Điều trị thoái hóa đốt sống cổ và gai cột sống – Có phục hồi hoàn toàn được không?


4,226
1
1
Xu
53
Không ít bệnh nhân điều trị thoái hóa đốt sống cổ và gai cột sống đều mong muốn được vận động lại bình thường, thậm chí có thể chơi lại được thể thao. Vậy khả năng phục hồi cụ thể như thế nào, cùng tìm hiểu qua giải đáp của bác sĩ.

Chữa bệnh thoái hoá đốt sống cổ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có chữa dứt điểm được không và chữa bằng những loại thuốc và thực phẫm hỗ trợ nào vậy?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Thoái hóa cột sống cổ cũng chính là thoái hóa khớp, thoái hóa khớp là một bệnh tự miễn gây nên viêm các khớp cột sống. Thoái hóa cột sống là một bệnh mãn tính, có nghĩa rằng có thể có những chu kỳ có hoặc không có biểu hiện, bệnh kéo dài ngày một nặng và có thể không bao giờ khỏi hoàn toàn. Điều trị sớm là chìa khóa để giải quyết vấn đề về bệnh. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có liệu trình chữa trị phù hợp. Thực phẩm chức nămg không phải là thuốc chữa bệnh, bạn nên thận trọng khi sử dụng.

Chúc bạn khỏe!

Thoái hóa đốt sống cổ chữa thế nào cho hiệu quả?


Câu hỏi bởi:

Dạ thưa bác sĩ!

Mẹ em năm nay 46 tuổi. Cách đây 1 năm mẹ em bị sưng vai, sưng hết 2 bả vai. Mỗi lần sưng là nhức mà lên 2 – 3 kg. Mẹ em có đi khám, bác sĩ nghi bị thoái hóa đốt sống cổ, rồi cho mẹ uống 10 ngày thuốc mà không đỡ. Do bận việc mẹ en không tái khám. Khoảng 3 tuần sau vai hết sưng xong vài tháng lại sưng và đau lại. Em xin bác sĩ cho biết mẹ em bị bệnh gì và khi khám phải dùng phương pháp gì để chẩn đoán ra đúng bệnh? Nhà em ở Đắk Lắk thì đi khám ở bệnh viện nào? Trước mẹ em lên bệnh viện tỉnh khám.

Em cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng đọng canxi ở các dây chằng dọc cổ, làm hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh triệu chứng bằng khi vận động, thậm chí vận động nhẹ thấy đau, đôi khi cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, đầu, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai… làm cho hoạt động phần cổ bị hạn chế (xoay, cúi, ngửa), có thể đốt sống cổ đã bị thoái hóa.

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở người có công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, lái xe, đọc sách báo), hoặc ở người rất hay mang vác nặng trên đầu (đội cát, đá, vật liệu), hay ngồi trước màn hình vi tính hoặc xem vô tuyến quá lâu (vị trí vô tuyến để cao quá), kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, hoặc do ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu canxi làm cho các tổ chức bị nuôi dưỡng kém. Thoái hóa đốt sống cổ còn có thể do tư thế nằm ngủ, chỉ nằm một hoặc hai tư thế, không thấy thói quen chuyển mình hoặc do dùng gối không phù hợp (rắn quá, mềm quá, cao quá…) làm tác động đến việc lưu thông máu đến nuôi dưỡng cột sống cổ, vùng vai gáy.

Thoái hóa đốt sống cổ khi đang ở giai đoạn đầu thì cảm thấy cổ cứng, hơi đau khi cúi xuống và bắt đầu khó xoay chuyển. Nếu không được chữa trị thì sau một thời gian thấy đau nhức vùng cổ, đau nhức lan dần xuống vai, gáy, tai, đầu. Giai đoạn tiếp theo, người bệnh xuất hiện đau đầu, xoay cổ thấy đau, vướng, nhất là thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Các biểu hiện đau nhức, tê, mỏi ở vùng chẩm, trán, lan xuống cánh tay (một bên hay cả hai tùy theo sự chèn ép vào dây thần kinh) và bắt đầu có tê cánh tay, bàn tay, ngón tay, đó là những biến chứng bắt đầu xuất hiện. Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh có thể chẩn đoán qua chụp X-quang đốt sống cổ. Bệnh có thể được chẩn đoán đơn giản.

Mẹ bạn đã khám ở bệnh viện tỉnh thì có thể yên tâm vào kết quả. Tuy nhiên, sau khi biết bệnh mẹ bạn đã không chữa trị tích cực nên có thể bệnh đã tiến triển nặng hơn. Mẹ bạn cần đi khám lại xem mức độ bệnh hiện tại đến đâu và chữa trị. Có thể khám ở bệnh viện đa khoa tỉnh.

Chúc bạn và mẹ mạnh khỏe!

Bị thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được hoàn toàn?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Tôi năm nay 33 tuổi, là nam giới. Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ. Mong bác sĩ chỉ giúp cách chữa trị như thế nào và có chữa khỏi được hoàn toàn không?

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh thoái hóa xương khớp hay gặp nhất. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, song gây ra nhiều biểu hiện đau và khó chịu, tác động đến cuộc sống và công việc. Thoái hoá đốt sống cổ không chỉ gặp ở người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều.

Để chữa trị, những biện pháp sau có thể giúp giảm đau và thư giãn cho vùng đốt sống cổ:

Tập thể dục cho cổ rất hay để giúp các cơ ở cổ thêm chắc khoẻ và thư giãn các đốt sống cổ. Điều quan trọng là tập đúng theo lời khuyên của bác sĩ và nên tập vào buổi sáng một cách đều đặn, có quy tắc.

Mát xa nhẹ nhàng vùng cổ, kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp tốt để cải thiện bệnh này.

Chườm túi nước nóng ở vùng cổ, tốt nhất nên hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, đúng cách theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Không gối đầu cao khi ngủ, sử dụng gối có độ cứng vừa phải để nâng đỡ cổ.

Không sử dụng máy tính, điện thoại di động nhiều vì tư thế cúi nhìn màn hình máy tính hay điện thoại khiến cổ bị căng và đau. Nếu phải làm việc lâu thì cứ mỗi 30 phút 1 lần cần đứng dậy đi dạo hoặc tạo vài động tác để thư giãn vùng cổ.

Duy trì lối sống lành mạnh, giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, tránh hút thuốc và liệu pháp yoga có thể giúp cải thiện bệnh.

Sử dụng thuốc chống viêm giảm đau theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để cắt cơn đau nhất thời.

Thoái hóa đốt sống cổ một khi đã xảy ra thì không thấy cách chữa trị nào có thể chữa khỏi được tình trạng thoái hóa của cột sống. Tuy nhiên, kết hợp những biện pháp ở trên có thể giúp giảm đau, giảm khó chịu, giúp người bệnh có cuộc sống bình thường. Để việc chữa trị có kết quả, bạn nên đến khám tại chuyên khoa cơ xương khớp ngay từ khi bệnh còn nhẹ để được hướng dẫn phương pháp đúng đắn trong việc phòng và chữa trị bệnh.

Chúc bạn sức khỏe!

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có điều trị triệt để được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bố tôi năm nay 50 tuổi thường xuyên bị đau khớp cổ, vai, và lưng. Khi đi khám, chụp X-quang thì được chẩn đoán là thoái hóa đốt sống cổ. Sau khi uống thuốc một thời gian thì có giảm nhưng dừng thuốc lại đau nhức. Xin hỏi có cách nào chữa trị dứt điểm được không ạ?

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Thoái hóa là bệnh tiến triển theo tuổi, càng về già các cơ quan bộ phận thoái hóa dần đi, hoạt động chức năng kém và xuất hiện ngày càng nhiều bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa khớp… Ngoài ra, ở những người phải làm việc nặng nhọc vất vả kéo dài, có thể xuất hiện thoái hóa sớm hơn.

Đối với thoái hóa cột sống cổ nói riêng và bệnh lý thoái hóa cột sống nói chung, tổn thương có nhiều dạng khác nhau. Khi thoái hóa có thể gây hẹp các khe, lỗ liên hợp là nơi mà các dây thần kinh từ tủy sống đi ra gây đau, tê tay, chân ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ chèn ép thần kinh khác nhau. Khi thoái hóa, các gai sống có thể mọc ra, các đĩa đệm bị thoái hóa gây chèn ép vào tủy sống vào rễ thần kinh gây đau, tê tay, chân dọc theo đường đi của dây thần kinh.

Như vậy tổn thương của thoái hóa cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng có thể là: Hẹp các lỗ liên hợp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống…. Thoái hóa cột sống cổ làm bệnh nhân đau nhiều vùng cổ lan xuống vai và tay, chữa trị thuốc chủ yếu là giảm đau, giãn cơ,… Không có tác dụng chữa trị triệt để, hết thuốc bệnh nhân đau trở lại. Tùy thuộc vào loại tổn thương của thoái hóa mà có thể chữa trị triệt để được hay không.

Ví dụ, tổn thương là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, có thể mổ lấy nhân thoát vị, giải ép, bệnh nhân sẽ hết đau hay tổn thương là các gai cột sống có thể mổ cắt gai….Vì vậy, bạn nên đưa bác đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chữa trị phù hợp nhất.

Chúc bác mau khỏe!

Thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa gai 3 đốt sống lưng có nguy cơ tai biến mạch máu não không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa gai 3 đốt sống lưng, thường bị đau mỏi nếu ngồi lâu và tê nhức tay chân và hay bị rối loạn tuần hoàn não. Vậy tôi có nguy cơ tai biến mạch máu não không? Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi cách chữa trị và phòng chống bệnh để khỏe mạnh.

Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Thoái hóa cột sống cổ có biểu hiện chính là: cổ cứng nhắc, khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau, đau cổ, sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ lí do. Bệnh này cũng có thể gây rối loạn tuần hoàn não nhưng không có nguy cơ tai biến mạch máu não. Thoái hoá là quá trình theo tính quy luật và do thao tác vận động làm việc không hợp lý trong thời gian dài. Do vậy không thể chữa trị khỏi mà chỉ dùng các biện pháp để giảm biểu hiện như: dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

1. Về chữa trị vật lý trị liệu:

Vận động nhẹ nhàng từ từ cúi ngửa nghiêng xoay với nguyên tắc vận động làm sao không được đau thêm, không gây chóng mặt

Xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở góc vừa phải, đảm bảo xoay không làm đau thêm

Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần, chú ý phải giữ cột sống lưng, thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau sao cho gáy tựa vào vai mỗi phía. Làm đi làm lại động tác này 10-15 lần

Cúi đầu về phía trước, quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều vài lần. Động tác đều đặn, liên tục

Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc. Mỗi động tác thực hiện khoảng 10 lần. Ngoài ra cần tự xoa bóp đốt sống cổ, việc kéo giãn cột sống một cách tự nhiên làm mở rộng khoang đốt, giải phóng sự chèn ép vào các rễ dây thần kinh, mở đường cho nhân nhầy quay về vị trí cũ, khôi phục lại cân bằng lực cơ của các hệ thống dây chằng.

2. Thuốc chữa trị:

Thường sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm như: Ph8, Diclophenac, Beta-lactam, Amynoglycoid

Bổ sung dịch khớp phục hồi sụn khớp như: Glucosamin (thực phẩm chức năng), Arthri- Flex

Chữa trị các biến chứng kết hợp kèm theo như: viêm cột sống dính khớp, chèn ép thần kinh, hẹp đĩa đệm…

3. Về phòng thoái hóa cột sống cổ

Sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc, hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến các đốt sống cổ

Khi làm việc với máy vi tính, cần thực hiện động tác luyện tập hay vươn vai đơn giản, không ngồi lâu bên máy tính trong thời gian quá dài, ghế làm việc có độ cao thích hợp với bàn làm việc và máy tính. Ngồi cách màn hình vi tính 50-66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10-20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt

Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ

Không nên đội nặng trên đầu. Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách)

Tóm lại để hạn chế thoái hóa đốt sống cổ, trong lao động và làm việc phải tạo lập một thói quen tự bảo vệ, tránh những tư thế tác động không tốt đến cột sống để có một cột sống rắn chắc và khỏe mạnh.

Chúc bạn khỏe mạnh.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.