Tổng hợp những câu hỏi cần biết khi sử dụng thuốc chữa vảy nến


4,226
1
1
Xu
53
Vảy nến có nhiều cách chữa trị. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là sử dụng các loại thuốc chuyên biệt. Để sử dụng hiệu quả nhất phương pháp này, chúng ta cùng tham khảo một số thông tin dưới đây.

Móng tay bị bong vảy sừng là bệnh gì và dùng thuốc nào?


Câu hỏi bởi: emcầnhỏi

Thưa bác sĩ!

Móng tay em bị bong vảy sừng rất nhiều (lốm đốm trắng). Ban đầu chỉ bị ngón cái nhưng rồi cả bàn đều bị. Dần dần em bị tụt lộ phần bán nguyệt rõ hơn. Bác sĩ có thể cho em lời khuyên và nên dùng loại thuốc nào không ạ?

Em xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Theo các triệu chứng bạn mô tả, bạn có thể đã bị bệnh vảy nến ở móng tay. Đây là một dạng vảy nến thường gặp. Có đến 78% bệnh nhân bị vảy nến đã từng gặp vảy nến ở móng tay hay móng chân. Khi nhiễm bệnh sẽ có các biểu hiện bệnh vảy nến như ở móng của bệnh nhân sẽ bị lõm móng bất thường, có những mảng màu hồng trên móng và làm bong móng (nghĩa là móng bị tách ra khỏi nền móng) với đường viền đỏ ở cả móng tay và móng chân, các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, giòn, dễ mủn gãy hoặc rụng cả móng.

Việc bị vẩy nến ở móng tỉ lệ phục hồi lại móng như ban đầu rất thấp. Vì thế mục tiêu chữa trị với những bệnh nhân bị vẩy nến móng là: Giúp cải thiện biểu hiện cũng như ngăn chặn lại làm cho tiến trình bệnh không nặng lên. Trường hợp của bạn, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Không tự ý uống thuốc để đề phòng viêm da, kích ứng. Bạn nên uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chữa trị, luôn giữ tâm lý thoải mái tránh căng thẳng, lo âu, tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Da đầu và lông mày xuất hiện nhiều vảy trắng to hơn gàu, cách chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu 22 tuổi, da đầu và lông mày khoảng 1 năm nay xuất hiện rất nhiều vảy màu trắng to hơn gàu, khi gãi ra rất nhiều. Cháu chủ yếu bị vào mùa đông vì ít gội đầu, còn mùa hè ngày nào cháu cũng gội thì đỡ hơn nhưng rất ngứa ngáy khó chịu. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Triệu chứng như bạn mô tả có thể là triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có chẩn đoán xác định và phương pháp chữa trị.

Bệnh vảy nến trong dân gian có phương thuốc là dùng vỏ cây núc nác băm nhỏ đun sôi trong nước đắp gội làm hạn chế nhiều hiện tượng bong vảy.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bệnh vảy cá có bị di truyền không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 24 tuổi. Cháu đang có ý định kết hôn vào cuối năm nay. Cháu gửi câu hỏi này mong bác sĩ giúp đỡ trả lời giúp cháu ạ. Gia đình nhà ông bà ngoại cháu sinh được 6 người con, má cháu là con gái út của gia đình bị mắc bệnh vảy cá bẩm sinh. Má cháu sinh cháu lúc hơn 30 tuổi. Cháu sinh ra khỏe mạnh và không bị di truyền từ má căn bệnh vảy cá. Cuối năm nay cháu có ý định lập gia đình chồng cháu khỏe mạnh. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi con cháu sinh ra có bị mắc bệnh vảy nến không ạ. Có biện pháp nào sàng lọc trước sinh hay pháp đồ chữa trị để con cháu sinh ra khỏe mạnh không ạ. Cháu rất mong nhận được câu trả lời sớm từ bác sĩ.

Cảm ơn bác sĩ ạ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Vảy cá là bệnh lý da có nguồn gốc từ một nhóm bệnh, bệnh có thể do di truyền, hoặc hình thành do hậu quả tiếp xúc với một số tác nhân nào đó (do mắc phải). Trong bệnh vảy cá thì bệnh vảy cá thông thường (Ichthyosis vulgaris) hay gặp ở trẻ em, đây là bệnh do di truyền gen trội trong gia đình. Vì là di truyền gen trội nên thường thì ít nhất một trong hai người thân sinh ra bệnh nhân cũng bị da khô, có vảy lúc còn bé. Với tình huống cha mẹ không triệu chứng bệnh thì khả năng nhiều là con của họ sinh ra sẽ không bị bệnh. Tuy nhiên, để xác định chính xác khả năng bị bệnh thì cần xét nghiệm yếu tố di truyền.

Trường hợp của em, mặc dù không thấy triệu chứng bệnh vảy cá nhưng để xác định chính xác nguy cơ hay không thì em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Phụ sản để khám giải đáp tiền hôn nhân, làm các xét nghiệm cần thiết và khi có thai có thể khám sàng lọc trước sinh. Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe của bố, mẹ và sức khỏe của thai nhi sau này thì em và chồng tương lai cần đi khám kiểm tra sức khỏe, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời thực hiện tiêm chủng phòng ngừa cần thiết.

Chúc em vui khỏe!

Thuốc trị bệnh vảy nến


Câu hỏi bởi: phan anh thu

Chào bác sĩ.

Cháu là nam giới, 19 tuổi, cháu bị vảy nến 4 năm. Trước giờ chỉ sử dụng thuốc Corticoid, vì ngưng thuốc là bệnh phát triển nặng thêm, cho nên bôi thường xuyên. Bệnh chủ yếu ở lưng, hiện trên lưng cháu xuất hiện nhiều mụn mủ. Có phải cháu bị tác dụng phụ của thuốc không? Và làm sao để hết được chỗ mụn đó? Có thuốc nào trị bệnh mà không chứa Corticoid không?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn.

Bệnh vảy nến là bệnh có liên quan đến rối loạn miễn dịch và di truyền. Đối với các bệnh do rối loạn miễn dịch, các bệnh tự miễn, việc chữa trị bằng thuốc Corticoid là bắt buộc và không thể thay thế. Điều trị Corticoid gồm cả: tại chỗ và toàn thân. Điều trị trị tại chỗ bằng các dạng thuốc bôi. Điều trị toàn thân bằng các thuốc dạng uống và dạng tiêm. Vì tiến triển của bệnh vảy nến thường dai dẳng, không ổn định nên bạn cần phải uống thuốc đều đặn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc ngay cả khi tổn thương đã giảm.

Tuy nhiên, khi uống thuốc Corticoid có rất nhiều tác dụng phụ, nhất là khi dùng kéo dài. Tác dụng ức chế miễn dịch của Corticoid là tác dụng chính để chữa trị bệnh nhưng đồng thời cũng chính là tác dụng phụ đối với người bệnh. Khi bị ức chế miễn dịch, sức đề kháng giảm, cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như: nhiễm virus, nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng,…

Tình trạng trên da bạn xuất hiện nhiều mụn mủ không phải là biểu hiện của bệnh vảy nến mà là do viêm da, cũng có thể coi đó là biến chứng của Corticoid. Khi dùng Corticoid, biến chứng nhiễm trùng không chỉ là viêm da mà có thể nhiễm trùng ở bất kì vị trí nào khác như: viêm họng, viêm phổi, nấm miệng, nấm da, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiết niệu.

Các tác dụng phụ khác của Corticoid như: loãng xương, sỏi thận, mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, vết thương chậm liền sẹo,… Điều trị các mụn mủ trên da bằng cách tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đối với những mụn mủ đã vỡ, dùng đầu tăm bông thấm ướt lau sạch mủ sau đó chấm lại bằng Betadin đồng thời dùng kháng sinh đường uống. Ngoài việc chữa trị bệnh bằng thuốc, bạn cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh như: stress, rượu bia, thuốc lá,…

Chúc bạn mau khỏe!

Da đầu, hai bên khe cánh mũi lẫn sau tai hay ngứa có nhiều vảy trắng có phải viêm da tiết bã?


Câu hỏi bởi: DucTho

Chào các bác sĩ!

Mong các bác giúp cháu. Cháu là nam nay 28 tuổi. Cháu bị tình trạng này cách đây vài năm. Tình trạng cụ thể của cháu là da đầu hay ngứa có nhiều vảy trắng và hai bên khe cánh mũi lẫn sau tai cũng xuất hiện. Lúc trước cháu có cạo đầu thì thấy những vùng xuất hiện vảy có màu đỏ và có cảm giác đau. Mong các bác sĩ hãy cho cháu biết cháu bị bệnh gì và có thể chữa được hay không.

Cảm ơn các bác đã đọc thư của cháu!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào cháu!

Như thông tin em cung cấp em bị viêm da tiết bã. Viêm da tiết bã là một bệnh viêm da mãn tính thường gặp và hay tái phát. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng với hồng ban tróc vảy nhờn, giới hạn tương đối rõ, tập trung chủ yếu ở vùng da có nhiều tuyến bã như da đầu, mặt và thân trên. Bệnh thay đổi từ nhẹ đến nặng, gồm dạng vảy phấn, dạng vảy nến hoặc đỏ da toàn thân.

Dù có rất nhiều giả thiết, tuy nhiên lí do gây bệnh vẫn chưa được biết rõ. Một số yếu tố sau được xem là góp phần trong lí do sinh bệnh của Viêm da tiết bã:

– Malassezia: Nhiều bằng chứng cho thấy có sự gia tăng lượng Malassezia trong vảy ở da đầu và thương tổn viêm da tiết bã. Malassezia được tìm thấy nhiều nhất là M.globosa, M.restricta và M.fufur. Các vi nấm men này gây viêm qua các sản phẩm chuyển hóa của chúng trong thượng bì hoặc sự hiện diện của chúng trên bề mặt da. Cơ chế gây viêm có lẽ qua tế bào Langerhans và kích hoạt tế bào lympho T bởi chính Malassezia hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng. Ngoài ra, chúng còn kích hoạt bổ thể qua cả hai con đường cổ điển và thay thế, do đo dẫn đến tình trạng viêm.

– Tăng tiết bã: Mặc dù bệnh chủ yếu ở vùng da có nhiều tuyến bã, nhưng đây không phải là bệnh của nang lông tuyến bã và không phải bệnh nhân viêm da tiết bã nào cũng có tình trạng tăng tiết bã. Bệnh được nghĩ có liên quan đến tuyến bã do vị trí của bệnh (vùng nhiều tuyến bã) và tuổi thường gặp của bệnh ở 2 đỉnh: tuổi sơ sinh (tuyến bã hoạt động nhiều do androgen từ mẹ qua) và tuổi thanh thiếu niên, tuổi trẻ (tuyến bã hoạt động mạnh nhất).

Một nghiên cứu cho thấy số lượng và thành phần chất bã không thấy sự bất thường nhưng có sự thay đổi nhẹ thành phần của lipid ở bề mặt da với tăng cholesterol, triglycerides và paraffin, giảm squalene, acid béo tự do và ester sáp. Sự bất thường thường gây rối loạn quá trình sừng hóa, được thấy rõ trên mô học. Viêm da tiết bã thường gặp ở người bệnh Parkinson hoặc các bệnh thần kinh khác do có tình trạng tăng tiết bã. Tương tự, các thuốc levodopa và promestriene làm giảm tiết bã cũng cải thiện Viêm da tiết bã.

– Các yếu tố khác:

Thuốc: một số thuốc có thể gây tổn thương giống viêm da tiết bã như: arsenic, vàng, methyldopa, cimetidine và các thuốc thần kinh.

Bất thường các chất dẫn truyền thần kinh: một vài bất thường thần kinh tác động đến thần kinh trung ương có liên quan với viêm da tiết bã như Parkinson sau viêm não, động kinh, liệt mặt, tổn thương một bên thần kinh tam thoa… Stress cũng làm nặng thêm viêm da tiết bã.

Yếu tố vật lý: nhiệt độ và lưu lượng máu ở da có liên quan đến vị trí trong viêm da tiết bã. Sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm có thể làm nặng thêm viêm da tiết bã.

Một số bệnh nhân bị viêm da tiết bã sau PUVA liệu pháp.

Đây là bệnh có thể chữa được cháu nên dùng dầu gội Nizoral để gôi và dùng mỡ nizoral bôi. Cháu phải kết hợp uống Acnotin 20mg/ngày cùng với Itraconazol 400mg/ ngày liên tục 1 tháng bệnh sẽ giảm.

Chào cháu!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl