Lao phổi được gây ra bởi vi khuẩn trong cơ thể, vì vậy bệnh hoàn toàn có thể lây qua đường hô hấp, nước bọt, … Sau đây là những lưu ý của bác sĩ dành cho mọi người để phòng tránh căn bệnh này.
Lao phổi lây qua những đường nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bạn cháu năm nay 22 tuổi, là nam giới, được chẩn đoán qua X-quang phổi là bị lao. Bác sĩ cho cháu hỏi lao lây qua những đường nào và cách phòng tránh khi trong gia đình có người bị lao?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu.
Lao phổi do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis gây nên. Phổi là cơ quan mà trực khuẩn lao hay tấn công nhất, tuy nhiên trực khuẩn lao có thể tấn công bất cứ cơ quan nào như thận, não, cột sống, khớp, tinh hoàn…
Lao phổi là bệnh lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, do hít phải trực khuẩn lao phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi, la hét, hát… Những người ở gần xung quanh có thể hít phải trực khuẩn lao có trong không khí và bị nhiễm bệnh. Bệnh lao không lây nhiễm trong những tình huống như bắt tay, sử dụng chung thức ăn và đồ uống, sử dụng chung nhà vệ sinh hay chạm vào ga trải giường của người bệnh…
Để phòng bệnh trong gia đình, người bệnh cần được chữa trị khỏi bệnh lao, người bệnh không nên tiếp xúc gần với người khác và không nên tiếp xúc quá lâu. Khi tiếp xúc với người bệnh lao, người bệnh cần mang khẩu trang, người tiếp xúc cũng cần mang khẩu trang để tự bảo vệ mình. Người bị bệnh lao cần tuân thủ chế độ chữa trị, uống thuốc đúng liều, đủ thời gian. Sau khi được chữa trị lao bằng phối hợp các thuốc sau giai đoạn chữa trị 2 tháng tấn công, xét nghiệm đờm không có trực khuẩn lao thì khi đó nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh sẽ giảm đi.
Chúc cháu và bạn mạnh khỏe!
Khả năng lây nhiễm lao phổi.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em mới phát hiện bị lao phổi tuy nhiên xét nghiệm đờm âm tính, nuôi cấy từ dịch nội soi phế quản đến ngày thứ 21 thì thấy có vi khuẩn lao. Chụp phổi thấy có nốt vôi hoá. Xin hỏi bác sĩ khả năng lây nhiễm sang người xung quanh có cao không và cách phòng lây bệnh cho người thân thế nào? Có cần ăn riêng, ngủ riêng không a?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Em xét nghiệm đờm không tìm thấy trực khuẩn lao nhưng xét nghiệm nội so phế quản lấy dịch nuôi cấy thì có trực khuẩn lao mọc. Điều này cho thấy em vẫn có khả năng lây nhiễm cho người xung quanh, tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn nếu xét nghiệm tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm.
Bệnh lao lây qua đường hô hấp, do tiếp xúc gần với người bệnh. Để tránh lây nhiễm trực khuẩn lao thì mọi người đều cần có ý thức phòng bệnh, khi tiếp xúc với người mắc bệnh lao thì nên mang khẩu trang. Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ lây bệnh không nên ngủ chung giường, nên có phòng riêng, hạn chế sinh hoạt chung. Trong phòng nên có quạt thông gió, nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Cửa chính ngăn cách phòng người bệnh với các phòng chức năng khác trong gia đình thì nên đóng kín. Nên mở các cửa để đón ánh sáng mặt trời nhằm tiêu diệt trực khuẩn lao trong không khí. Ngoài ra để giảm nguy cơ lây nhiễm thì người bệnh cần sớm được uống thuốc và tuân thủ chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe.
Có nên tiêm phòng lao phổi khi trong nhà có người bị lao phổi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Người nhà em bị lao phổi âm tính (đã xét nghiệm đờm, XQ, CT nhưng không có vi trùng lao. Bác sĩ đã chẩn đoán và cho chữa trị lao). Trong trường hợp này em có nên tiêm phòng lao phổi ngay không hay phải làm thế nào ạ? (Em 28 tuổi, trước giờ chưa tiêm phòng lao).
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Người nhà em được chẩn đoán lao phổi AFB âm tính, nguy cơ lây nhiễm lao cho người xung quanh là thấp. Vắc xin tiêm phòng lao chủ yếu cho trẻ em, hiếm khi dùng cho người trên 16 tuổi và không dùng cho người trên 35 tuổi vì hiệu quả bảo vệ của vắc xin cho người lớn là thấp. Em 28 tuổi, người nhà em mắc bệnh lao nhưng khả năng lây nhiễm thấp, do đó em không cần tiêm phòng vắc xin.
Chúc em mạnh khỏe.
Mẹ bị lao phổi có nên cho con bú không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em năm nay 22 tuổi, là nữ giới, em bị ho ra máu. Đi khám thì bác sĩ nói em bị lao phổi nhưng em còn đang nuôi con 11 tháng tuổi vẫn đang cho bú. Vậy trong quá trình em chữa trị thì có nên cho con em bú hay không? Mong bác sĩ giúp em.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ phát triển được toàn diện và phòng chống được nhiều bệnh tật. Song thật không may có những người mẹ vì một số điều kiện mà không thể cho con bú. Những người mẹ bị lao phổi, nhất là trong thời kỳ bệnh phát triển, nên kiêng hẳn sữa mẹ và không nên trông, chăm sóc trẻ. Nếu không, sẽ có hại cho sức khỏe của con (con dễ bị nhiễm bệnh của mẹ) lại vừa bất lợi cho sức khỏe của bạn (suy kiệt sức khỏe). Trường hợp không cho con bú được, bạn nên cho trẻ ăn tạm sữa ngoài, cháo sữa, bột sữa… chờ cho bạn khỏi, mới cho bú trở lại.
Chúc bạn nuôi con mạnh khoẻ!
Tiếp xúc hôn môi có bị lây lao phổi không ?
Câu hỏi bởi: hoang
Chào bác sĩ!
Em có yêu một người đã từng bị lao phổi và mới đây người yêu em đi thử đàm đợi kết quả. Trong thời gian chờ đợi em với người yêu em có tiếp xúc hôn môi và khi kết quả có rồi thì người yêu em bị tái phát lại. Em tiếp xúc qua môi vậy liệu em có bị lao phổi không? Cơ thể em không có triệu chứng gì của lao phổi?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Em có nguy cơ lây nhiễm trực khuẩn lao từ người yêu khi hôn mở miệng hay còn gọi là hôn sâu, hôn kiểu Pháp nhất là khi có tiếp xúc với đờm của người bệnh. Tuy nhiên có thể nhiễm trực khuẩn lao nhưng không bị bệnh nếu cơ thể có sức đề kháng và khả năng miễn dịch tốt. Tuy nhiên khuyên em cần biết cách phòng tránh, không nên để mình bị lây nhiễm trực khuẩn lao từ người khác vì đó là nguy cơ khiến em có thể mắc bệnh lao phổi.
Chúc em khỏe!
Lao phổi lây qua những đường nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bạn cháu năm nay 22 tuổi, là nam giới, được chẩn đoán qua X-quang phổi là bị lao. Bác sĩ cho cháu hỏi lao lây qua những đường nào và cách phòng tránh khi trong gia đình có người bị lao?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu.
Lao phổi do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis gây nên. Phổi là cơ quan mà trực khuẩn lao hay tấn công nhất, tuy nhiên trực khuẩn lao có thể tấn công bất cứ cơ quan nào như thận, não, cột sống, khớp, tinh hoàn…
Lao phổi là bệnh lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, do hít phải trực khuẩn lao phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi, la hét, hát… Những người ở gần xung quanh có thể hít phải trực khuẩn lao có trong không khí và bị nhiễm bệnh. Bệnh lao không lây nhiễm trong những tình huống như bắt tay, sử dụng chung thức ăn và đồ uống, sử dụng chung nhà vệ sinh hay chạm vào ga trải giường của người bệnh…
Để phòng bệnh trong gia đình, người bệnh cần được chữa trị khỏi bệnh lao, người bệnh không nên tiếp xúc gần với người khác và không nên tiếp xúc quá lâu. Khi tiếp xúc với người bệnh lao, người bệnh cần mang khẩu trang, người tiếp xúc cũng cần mang khẩu trang để tự bảo vệ mình. Người bị bệnh lao cần tuân thủ chế độ chữa trị, uống thuốc đúng liều, đủ thời gian. Sau khi được chữa trị lao bằng phối hợp các thuốc sau giai đoạn chữa trị 2 tháng tấn công, xét nghiệm đờm không có trực khuẩn lao thì khi đó nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh sẽ giảm đi.
Chúc cháu và bạn mạnh khỏe!
Khả năng lây nhiễm lao phổi.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em mới phát hiện bị lao phổi tuy nhiên xét nghiệm đờm âm tính, nuôi cấy từ dịch nội soi phế quản đến ngày thứ 21 thì thấy có vi khuẩn lao. Chụp phổi thấy có nốt vôi hoá. Xin hỏi bác sĩ khả năng lây nhiễm sang người xung quanh có cao không và cách phòng lây bệnh cho người thân thế nào? Có cần ăn riêng, ngủ riêng không a?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Em xét nghiệm đờm không tìm thấy trực khuẩn lao nhưng xét nghiệm nội so phế quản lấy dịch nuôi cấy thì có trực khuẩn lao mọc. Điều này cho thấy em vẫn có khả năng lây nhiễm cho người xung quanh, tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn nếu xét nghiệm tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm.
Bệnh lao lây qua đường hô hấp, do tiếp xúc gần với người bệnh. Để tránh lây nhiễm trực khuẩn lao thì mọi người đều cần có ý thức phòng bệnh, khi tiếp xúc với người mắc bệnh lao thì nên mang khẩu trang. Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ lây bệnh không nên ngủ chung giường, nên có phòng riêng, hạn chế sinh hoạt chung. Trong phòng nên có quạt thông gió, nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Cửa chính ngăn cách phòng người bệnh với các phòng chức năng khác trong gia đình thì nên đóng kín. Nên mở các cửa để đón ánh sáng mặt trời nhằm tiêu diệt trực khuẩn lao trong không khí. Ngoài ra để giảm nguy cơ lây nhiễm thì người bệnh cần sớm được uống thuốc và tuân thủ chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe.
Có nên tiêm phòng lao phổi khi trong nhà có người bị lao phổi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Người nhà em bị lao phổi âm tính (đã xét nghiệm đờm, XQ, CT nhưng không có vi trùng lao. Bác sĩ đã chẩn đoán và cho chữa trị lao). Trong trường hợp này em có nên tiêm phòng lao phổi ngay không hay phải làm thế nào ạ? (Em 28 tuổi, trước giờ chưa tiêm phòng lao).
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Người nhà em được chẩn đoán lao phổi AFB âm tính, nguy cơ lây nhiễm lao cho người xung quanh là thấp. Vắc xin tiêm phòng lao chủ yếu cho trẻ em, hiếm khi dùng cho người trên 16 tuổi và không dùng cho người trên 35 tuổi vì hiệu quả bảo vệ của vắc xin cho người lớn là thấp. Em 28 tuổi, người nhà em mắc bệnh lao nhưng khả năng lây nhiễm thấp, do đó em không cần tiêm phòng vắc xin.
Chúc em mạnh khỏe.
Mẹ bị lao phổi có nên cho con bú không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em năm nay 22 tuổi, là nữ giới, em bị ho ra máu. Đi khám thì bác sĩ nói em bị lao phổi nhưng em còn đang nuôi con 11 tháng tuổi vẫn đang cho bú. Vậy trong quá trình em chữa trị thì có nên cho con em bú hay không? Mong bác sĩ giúp em.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ phát triển được toàn diện và phòng chống được nhiều bệnh tật. Song thật không may có những người mẹ vì một số điều kiện mà không thể cho con bú. Những người mẹ bị lao phổi, nhất là trong thời kỳ bệnh phát triển, nên kiêng hẳn sữa mẹ và không nên trông, chăm sóc trẻ. Nếu không, sẽ có hại cho sức khỏe của con (con dễ bị nhiễm bệnh của mẹ) lại vừa bất lợi cho sức khỏe của bạn (suy kiệt sức khỏe). Trường hợp không cho con bú được, bạn nên cho trẻ ăn tạm sữa ngoài, cháo sữa, bột sữa… chờ cho bạn khỏi, mới cho bú trở lại.
Chúc bạn nuôi con mạnh khoẻ!
Tiếp xúc hôn môi có bị lây lao phổi không ?
Câu hỏi bởi: hoang
Chào bác sĩ!
Em có yêu một người đã từng bị lao phổi và mới đây người yêu em đi thử đàm đợi kết quả. Trong thời gian chờ đợi em với người yêu em có tiếp xúc hôn môi và khi kết quả có rồi thì người yêu em bị tái phát lại. Em tiếp xúc qua môi vậy liệu em có bị lao phổi không? Cơ thể em không có triệu chứng gì của lao phổi?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Em có nguy cơ lây nhiễm trực khuẩn lao từ người yêu khi hôn mở miệng hay còn gọi là hôn sâu, hôn kiểu Pháp nhất là khi có tiếp xúc với đờm của người bệnh. Tuy nhiên có thể nhiễm trực khuẩn lao nhưng không bị bệnh nếu cơ thể có sức đề kháng và khả năng miễn dịch tốt. Tuy nhiên khuyên em cần biết cách phòng tránh, không nên để mình bị lây nhiễm trực khuẩn lao từ người khác vì đó là nguy cơ khiến em có thể mắc bệnh lao phổi.
Chúc em khỏe!
Theo ViCare