Khạc đờm ra máu có phải bị ung thư?


4,226
1
1
Xu
53
Khạc đờm ra máu biểu hiện nhiều loại bệnh lý. Có nhiều người mắc phải hiện tượng này đặt thắc mắc rằng: liệu nó có phải là cảnh báo về bệnh ung thư hay không?

Bị viêm họng mãn tính khạc ra đờm lẫn máu có phải ung thư vòm họng không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ, cháu là nam giới năm nay 22 tuổi, cao 1m70 nặng 65 kg. Cổ họng cháu nổi nhiều cục to nhỏ và thỉnh thoảng đau rát khi nuốt còn bình thường thì không đau. Cách đây hơn 1 năm cháu có đi khám và bác sĩ có nói là viêm họng mãn tính và bảo nếu muốn hết luôn thì đốt nhưng như thế tạo sẹo nên chỉ cho cháu dùng thuốc. Cháu dùng thuốc được 2 tháng xong thôi. Hiện tại đã hơn 1 năm và những cục đấy vẫn còn ở họng cháu. Thỉnh thoảng (hơn 1 năm thì có 2 đợt khạc ra máu, mỗi đợt 2, 3 lần trong 1 ngày) cháu có khạc ra đờm có máu (có lúc có tia máu, lúc thì cả bãi đờm màu đỏ). Cháu rất lo lắng không biết mình có bị ung thư vòm hòng không. Mong bác sĩ giúp cháu.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Viêm họng mãn là một bệnh khó chữa trị triệt để. Ngoài việc uống thuốc ở các đợt cấp bạn nên áp dụng biện pháp súc họng hàng ngày để phòng bệnh tái phát và giảm biểu hiện. Cách súc họng: Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu ‘khò khò’ đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp.

Việc chữa trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn. Ngoài ra, khi bạn ho khạc quá nhiều có thể làm cho niêm mạc họng bị tổn thương gây khạc ra đờm lẫn máu. Để xác định chính xác có bị ung thư vòm họng hay không cần sinh thiết họng bạn nhé. Xét nghiệm này bạn có thể làm ở bất cứ cơ sở y tế nào, đối với cơ sở nhà nước là các bệnh viện tuyến tỉnh trở lên nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Khạc đờm máu, nuốt vướng có hạt cuối họng có phải ung thư?


Câu hỏi bởi: trọng tân

Chào các Bác sĩ! Em tên là Nguyễn Trọng Tân, 23 tuổi là nam. Gần đây em có cảm giác vướng víu ở cổ họng cứ khịt khạc suốt em khạc ra đờm đặc thỉnh thoảng lại có lẫn ít máu. Em há miệng thì thấy có các hạt màu đỏ ở cuối họng, hai bên cuối hàm cũng có 2 hạt sưng to, ăn uống bình thường nuốt không có cảm giác bị vướng. Khoảng hơn 2 năm trươc em bị viêm mũi dị ứng đi khám Bác sĩ bảo là amidan hơi sưng to, thời gian gần đây em uống thuốc liên tục nhưng khi hết thuốc thì lại có cảm giác khó chịu ở cổ họng. Không biết nhưng biểu hiện đó có phải của bệnh ung thư vòm họng không em rất lo mong bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em,

Qua những biểu hiện em kể trong thư thì khong nghĩ đến ung thư vòm, mà nhiều khả năng em bị viêm họng hạt mạnh tính. Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mạn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát rất hay trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) rất hay (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc…) Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó chữa trị dứt điểm. Các phương pháp chữa trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài.

Để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.

Cách súc họng

Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc chữa trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.

Chúc em mau khỏe!

Cổ họng sưng đỏ, khạc đờm máu, sụt cân có phải ung thư?


Câu hỏi bởi: Phương Uyên

Dạ chào bác sĩ!

Em năm nay 13 tuổi, cổ họng em sưng đỏ nhưng không có đau, nếu có chỉ lâu lâu hơi nhức nhức, có lần em khạc đờm có máu, chán ăn. Từ hồi hè em 45kg nhưng giờ chỉ còn 40kg (trong thời gian đó em có học võ) vậy không biết sụt cân như thế có sao không ạ? Hôm qua 2 mũi em nghẹt cứng ngắc khoảng 15 phút nhưng bây giờ lại hết rồi ạ. Em sợ ung thư vòm họng hay chỉ là viêm họng thôi ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Chào cháu!

Ở lứa tuổi cháu mà nghĩ đến ung thư vòm thì khá là hiếm. Trước khi nghĩ đến bệnh ung thư, cần phải kiểm tra và chữa các bệnh thông thường trước. Khó chịu cổ, sưng đỏ cổ, nuốt đau nhức, có khi khạc đàm có máu,… là biểu hiện viêm họng. Mũi nghẹt cũng thường là do viêm mũi. Như vậy cháu có khả năng lớn nhất là viêm mũi, viêm họng mãn tính. Đây là bệnh thông thường.

Việc giảm cân sau khi tập võ tức là sau vận động thể lực một thời gian là hợp lý vì khi vận động, năng lượng cần thiết cho cơ thể tăng lên và sẽ đốt cháy lượng mỡ dưới da để cung cấp ngoài thức ăn nên sẽ giảm cân. Cháu nên đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng để kiểm tra và dùng thuốc theo đơn thuốc bác sĩ nhé.

Chúc cháu nhanh khỏi bệnh và đừng lo lắng quá.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Bụng trái hay sôi vào buổi đêm, đờm có màu nâu đỏ có phải cháu bị ung thư dạ dày không?


Câu hỏi bởi: Hoangkyanh

Chào bác sĩ!

Cháu là nam năm nay 23 tuổi. Trước đây cháu có hút thuốc lá và ăn uống không điều độ. Thỉnh thoảng cháu có bị hơi đau vùng hốc xương đòn phải khi thay đổi tư thế nhưng cháu nghĩ là do căng cơ hay gì đó. Nhưng gần đây những cơn đau đến nhiều hơn nhưng nó chỉ đau nhẹ không dữ dội. Bụng trái cháu hay sôi vào buổi đêm, khi thức dậy, lúc no hay đói cũng bị. Sáng dậy khạc đờm có màu nâu đỏ. Có phải cháu bị ung thư dạ dày không ạ? Mong bác sĩ giải đáp cho cháu.

Cháu cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Trước hết, bạn cần biết một số dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư dạ dày:

Giảm cân đột ngột không rõ lí do: Giảm cân đột ngột mà không cần cố gắng có thể là một dấu hiệu của ung thư dạ dày. Kéo theo đó là tình trạng mất cảm giác ngon miệng hoặc không muốn ăn các loại thực phẩm nào đó cho dù bạn đang rất đói. Các biểu hiện này cũng có thể là do ung thư dạ dày giai đoạn đầu gây ra. Triệu chứng này thường xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân. Đại tiện hoặc nôn ra máu: Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày. Ngoài ra, nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có màu đỏ như máu thì nghi ngờ ung thư dạ dày càng cao hơn. Khó nuốt: Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể có biểu hiện khó nuốt. Khi bệnh tiến triển, việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn. Chán ăn, mệt mỏi kéo dài: Thực tế chán ăn mệt mỏi cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết của những người mắc ung thư dạ dày. Nhưng do không thấy cơn đau dữ dội nên nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám.

Nếu như bạn chỉ có triệu chúng sôi bụng, thỉnh thoảng khạc đờm ra màu nâu đỏ thì chưa thể khẳng định là bạn bị ung thư dạ dày. Nhưng đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý về dạ dày tá tràng. Bạn cần đi nội soi, chụp chiếu đại tràng, dạ dày để xác định lí do. Triệu chứng đau xương đòn của bạn nếu không liên quan đến vận động thì có thể là do bị thoái hóa. Nếu tình trạng đau tăng thì bạn nên đi kiểm tra xương khớp.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Xì mũi ra máu, khạc ra đờm, amidan to lên có phải ung thư vòm họng?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 17 tuổi. Cách đây hơn 2 tháng cháu bị ngạt mũi khô không có nước, khạc ra đờm đặc. Cháu dùng thuốc xịt mũi 1 tháng nay không khỏi ngạt, bị ngạt 1 bên luân phiên đau bên nọ bên kia. 1 bên amidan của cháu to lên nhưng cháu không có cảm giác đau rát hay sưng tấy gì cả. Được một thời gian cháu cảm thấy ù tai như tiếng ve kêu. Cháu thỉnh thoảng xì ra máu vì mũi cháu xịt thuốc lên khô vì cháu đang bên nước ngoài do thời tiết lạnh. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị ung thư vòm họng không ạ?

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Các biểu hiện như bạn mô tả: khạc ra đờm đặc, ngạt mũi là biểu hiện của bệnh viêm mũi xoang tuy nhiên, vẫn chưa thể loại trừ được bệnh ung thư vòm họng vì bệnh này cũng có các biểu hiện tượng tự như vậy. Vòm họng là một cấu trúc ở cao hơn họng miệng, được giới hạn ở phía trước là 2 lỗ mũi trong, ở phía dưới thông với họng miệng và ở 2 bên có 2 lỗ vòi tai thông giữa tai trong với vùng hầu họng. Vì vậy, khi bị ung thư vòm họng, nếu khối u chèn ép vào vị trí 2 lỗ mũi trong sẽ gây ngạt mũi, khó thở. Nếu khối u chèn ép vào lỗ vòi tai ở một trong 2 bên hoặc cả hai thì sẽ gây ù tai, giảm thính lực. Do đó bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ nội soi và kiểm tra. Bình thường niêm mạc của vùng vòm họng hồng đỏ và trơn nhẵn nhưng trong tình huống ung thư thì sẽ không trơn nhẵn mà có thể nổi rõ u cục hoặc sần sùi, loét. Khi đó sẽ cần phải sinh thiết vị trí tổn thương để kiểm tra.

Chúc bạn khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl