Trẻ chậm nói là một trong những hiện tượng dễ gặp nhất của nhi khoa. Đây là một bệnh tâm lý của trẻ cần được điều trị kịp thời và nhanh chóng.
Nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ !
Tôi có hai cháu, cháu gái lớn sinh ngày 28/5/2011, cháu trai nhỏ sinh ngày 19/5/2013 và cả hai con của tôi đều chậm nói. Bé gái lớn nói không rõ và không thể trả lời được các câu hỏi của người khác, cháu quên tên bất cứ 1 ai ngoại trừ mẹ cha và em trai. Cháu trai của tôi thì không chịu nói gì cả, tôi rất cố gắng tập cho cháu nhưng cháu lại không chịu mở lời, cháu chỉ nói được 2 tiếng bay- bay. Nốt giọng của cháu lại rất nhỏ. Tôi rất buồn mong bác sĩ hãy sớm cho tôi 1 lời khuyên.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn !
Trẻ chậm biết nói do rất nhiều lí do khác nhau. Bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh để phát hiện những lí do thực thể. Nếu bạn không phát hiện được điều gì bất thường, hoặc hiện tại không thấy phương pháp chữa trị thì bạn chỉ còn cách là kiên trì tập nói cho bé. Tuy nhiên, việc tập cho bé nói không đơn giản như những trẻ khác mà phải có kỹ năng. Bạn nói: “tôi rất cố gắng tập cho cháu nhưng cháu lại không chịu mở lời”, như vậy là bạn dùng cách phát âm để trẻ bắt chước, việc làm này của bạn bé không hiểu là phải nhại lại các động tác của mẹ nên bé “trơ mắt ếch ra nhìn”, và càng tích cực dạy bé càng trơ ra.
Bạn cần biết một số điểm cơ bản sau:
Trẻ nói là để thể hiện nhu cầu giao tiếp của mình. Ví dụ: Khi bé muốn uống nước bé đưa tay ra chỉ vào cốc nước và phát âm tiếng “i-i”. Nếu lúc này người lớn cầm lấy cốc nước và nói từ “nước” như vậy bé sẽ hiều và sẽ tập nói từ “nước” cho những lần sau. Nếu đưa luôn cốc nước cho bé uông, trẻ không cần nói, không thấy nhu cầu nói, nên chậm phát triển về ngôn ngữ. Đối với trẻ lớn hơn, đôi khi có tư duy lôgic ngược so với người lớn. Ví dụ. Bé luôn đi dép ngược bên vì bé nghĩ như thế mới là thuận, vẽ cột điện đầu chúc xuống mặt đất ở bên trên, đang chăm đi học hôm nay đột nhiên ương ạnh không chịu đi học, nói “ăn cơm bà”, không hiểu các câu hỏi của người lớn…
Tôi có một số gợi ý sau cho bạn để giúp bé tập nói :
Đối với con thứ nhất
Bạn nên cho bé đi mẫu giáo, không thấy giám hộ bất thường nào khác với những trẻ khác để tránh trẻ bị mặc cảm với những khiếm khuyết của mình. Bạn không nên đưa ra những câu hỏi khó với bé, hoặc bắt bé bộc lộ điểm yếu của mình (ví dụ hỏi nhớ tên người). Dạy trẻ tư duy nhận biết, bằng cách : Cha mẹ vờ chỉ nhầm một con sư tử thành một con voi và hướng dẫn bé cách sửa lỗi cho cha mẹ…. Bạn hãy chọn chuyên mục bé giỏi nhất, thích thú nhất để giả vờ nói sai để bé sửa và khen bé. Bạn có thể tham khảo tài liệu của môn học : Nhận biết môi trường xung quanh có ở các trường mầm non để dạy bé cho có khoa học. Không cần thiết phải sửa câu chữ đúng với cách nói của người lớn, không bắt bé cố diễn đạt ý muốn của mình. Cho bé tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các trò chơi làm trẻ lịnh hoạt và khuyến khích trẻ dùng ngôn ngữ diễn đạt ý muốn của mình
Đối với con thứ hai :
Bạn cần tạo cơ hội để bé phải nói vì nhu cầu giao tiếp bức thiết, thay cho việc mẹ phát âm dạy trẻ bắt chước từng từ. Tiếp tục ví dụ trên, khi trẻ khát đòi uống nước, bạn rót nước vào cốc để trước mặt trẻ, trẻ đưa tay ra chỉ và i.. i, bạn sẽ phát âm dạy từ “nước” vài 3 lần như thế mới đưa nước cho bé uống. Bạn sẽ có muôn vàn cách khác tự nghĩ ra để dạy trẻ từng ít một… Khi bé đã biết nói khi cần giao tiếp, bạn có thể nâng cấp lên, trở lại ví dụ trước: Nếu bé nhăn nhó chỉ tay vào cốc nước của mẹ, có nghĩa là bé đang khát. Bé sẽ phải nói ra việc cần uống nước; vì thế, bạn có thể hỏi (nói nhanh): “Con muốn uống nước không?” và dạy bé nói rành rọt (nói chậm): “Con muốn uống nước”. Dần dần, bé sẽ có thói quen nói ra thứ bé muốn và thành quả cho cố gắng đó là: bé có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe !
Trẻ bị chậm nói và chậm khả năng giao tiếp xã hội
Câu hỏi bởi: Vũ giang thanh
Thưa bác sĩ, bé nhà em là bé trai nay đã được 3 tuổi 3 tháng, né nặng 14k và cao 97cm nhưng bé không thể nói và k thể hiểu được những yêu cầu đơn giản, bé có nói nhưng nói cái gì k thể hiểu. Bé muốn gì bé cầm tay người lớn để chỉ chứ k tự mình chỉ, gdinh e có cho bé đi học nhung bé k cải thiện hơn. Bé k thích chơi những trò chơi xếp hình hay bán đồ hàng như những bé khác, bé chỉ thích chơi những đồ gì có thể tạo ra tiếng như: đũa, muỗng, que gõ vào nhau. Xin bác sĩ cho e biết bé e có thể nói khong và bé có bị tự kỷ k ah!
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Trước tiên, cảm ơn bạn đã sử dụng chức năng “Hỏi bác sĩ” của Vicare.
Trường hợp con bạn, nếu như những chức năng cơ bản( nghe, nhìn…) của bé vẫn bình thường, thì từ những biểu hiện mà bạn miêu tả , có khả năng cao là bé bị bệnh tự kỉ. Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán ban đầu, muốn có chuẩn đoán chính xác bạn nên đưa bé đi khám tại các cơ sở uy tín nhé.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói, có tác động đến trí tuệ sau này không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ trẻ 24 tháng tuổi chậm nói có tác động đến trí tuệ sau này không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói có thể đã có chậm phát triển tâm thần rồi. Tuy nhiên có nhiều tình huống không phải chậm phát triển tâm thần, về sau không tác động đến phát triển trí tuệ. Dù sao bạn cũng nên đưa cháu đến khám ở cơ sở Nhi khoa để được giải đáp sớm về cách điều trị hoặc xử lý tình trạng chậm nói.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Bé 3 tuổi chưa nói được làm thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi ở Daklak, tôi có một bé 3 tuổi. Cháu vẫn bình thường nhưng cháu vẫn chưa nói được làm tôi rất lo. Vậy cho tôi hỏi cháu có bệnh gì không ạ?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Như bạn kể thị con bạn chậm nói. Chúng tôi muốn chia sẻ với bạn như sau: Trẻ 3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh về ngôn ngữ. Vốn từ của trẻ thời kỳ này tăng lên phong phú. Trẻ biết sử dụng vốn từ theo các quy tắc ngữ pháp trong từng câu, từng đoạn lời nói khác nhau. Ngay khi nói được các câu trọn vẹn thì đồng thời trẻ cũng bắt đầu học cách đặt câu hỏi và chuyển từ câu khẳng định sang phủ định.
Nếu trẻ 3 tuổi mà vốn từ nghèo nàn tới mức không đủ để diễn tả những điều mình muốn nói, nói ngọng, nói lắp…thì có thể đánh giá trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ. Gia đình nên cho trẻ đi khám cả lâm sàng về mặt y học và khám tâm lý để xác định mức độ nặng nhẹ và lí do khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói, từ đó có biện pháp chữa trị thích hợp. Đôi khi có thể do trục trặc trong vòm miệng như với lưỡi hay hàm ếch…hoặc có vấn đề với khả năng nghe cũng khiến trẻ chậm nói. Bên cạnh đó nhiều tình huống trẻ chậm nói do các lí do tâm lý như: trẻ thiếu kích thích diễn tả ngôn ngữ, không có môi trường giao tiếp…
Khi đó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau để giúp trẻ nói tốt hơn: Việc xem TV khiến trẻ chỉ nhận thông tin một chiều nên gia đình cần hạn chế. Hoặc mỗi khi cho trẻ xem chương trình gì thì người lớn có thể ngồi bên cùng trẻ nhận xét, bình luận, đặt ra những câu hỏi để trẻ vừa xem vừa phản hồi thông tin. Bạn nên dành nhiều thời gian trò chuyện với con, có thể đọc truyện cho trẻ nghe, hỏi về các nhân vật và tình tiết trong truyện. Bạn cần khuyến khích trẻ kết bạn, mời các bạn của trẻ đến nhà chơi.
Bạn cần kiên trì, tích cực sửa phát âm cho trẻ bằng cách yêu cầu trẻ nói lại ngay những từ đã phát âm sai. Bạn nên yêu cầu trẻ nói đúng, rõ ràng những nguyện vọng của mình thì mới được mọi người đáp ứng. Bạn nên cho trẻ đi học mẫu giáo cũng là biện pháp tốt tạo thuận lợi để trẻ có môi trường giao tiếp để trẻ tập nói.
Chúc cháu luôn khỏe và sớm biết nói!
Bài tập cho bé chậm nói
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bc sĩ giải đáp cho tôi các bài tập cho trẻ bị chậm nói.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Có hai nhóm lí do chính làm trẻ chậm nói:
Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…).
Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm tác động đến tâm lý trẻ.
Vì vậy bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa Nhi xác định lí do cho bé. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như giải đáp, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.
Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói. Cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói. Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như đưa ra lời động viên như: “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.
Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tạo nhiều trường hợp khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt. Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ !
Tôi có hai cháu, cháu gái lớn sinh ngày 28/5/2011, cháu trai nhỏ sinh ngày 19/5/2013 và cả hai con của tôi đều chậm nói. Bé gái lớn nói không rõ và không thể trả lời được các câu hỏi của người khác, cháu quên tên bất cứ 1 ai ngoại trừ mẹ cha và em trai. Cháu trai của tôi thì không chịu nói gì cả, tôi rất cố gắng tập cho cháu nhưng cháu lại không chịu mở lời, cháu chỉ nói được 2 tiếng bay- bay. Nốt giọng của cháu lại rất nhỏ. Tôi rất buồn mong bác sĩ hãy sớm cho tôi 1 lời khuyên.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn !
Trẻ chậm biết nói do rất nhiều lí do khác nhau. Bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh để phát hiện những lí do thực thể. Nếu bạn không phát hiện được điều gì bất thường, hoặc hiện tại không thấy phương pháp chữa trị thì bạn chỉ còn cách là kiên trì tập nói cho bé. Tuy nhiên, việc tập cho bé nói không đơn giản như những trẻ khác mà phải có kỹ năng. Bạn nói: “tôi rất cố gắng tập cho cháu nhưng cháu lại không chịu mở lời”, như vậy là bạn dùng cách phát âm để trẻ bắt chước, việc làm này của bạn bé không hiểu là phải nhại lại các động tác của mẹ nên bé “trơ mắt ếch ra nhìn”, và càng tích cực dạy bé càng trơ ra.
Bạn cần biết một số điểm cơ bản sau:
Trẻ nói là để thể hiện nhu cầu giao tiếp của mình. Ví dụ: Khi bé muốn uống nước bé đưa tay ra chỉ vào cốc nước và phát âm tiếng “i-i”. Nếu lúc này người lớn cầm lấy cốc nước và nói từ “nước” như vậy bé sẽ hiều và sẽ tập nói từ “nước” cho những lần sau. Nếu đưa luôn cốc nước cho bé uông, trẻ không cần nói, không thấy nhu cầu nói, nên chậm phát triển về ngôn ngữ. Đối với trẻ lớn hơn, đôi khi có tư duy lôgic ngược so với người lớn. Ví dụ. Bé luôn đi dép ngược bên vì bé nghĩ như thế mới là thuận, vẽ cột điện đầu chúc xuống mặt đất ở bên trên, đang chăm đi học hôm nay đột nhiên ương ạnh không chịu đi học, nói “ăn cơm bà”, không hiểu các câu hỏi của người lớn…
Tôi có một số gợi ý sau cho bạn để giúp bé tập nói :
Đối với con thứ nhất
Bạn nên cho bé đi mẫu giáo, không thấy giám hộ bất thường nào khác với những trẻ khác để tránh trẻ bị mặc cảm với những khiếm khuyết của mình. Bạn không nên đưa ra những câu hỏi khó với bé, hoặc bắt bé bộc lộ điểm yếu của mình (ví dụ hỏi nhớ tên người). Dạy trẻ tư duy nhận biết, bằng cách : Cha mẹ vờ chỉ nhầm một con sư tử thành một con voi và hướng dẫn bé cách sửa lỗi cho cha mẹ…. Bạn hãy chọn chuyên mục bé giỏi nhất, thích thú nhất để giả vờ nói sai để bé sửa và khen bé. Bạn có thể tham khảo tài liệu của môn học : Nhận biết môi trường xung quanh có ở các trường mầm non để dạy bé cho có khoa học. Không cần thiết phải sửa câu chữ đúng với cách nói của người lớn, không bắt bé cố diễn đạt ý muốn của mình. Cho bé tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các trò chơi làm trẻ lịnh hoạt và khuyến khích trẻ dùng ngôn ngữ diễn đạt ý muốn của mình
Đối với con thứ hai :
Bạn cần tạo cơ hội để bé phải nói vì nhu cầu giao tiếp bức thiết, thay cho việc mẹ phát âm dạy trẻ bắt chước từng từ. Tiếp tục ví dụ trên, khi trẻ khát đòi uống nước, bạn rót nước vào cốc để trước mặt trẻ, trẻ đưa tay ra chỉ và i.. i, bạn sẽ phát âm dạy từ “nước” vài 3 lần như thế mới đưa nước cho bé uống. Bạn sẽ có muôn vàn cách khác tự nghĩ ra để dạy trẻ từng ít một… Khi bé đã biết nói khi cần giao tiếp, bạn có thể nâng cấp lên, trở lại ví dụ trước: Nếu bé nhăn nhó chỉ tay vào cốc nước của mẹ, có nghĩa là bé đang khát. Bé sẽ phải nói ra việc cần uống nước; vì thế, bạn có thể hỏi (nói nhanh): “Con muốn uống nước không?” và dạy bé nói rành rọt (nói chậm): “Con muốn uống nước”. Dần dần, bé sẽ có thói quen nói ra thứ bé muốn và thành quả cho cố gắng đó là: bé có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe !
Trẻ bị chậm nói và chậm khả năng giao tiếp xã hội
Câu hỏi bởi: Vũ giang thanh
Thưa bác sĩ, bé nhà em là bé trai nay đã được 3 tuổi 3 tháng, né nặng 14k và cao 97cm nhưng bé không thể nói và k thể hiểu được những yêu cầu đơn giản, bé có nói nhưng nói cái gì k thể hiểu. Bé muốn gì bé cầm tay người lớn để chỉ chứ k tự mình chỉ, gdinh e có cho bé đi học nhung bé k cải thiện hơn. Bé k thích chơi những trò chơi xếp hình hay bán đồ hàng như những bé khác, bé chỉ thích chơi những đồ gì có thể tạo ra tiếng như: đũa, muỗng, que gõ vào nhau. Xin bác sĩ cho e biết bé e có thể nói khong và bé có bị tự kỷ k ah!
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Trước tiên, cảm ơn bạn đã sử dụng chức năng “Hỏi bác sĩ” của Vicare.
Trường hợp con bạn, nếu như những chức năng cơ bản( nghe, nhìn…) của bé vẫn bình thường, thì từ những biểu hiện mà bạn miêu tả , có khả năng cao là bé bị bệnh tự kỉ. Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán ban đầu, muốn có chuẩn đoán chính xác bạn nên đưa bé đi khám tại các cơ sở uy tín nhé.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói, có tác động đến trí tuệ sau này không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ trẻ 24 tháng tuổi chậm nói có tác động đến trí tuệ sau này không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói có thể đã có chậm phát triển tâm thần rồi. Tuy nhiên có nhiều tình huống không phải chậm phát triển tâm thần, về sau không tác động đến phát triển trí tuệ. Dù sao bạn cũng nên đưa cháu đến khám ở cơ sở Nhi khoa để được giải đáp sớm về cách điều trị hoặc xử lý tình trạng chậm nói.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Bé 3 tuổi chưa nói được làm thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi ở Daklak, tôi có một bé 3 tuổi. Cháu vẫn bình thường nhưng cháu vẫn chưa nói được làm tôi rất lo. Vậy cho tôi hỏi cháu có bệnh gì không ạ?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Như bạn kể thị con bạn chậm nói. Chúng tôi muốn chia sẻ với bạn như sau: Trẻ 3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh về ngôn ngữ. Vốn từ của trẻ thời kỳ này tăng lên phong phú. Trẻ biết sử dụng vốn từ theo các quy tắc ngữ pháp trong từng câu, từng đoạn lời nói khác nhau. Ngay khi nói được các câu trọn vẹn thì đồng thời trẻ cũng bắt đầu học cách đặt câu hỏi và chuyển từ câu khẳng định sang phủ định.
Nếu trẻ 3 tuổi mà vốn từ nghèo nàn tới mức không đủ để diễn tả những điều mình muốn nói, nói ngọng, nói lắp…thì có thể đánh giá trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ. Gia đình nên cho trẻ đi khám cả lâm sàng về mặt y học và khám tâm lý để xác định mức độ nặng nhẹ và lí do khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói, từ đó có biện pháp chữa trị thích hợp. Đôi khi có thể do trục trặc trong vòm miệng như với lưỡi hay hàm ếch…hoặc có vấn đề với khả năng nghe cũng khiến trẻ chậm nói. Bên cạnh đó nhiều tình huống trẻ chậm nói do các lí do tâm lý như: trẻ thiếu kích thích diễn tả ngôn ngữ, không có môi trường giao tiếp…
Khi đó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau để giúp trẻ nói tốt hơn: Việc xem TV khiến trẻ chỉ nhận thông tin một chiều nên gia đình cần hạn chế. Hoặc mỗi khi cho trẻ xem chương trình gì thì người lớn có thể ngồi bên cùng trẻ nhận xét, bình luận, đặt ra những câu hỏi để trẻ vừa xem vừa phản hồi thông tin. Bạn nên dành nhiều thời gian trò chuyện với con, có thể đọc truyện cho trẻ nghe, hỏi về các nhân vật và tình tiết trong truyện. Bạn cần khuyến khích trẻ kết bạn, mời các bạn của trẻ đến nhà chơi.
Bạn cần kiên trì, tích cực sửa phát âm cho trẻ bằng cách yêu cầu trẻ nói lại ngay những từ đã phát âm sai. Bạn nên yêu cầu trẻ nói đúng, rõ ràng những nguyện vọng của mình thì mới được mọi người đáp ứng. Bạn nên cho trẻ đi học mẫu giáo cũng là biện pháp tốt tạo thuận lợi để trẻ có môi trường giao tiếp để trẻ tập nói.
Chúc cháu luôn khỏe và sớm biết nói!
Bài tập cho bé chậm nói
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bc sĩ giải đáp cho tôi các bài tập cho trẻ bị chậm nói.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Có hai nhóm lí do chính làm trẻ chậm nói:
Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…).
Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm tác động đến tâm lý trẻ.
Vì vậy bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa Nhi xác định lí do cho bé. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như giải đáp, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.
Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói. Cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói. Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như đưa ra lời động viên như: “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.
Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tạo nhiều trường hợp khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt. Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Theo ViCare