Huyết áp thấp thường tập trung nhiều ở phụ nữ (với tỷ lệ mắc cao gấp khoảng 30 lần nam giới). Vậy chị em cần lưu ý gì khi bị huyết áp thấp.
huyết áp thấp, đau mỏi vai gáy chân tay, thỉnh thoảng tê
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Cháu 35 tuổi, là nữ. Cháu hay bị đau đầu, chóng mặt, huyết áp thấp hay đau mỏi vai gáy chân tay, thỉnh thoảng tê ở đầu ngón tay. Tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra. Bác sĩ có thể chỉ cho cháu cách phòng và chữa bệnh này được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Theo tôi bạn có 2 vấn đề về sức khỏe sau đây:
+ Huyết áp thấp
+ Thiểu năng tuần hoàn não mà lí do thường do thoái hóa cột sống cổ chèn ép hệ động mạch đốt sống thân nền gây nên thiếu máu lên não.
Bạn cũng nên xét nghiệm công thức máu để xem liệu mình có thiếu máu hay không. Bạn nên tập đi bộ hàng ngày ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng huyết áp. Bạn nên khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và hướng dẫn chữa trị và các biện pháp dự phòng.
Thân mến!
Bị huyết áp thấp đau đầu thường xuyên, chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Danh Nguyen
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 27 tuổi, giới tính nữ, làm công việc văm phòng, không bị viêm xoang, nhưng bị huyết áp thấp đau đầu thường xuyên. Tôi đau ở vùng trán, thường đau vào đầu giờ chiều. Tôi thường đau đầu sau khi ngồi trước quạt, máy lạnh, đi ngoài đường không mặc ấm, thức khuya, ăn muộn bữa, ăn thiếu chất, uống lạnh, sau khi đi nắng về… Có nhiều lý do nên mỗi tháng tôi đau đầu 5, 6 lần. Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì, nên đi khám ở đâu, nên sinh hoạt như thế nào để không đau đầu nữa.
Xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với tình trạng đau đầu của bạn rất có thể lí do do bệnh lí huyết áp thấp dẫn tới lượng máu đi lên cung cấp cho não không đủ gây ra tình trạng đau đầu. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác cần phải thăm khám trực tiếp và làm một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Bạn nên đến chuyên khoa thần kinh để bác sĩ thăm khám, tìm lí do chính xác, từ đó có hướng chữa trị hiệu quả.
Để giảm tình trạng đau đầu bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, sắp xếp thời gian hợp lí giữa làm việc và nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng, ngày ngủ đủ 8 tiếng, không nên thức quá khuya, tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày nên dành ra khoảng 20-30 phút để đi bộ, đồng thời tránh các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đau đầu như bạn đã liệt kê ở trên. Khi bị đau đầu nên nghỉ ngơi, nằm phòng yên tinh, uống một cốc sữa ấm và xoa bóp nhẹ vùng đầu.
Chúc bạn sức khỏe!
Hay bị chóng mặt, huyết áp thấp, kinh nguyệt không đều và trễ, là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi 25 tuổi, là nữ giới. Hiện nay tôi hay bị chóng mặt, cũng hay bị huyết áp thấp. Thêm nữa chu kỳ kinh nguyệt trước giờ của tôi chưa bao giờ đều, có khi đến 2, 4 tháng mới bị hành kinh 1 lần, khi bị thì ra khá nhiều máu kinh. Tôi muốn hỏi bác sĩ xem tôi có bị bệnh gì không và tôi nên dùng thuốc gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Với triệu chứng huyết áp thấp, hay bị chóng mặt, kinh nguyệt trễ, mỗi lần ra khá nhiều máu, theo tôi, huyết áp thấp cũng có thể là một trong những lí do gây chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt. Ngược lại, mỗi khi hành kinh, bạn lại mất khá nhiều máu, gây thiếu máu, cũng là một trong những lí do gây huyết áp thấp và chóng mặt. Theo tôi, bạn nên đi khám để tìm ra lí do gây huyết áp thấp, rối loạn kinh nguyệt. Và các bác sĩ sẽ chữa trị cho bạn.
Để hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt, huyết áp thấp bạn nên:
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày.
Sử dụng một số thức ăn, đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất…
Nên ăn hơi mặn một chút giúp tăng huyết áp.
Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên bổ sung nhiều chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày như: rau xanh, trứng, đậu, cá, bánh mì làm bằng bột nguyên chất, nên uống nước cam vắt để bổ sung vitamin C, giúp cơ thể hấp thu chất sắt dễ dàng, phòng thiếu máu do hành kinh ra máu nhiều.
Uống sữa đậu nành, sữa chua đậu nành, bơ đậu nành và những thực phẩm khác chiết xuất từ đậu nành để hạn chế rối loạn hormon, giúp cho cân bằng hormon, hạn chế rối loạn kinh nguyệt.
Chúc bạn sức khỏe!
Suy nhược cơ thể, mệt mỏi có thể mắc bệnh tâm thần hay không?
Câu hỏi bởi: Thảo Nguyễn
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 26 tuổi, nữ. Cháu vốn bị huyết áp thấp, dạo gần đây cháu bị suy nhược cơ thể nặng do nhổ răng. Mấy ngày nay, khi cháu ngủ trưa, đầu óc thường rơi vào trạng thái miên man, suy nghĩ tư duy dồn dập, chạy loạn trong đầu khiến cháu không kiểm soát được, hoặc là đầu cháu giống như hai cực điện va vào nhau, khiến đau đầu choáng váng. tình trạng này xảy ra 1 phút đến vài phút cho đến khi cháu cưỡng chế tỉnh dậy. Cháu hiện đang rất hoang mang liệu cháu có mắc bệnh tâm thần hay không, và nếu cháu không cưỡng chế bản thân tỉnh dậy liệu có sao không? Mong bác tư vấn giúp cháu.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Từ thông tin em mô tả, em có tiền sử huyết áp thấp và sau đợt nhổ răng gần đây thì cơ thể mệt mỏi, đau đầu,… Qua đây cho thấy, tình trạng sức khỏe của em hiện tại không được tốt, có triệu chứng của suy nhược cơ thể. Do vậy, trước hết em không nên lo lắng quá mức vì có thể tác động tới sức khỏe. Em nên đảm bảo chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả và bổ sung vitamin. Đồng thời, em cũng cần sắp xếp thời gian làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, cần đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày (trên 7 tiếng), tránh lo âu và suy nghĩ căng thẳng. Bên cạnh đó, do cơ địa của em có huyết áp thấp nên cần lưu ý tới tư thế cơ thể để tránh tụt huyết áp như: không nên ngồi dậy đột ngột, đứng lên ngồi xuống đột ngột, thay đổi tư thế đột ngột,…
Chúc em vui khỏe!
Cháu thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ 20 tuổi. Cháu thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, leo cầu thang hay làm việc 1 lúc là ù tai. Gần đây còn bị ngất, tay chân tê bì, không cử động được, toát mồ hôi, thở mạnh, bắt mạch ngoại vi không có. Cháu đi khám thì bác sĩ nói là bị thiếu máu. Cháu đã dùng thuốc bổ sung, ngủ nghỉ và ăn uống điều độ nhưng vẫn không đỡ. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị thiểu năng tuần hoàn hoặc huyết áp thấp không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với các triệu chứng như bạn mô tả có thể là triệu chứng của hội chứng thiếu máu não do huyết áp thấp gây nên. Huyết áp được gọi là thấp khi có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Người bị huyết áp thấp, lưu lượng máu lên não bị giảm sút nên thường có những biểu hiện cơ bản sau:
– Mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, chân tay hay bị bủn rủn.
– Hoa mắt chóng mặt, đau đầu
– Khó tập trung và dễ nổi cáu
– Có cảm giác buồn nôn
– Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc
– Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh
– Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.
Nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể do: Bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, thiếu máu, nhịp tim chậm, suy nhược cơ thể, stress và di truyền. Bạn đã dùng thuốc bổ sung, ngủ nghỉ và ăn uống điều độ nhưng vẫn không đỡ, bạn nên đi khám lại để xác định chính xác lí do gây huyết áp thấp và chữa trị.
Chúc bạn sức khỏe!
huyết áp thấp, đau mỏi vai gáy chân tay, thỉnh thoảng tê
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Cháu 35 tuổi, là nữ. Cháu hay bị đau đầu, chóng mặt, huyết áp thấp hay đau mỏi vai gáy chân tay, thỉnh thoảng tê ở đầu ngón tay. Tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra. Bác sĩ có thể chỉ cho cháu cách phòng và chữa bệnh này được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Theo tôi bạn có 2 vấn đề về sức khỏe sau đây:
+ Huyết áp thấp
+ Thiểu năng tuần hoàn não mà lí do thường do thoái hóa cột sống cổ chèn ép hệ động mạch đốt sống thân nền gây nên thiếu máu lên não.
Bạn cũng nên xét nghiệm công thức máu để xem liệu mình có thiếu máu hay không. Bạn nên tập đi bộ hàng ngày ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng huyết áp. Bạn nên khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và hướng dẫn chữa trị và các biện pháp dự phòng.
Thân mến!
Bị huyết áp thấp đau đầu thường xuyên, chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Danh Nguyen
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 27 tuổi, giới tính nữ, làm công việc văm phòng, không bị viêm xoang, nhưng bị huyết áp thấp đau đầu thường xuyên. Tôi đau ở vùng trán, thường đau vào đầu giờ chiều. Tôi thường đau đầu sau khi ngồi trước quạt, máy lạnh, đi ngoài đường không mặc ấm, thức khuya, ăn muộn bữa, ăn thiếu chất, uống lạnh, sau khi đi nắng về… Có nhiều lý do nên mỗi tháng tôi đau đầu 5, 6 lần. Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì, nên đi khám ở đâu, nên sinh hoạt như thế nào để không đau đầu nữa.
Xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với tình trạng đau đầu của bạn rất có thể lí do do bệnh lí huyết áp thấp dẫn tới lượng máu đi lên cung cấp cho não không đủ gây ra tình trạng đau đầu. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác cần phải thăm khám trực tiếp và làm một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Bạn nên đến chuyên khoa thần kinh để bác sĩ thăm khám, tìm lí do chính xác, từ đó có hướng chữa trị hiệu quả.
Để giảm tình trạng đau đầu bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, sắp xếp thời gian hợp lí giữa làm việc và nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng, ngày ngủ đủ 8 tiếng, không nên thức quá khuya, tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày nên dành ra khoảng 20-30 phút để đi bộ, đồng thời tránh các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đau đầu như bạn đã liệt kê ở trên. Khi bị đau đầu nên nghỉ ngơi, nằm phòng yên tinh, uống một cốc sữa ấm và xoa bóp nhẹ vùng đầu.
Chúc bạn sức khỏe!
Hay bị chóng mặt, huyết áp thấp, kinh nguyệt không đều và trễ, là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi 25 tuổi, là nữ giới. Hiện nay tôi hay bị chóng mặt, cũng hay bị huyết áp thấp. Thêm nữa chu kỳ kinh nguyệt trước giờ của tôi chưa bao giờ đều, có khi đến 2, 4 tháng mới bị hành kinh 1 lần, khi bị thì ra khá nhiều máu kinh. Tôi muốn hỏi bác sĩ xem tôi có bị bệnh gì không và tôi nên dùng thuốc gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Với triệu chứng huyết áp thấp, hay bị chóng mặt, kinh nguyệt trễ, mỗi lần ra khá nhiều máu, theo tôi, huyết áp thấp cũng có thể là một trong những lí do gây chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt. Ngược lại, mỗi khi hành kinh, bạn lại mất khá nhiều máu, gây thiếu máu, cũng là một trong những lí do gây huyết áp thấp và chóng mặt. Theo tôi, bạn nên đi khám để tìm ra lí do gây huyết áp thấp, rối loạn kinh nguyệt. Và các bác sĩ sẽ chữa trị cho bạn.
Để hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt, huyết áp thấp bạn nên:
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày.
Sử dụng một số thức ăn, đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất…
Nên ăn hơi mặn một chút giúp tăng huyết áp.
Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên bổ sung nhiều chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày như: rau xanh, trứng, đậu, cá, bánh mì làm bằng bột nguyên chất, nên uống nước cam vắt để bổ sung vitamin C, giúp cơ thể hấp thu chất sắt dễ dàng, phòng thiếu máu do hành kinh ra máu nhiều.
Uống sữa đậu nành, sữa chua đậu nành, bơ đậu nành và những thực phẩm khác chiết xuất từ đậu nành để hạn chế rối loạn hormon, giúp cho cân bằng hormon, hạn chế rối loạn kinh nguyệt.
Chúc bạn sức khỏe!
Suy nhược cơ thể, mệt mỏi có thể mắc bệnh tâm thần hay không?
Câu hỏi bởi: Thảo Nguyễn
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 26 tuổi, nữ. Cháu vốn bị huyết áp thấp, dạo gần đây cháu bị suy nhược cơ thể nặng do nhổ răng. Mấy ngày nay, khi cháu ngủ trưa, đầu óc thường rơi vào trạng thái miên man, suy nghĩ tư duy dồn dập, chạy loạn trong đầu khiến cháu không kiểm soát được, hoặc là đầu cháu giống như hai cực điện va vào nhau, khiến đau đầu choáng váng. tình trạng này xảy ra 1 phút đến vài phút cho đến khi cháu cưỡng chế tỉnh dậy. Cháu hiện đang rất hoang mang liệu cháu có mắc bệnh tâm thần hay không, và nếu cháu không cưỡng chế bản thân tỉnh dậy liệu có sao không? Mong bác tư vấn giúp cháu.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Từ thông tin em mô tả, em có tiền sử huyết áp thấp và sau đợt nhổ răng gần đây thì cơ thể mệt mỏi, đau đầu,… Qua đây cho thấy, tình trạng sức khỏe của em hiện tại không được tốt, có triệu chứng của suy nhược cơ thể. Do vậy, trước hết em không nên lo lắng quá mức vì có thể tác động tới sức khỏe. Em nên đảm bảo chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả và bổ sung vitamin. Đồng thời, em cũng cần sắp xếp thời gian làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, cần đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày (trên 7 tiếng), tránh lo âu và suy nghĩ căng thẳng. Bên cạnh đó, do cơ địa của em có huyết áp thấp nên cần lưu ý tới tư thế cơ thể để tránh tụt huyết áp như: không nên ngồi dậy đột ngột, đứng lên ngồi xuống đột ngột, thay đổi tư thế đột ngột,…
Chúc em vui khỏe!
Cháu thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ 20 tuổi. Cháu thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, leo cầu thang hay làm việc 1 lúc là ù tai. Gần đây còn bị ngất, tay chân tê bì, không cử động được, toát mồ hôi, thở mạnh, bắt mạch ngoại vi không có. Cháu đi khám thì bác sĩ nói là bị thiếu máu. Cháu đã dùng thuốc bổ sung, ngủ nghỉ và ăn uống điều độ nhưng vẫn không đỡ. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị thiểu năng tuần hoàn hoặc huyết áp thấp không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với các triệu chứng như bạn mô tả có thể là triệu chứng của hội chứng thiếu máu não do huyết áp thấp gây nên. Huyết áp được gọi là thấp khi có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Người bị huyết áp thấp, lưu lượng máu lên não bị giảm sút nên thường có những biểu hiện cơ bản sau:
– Mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, chân tay hay bị bủn rủn.
– Hoa mắt chóng mặt, đau đầu
– Khó tập trung và dễ nổi cáu
– Có cảm giác buồn nôn
– Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc
– Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh
– Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.
Nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể do: Bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, thiếu máu, nhịp tim chậm, suy nhược cơ thể, stress và di truyền. Bạn đã dùng thuốc bổ sung, ngủ nghỉ và ăn uống điều độ nhưng vẫn không đỡ, bạn nên đi khám lại để xác định chính xác lí do gây huyết áp thấp và chữa trị.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare