Cao huyết áp có ảnh hường gì tới việc sinh sản hay không? Những người bị cao huyết áp cần chú ý những gì khi muốn sinh con… Bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn lời khuyên về vấn đề này.
Cao huyết áp mang thai được không?
Câu hỏi bởi: Thạch Thị Quanh Thi
Chào bác sĩ!
Em năm nay 31 tuổi em bị cao huyết áp vô căn bây giờ em muốn có bầu được không? Hiện tại em đang dùng thuốc Methyldopa xin hỏi bác sĩ nếu em có bầu thì thuốc đó có tác động tới thai nhi không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Cao huyết áp nguyên phát chiếm tỷ lệ 95 – 97% số bệnh nhân, do không có lí do nên còn gọi là cao huyết áp vô căn. Tuy nhiên, có một số điều kiện thuận lợi dễ dẫn tới cao huyết áp vô căn và được coi là những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác như ăn quá nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol máu, nghiện thuốc lá, căng thẳng thần kinh tâm lý, tuổi cao, gen di truyền.
Nếu đã có cơn cao huyết áp ác tính (huyết áp tâm trương > 120mmHg và có một hoặc vài dấu hiệu sau: mờ mắt, đái ít, phù nề, phù phổi cấp, suy tim cấp, suy thận cấp, xuất huyết não, hôn mê, liệt nửa người) thì không nên để có thai. Nếu bạn bị cao huyết áp mãn tính nhưng ở mức độ nhẹ vẫn có thể có thai và đẻ con được, nhưng cũng cần theo dõi sát và chữa trị tình trạng cao huyết áp. Khi mang thai, các bác sĩ sẽ có chỉ định dùng các loại thuốc chữa trị cao huyết áp cho thai phụ mà không làm tác động đến thai nhi.
Methyldopa là thuốc được coi là an toàn trong suốt thai kỳ. Mặc dù đi qua nhau thai nhưng chưa có báo cáo tác dụng phụ trên thai nhi, và tác dụng phụ trẻ em sau hơn 7 năm không tìm thấy bằng chứng về bất thường lâu dài trên con của các bà mẹ được chữa trị trong thai kỳ. Nếu muốn có thai bạn nên đi khám và có sự theo dõi sát của bác sĩ.
Chúc bạn sức khỏe!
Có nên mang thai khi bị huyết áp thấp không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em có một câu hỏi muốn hỏi bác sĩ mong bác sĩ giúp đỡ. Em đã mổ đẻ một lần rồi và bây giờ đang có bầu lần thứ 2 mà em bị huyết áp thấp có tác động gì nhiều tới sức khỏe không ạ và em có nên tiếp tục có bầu trong thời gian này nữa không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Theo như mô tả của bạn, bạn không nói rõ lần trước mổ đẻ vì lí do gì, sau mổ đẻ bao lâu thì bạn có thai lần này, huyết áp thấp là bạn bị từ trước hay xẩy ra khi bạn mổ đẻ hay có thai lần này bạn mới bị huyết áp thấp? Theo tôi, bạn nên đi khám bác sỹ sản, để được giải đáp, khám và có hướng tốt nhất cho bạn.
Bạn có thể tham khảo thông tin huyết áp thấp ở phụ nữ có thai dưới đây:
Hiện tượng huyết áp thấp khi mang thai thường xuyên gặp. Nhiều phụ nữ không biết, thời kỳ mang thai có thể tác động đến huyết áp. Huyết áp thấp xảy ra do sự thay đổi hormon gây giãn mạch máu làm sự lưu thông máu được mở rộng, dẫn tới hạ thấp huyết áp. Huyết áp thấp thường ở mức độ thấp nhất vào đầu thai kỳ.
Huyết áp thấp có thể làm cho thai phụ mệt mỏi, chán ăn, mất nước… tác động tới việc cung cấp dưỡng chất, dẫn tới tình trạng thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển. Huyết áp thấp gây nguy cơ bị mất nước. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai. Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước cho thai phụ. Ngoài ra, nếu phải đứng lâu, thai phụ cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp. Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ. Huyết áp thấp trong thai kỳ có thể (hoặc không cần) chữa trị bằng thuốc.
Biện pháp xử lý huyết áp thấp còn tùy thuộc vào nguy cơ sức khỏe của huyết áp với thai phụ; chẳng hạn, nếu thai phụ bị mất nước thì sẽ được chỉ định truyền nước. Phụ nữ mang thai khi bị huyết áp thấp có thể thực hiện các bước sau để giảm thiểu các biểu hiện:
Ngồi hoặc nằm xuống nếu thai phụ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, để tránh bị ngã.
Tránh đứng lên quá nhanh khi đang ở tư thế ngồi hoặc nằm.
Khi nằm nên nằm ở phía bên trái, sẽ làm tăng lưu lượng máu đến tim.
Trường hợp, biểu hiện chóng mặt hay các biểu hiện liên quan khác bị xấu đi, thai phụ cần sự hỗ trợ của bác sỹ ngay lập tức, nhất là có các triệu chứng nghiêm trọng như chảy máu, đau đầu nặng, mắt bị mờ hoặc thị lực thay đổi, đau ngực, khó thở, bị tê bì, đặc biệt ở một bên của cơ thể.
Một số biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp:
Uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít/ngày).
Luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Nên ăn vặt, nên dự trữ đồ ăn vặt để tránh hạ đường huyết.
Người bị huyết áp thấp cần ngủ đủ giấc, tránh bị mất ngủ, khi ngủ dậy phải dậy từ từ, có thể nằm thêm một lúc và vận động vài động tác đơn giản trước khi dậy, tránh ngồi dậy đột ngột.
Chúc sức khỏe!
Cao huyết áp ở phụ nữ mang thai phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em đang mang thai được 15 tuần. Thai hiện tại đang phát triển bình thường. Trước khi có thai em hay đo huyết áp. Thường là 130/80 hoặc 140/90 mmhg. Trong 3 tháng đầu em đo lại là 120-130/90 mmhg. Em đang rất lo lắng vì cơ thể em lúc bắt đầu có thai là 1m50 nặng 60kg. Em xin giải đáp của bác sĩ ạ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tăng huyết áp được định nghĩa là số đo huyết áp tối đa >= 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu >= 90 mmHg. Như vậy nếu bạn đo huyết áp đúng thì bạn đã bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp tác động xấu đến thai kỳ bởi rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra đối với mẹ và con.
Vì vậy bạn nên đến bệnh viện sớm để nhân viên y tế kiểm tra huyết áp một cách chính xác. Tùy vào mức độ tăng huyết áp à các yếu tố nguy cơ mà có hướng chữa trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!
Bà bầu uống rượu tỏi để hạ huyết áp được không?
Câu hỏi bởi:
Chào Bác sĩ!
Tôi có bầu đứa đầu bị tiền sản giật tới tuần 29 là mổ lấy cháu nặng 1,3kg. Giờ thì cháu đã học lớp 2 rất khỏe mạnh và tôi bị huyết áp vô căn cho tới giờ vẫn duy trì dùng thuốc đều đặn mỗi ngày 1 viên. Và giờ đang bị vỡ kế hoạch thai mới được 6 tuần tôi cũng muốn giữ lại để sinh nhưng vẫn sợ bị tiền sản giật lại, nên tôi không biết mình sử dụng thêm rượu tỏi để làm hạ huyết áp có được không? Kính mong Bác sĩ giải đáp giùm.
Cảm ơn Bác sỹ.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Rượu tỏi không phải là phương thuốc để chữa trị cao huyết áp. Việc uống rượu, dù là rượu gì cũng đều có hại. Người cao huyết áp mà uống rượu lại càng có hại hơn. Còn nếu bạn đang mang thai là lại uống rượu thì sẽ gây hại không chỉ cho bạn mà cho cả em bé trong bụng. Vì thế bạn tuyệt đối không nên sử dụng rượu tỏi.
Để phòng ngừa biến chứng tiền sản giật, bạn cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn và đi khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để có thể kịp thời phát hiện sớm những vấn đề có thể xảy ra.
Chúc hai mẹ con bạn luôn mạnh khỏe!
Thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường và phụ nữ mang thai?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cho tôi hỏi thuốc trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường kèm với cao huyết áp thì lựa chọn đầu là nhóm thuốc trị cao huyết áp nào? Cũng trường hợp như vậy nhưng bệnh nhân là phụ nữ mang thai thì sao?
Xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có tăng huyết áp (THA) là đã có biến chứng. Vì vậy, ngoài việc chữa trị ĐTĐ tích cực theo đơn của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, thì bệnh nhân cần chữa trị tích cực tăng huyết áp đưa huyết áp về dưới mức bình thường cao. Điều trị THA cần chữa trị suốt đời. Những thuốc ức chế men chuyển được lựa chọn hàng đầu cho chữa trị tăng huyết áp ở người đái tháo đường. Đây là những thuốc chữa trị tăng huyết áp tốt, ít gây những tác dụng phụ trầm trọng, không gây rối loạn mỡ máu hay đường máu khi dùng kéo dài. Một số thuốc ức chế men chuyển hay dùng như Enalapril, Priadopril, Captopril, Benazepril. Bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp cần chữa trị theo đơn và tuân thủ lịch khám định kỳ của bác sĩ.
Phụ nữ có thai mà kèm theo tăng huyết áp thì phải rất thận trọng. Thai phụ phải đi khám chuyên khoa Sản tại bệnh viện để có phác đồ chữa trị thích hợp. Tăng huyết áp thai nghén có thể gặp ở các trường hợp sau:
Tiền sản giật hoặc sản giật: là tình trạng tăng huyết áp có kèm theo protein niệu, phù: phải đi bệnh viện chữa trị ngay, rất nguy hiểm đến tính mạng cho sản phụ và thai nhi.
Tăng huyết áp mãn tính: là tình huống tăng huyết áp trước tuần 20 của thai kỳ.
Tăng huyết áp mãn tính: do hậu quả của tiền sản giật hay sản giật.
Tăng huyết áp muộn, thoáng qua: là tăng huyết áp không liên quan tới protein niệu và không tác động đến hệ thần kinh trung ương. THA sẽ trở lại bình thường một thời gian ngắn sau đẻ.
Nếu có chỉ định chữa trị của bác sĩ Sản khoa thì bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc. Nên bắt đầu chữa trị khi huyết áp tâm trương >100mmHg. Nhóm thuốc nên lựa chọn hàng đầu chữa trị tăng huyết áp ở phụ nữ có thai là Methyldopa, thứ đến là Hydralazin có thể được dùng thay thế. Methyldopa là thuốc ảnh hưởng lên hệ giao cảm trung ương. Đây không phải là thuốc lựa chọn ưu tiên cho chữa trị THA nhưng vì ít tác động đến thai nhi nên sản phụ dùng được. Hydralzin là nhóm thuốc giảm huyết áp mạnh. Khi dùng nếu có biểu hiện giống lupus ban đỏ phải dừng ngay.
Xin nhắc lại một lần nữa: tăng huyết áp ở người mang thai là tác động đến hai mạng người nên phải đi khám chuyên khoa Sản tại bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa chữa trị, không được tùy tiện dùng bất cứ loại thuốc nào.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Cao huyết áp mang thai được không?
Câu hỏi bởi: Thạch Thị Quanh Thi
Chào bác sĩ!
Em năm nay 31 tuổi em bị cao huyết áp vô căn bây giờ em muốn có bầu được không? Hiện tại em đang dùng thuốc Methyldopa xin hỏi bác sĩ nếu em có bầu thì thuốc đó có tác động tới thai nhi không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Cao huyết áp nguyên phát chiếm tỷ lệ 95 – 97% số bệnh nhân, do không có lí do nên còn gọi là cao huyết áp vô căn. Tuy nhiên, có một số điều kiện thuận lợi dễ dẫn tới cao huyết áp vô căn và được coi là những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác như ăn quá nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol máu, nghiện thuốc lá, căng thẳng thần kinh tâm lý, tuổi cao, gen di truyền.
Nếu đã có cơn cao huyết áp ác tính (huyết áp tâm trương > 120mmHg và có một hoặc vài dấu hiệu sau: mờ mắt, đái ít, phù nề, phù phổi cấp, suy tim cấp, suy thận cấp, xuất huyết não, hôn mê, liệt nửa người) thì không nên để có thai. Nếu bạn bị cao huyết áp mãn tính nhưng ở mức độ nhẹ vẫn có thể có thai và đẻ con được, nhưng cũng cần theo dõi sát và chữa trị tình trạng cao huyết áp. Khi mang thai, các bác sĩ sẽ có chỉ định dùng các loại thuốc chữa trị cao huyết áp cho thai phụ mà không làm tác động đến thai nhi.
Methyldopa là thuốc được coi là an toàn trong suốt thai kỳ. Mặc dù đi qua nhau thai nhưng chưa có báo cáo tác dụng phụ trên thai nhi, và tác dụng phụ trẻ em sau hơn 7 năm không tìm thấy bằng chứng về bất thường lâu dài trên con của các bà mẹ được chữa trị trong thai kỳ. Nếu muốn có thai bạn nên đi khám và có sự theo dõi sát của bác sĩ.
Chúc bạn sức khỏe!
Có nên mang thai khi bị huyết áp thấp không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em có một câu hỏi muốn hỏi bác sĩ mong bác sĩ giúp đỡ. Em đã mổ đẻ một lần rồi và bây giờ đang có bầu lần thứ 2 mà em bị huyết áp thấp có tác động gì nhiều tới sức khỏe không ạ và em có nên tiếp tục có bầu trong thời gian này nữa không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Theo như mô tả của bạn, bạn không nói rõ lần trước mổ đẻ vì lí do gì, sau mổ đẻ bao lâu thì bạn có thai lần này, huyết áp thấp là bạn bị từ trước hay xẩy ra khi bạn mổ đẻ hay có thai lần này bạn mới bị huyết áp thấp? Theo tôi, bạn nên đi khám bác sỹ sản, để được giải đáp, khám và có hướng tốt nhất cho bạn.
Bạn có thể tham khảo thông tin huyết áp thấp ở phụ nữ có thai dưới đây:
Hiện tượng huyết áp thấp khi mang thai thường xuyên gặp. Nhiều phụ nữ không biết, thời kỳ mang thai có thể tác động đến huyết áp. Huyết áp thấp xảy ra do sự thay đổi hormon gây giãn mạch máu làm sự lưu thông máu được mở rộng, dẫn tới hạ thấp huyết áp. Huyết áp thấp thường ở mức độ thấp nhất vào đầu thai kỳ.
Huyết áp thấp có thể làm cho thai phụ mệt mỏi, chán ăn, mất nước… tác động tới việc cung cấp dưỡng chất, dẫn tới tình trạng thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển. Huyết áp thấp gây nguy cơ bị mất nước. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai. Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước cho thai phụ. Ngoài ra, nếu phải đứng lâu, thai phụ cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp. Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ. Huyết áp thấp trong thai kỳ có thể (hoặc không cần) chữa trị bằng thuốc.
Biện pháp xử lý huyết áp thấp còn tùy thuộc vào nguy cơ sức khỏe của huyết áp với thai phụ; chẳng hạn, nếu thai phụ bị mất nước thì sẽ được chỉ định truyền nước. Phụ nữ mang thai khi bị huyết áp thấp có thể thực hiện các bước sau để giảm thiểu các biểu hiện:
Ngồi hoặc nằm xuống nếu thai phụ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, để tránh bị ngã.
Tránh đứng lên quá nhanh khi đang ở tư thế ngồi hoặc nằm.
Khi nằm nên nằm ở phía bên trái, sẽ làm tăng lưu lượng máu đến tim.
Trường hợp, biểu hiện chóng mặt hay các biểu hiện liên quan khác bị xấu đi, thai phụ cần sự hỗ trợ của bác sỹ ngay lập tức, nhất là có các triệu chứng nghiêm trọng như chảy máu, đau đầu nặng, mắt bị mờ hoặc thị lực thay đổi, đau ngực, khó thở, bị tê bì, đặc biệt ở một bên của cơ thể.
Một số biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp:
Uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít/ngày).
Luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Nên ăn vặt, nên dự trữ đồ ăn vặt để tránh hạ đường huyết.
Người bị huyết áp thấp cần ngủ đủ giấc, tránh bị mất ngủ, khi ngủ dậy phải dậy từ từ, có thể nằm thêm một lúc và vận động vài động tác đơn giản trước khi dậy, tránh ngồi dậy đột ngột.
Chúc sức khỏe!
Cao huyết áp ở phụ nữ mang thai phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em đang mang thai được 15 tuần. Thai hiện tại đang phát triển bình thường. Trước khi có thai em hay đo huyết áp. Thường là 130/80 hoặc 140/90 mmhg. Trong 3 tháng đầu em đo lại là 120-130/90 mmhg. Em đang rất lo lắng vì cơ thể em lúc bắt đầu có thai là 1m50 nặng 60kg. Em xin giải đáp của bác sĩ ạ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tăng huyết áp được định nghĩa là số đo huyết áp tối đa >= 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu >= 90 mmHg. Như vậy nếu bạn đo huyết áp đúng thì bạn đã bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp tác động xấu đến thai kỳ bởi rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra đối với mẹ và con.
Vì vậy bạn nên đến bệnh viện sớm để nhân viên y tế kiểm tra huyết áp một cách chính xác. Tùy vào mức độ tăng huyết áp à các yếu tố nguy cơ mà có hướng chữa trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!
Bà bầu uống rượu tỏi để hạ huyết áp được không?
Câu hỏi bởi:
Chào Bác sĩ!
Tôi có bầu đứa đầu bị tiền sản giật tới tuần 29 là mổ lấy cháu nặng 1,3kg. Giờ thì cháu đã học lớp 2 rất khỏe mạnh và tôi bị huyết áp vô căn cho tới giờ vẫn duy trì dùng thuốc đều đặn mỗi ngày 1 viên. Và giờ đang bị vỡ kế hoạch thai mới được 6 tuần tôi cũng muốn giữ lại để sinh nhưng vẫn sợ bị tiền sản giật lại, nên tôi không biết mình sử dụng thêm rượu tỏi để làm hạ huyết áp có được không? Kính mong Bác sĩ giải đáp giùm.
Cảm ơn Bác sỹ.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Rượu tỏi không phải là phương thuốc để chữa trị cao huyết áp. Việc uống rượu, dù là rượu gì cũng đều có hại. Người cao huyết áp mà uống rượu lại càng có hại hơn. Còn nếu bạn đang mang thai là lại uống rượu thì sẽ gây hại không chỉ cho bạn mà cho cả em bé trong bụng. Vì thế bạn tuyệt đối không nên sử dụng rượu tỏi.
Để phòng ngừa biến chứng tiền sản giật, bạn cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn và đi khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để có thể kịp thời phát hiện sớm những vấn đề có thể xảy ra.
Chúc hai mẹ con bạn luôn mạnh khỏe!
Thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường và phụ nữ mang thai?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cho tôi hỏi thuốc trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường kèm với cao huyết áp thì lựa chọn đầu là nhóm thuốc trị cao huyết áp nào? Cũng trường hợp như vậy nhưng bệnh nhân là phụ nữ mang thai thì sao?
Xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có tăng huyết áp (THA) là đã có biến chứng. Vì vậy, ngoài việc chữa trị ĐTĐ tích cực theo đơn của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, thì bệnh nhân cần chữa trị tích cực tăng huyết áp đưa huyết áp về dưới mức bình thường cao. Điều trị THA cần chữa trị suốt đời. Những thuốc ức chế men chuyển được lựa chọn hàng đầu cho chữa trị tăng huyết áp ở người đái tháo đường. Đây là những thuốc chữa trị tăng huyết áp tốt, ít gây những tác dụng phụ trầm trọng, không gây rối loạn mỡ máu hay đường máu khi dùng kéo dài. Một số thuốc ức chế men chuyển hay dùng như Enalapril, Priadopril, Captopril, Benazepril. Bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp cần chữa trị theo đơn và tuân thủ lịch khám định kỳ của bác sĩ.
Phụ nữ có thai mà kèm theo tăng huyết áp thì phải rất thận trọng. Thai phụ phải đi khám chuyên khoa Sản tại bệnh viện để có phác đồ chữa trị thích hợp. Tăng huyết áp thai nghén có thể gặp ở các trường hợp sau:
Tiền sản giật hoặc sản giật: là tình trạng tăng huyết áp có kèm theo protein niệu, phù: phải đi bệnh viện chữa trị ngay, rất nguy hiểm đến tính mạng cho sản phụ và thai nhi.
Tăng huyết áp mãn tính: là tình huống tăng huyết áp trước tuần 20 của thai kỳ.
Tăng huyết áp mãn tính: do hậu quả của tiền sản giật hay sản giật.
Tăng huyết áp muộn, thoáng qua: là tăng huyết áp không liên quan tới protein niệu và không tác động đến hệ thần kinh trung ương. THA sẽ trở lại bình thường một thời gian ngắn sau đẻ.
Nếu có chỉ định chữa trị của bác sĩ Sản khoa thì bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc. Nên bắt đầu chữa trị khi huyết áp tâm trương >100mmHg. Nhóm thuốc nên lựa chọn hàng đầu chữa trị tăng huyết áp ở phụ nữ có thai là Methyldopa, thứ đến là Hydralazin có thể được dùng thay thế. Methyldopa là thuốc ảnh hưởng lên hệ giao cảm trung ương. Đây không phải là thuốc lựa chọn ưu tiên cho chữa trị THA nhưng vì ít tác động đến thai nhi nên sản phụ dùng được. Hydralzin là nhóm thuốc giảm huyết áp mạnh. Khi dùng nếu có biểu hiện giống lupus ban đỏ phải dừng ngay.
Xin nhắc lại một lần nữa: tăng huyết áp ở người mang thai là tác động đến hai mạng người nên phải đi khám chuyên khoa Sản tại bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa chữa trị, không được tùy tiện dùng bất cứ loại thuốc nào.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Theo ViCare