Xốp xơ tai là bệnh gì? Nó gây ảnh hưởng như thế nào tới thính giác? Những thắc mắc trên đây sẽ được bác sĩ giải đáp dưới đây cho bạn.
Xốp xơ tai mổ có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Quang Linh
Chào bác sĩ!
Em 25 tuổi khả năng nghe của em kém, được bệnh viện Tai Mũi Họng chẩn đoán xốp xơ tai yêu cầu mổ. Em rất lo lắng vì sợ mổ khả năng thành công có cao không, nếu không thành công có dẫn đến điếc luôn không.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Bệnh xốp xơ tai là tình trạng phát triển bất thường xương trong tai giữa gây ra nghe kém. Nguyên nhân của bệnh hiện nay chưa rõ ràng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh mang tính chất gia đình và có thể di truyền. Các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh thường xảy ra ở người da trắng, phụ nữ trung niên, phụ nữ có thai hoặc kết hợp với tình trạng nhiễm siêu vi như bệnh sởi.
Về chữa trị bệnh xốp xơ tai đa số tình huống bệnh được chữa trị thành công bằng phẫu thuật, bạn không cần phải lo lắng quá. Xương bàn đạp của bệnh nhân sẽ được thay thế bằng một xương bàn đạp nhân tạo để tái lập sự dẫn truyền âm thanh từ chuỗi xương con vào tai trong. Một số ít tình huống tái phát sau phẫu thuật hoặc phẫu thuật thất bại có thể dùng máy trợ thính.
Bạn đã đi khám ở bệnh viện Tai Mũi Họng là một cơ sở uy tín, bạn có thể yên tâm tiến hành phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Điều trị xốp xơ tai và đi khám chi trả bảo hiểm y tế như thế nào?
Câu hỏi bởi: Minh Anh
Thưa bác sĩ!
Cách đây gần 4 năm cháu bắt đầu bị ù tai, nghe kém, cháu có đi đo thính lực ở Trung tâm Trợ thính và được chẩn đoán là bị xốp xơ tai. Cháu đi khám ở bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sĩ Nội soi tai và chỉ kết luận ù tai, kê đơn thuốc. Đến nay tình hình của cháu vẫn chưa được cải thiện, cháu cảm thấy nghe kém hơn và rất mất tự tin trong giao tiếp. Cháu được biết, bệnh xốp xơ tai có thể phẫu thuật. Hiện cháu đã là sinh viên, cháu đang mua bảo hiểm y tế, vậy cháu có được hỗ trợ chi phí điều trị nếu phẫu thuật không? Cháu nên đi khám ở đâu để biết rõ tình hình của mình và những bệnh viện nào có thể phẫu thuật bệnh xốp xơ tai ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bạn Minh Anh thân mến!
Tai giữa giống như một hình trống dẹt. Bộ phận chủ yếu trong tai giữa là chuỗi xương con (gồm 3 xương: xương búa, xương đe, xương bàn đạp). Chúng có chức năng dẫn truyền, khuếch đại cường độ âm thanh và truyền vào tai trong (tai thần kinh).Bệnh xốp xơ tai là tình trạng phát triển bất thường chuỗi xương con tai giữa gây ra nghe kém, xơ hóa đế của xương bàn đạp, dính chặt vào cửa sổ bầu dục làm giảm sự dẫn truyền âm thanh từ tai giữa vào trong tai trong nên nghe kém. Đa số trường hợp bệnh được điều trị thành công bằng phẫu thuật. Xương bàn đạp sẽ được thay thế bằng một xương bàn đạp nhân tạo để tái lập sự dẫn truyền âm thanh từ chuỗi xương con vào tai trong. Trường hợp của bạn là sinh viên sẽ khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, nơi bạn đăng ký khám bảo hiểm y tế ban đầu (ghi trong thẻ), từ đó bác sĩ sẽ chuyển viện tới bệnh viện tuyến trên để bạn được hưởng chế độ điều trị do bảo hiểm y tế chi trả. Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương có thể mổ điều trị bệnh lý này. Bạn hãy liên hệ với bệnh viện tỉnh nơi bạn đang cư trú để biết thêm chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị điếc 1 bên tai, tai còn lại đeo trợ thính, 2 tai bình thường, không chảy mủ có phải bị xốp xơ tai nặng không?
Câu hỏi bởi: Tiến Đạt
Chào bác sĩ!
Bố em bị điếc 1 bên tai khoảng 10 năm nay, tai còn lại nghe lúc được lúc không, thêm bị xoang mũi.
Bố đi khám thì bác sĩ bảo tai nghe ở mức 4 nên phải đeo trợ thính. Tai bố em rất bình thường, không bị chảy mủ hay ra dịch. Bác sĩ tư vấn giúp, có phải bố em bị xốp xơ tai nặng không ạ?
Chào em!
Bệnh xốp xơ tai do chuỗi xương con ở tai giữa, chủ yếu là đế xương bàn đạp bị xơ cứng. Bệnh mang yếu tố di truyền, tiến triển rất chậm, triệu chứng ban đầu rất kín đáo chủ yếu là nghe kém và ù tai, thường bắt đầu từ một tai, sau đó lan dần ra cả hai tai, rất ít trường hợp bị một tai. Do vậy, tôi ít nghĩ ba em bị bệnh xốp xơ tai.
Có nhiều nguyên nhân gây điếc, chia thành 2 nhóm chính là điếc tiếp nhận và điếc dẫn truyền, không phải bệnh ở tai là sẽ có chảy mủ. Bác sĩ phải thăm khám mới xác định được bệnh.
Để biết rõ hơn về bệnh tình của ba, em nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị cho ba em, vì đó là quyền lợi của người bệnh và thân nhân, em nhé.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tai trái bị điếc không rõ nguyên nhân, không đau là bị làm sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Tôi là nam giới, năm nay tôi 58 tuổi. Khoảng gần 1 năm nay, tai trái của tôi tự nhiên bị điếc không rõ lí do. Tai của tôi không cảm thấy đau đớn gì cả. Xin hỏi bác sĩ lí do vì sao? Có chữa được không?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào chú!
Người có tuổi mà tai nghe không rõ so với trước đây (gọi là nghe kém) là triệu chứng của rất nhiều bệnh ở vùng tai: Nút ráy tai lớn che lấp màng nhĩ, bệnh viêm tai giữa thủng màng nhĩ, u vùng tai giữa, u dây thần kinh ốc tai, cứng khớp xương con (bệnh xốp xơ tai), điếc đột ngột (sau 1 đêm ngủ dậy tai đột ngột ù và không nghe thấy gì), suy giảm thính lực tuổi già (lão thính),…
Chú cần đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (Hà Nội) khám tai, nội soi mũi họng, đo thính lực và chụp CT Scan xương chũm (nếu cần) để tìm hiểu lí do gây điếc. Trong các lí do trên, có những lí do chữa hết triệt để bằng thuốc hoặc phẫu thuật, có những lí do không chữa hết triệt để hoặc cần phải đeo máy trợ thính (máy điếc) suốt đời để bù lại phần thính lực bị mất đi. Hiện nay có nhiều loại máy trợ thính nhỏ gọn giấu trong tóc sau tai rất thẩm mỹ hỗ trợ nghe rất tốt. Mong chú nhanh tìm ra và xử lý lí do giảm nghe của mình.
Chúc chú mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Xốp xơ tai mổ có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Quang Linh
Chào bác sĩ!
Em 25 tuổi khả năng nghe của em kém, được bệnh viện Tai Mũi Họng chẩn đoán xốp xơ tai yêu cầu mổ. Em rất lo lắng vì sợ mổ khả năng thành công có cao không, nếu không thành công có dẫn đến điếc luôn không.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Bệnh xốp xơ tai là tình trạng phát triển bất thường xương trong tai giữa gây ra nghe kém. Nguyên nhân của bệnh hiện nay chưa rõ ràng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh mang tính chất gia đình và có thể di truyền. Các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh thường xảy ra ở người da trắng, phụ nữ trung niên, phụ nữ có thai hoặc kết hợp với tình trạng nhiễm siêu vi như bệnh sởi.
Về chữa trị bệnh xốp xơ tai đa số tình huống bệnh được chữa trị thành công bằng phẫu thuật, bạn không cần phải lo lắng quá. Xương bàn đạp của bệnh nhân sẽ được thay thế bằng một xương bàn đạp nhân tạo để tái lập sự dẫn truyền âm thanh từ chuỗi xương con vào tai trong. Một số ít tình huống tái phát sau phẫu thuật hoặc phẫu thuật thất bại có thể dùng máy trợ thính.
Bạn đã đi khám ở bệnh viện Tai Mũi Họng là một cơ sở uy tín, bạn có thể yên tâm tiến hành phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Điều trị xốp xơ tai và đi khám chi trả bảo hiểm y tế như thế nào?
Câu hỏi bởi: Minh Anh
Thưa bác sĩ!
Cách đây gần 4 năm cháu bắt đầu bị ù tai, nghe kém, cháu có đi đo thính lực ở Trung tâm Trợ thính và được chẩn đoán là bị xốp xơ tai. Cháu đi khám ở bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sĩ Nội soi tai và chỉ kết luận ù tai, kê đơn thuốc. Đến nay tình hình của cháu vẫn chưa được cải thiện, cháu cảm thấy nghe kém hơn và rất mất tự tin trong giao tiếp. Cháu được biết, bệnh xốp xơ tai có thể phẫu thuật. Hiện cháu đã là sinh viên, cháu đang mua bảo hiểm y tế, vậy cháu có được hỗ trợ chi phí điều trị nếu phẫu thuật không? Cháu nên đi khám ở đâu để biết rõ tình hình của mình và những bệnh viện nào có thể phẫu thuật bệnh xốp xơ tai ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bạn Minh Anh thân mến!
Tai giữa giống như một hình trống dẹt. Bộ phận chủ yếu trong tai giữa là chuỗi xương con (gồm 3 xương: xương búa, xương đe, xương bàn đạp). Chúng có chức năng dẫn truyền, khuếch đại cường độ âm thanh và truyền vào tai trong (tai thần kinh).Bệnh xốp xơ tai là tình trạng phát triển bất thường chuỗi xương con tai giữa gây ra nghe kém, xơ hóa đế của xương bàn đạp, dính chặt vào cửa sổ bầu dục làm giảm sự dẫn truyền âm thanh từ tai giữa vào trong tai trong nên nghe kém. Đa số trường hợp bệnh được điều trị thành công bằng phẫu thuật. Xương bàn đạp sẽ được thay thế bằng một xương bàn đạp nhân tạo để tái lập sự dẫn truyền âm thanh từ chuỗi xương con vào tai trong. Trường hợp của bạn là sinh viên sẽ khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, nơi bạn đăng ký khám bảo hiểm y tế ban đầu (ghi trong thẻ), từ đó bác sĩ sẽ chuyển viện tới bệnh viện tuyến trên để bạn được hưởng chế độ điều trị do bảo hiểm y tế chi trả. Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương có thể mổ điều trị bệnh lý này. Bạn hãy liên hệ với bệnh viện tỉnh nơi bạn đang cư trú để biết thêm chi tiết.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị điếc 1 bên tai, tai còn lại đeo trợ thính, 2 tai bình thường, không chảy mủ có phải bị xốp xơ tai nặng không?
Câu hỏi bởi: Tiến Đạt
Chào bác sĩ!
Bố em bị điếc 1 bên tai khoảng 10 năm nay, tai còn lại nghe lúc được lúc không, thêm bị xoang mũi.
Bố đi khám thì bác sĩ bảo tai nghe ở mức 4 nên phải đeo trợ thính. Tai bố em rất bình thường, không bị chảy mủ hay ra dịch. Bác sĩ tư vấn giúp, có phải bố em bị xốp xơ tai nặng không ạ?
Chào em!
Bệnh xốp xơ tai do chuỗi xương con ở tai giữa, chủ yếu là đế xương bàn đạp bị xơ cứng. Bệnh mang yếu tố di truyền, tiến triển rất chậm, triệu chứng ban đầu rất kín đáo chủ yếu là nghe kém và ù tai, thường bắt đầu từ một tai, sau đó lan dần ra cả hai tai, rất ít trường hợp bị một tai. Do vậy, tôi ít nghĩ ba em bị bệnh xốp xơ tai.
Có nhiều nguyên nhân gây điếc, chia thành 2 nhóm chính là điếc tiếp nhận và điếc dẫn truyền, không phải bệnh ở tai là sẽ có chảy mủ. Bác sĩ phải thăm khám mới xác định được bệnh.
Để biết rõ hơn về bệnh tình của ba, em nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị cho ba em, vì đó là quyền lợi của người bệnh và thân nhân, em nhé.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tai trái bị điếc không rõ nguyên nhân, không đau là bị làm sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Tôi là nam giới, năm nay tôi 58 tuổi. Khoảng gần 1 năm nay, tai trái của tôi tự nhiên bị điếc không rõ lí do. Tai của tôi không cảm thấy đau đớn gì cả. Xin hỏi bác sĩ lí do vì sao? Có chữa được không?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào chú!
Người có tuổi mà tai nghe không rõ so với trước đây (gọi là nghe kém) là triệu chứng của rất nhiều bệnh ở vùng tai: Nút ráy tai lớn che lấp màng nhĩ, bệnh viêm tai giữa thủng màng nhĩ, u vùng tai giữa, u dây thần kinh ốc tai, cứng khớp xương con (bệnh xốp xơ tai), điếc đột ngột (sau 1 đêm ngủ dậy tai đột ngột ù và không nghe thấy gì), suy giảm thính lực tuổi già (lão thính),…
Chú cần đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (Hà Nội) khám tai, nội soi mũi họng, đo thính lực và chụp CT Scan xương chũm (nếu cần) để tìm hiểu lí do gây điếc. Trong các lí do trên, có những lí do chữa hết triệt để bằng thuốc hoặc phẫu thuật, có những lí do không chữa hết triệt để hoặc cần phải đeo máy trợ thính (máy điếc) suốt đời để bù lại phần thính lực bị mất đi. Hiện nay có nhiều loại máy trợ thính nhỏ gọn giấu trong tóc sau tai rất thẩm mỹ hỗ trợ nghe rất tốt. Mong chú nhanh tìm ra và xử lý lí do giảm nghe của mình.
Chúc chú mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Theo ViCare