Thắc mắc thường gặp xung quanh vấn đề về họng ở nữ giới


4,226
1
1
Xu
53
Các vấn đề về họng thường ít khi phân biệt giới tính. Nó xảy ra ở cả hai đối tượng và những thắc mắc sau đây sẽ giải đáp một số liên quan đến chị em phụ nữ.

KHOA TAI MŨI HỌNG


Câu hỏi bởi: Giấu tên

kính thưa bác sĩ !
Em là gv 34 tuổi (nữ ) cách đây 6 tháng tiếng nói của em bị khàn , em đã lên bệnh viện đại học y dược khám . bs cho em biết là phù nề giây thanh dẫn đến khàn tiếng ,không uống nước đá và giảm nói .em về uống thuốc và thực hiện đúng lời hướng dẫn trên . Giờ đây 2 tháng nghỉ hè xong .vô tựu trường em lại tiếp tục bị khi giảng bài .Mặc dù em không nói to . hể ho là khàn , nói nhiều (do bài dài ) lại bị ,em lo qua . Em đang thu xếp công việc để trở lại bệnh viện .Nhưng hiện giờ em rất lo ,em sợ phải bỏ nghề lắm .!Mong bác sĩ tư vấn giúp em ! xin chân thành cám ơn !

Bác sĩ Chử Thế Lợi


Chào bạn,

Đây là 1 bệnh nghề nghiệp (bệnh do nghề của bạn gây ra). Bạn nên đi khám lại sớm xem chỉ là phù nề dây thanh hay đã xuất hiện hạt xơ/nang dây thanh rồi nhé.Vì bệnh lý thay đổi theo thời gian. Bác sỹ chỉ khuyên bạn hạn chế nói nhất có thể, có nói, có nghỉ. Không nói dài, diễn tả nhiều, nói to hông tốt, không hát karaoke, quát tháo to.Bạn phải tự thu xếp công việc của mình, tuần giảng 1 ngày, nghỉ 1 số ngày sau đó, tùy bạn xắp xếp hợp lý cho hợp lý với thực tế của bạn. Nếu không sẽ gây tổn thương trên dây thanh, có thể bạn sẽ phải phẫu thuật dây thanh để lấy lại giọng nói trong cho bạn.
Nguyên tắc chung là như vậy, bạn phải tự thu xếp cho phù hợp với thực tế của bạn, không ai giúp bạn được.
Ngoài ra bạn có thể đến các các trung tâm thanh học ở Bệnh Viện Tai Mũi Họng để được hướng dẫn luyện giọng, sử dụng giọng nói sao cho đỡ gây tổn thương dây thanh quản.

Chúc bạn mau khỏe.

sưng cổ họng


Câu hỏi bởi: Lê kim phượng

Thữa bác sĩ. Con gái e năm nay 18 tuổi tự nhiên cổ cháu có hiện tượng phình to hơn các bạn cùng tuổi. E không biết cháu có sao không? hiện tượng đó là bệnh gì? mong bác sĩ tư vấn ạ.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em:
Hiện tượng con gái em cổ phình to hơn các bạn cùng tuổi. Vậy nên theo dõi bệnh lý của tuyến giáp trạng

Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm.

Dưới đây xin đề cập tới các bệnh thường gặp của tuyến giáp.
1- Thiểu năng hay là suy tuyến giáp trạng (hypothyroidism).
Vì một lý do nào đó, tuyến giáp trạng bị suy, không thể tiết đủ T4, mặc dù tuyến yên có tiết thật nhiều TSH, khi đó xét nghiệm máu sẽ thấy kết quả là T4 thấp và TSH tăng cao. Bệnh xảy ra tự nhiên, hoặc sau phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp… Biểu hiện suy giáp trạng khởi phát với các dấu hiệu rất mơ hồ: bệnh nhân thấy mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ giảm sút, táo bón, nhức mỏi bắp thịt, khan tiếng, phụ nữ thấy chảy máu ở âm đạo bất thường; phù nhẹ mặt và mắt, da khô, bủng; Sau khoảng vài tháng thấy mọi hoạt động thể lực và tinh thần trì trệ hẳn; ăn uống mất ngon; tóc khô và rụng nhiều; đặc biệt bệnh nhân có thể bị hôn mê đột ngột; tuyến giáp có thể to lên hoặc không to. Điều trị suy giáp trạng bệnh nhân cần phải kiên trì uống thuốc thyroxin theo chỉ định của bác sĩ, sau khoảng vài tuần, bệnh nhân sẽ bình phục, song có thể phải điều trị kéo dài suốt đời.
2- Cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism): là do tuyến tiết ra quá nhiều chất T4, với các dấu hiệu: bệnh nhân thấy tinh thần luôn căng thẳng, mất ngủ, tính tình thất thường, lúc nóng nảy hung đồ, khi thì thờ ơ lãnh đạm; tay chân run rẩy, chịu đựng thời tiết nóng kém, hay vã mồ hôi; ăn nhiều mà vẫn sút cân, suy nhược cơ thể, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, ở phụ nữ thấy kinh ra ít; mắt to và lồi dần; có khi bệnh nhân chỉ gặp các triệu chứng như sút cân, yếu mệt, buồn sầu; một số bệnh nhân khác lại thấy những triệu chứng về tim nổi trội như: loạn nhịp tim, suy tim…, tuyến giáp có thể phì to hoặc không to; xét nghiệm thấy T4, TSH trong máu tăng; chụp tuyến giáp với iod phóng xạ thấy tuyến giáp hấp thụ chất iodine nhiều hơn bình thường…
Có nhiều phương pháp điều trị cường tuyến giáp như sau:
– Nội khoa: dùng thuốc có tác dụng ức chế sự tiết chất T4 của tuyến giáp với thời gian dài từ 1-2 năm. Kết quả khoảng 30%-50% số bệnh nhân khỏi bệnh; số còn lại thường tái phát trong vòng 6 tháng kể từ sau khi ngưng thuốc. Uống iod phóng xạ: thường sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi, hay bệnh nhân đã chữa bằng thuốc uống nhưng bị tái phát. Iod phóng xạ có tác dụng ngăn sự tổng hợp chất T4 trong tuyến giáp trạng, ức chế các tế bào của tuyến giáp không thể sản sinh T4 như bình thường. Nhưng sau khi điều trị với chất phóng xạ iod, tuyến giáp sẽ bị suy, nên có khi phải dùng chất T4 để điều trị suốt đời.
– Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp trạng: chỉ dùng cho những bệnh nhân uống thuốc không hiệu quả, hay ngại điều trị bằng chất phóng xạ iod.
3- Ung thư tuyến giáp: Là bệnh ác tính của tuyến giáp với biểu hiện tuyến giáp to nhanh trong thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường vùng xung quanh; bệnh nhân kém chịu nóng, hay vã mồ hôi, luôn luôn trong trạng thái tinh thần căng thẳng, mất ngủ, tính khí thất thường; tay chân run rẩy yếu đuối; ăn nhiều mà vẫn sút cân; hoạt động mau bị mệt, hồi hộp, khó thở; phụ nữ thấy kinh ra ít. Tùy theo thể loại ung thư mà có cách điều trị khác biệt: mổ cắt bỏ khối ung thư, xạ trị, chạy điện hoặc sử dụng thuốc chống ung thư.
4- Bướu lành tuyến giáp: Là loại bệnh của tuyến giáp gặp nhiều nhất; tuyến giáp to lên hoặc nổi u nổi cục, nhưng bệnh nhân vẫn làm việc bình thường, không có dấu hiệu gì của bệnh cường hay suy tuyến giáp. Xét nghiệm máu thấy lượng T4 và TSH ở trị số bình thường. Có khi tuyến giáp cứ ngày một lớn lên rồi chèn ép các cơ quan chung quanh làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở cổ, khó thở, khó nuốt, hay ho. Có thể gặp các trường hợp bướu tuyến giáp như sau:
– Tuyến giáp to đều, không đau; tuyến to nhiều mất thẩm mỹ hoặc chèn ép khiến bệnh nhân khó thở, ho, cần phải uống thuốc thyroxine để tuyến nhỏ lại, thường sau 3-6 tháng có kết quả; song có thể phải dùng thuốc trong một thời gian dài hoặc suốt đời để tuyến không lớn lên. Nếu dùng thuốc không kết quả cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến, chỉ chừa lại một phần nhỏ để duy trì sản xuất chất thyroxine.
– Tuyến to kiểu lổn nhổn: bệnh nhân thường không có triệu chứng, không cần điều trị.
– Tuyến chỉ có một vị trí to tròn lên, còn lại cả tuyến giáp bình thường. Trường hợp này cần theo dõi và sinh thiết xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu ác tính của khối u để xử lý kịp thời.

Vậy em nên cho cháu đi khám viện nội tiết và tai mũi họng để tìm nguyên nhân.

Chúc gia đình em mạnh khỏe.

Bà bầu viem họng chữa thế nào


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em bị viêm họng hơn tuần nay, đang mang bầu nên không uống thuốc đc, mong bác sĩ tư vấn

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào em.

Nếu viêm họng nặng gây sốt em vẫn phải dùng kháng sinh, đi khám bác sĩ sẽ kê cho em loại thuốc phù hợp , nếu nhẹ em có thể súc họng nước muối đặc , ngậm chanh… em nhé.

Chúc em sức khỏe!

Cách chữa trị viêm họng hạt


Câu hỏi bởi: Nguyễn Hoài Phương

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 13 tuổi là nữ giới! Cháu bị viêm họng hạt. Bác sĩ cho cháu hỏi là làm thế nào để chữa khỏi bệnh, việc súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày có phòng được biến chứng không và cách súc miệng như thế nào? Thỉnh thoảng cháu bị viêm họng cấp thì làm thế nào để đề phòng?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Viêm họng hạt là bệnh viêm họng mãn tính. Chỉ chữa trị khi có biểu hiện của đợt viêm họng cấp, triệu chứng: đau rát họng, có thể có sốt, ho khạc đờm xanh, nói khó, nuốt đau,… Điều trị đợt cấp bằng các thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau. Còn lại, phòng bệnh là chủ yếu. Phòng bệnh bằng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày (đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ), súc miệng bằng dung dịch súc miệng ngày 2 – 3 lần. Cần chữa trị triệt để các viêm nhiễm khác vùng họng miệng (viêm amidan, viêm lợi, viêm quanh răng,….) và các viêm nhiễm của mũi xoang (viêm xoang cấp và mãn tính) vì các viêm nhiễm này là yếu tố thuận lợi đối với bệnh viêm họng. Ngoài ra, cần phải giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh và khi ngủ không nên để quạt thổi gió trực tiếp vào mặt.

Chúc bạn sức khỏe!

Viêm họng, nuốt nước bọt đau, nổi nốt trắng ở họng là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: lan

Chào bác sĩ!

Em là nữ 16 tuổi, em bị đau họng thường xuyên từ nhỏ. Em bị nổi trắng trắng nhiều ở cổ họng, nuốt nước bọt đau. Cổ họng sưng đỏ. Bác sĩ cho em hỏi bị vậy có nguy hiểm không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Các biểu hiện: đau họng, nuốt nước bọt đau, họng sưng đỏ, nổi những hạt trắng trong họng là dấu hiệu của một tình trạng viêm họng cấp. Đây là bệnh lý viêm nhiễm mà lí do chủ yếu là do vi khuẩn, không phải là bệnh lý ác tính. Điều trị hết viêm, các biểu hiện này sẽ hết.

Chúc bạn khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl