở trên (nếu có).
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
Bị bệnh gai đôi cột sống và trượt cột sống có nên uống canxi không?
Câu hỏi bởi: 989371471
Thưa Bác sĩ! Em năm nay 28 tuổi vừa qua em bị đau lưng đi kiểm tra thì bị gai đôi cột sống. Và mẹ của em thời gian vừa qua cũng mới đi mổ vì bị trượt cột sống và ghép đĩa đệm. 2 mẹ con em có thể uống bổ sung thuốc Canxi Corbie được không ạ? em cảm ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em,
Thuốc Canxi Corbie có tác dụng bổ sung can xi, được chỉ định cho những người bị loãng xương, hạ canxi huyết, trẻ em còi xương, những người có chế độ ăn không đủ canxi. Nếu em và mẹ em không bị loãng xương thì việc uống Canxi Corbie không thấy tác dụng gì, chưa kể việc thừa canxi có thể gây ra những tác dụng phụ như sỏi thận rất nguy hiểm. Do đó nếu muốn dùng thì em và mẹ cần hỏi ý kiến Bác sĩ đang chữa trị để được giải đáp liều dùng thích hợp.
Chúc sức khỏe em và cả gia đình!
Hỏi về đau khớp gối
Câu hỏi bởi: thanhha
Chào Bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ, tôi là nữ, 23 tuổi. Thỉnh thoảng tôi bị đau mỏi xương đầu gối phải, mỏi không muốn hoạt động. Mỗi lần đau kéo dài 3,4 ngày. Tôi bị đã 3 tháng. Liệu tôi có mắc bệnh gì không? Có cần phải đi khám không?
Cám ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Nhức mỏi khớp là tình trạng khá hay gặp, có thể xảy ra ở một số vị trí khớp như gối, cột sống cổ, cột sống thắt lưng hay nhức mỏi các xương dài như xương đùi, cẳng chân, cánh tay, cẳng tay, trong đó khớp gối rất phổ biến vì khớp này luôn phải chịu căng để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Thông thường người bệnh cảm thấy nhức mỏi, buồn bực, tê nhức ở khớp nhưng đau có vẻ mơ hồ, không thấy điểm đau rõ ràng, không thấy các biểu hiện sưng, nóng, đỏ ở khớp. Chứng bệnh này hay gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới, phụ nữ sau sinh đẻ, đang cho con bú, người già, người mới ốm dậy, những người làm việc văn phòng ít vận động hoặc sau khi vận động nhiều hơn lượng vận động bình thường hàng ngày trước đó. Tình trạng đau mỏi này có thể liên quan tới nhiều yếu tố như thay đổi nội tiết, thay đổi thời tiết, bệnh loãng xương, thiếu một số chất cần thiết như canxi, vitamin nhóm B…
Tuy nhiên, một số ít người có thể ban đầu khởi phát đau mỏi, buồn bực khó chịu, về sau các biểu hiện rõ ràng hơn thành một số bệnh xương khớp thật sự như thoái hóa, loãng xương, viêm xương, viêm khớp hay u xương… Nhìn chung, ban đầu bạn có thể thử chữa trị bằng các biện pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, chườm mát hay chườm nóng; thay đổi chế độ vận động một cách hợp lý; bổ sung canxi, vitamin. Có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như bôi tại chỗ thuốc giảm đau như mỡ salisylate, mỡ diclofenac, uống paracetamol 1-2g/ngày hoặc thuốc chống viêm giảm đau như diclofenac, meloxicam… trong 3-5 ngày (chú ý thuốc này cần thận trọng với những người mắc bệnh gan, thận, dạ dày…). Nếu không đỡ thì bạn nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để xác định chẩn đoán và chữa trị thích hợp.
Chúc bạn khỏe!
Tư vấn đau mỏi cổ, đau nửa đầu
Câu hỏi bởi: chũn yêu
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi, là nữ giới. Gần đây cháu hay bị đau mỏi cổ và hay bị đau nặng vùng nửa sau đầu. Xin hỏi không biết cháu có bị sao không?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Với biểu hiện mà cháu kể bác trao đổi với cháu như sau: ở Việt Nam tỷ lệ phụ nữ thiếu canxi trong cơ thể rất cao và cao hơn nam giới rất nhiều. Cơ thể thiếu canxi gây lên loãng xương và thoái hóa khớp, phần lớn bị thoái hóa đó là đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Thoái hóa đốt sống cổ giây lên đau mỏi vùng cổ vai gáy, đôi khi còn đau tê dọc xuống cánh tay hoặc gây thiếu náu lên não sinh đau đầu và rối loạn tiền đình nữa. Thoái hóa đốt sống cổ hay gặp ở lứa tuổi trung niên đôi khi cũng gặp ở lứa tuổi trẻ hơn. Cháu nên đi khám bệnh và xin chụp phin đốt sống cổ xem có bị thoái hóa đốt nào không nhé và từ đó bác sĩ sẽ có hướng chữa trị hiệu quả cho cháu.
Chúc cháu mau lành bệnh!
Theo ViCare