Khả năng phục hồi của các chấn thương này đòi hỏi những bài luyện tập hợp lí, điều độ. Cùng bổ sung kiến thức hữu ích về vấn đề này với tuyển tập câu hỏi bên dưới.
Phẫu thuật đốt c4 c5 cho bệnh nhân xương cổ bị chèn ép tủy, tứ chi tê liệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cho em hỏi anh em bị tai nạn trên cao rơi xuống, xương cổ bị chèn ép tủy, tứ chi tê liệt. Bác sĩ đã cho phương pháp nung xương cho thông tủy nhưng không hiệu quả, và chuyển sang phẫu thuật đốt c4 c5, vậy sau phẫu thuật, tủy có thông được không và tứ chi có thể hoạt động được không ạ. Mong bác sĩ có thể cho em câu trả lời sớm để gia đình em bớt lo.
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Đối với tình huống chấn thương cột sống có chèn ép tủy do tai nạn dẫn tới bị liệt thì cần phải nhanh chóng phẫu thuật giải phóng chèn ép để phục hồi lại chức năng của tủy sống. Thời gian phẫu thuật càng sớm thì khả năng phục hồi càng tốt, khả năng phục hồi tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau tai nạn, nếu lâu hơn thì khả năng phục hồi sẽ chậm. Cùng với đó, sau giai đoạn sốc tủy, tức khoảng 10 ngày, bệnh nhân cần được luyện tập vật lý trị liệu rất hay và tích cực. Em nên hỏi trực tiếp bác sĩ chữa trị để biết tiên lượng bệnh.
Chúc sức khỏe!
Đoạn tủy bị mất sau phẫu thuật có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Câu hỏi bởi: hhai2002
Thưa bác sĩ.
Ba tôi năm nay 55 tuổi, bị u tủy ngực từ D7 đến D10, đã phẫu thuật lấy bỏ khối u tại Bệnh viện Bạch Mai được 2 tháng. Hiện tại ba tôi đi lại được. Trước khi mổ ba tôi bị tê bì từ rốn xuống tới gan bàn chân và các ngón chân (tê bì toàn bộ 2 chân) và đi lại yếu. Nay phẫu thuật xong, hiện tượng tê bì 2 chân của ba tôi giảm được 30% so với lúc chưa phẫu thuật. Bác sĩ mổ cho ba tôi có nói ba tôi bị mất một đoạn tủy bằng ngón tay trỏ. Cho tôi xin hỏi đoạn tủy bị mất của ba tôi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này không? Xin bác sĩ cho biết có thuốc hay phương pháp chữa trị nào sau mổ (bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu,…) để sức khỏe ba tôi trở lại bình thường không?
Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
U tủy là một bệnh hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 2,06% so với các khối u trong cơ thể nói chung và chiếm tỷ lệ 15% các u thuộc hệ thống thần kinh trung ương. Chỉ định phẫu thuật được đưa ra cho tất cả các bệnh nhân đã được xác định có u tủy trừ những tình huống u tủy cổ cao quá lớn và bệnh nhân đến giai đoạn muộn, những bệnh nhân già yếu, những bệnh nhân có lao phổi tiến triển, những bệnh lý ác tính cột sống đã rõ ràng, di căn tràn lan.
Thời gian phục hồi vận động ít nhất là từ 3 tháng trở lên. Nếu bệnh nhân bị liệt không hoàn toàn thì thời gian có dấu hiệu phục hồi phải từ 2 tháng trở lên. Điều trị phục hồi sau mổ đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp bệnh nhân mau chóng trở lại cuộc sống đời thường, đồng thời tránh được các biến chứng như loét điểm tỳ, viêm phổi, viêm bàng quang, viêm thận, teo cơ cứng khớp…
Ba bạn bị u tủy đã mổ ở Bạch Mai được 2 tháng, hiện tại ba bạn đã đi lại được. Đoạn tủy bị mất của ba bạn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này hay không còn phụ thuốc vào chữa trị phục hồi sau mổ của ba bạn. Bạn có thể đưa ba đến các trung tâm vật lý trị liệu để chữa trị. Các phương pháp như bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu… đều rất tốt cho sự phục hồi của ba bạn. Ba bạn có thể chữa trị bằng điện phân, chạy từ trường nhiệt, chạy sóng ngắn…
Chúc ba bạn chóng bình phục!
Tay, chân còn cảm giác tê sau phẫu thuật chấn thương tủy cổ
Câu hỏi bởi: trihuynh
Cháu chào bác sĩ!
Bố cháu năm nay 45 tuổi, bị tai nạn xe máy và được chẩn đoán bị chấn thương tủy cổ từ C4 đến C6, đã được phẫu thuật, thời gian phẫu thuật đến nay đã 8 tháng. Cháu xin trình bày tình hình của bố.
Về 2 tay: Còn cảm giác tê, có thể co, duỗi khớp vai, khớp khuỷu tay và gập duỗi khớp cổ tay nhưng không xoay khớp tay được, ngoài ra có thể nâng 2 cánh tay lên xuống nhưng các ngón tay vẫn chưa cử động được.
Về 2 chân: Còn cảm giác tê, khả năng còn yếu hơn 2 tay, có thể co, duỗi cao, nhưng nâng chân lên còn rất thấp và yếu, ngón chân cái có thể nhúc nhích được.
Về đại, tiểu tiện: Đại, tiểu tiện có thể cảm giác được nhưng không kiểm soát được, cảm giác về tiểu tiện rất yếu.
Bố cháu có thể tự nằm nghiêng qua lại thân trên nhưng không tự ngồi dậy được và khi ngồi phải có điểm tựa, khi ngồi không điểm tựa chỉ được khoảng 5 phút và cảm thấy rất mệt, và từ thân trên trở xuống còn cảm giác tê. Ngoài ra bố cháu có thể tự ngồi xe lăn và dùng sức 2 cánh tay để đẩy bánh xe lăn di chuyển được. Sau phẫu thuật bố cháu bị loét vùng xương cụt rất nặng nhưng nay đã khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi sau hơn 8 tháng mà tình trạng bố cháu như vậy thì khả năng hồi phục có cao không? Và bố cháu có thể đi lại được không? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số yếu tố giúp tiên lượng bệnh nhân chấn thương cột sống:
Tiên lượng hồi phục thần kinh: Kết quả và tiên lượng chữa trị chấn thương cột sống phụ thuộc vào tình trạng thương tổn thần kinh khi đến viện.
Mất hoàn toàn vận động và cảm giác: Rất ít cơ hội phục hồi. Mất hoàn toàn vận động, còn cảm giác có thể hồi phục nhưng hồi phục ít.
Còn vận động: khả năng hồi phục cao.
Thời gian hồi phục: Hồi phục thần kinh muộn thường ở những bệnh nhân tổn thương tuỷ không hoàn toàn. Phần lớn hồi phục trong năm đầu sau chấn thương, tuy nhiên còn tiếp tục sau nhiều năm tiếp theo.
Trường hợp của bố bạn nên đến bệnh viện khoa Phục hồi chức năng để các bác sĩ chuyên khoa giải đáp chế độ tập luyện phù hợp nhé.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
phẫu thuật cắt bỏ u chèn ép tủy sống, nhưng không thể đi lại được
Câu hỏi bởi: Ngoc Ngoc
Thưa bác sĩ.
Cháu tên Phạm Thị Ngọc. Cháu năm nay 33 tuổi. Cách đây 6 năm cháu được bệnh viện quân đội 103 chuẩn đoán cháu bị u chèn ép tủy sống và được tiến hành phẫu thuật ngay sau đó vài ngày. Vị trí phẫu thuật là đốt sống 8.Tuy nhiên sau phẫu thuật những biểu hiện đau bụng quặn thắt không còn diễn, nhưng chân cháu thì không thể đi lại. Song chân trái của cháu tuy có bị tê nhưng vẫn còn cảm giác. Khi cháu cấu vào chân đều đau bình thường, 3 ngón chân vẫn cử động nhẹ được. Tuy nhiên cảm giác đó chỉ có ở bên trái từ lưng quần, còn bên phải cháu vẫn bị tê hoàn toàn. Cháu đã kiên trì tập luyện nhưng vẫn không đi lại. Về vấn đề đại tiểu tiện cháu vẫn tự chủ, vẫn ngồi dậy. Nay cháu viết thư này mong bác sĩ giúp cháu xem cháu muốn tập đi bằng nạng, nhưng cháu tập hoài không được vì cháu liệt cứng lên thường bị giật tăng chương lực cơ. Bác sĩ hướng dẫn cháu có thể tập đi bằng nặng không? Cháu chỉ dám mơ ước đi được bằng nạng, nhưng thực sự rất khó. Nếu có tài liệu hướng dẫn tập bằng nạng, mong bác sĩ cho cháu biết.
Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Qua thông tin bạn cung cấp, bạn bị khối u chèn ép tủy sống và đã phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật để cắt bỏ u và giải phóng sự chèn ép vào tủy sống, gây mất chức năng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật mặc dù cảm giác của bạn và vận động giảm nhiều gây khó khăn cho việc di chuyển nhưng không rõ trong thời gian 6 năm qua bạn có đi kiểm tra lại hay không, khối u có phát triển hay không, bạn đã tập luyện theo hướng dẫn hay tự tập. Do vậy, điều quan trọng là bạn nên đi khám kiểm tra lại để đánh giá toàn diện thể trạng, cũng như đánh giá xem tủy sống còn bị chèn ép hay không, bạn nên khám, trao đổi với bác sĩ đã từng phẫu thuật khối u và kết hợp khám giải đáp chuyên khoa Phục hồi chức năng. Qua việc khám đánh giá thực tế (cảm giác, vận động, phản xạ thần kinh,…), các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục thích hợp nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Bị liệt tuỷ do tai nạn, dù đã được phẫu thuật nhưng vẫn không phục hồi.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 26 tuổi là nam. Em là bệnh nhân liệt tuỷ do tai nạn, dù đã được phẫu thuật nhưng vẫn không phục hồi. Hiện em bị liệt từ vùng rốn xuống 2 chi dưới. Sau 9 tháng chữa trị tại bệnh viện Phục hồi chức năng em vẫn không thấy dấu hiệu phục hồi, bác sĩ cho em hỏi: liệu em có khả năng phục hồi lại vận động nữa không? Em nên có chế độ ăn uống tập luyện như thế nào để giữ gìn sức khỏe? Hiện nay đã có phương pháp nào giúp phục hồi cho người bị liệt tuỷ do tai nạn chấn thương tuỷ sống chưa?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Phục hồi chức năng cho người bị tổn thương tủy sống là quá trình lâu dài nên đòi hỏi bản thân người bệnh, người nhà và cán bộ y tế ý chí quyết tâm cao mới thành công. Mục tiêu của quá trình này là giúp người bệnh thích nghi với cuộc sống tàn tật và chăm sóc da, đường ruột, đường tiểu, hệ vận động để tránh các biến chứng. Bạn đã trải qua giai đoạn phục hồi tại bệnh viện.
Hiện tại, mục tiêu tập luyện là:
Học cách tự chăm sóc bản thân và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (chăm sóc da, ăn uống, chải đầu, vệ sinh …).
Tập mạnh các cơ chi trên.
Học cách di chuyển,sử dụng xe lăn.
Di chuyển trên giường: lăn nghiêng sang phải, sang trái.
Di chuyển từ nằm sang ngồi và ngược lại.
Di chuyển từ giường qua xe lăn và ngược lại.
Di chuyển từ xe lăn sang toilet và ngược lại…
Sử dụng, di chuyển với các dụng cụ trợ giúp khác như máng, nẹp, nạng…
Tập thăng bằng ở tư thế ngồi (thăng bằng tĩnh, thang bằng động).
Tập dựng đứng tăng tiến (sử dụng bàn nghiêng, ván nghiêng) nhằm thích nghi với thay đổi tư thế, tránh tụt huyết áp.
Tập đứng dậy, tập thăng bằng ở tư thế đứng.
Tập di chuyển trong thanh song song, đi lại bằng nạng, nẹp…
Tăng cường hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày: tắm rửa, thay quần áo, ăn uống… và các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao.
Chúc bạn mọi điều tốt lành!
Phẫu thuật đốt c4 c5 cho bệnh nhân xương cổ bị chèn ép tủy, tứ chi tê liệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cho em hỏi anh em bị tai nạn trên cao rơi xuống, xương cổ bị chèn ép tủy, tứ chi tê liệt. Bác sĩ đã cho phương pháp nung xương cho thông tủy nhưng không hiệu quả, và chuyển sang phẫu thuật đốt c4 c5, vậy sau phẫu thuật, tủy có thông được không và tứ chi có thể hoạt động được không ạ. Mong bác sĩ có thể cho em câu trả lời sớm để gia đình em bớt lo.
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Đối với tình huống chấn thương cột sống có chèn ép tủy do tai nạn dẫn tới bị liệt thì cần phải nhanh chóng phẫu thuật giải phóng chèn ép để phục hồi lại chức năng của tủy sống. Thời gian phẫu thuật càng sớm thì khả năng phục hồi càng tốt, khả năng phục hồi tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau tai nạn, nếu lâu hơn thì khả năng phục hồi sẽ chậm. Cùng với đó, sau giai đoạn sốc tủy, tức khoảng 10 ngày, bệnh nhân cần được luyện tập vật lý trị liệu rất hay và tích cực. Em nên hỏi trực tiếp bác sĩ chữa trị để biết tiên lượng bệnh.
Chúc sức khỏe!
Đoạn tủy bị mất sau phẫu thuật có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Câu hỏi bởi: hhai2002
Thưa bác sĩ.
Ba tôi năm nay 55 tuổi, bị u tủy ngực từ D7 đến D10, đã phẫu thuật lấy bỏ khối u tại Bệnh viện Bạch Mai được 2 tháng. Hiện tại ba tôi đi lại được. Trước khi mổ ba tôi bị tê bì từ rốn xuống tới gan bàn chân và các ngón chân (tê bì toàn bộ 2 chân) và đi lại yếu. Nay phẫu thuật xong, hiện tượng tê bì 2 chân của ba tôi giảm được 30% so với lúc chưa phẫu thuật. Bác sĩ mổ cho ba tôi có nói ba tôi bị mất một đoạn tủy bằng ngón tay trỏ. Cho tôi xin hỏi đoạn tủy bị mất của ba tôi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này không? Xin bác sĩ cho biết có thuốc hay phương pháp chữa trị nào sau mổ (bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu,…) để sức khỏe ba tôi trở lại bình thường không?
Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
U tủy là một bệnh hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 2,06% so với các khối u trong cơ thể nói chung và chiếm tỷ lệ 15% các u thuộc hệ thống thần kinh trung ương. Chỉ định phẫu thuật được đưa ra cho tất cả các bệnh nhân đã được xác định có u tủy trừ những tình huống u tủy cổ cao quá lớn và bệnh nhân đến giai đoạn muộn, những bệnh nhân già yếu, những bệnh nhân có lao phổi tiến triển, những bệnh lý ác tính cột sống đã rõ ràng, di căn tràn lan.
Thời gian phục hồi vận động ít nhất là từ 3 tháng trở lên. Nếu bệnh nhân bị liệt không hoàn toàn thì thời gian có dấu hiệu phục hồi phải từ 2 tháng trở lên. Điều trị phục hồi sau mổ đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp bệnh nhân mau chóng trở lại cuộc sống đời thường, đồng thời tránh được các biến chứng như loét điểm tỳ, viêm phổi, viêm bàng quang, viêm thận, teo cơ cứng khớp…
Ba bạn bị u tủy đã mổ ở Bạch Mai được 2 tháng, hiện tại ba bạn đã đi lại được. Đoạn tủy bị mất của ba bạn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này hay không còn phụ thuốc vào chữa trị phục hồi sau mổ của ba bạn. Bạn có thể đưa ba đến các trung tâm vật lý trị liệu để chữa trị. Các phương pháp như bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu… đều rất tốt cho sự phục hồi của ba bạn. Ba bạn có thể chữa trị bằng điện phân, chạy từ trường nhiệt, chạy sóng ngắn…
Chúc ba bạn chóng bình phục!
Tay, chân còn cảm giác tê sau phẫu thuật chấn thương tủy cổ
Câu hỏi bởi: trihuynh
Cháu chào bác sĩ!
Bố cháu năm nay 45 tuổi, bị tai nạn xe máy và được chẩn đoán bị chấn thương tủy cổ từ C4 đến C6, đã được phẫu thuật, thời gian phẫu thuật đến nay đã 8 tháng. Cháu xin trình bày tình hình của bố.
Về 2 tay: Còn cảm giác tê, có thể co, duỗi khớp vai, khớp khuỷu tay và gập duỗi khớp cổ tay nhưng không xoay khớp tay được, ngoài ra có thể nâng 2 cánh tay lên xuống nhưng các ngón tay vẫn chưa cử động được.
Về 2 chân: Còn cảm giác tê, khả năng còn yếu hơn 2 tay, có thể co, duỗi cao, nhưng nâng chân lên còn rất thấp và yếu, ngón chân cái có thể nhúc nhích được.
Về đại, tiểu tiện: Đại, tiểu tiện có thể cảm giác được nhưng không kiểm soát được, cảm giác về tiểu tiện rất yếu.
Bố cháu có thể tự nằm nghiêng qua lại thân trên nhưng không tự ngồi dậy được và khi ngồi phải có điểm tựa, khi ngồi không điểm tựa chỉ được khoảng 5 phút và cảm thấy rất mệt, và từ thân trên trở xuống còn cảm giác tê. Ngoài ra bố cháu có thể tự ngồi xe lăn và dùng sức 2 cánh tay để đẩy bánh xe lăn di chuyển được. Sau phẫu thuật bố cháu bị loét vùng xương cụt rất nặng nhưng nay đã khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi sau hơn 8 tháng mà tình trạng bố cháu như vậy thì khả năng hồi phục có cao không? Và bố cháu có thể đi lại được không? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có một số yếu tố giúp tiên lượng bệnh nhân chấn thương cột sống:
Tiên lượng hồi phục thần kinh: Kết quả và tiên lượng chữa trị chấn thương cột sống phụ thuộc vào tình trạng thương tổn thần kinh khi đến viện.
Mất hoàn toàn vận động và cảm giác: Rất ít cơ hội phục hồi. Mất hoàn toàn vận động, còn cảm giác có thể hồi phục nhưng hồi phục ít.
Còn vận động: khả năng hồi phục cao.
Thời gian hồi phục: Hồi phục thần kinh muộn thường ở những bệnh nhân tổn thương tuỷ không hoàn toàn. Phần lớn hồi phục trong năm đầu sau chấn thương, tuy nhiên còn tiếp tục sau nhiều năm tiếp theo.
Trường hợp của bố bạn nên đến bệnh viện khoa Phục hồi chức năng để các bác sĩ chuyên khoa giải đáp chế độ tập luyện phù hợp nhé.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
phẫu thuật cắt bỏ u chèn ép tủy sống, nhưng không thể đi lại được
Câu hỏi bởi: Ngoc Ngoc
Thưa bác sĩ.
Cháu tên Phạm Thị Ngọc. Cháu năm nay 33 tuổi. Cách đây 6 năm cháu được bệnh viện quân đội 103 chuẩn đoán cháu bị u chèn ép tủy sống và được tiến hành phẫu thuật ngay sau đó vài ngày. Vị trí phẫu thuật là đốt sống 8.Tuy nhiên sau phẫu thuật những biểu hiện đau bụng quặn thắt không còn diễn, nhưng chân cháu thì không thể đi lại. Song chân trái của cháu tuy có bị tê nhưng vẫn còn cảm giác. Khi cháu cấu vào chân đều đau bình thường, 3 ngón chân vẫn cử động nhẹ được. Tuy nhiên cảm giác đó chỉ có ở bên trái từ lưng quần, còn bên phải cháu vẫn bị tê hoàn toàn. Cháu đã kiên trì tập luyện nhưng vẫn không đi lại. Về vấn đề đại tiểu tiện cháu vẫn tự chủ, vẫn ngồi dậy. Nay cháu viết thư này mong bác sĩ giúp cháu xem cháu muốn tập đi bằng nạng, nhưng cháu tập hoài không được vì cháu liệt cứng lên thường bị giật tăng chương lực cơ. Bác sĩ hướng dẫn cháu có thể tập đi bằng nặng không? Cháu chỉ dám mơ ước đi được bằng nạng, nhưng thực sự rất khó. Nếu có tài liệu hướng dẫn tập bằng nạng, mong bác sĩ cho cháu biết.
Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Qua thông tin bạn cung cấp, bạn bị khối u chèn ép tủy sống và đã phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật để cắt bỏ u và giải phóng sự chèn ép vào tủy sống, gây mất chức năng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật mặc dù cảm giác của bạn và vận động giảm nhiều gây khó khăn cho việc di chuyển nhưng không rõ trong thời gian 6 năm qua bạn có đi kiểm tra lại hay không, khối u có phát triển hay không, bạn đã tập luyện theo hướng dẫn hay tự tập. Do vậy, điều quan trọng là bạn nên đi khám kiểm tra lại để đánh giá toàn diện thể trạng, cũng như đánh giá xem tủy sống còn bị chèn ép hay không, bạn nên khám, trao đổi với bác sĩ đã từng phẫu thuật khối u và kết hợp khám giải đáp chuyên khoa Phục hồi chức năng. Qua việc khám đánh giá thực tế (cảm giác, vận động, phản xạ thần kinh,…), các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục thích hợp nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Bị liệt tuỷ do tai nạn, dù đã được phẫu thuật nhưng vẫn không phục hồi.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 26 tuổi là nam. Em là bệnh nhân liệt tuỷ do tai nạn, dù đã được phẫu thuật nhưng vẫn không phục hồi. Hiện em bị liệt từ vùng rốn xuống 2 chi dưới. Sau 9 tháng chữa trị tại bệnh viện Phục hồi chức năng em vẫn không thấy dấu hiệu phục hồi, bác sĩ cho em hỏi: liệu em có khả năng phục hồi lại vận động nữa không? Em nên có chế độ ăn uống tập luyện như thế nào để giữ gìn sức khỏe? Hiện nay đã có phương pháp nào giúp phục hồi cho người bị liệt tuỷ do tai nạn chấn thương tuỷ sống chưa?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Phục hồi chức năng cho người bị tổn thương tủy sống là quá trình lâu dài nên đòi hỏi bản thân người bệnh, người nhà và cán bộ y tế ý chí quyết tâm cao mới thành công. Mục tiêu của quá trình này là giúp người bệnh thích nghi với cuộc sống tàn tật và chăm sóc da, đường ruột, đường tiểu, hệ vận động để tránh các biến chứng. Bạn đã trải qua giai đoạn phục hồi tại bệnh viện.
Hiện tại, mục tiêu tập luyện là:
Học cách tự chăm sóc bản thân và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (chăm sóc da, ăn uống, chải đầu, vệ sinh …).
Tập mạnh các cơ chi trên.
Học cách di chuyển,sử dụng xe lăn.
Di chuyển trên giường: lăn nghiêng sang phải, sang trái.
Di chuyển từ nằm sang ngồi và ngược lại.
Di chuyển từ giường qua xe lăn và ngược lại.
Di chuyển từ xe lăn sang toilet và ngược lại…
Sử dụng, di chuyển với các dụng cụ trợ giúp khác như máng, nẹp, nạng…
Tập thăng bằng ở tư thế ngồi (thăng bằng tĩnh, thang bằng động).
Tập dựng đứng tăng tiến (sử dụng bàn nghiêng, ván nghiêng) nhằm thích nghi với thay đổi tư thế, tránh tụt huyết áp.
Tập đứng dậy, tập thăng bằng ở tư thế đứng.
Tập di chuyển trong thanh song song, đi lại bằng nạng, nẹp…
Tăng cường hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày: tắm rửa, thay quần áo, ăn uống… và các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao.
Chúc bạn mọi điều tốt lành!
Theo ViCare