Suy thận độ 3 là giai đoạn thận đã suy giảm đến mức đáng báo động. Vì vậy có nhiều thắc mắc xung quanh trường hợp người bệnh bị suy thận độ 3.
Chi phí ghép thận?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi đang suy thận độ 3B (creatinin trên 400). Tôi muốn ghép thận trong giai đoạn 3B được không (trước khi đến chỉ số phải lọc máu)? Nếu ghép thận của người đang sống, tôi và người hiến thận phải làm những xét nghiệm nào? Người hiến thận cho tôi phải là người có pháp lý như thế nào? Nếu ghép của người chết não tôi phải đến bệnh viện nào, khoa nào? Tôi phải có giấy tờ gì? Phải làm các xét nghiệm gì? Chi phí tổng thể khoảng bao nhiêu cho ca ghép thận chết não? Kính mong được bác sĩ trả lời sớm.
Trân trọng cảm ơn!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào bạn!
Thận là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như: bài tiết các chất độc hại sau khi cơ thể đã chuyển hóa thông qua sự bài tiết nước tiểu, điều hòa huyết áp, điều chỉnh cân bằng kiềm – toan, cân bằng nước – điện giải, điều hòa chuyển hóa canxi – phốt pho…
Khi cả hai thận không còn chức năng đó và không thấy khả năng hồi phục thì được gọi là suy thận mạn giai đoạn cuối. Một trong ba biện pháp chữa trị thay thế thận: thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận. Trong đó, ghép thận là phương pháp chữa trị lý tưởng nhất vì một quả thận ghép có thể đảm đương hoàn toàn chức năng của hai thận đã bị tổn thương.
Ngoài ra, bệnh nhân ghép thận không phải đến bệnh viện để lọc máu nữa. Nguồn thận để ghép: người hiến thận khỏe mạnh có cùng huyết thống (bố, mẹ đẻ, anh chị em ruột, quan hệ huyết thống xa hơn: anh em nội tộc), không cùng huyết thống (hoàn toàn không thấy quan hệ họ hàng) hoặc từ người đã bị chết não. Nguồn thận ghép từ những tình huống không cùng huyết thống, phải chứng minh được sự “tự nguyện hiến thận vì mục đích nhân đạo” chữa bệnh, chứ không được mua bán (vì luật pháp cấm mua bán tạng). Đối với người muốn hiến thận phải được giải đáp hiến thận tại các bệnh viện có chuyên khoa Thận. Người ghép thận phải được xác định là người hoàn toàn khỏe mạnh (Bộ Y tế quy định nên dưới 60 tuổi).
Ghép thận được chỉ định cho những người bị bệnh suy thận mạn giai đoạn 3B – IV có nguyện vọng được ghép thận. Những bệnh nhân này phải có tình trạng toàn thân tương đối tốt, huyết áp được kiểm soát ổn định, tình trạng mạch máu vùng chậu bình thường để có thể tiến hành phẫu thuật ghép thận.
Khi đã đủ điều kiện nhận thận và hiến thận, cả người nhận và hiến thận sẽ được làm các xét nghiệm, nhằm xác định sự phù hợp giữa người nhận và hiến như: nhóm máu, HLA, đo chéo huyết thanh, tiền mẫn cảm của người nhận. Tình trạng sức khỏe chung của cả 2 người (các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, đông máu, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng …), tình trạng giải phẫu chức năng mạch máu thận của người hiến và mạch máu vùng chậu của người nhận. Nếu tất cả các xét nghiệm đảm bảo yêu cầu, thì phẫu thuật lấy thận để ghép và phẫu thuật ghép thận sẽ được tiến hành. Sau 1 tuần, người hiến thận có thể ra viện và phục hồi sức khỏe gần như hoàn toàn sau 1 tháng.
Đối với người nhận thận cần thời gian dài hơn để theo dõi và hướng dẫn uống thuốc trước khi ra viện. Để thận mới ghép hoạt động tốt, ngay trước và trong cuộc phẫu thuật, người nhận được tiêm và uống một số thuốc gọi là “thuốc chống thải ghép”. Thông thường, sau ghép thận, hàng ngày bệnh nhân phải dùng 2 – 3 loại thuốc chống thải ghép và phải dùng suốt đời. Chính vì thế, bệnh nhân sau ghép thận cần tái khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra nồng độ thuốc ức chế miễn dịch sau ghép cho phù hợp.
Ghép thận mang lại chất lượng cuộc sống, hạnh phúc và nụ cười cho người được ghép thận. Tuy nhiên, chi phí cho một ca thận ghép cũng khá tốn kém, khoảng 500-700 triệu đồng. Bạn nên đến bệnh viện đầu ngành có chuyên khoa Thận – Tiết niệu (như bệnh viện Việt Đức,…) để được tư vấn cụ thể.
Chúc bạn thành công!
Bị suy thận mạn giai đoạn 3-sỏi thận
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chồng em thăm khám ở bệnh viện Chợ Rẫy. Kết luận suy thận mạn-sỏi thận.
BS kê đơn thuốc là ketosteril 600mg, Rowatinex 31mg, telvasil 80mg.
Qua uống thuốc và theo dõi thấy khi uống viên telvasil vào thì thấy ù tai, không uống viên này thì không ù tai.
Xin hỏi BS giờ chồng em tiếp tục uống thuốc hay làm thế nào? Xin xin cảm ơn!
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Chồng em khám bệnh kết luận suy thận mãn- sỏi thận. thuốc điều trị:
+ Ketosteril là thuốc dự phòng và điều trị cho những tổn hại do hư hỏng,hay thiếu hụt chuyển hóa protein ở suy thận mãn.
+ Rowatinex, telvasil là thuốc điều trị sỏi thận.
Uống telvasil thì thấy ù tai ,thông tin về thuốc chỉ mang tính chất tham khảo. Vậy chồng em nên ngừng thuốc, hỏi nhà sản xuất tiếp tục hay ngừng thuốc.
+Vẫn tiếp tục dùng hai loại thuốc còn lại.
Chúc em mạnh khỏe.
Chế độ ăn cho người bị suy thận mãn tính
Câu hỏi bởi: Tyty
Chào bác sĩ!
Mẹ em năm nay 47 tuổi và đang mắc chứng bệnh suy thận mãn tính. Xin hỏi bác sĩ những loại thực phẩm tốt và xấu nên ăn và không nên ăn cho mẹ em ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Sau đây là một số nguyên tắc về chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mãn tính mà bạn nên áp dụng cho mẹ bạn nhé. Chế độ ăn góp phần không nhỏ trong việc chữa trị cho người bệnh, chỉ riêng việc thực hiện nghiêm túc chế độ ăn giảm protit (vì ure, creatinin, acid uric và một số chất có nguôn gốc acid chính là sản phẩm thoái hoá của protein) đã làm giảm được các sản phẩm nitơ phi protein trong máu một cách đáng kể.
Các nguyên tắc chính trong chế độ ăn:
Đảm bảo cung cấp lượng calo dồi dào, thoả đáng. Không được để bệnh nhân thiếu năng lượng vì nếu thiếu năng lượng, lập tức quá trình phân huỷ protein nội sinh sẽ sảy ra, làm tăng ure và creatinin máu. Để đảm bảo đủ calo phải tăng thêm trong chế độ ăn lương gluxit có chứa hàm lượng protein thấp như: bột mì, sắn khoai, miến
Hạn chế protein: Hạn chế đạm cho các trường hợp thiểu niệu hoặc vô niệu, ure huyết cao. Những protein được phép đưa vào cơ thể phải là những protein có giá trị dinh dưỡng cao, các acid amin của sữa, trứng, thịt, cá… để đảm bảo cung cấp các acid amin cần thiết cho cơ thể.
Ăn nhạt:
Ăn nhạt tuyệt đối: Đây là chế độ ăn hoàn toàn không có muối và đuợc chỉ định trong trường hợp phù, thiểu niệu, vô niệu, tăng huyết áp nặng. Tuy vậy trong thực phẩm và ngũ cốc dùng trong bữa ăn đã có chứa tới 1 – 2g muối/ngày, chiếm khoảng 50% nhu cầu của cơ thể về natri.
Ăn nhạt tương đối: Khi người bệnh hết phù, lượng nước tiểu và huyết áp bình thường, cần chuyển người bệnh sang chế độ ăn nhạt tương đối. Đây là chế độ ăn với lượng muối tăng dần: 0.5g/ngày trong 1 – 2 tuần đầu; 1g/ngày trong 1 – 2 tuần tiếp theo; 1.5g/ngày trong 1 – 2 tuần kế tiếp; 2g/ngày trong 1 – 2 tuần cuối. Như vậy, sau 4 – 8 tuần ăn nhạt tương đối có thể ăn mặn bình thường. Tuy vậy, vẫn cần khuyên người bệnh không nên dùng các món ăn quá mặn như thịt rang, cá kho..
Hạn chế kali: Đối với suy thận mãn tính có vô niệu hoặc thiểu niệu, ngoài việc hạn chế chất đạm, cần phải hạn chế các loại thực phẩm có nhiều kali như đậu nành, đậu xanh, cải bắp, rau dền, khoai tây, rau muống, rau bí, mồng tơi, rau đay, hồng ngâm, cùi dừa, cam, chanh, mít… nhưng vẫn phải cung cấp rau quả tươi để cung cấp vitamin.
Hạn chế nước nếu có phù hoặc đái ít.
Về uống nước: Cần điều chỉnh lượng nước uống bù vào lượng nước tiểu và lượng nước mất theo đường tiêu hoá (do nôn, ỉa chảy), lượng nước mất theo đường mồ hôi và hơi thở… Nói chung người bệnh có phù, suy tim, thiểu niệu cần hạn chế nước uống. Nếu bệnh nhân nôn, ỉa chảy, không phù cần tăng thêm nước uống và bù dịch.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Đang bị suy thận mãn giai đoạn 3, tự nhiên không đi tiểu đêm nữa có phải bệnh nặng hơn không?
Câu hỏi bởi: Đang nguyễn
Thưa bác sĩ!
Em đang bị suy thận mãn tính giai đoạn 3. Trước giờ em đi tiểu 1 đêm 2 lần. Nhưng tự nhiên mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa. Em sợ có phải bệnh nặng hơn không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Bệnh suy thận mãn tính tiến triển qua 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Giảm khả năng dự trữ của thận. Không có các biểu hiện và các xét nghiệm chức năng thận còn bình thường
– Giai đoạn 2: Suy thận bắt đầu có các biểu hiện: tiểu đêm,tiểu nhiều và thiếu máu nhẹ, giảm khả năng cô đặc nước tiểu.
– Giai đoạn 3: Suy thận trở nên rõ rệt, bệnh nhân bị thiếu máu khá nặng, tiểu ít đi, vẫn còn tiểu về đêm, Ca++ giảm, Phosphat tăng, toan chuyển hoá.
– Giai đoạn 4: Suy thận giai đoạn cuối với đầy đủ các triệu chứng về lâm sàng của suy thận về tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, da và máu. Lượng nước tiểu giảm, thậm chí vô niệu.
Như vậy, mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa có thể là triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn, có thể đã sang giai đoạn 4. Em nên đi kiểm tra lại sớm.
Chúc em mạnh khỏe!
Chi phí ghép thận?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi đang suy thận độ 3B (creatinin trên 400). Tôi muốn ghép thận trong giai đoạn 3B được không (trước khi đến chỉ số phải lọc máu)? Nếu ghép thận của người đang sống, tôi và người hiến thận phải làm những xét nghiệm nào? Người hiến thận cho tôi phải là người có pháp lý như thế nào? Nếu ghép của người chết não tôi phải đến bệnh viện nào, khoa nào? Tôi phải có giấy tờ gì? Phải làm các xét nghiệm gì? Chi phí tổng thể khoảng bao nhiêu cho ca ghép thận chết não? Kính mong được bác sĩ trả lời sớm.
Trân trọng cảm ơn!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào bạn!
Thận là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như: bài tiết các chất độc hại sau khi cơ thể đã chuyển hóa thông qua sự bài tiết nước tiểu, điều hòa huyết áp, điều chỉnh cân bằng kiềm – toan, cân bằng nước – điện giải, điều hòa chuyển hóa canxi – phốt pho…
Khi cả hai thận không còn chức năng đó và không thấy khả năng hồi phục thì được gọi là suy thận mạn giai đoạn cuối. Một trong ba biện pháp chữa trị thay thế thận: thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận. Trong đó, ghép thận là phương pháp chữa trị lý tưởng nhất vì một quả thận ghép có thể đảm đương hoàn toàn chức năng của hai thận đã bị tổn thương.
Ngoài ra, bệnh nhân ghép thận không phải đến bệnh viện để lọc máu nữa. Nguồn thận để ghép: người hiến thận khỏe mạnh có cùng huyết thống (bố, mẹ đẻ, anh chị em ruột, quan hệ huyết thống xa hơn: anh em nội tộc), không cùng huyết thống (hoàn toàn không thấy quan hệ họ hàng) hoặc từ người đã bị chết não. Nguồn thận ghép từ những tình huống không cùng huyết thống, phải chứng minh được sự “tự nguyện hiến thận vì mục đích nhân đạo” chữa bệnh, chứ không được mua bán (vì luật pháp cấm mua bán tạng). Đối với người muốn hiến thận phải được giải đáp hiến thận tại các bệnh viện có chuyên khoa Thận. Người ghép thận phải được xác định là người hoàn toàn khỏe mạnh (Bộ Y tế quy định nên dưới 60 tuổi).
Ghép thận được chỉ định cho những người bị bệnh suy thận mạn giai đoạn 3B – IV có nguyện vọng được ghép thận. Những bệnh nhân này phải có tình trạng toàn thân tương đối tốt, huyết áp được kiểm soát ổn định, tình trạng mạch máu vùng chậu bình thường để có thể tiến hành phẫu thuật ghép thận.
Khi đã đủ điều kiện nhận thận và hiến thận, cả người nhận và hiến thận sẽ được làm các xét nghiệm, nhằm xác định sự phù hợp giữa người nhận và hiến như: nhóm máu, HLA, đo chéo huyết thanh, tiền mẫn cảm của người nhận. Tình trạng sức khỏe chung của cả 2 người (các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, đông máu, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng …), tình trạng giải phẫu chức năng mạch máu thận của người hiến và mạch máu vùng chậu của người nhận. Nếu tất cả các xét nghiệm đảm bảo yêu cầu, thì phẫu thuật lấy thận để ghép và phẫu thuật ghép thận sẽ được tiến hành. Sau 1 tuần, người hiến thận có thể ra viện và phục hồi sức khỏe gần như hoàn toàn sau 1 tháng.
Đối với người nhận thận cần thời gian dài hơn để theo dõi và hướng dẫn uống thuốc trước khi ra viện. Để thận mới ghép hoạt động tốt, ngay trước và trong cuộc phẫu thuật, người nhận được tiêm và uống một số thuốc gọi là “thuốc chống thải ghép”. Thông thường, sau ghép thận, hàng ngày bệnh nhân phải dùng 2 – 3 loại thuốc chống thải ghép và phải dùng suốt đời. Chính vì thế, bệnh nhân sau ghép thận cần tái khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra nồng độ thuốc ức chế miễn dịch sau ghép cho phù hợp.
Ghép thận mang lại chất lượng cuộc sống, hạnh phúc và nụ cười cho người được ghép thận. Tuy nhiên, chi phí cho một ca thận ghép cũng khá tốn kém, khoảng 500-700 triệu đồng. Bạn nên đến bệnh viện đầu ngành có chuyên khoa Thận – Tiết niệu (như bệnh viện Việt Đức,…) để được tư vấn cụ thể.
Chúc bạn thành công!
Bị suy thận mạn giai đoạn 3-sỏi thận
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chồng em thăm khám ở bệnh viện Chợ Rẫy. Kết luận suy thận mạn-sỏi thận.
BS kê đơn thuốc là ketosteril 600mg, Rowatinex 31mg, telvasil 80mg.
Qua uống thuốc và theo dõi thấy khi uống viên telvasil vào thì thấy ù tai, không uống viên này thì không ù tai.
Xin hỏi BS giờ chồng em tiếp tục uống thuốc hay làm thế nào? Xin xin cảm ơn!
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Chồng em khám bệnh kết luận suy thận mãn- sỏi thận. thuốc điều trị:
+ Ketosteril là thuốc dự phòng và điều trị cho những tổn hại do hư hỏng,hay thiếu hụt chuyển hóa protein ở suy thận mãn.
+ Rowatinex, telvasil là thuốc điều trị sỏi thận.
Uống telvasil thì thấy ù tai ,thông tin về thuốc chỉ mang tính chất tham khảo. Vậy chồng em nên ngừng thuốc, hỏi nhà sản xuất tiếp tục hay ngừng thuốc.
+Vẫn tiếp tục dùng hai loại thuốc còn lại.
Chúc em mạnh khỏe.
Chế độ ăn cho người bị suy thận mãn tính
Câu hỏi bởi: Tyty
Chào bác sĩ!
Mẹ em năm nay 47 tuổi và đang mắc chứng bệnh suy thận mãn tính. Xin hỏi bác sĩ những loại thực phẩm tốt và xấu nên ăn và không nên ăn cho mẹ em ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Sau đây là một số nguyên tắc về chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mãn tính mà bạn nên áp dụng cho mẹ bạn nhé. Chế độ ăn góp phần không nhỏ trong việc chữa trị cho người bệnh, chỉ riêng việc thực hiện nghiêm túc chế độ ăn giảm protit (vì ure, creatinin, acid uric và một số chất có nguôn gốc acid chính là sản phẩm thoái hoá của protein) đã làm giảm được các sản phẩm nitơ phi protein trong máu một cách đáng kể.
Các nguyên tắc chính trong chế độ ăn:
Đảm bảo cung cấp lượng calo dồi dào, thoả đáng. Không được để bệnh nhân thiếu năng lượng vì nếu thiếu năng lượng, lập tức quá trình phân huỷ protein nội sinh sẽ sảy ra, làm tăng ure và creatinin máu. Để đảm bảo đủ calo phải tăng thêm trong chế độ ăn lương gluxit có chứa hàm lượng protein thấp như: bột mì, sắn khoai, miến
Hạn chế protein: Hạn chế đạm cho các trường hợp thiểu niệu hoặc vô niệu, ure huyết cao. Những protein được phép đưa vào cơ thể phải là những protein có giá trị dinh dưỡng cao, các acid amin của sữa, trứng, thịt, cá… để đảm bảo cung cấp các acid amin cần thiết cho cơ thể.
Ăn nhạt:
Ăn nhạt tuyệt đối: Đây là chế độ ăn hoàn toàn không có muối và đuợc chỉ định trong trường hợp phù, thiểu niệu, vô niệu, tăng huyết áp nặng. Tuy vậy trong thực phẩm và ngũ cốc dùng trong bữa ăn đã có chứa tới 1 – 2g muối/ngày, chiếm khoảng 50% nhu cầu của cơ thể về natri.
Ăn nhạt tương đối: Khi người bệnh hết phù, lượng nước tiểu và huyết áp bình thường, cần chuyển người bệnh sang chế độ ăn nhạt tương đối. Đây là chế độ ăn với lượng muối tăng dần: 0.5g/ngày trong 1 – 2 tuần đầu; 1g/ngày trong 1 – 2 tuần tiếp theo; 1.5g/ngày trong 1 – 2 tuần kế tiếp; 2g/ngày trong 1 – 2 tuần cuối. Như vậy, sau 4 – 8 tuần ăn nhạt tương đối có thể ăn mặn bình thường. Tuy vậy, vẫn cần khuyên người bệnh không nên dùng các món ăn quá mặn như thịt rang, cá kho..
Hạn chế kali: Đối với suy thận mãn tính có vô niệu hoặc thiểu niệu, ngoài việc hạn chế chất đạm, cần phải hạn chế các loại thực phẩm có nhiều kali như đậu nành, đậu xanh, cải bắp, rau dền, khoai tây, rau muống, rau bí, mồng tơi, rau đay, hồng ngâm, cùi dừa, cam, chanh, mít… nhưng vẫn phải cung cấp rau quả tươi để cung cấp vitamin.
Hạn chế nước nếu có phù hoặc đái ít.
Về uống nước: Cần điều chỉnh lượng nước uống bù vào lượng nước tiểu và lượng nước mất theo đường tiêu hoá (do nôn, ỉa chảy), lượng nước mất theo đường mồ hôi và hơi thở… Nói chung người bệnh có phù, suy tim, thiểu niệu cần hạn chế nước uống. Nếu bệnh nhân nôn, ỉa chảy, không phù cần tăng thêm nước uống và bù dịch.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Đang bị suy thận mãn giai đoạn 3, tự nhiên không đi tiểu đêm nữa có phải bệnh nặng hơn không?
Câu hỏi bởi: Đang nguyễn
Thưa bác sĩ!
Em đang bị suy thận mãn tính giai đoạn 3. Trước giờ em đi tiểu 1 đêm 2 lần. Nhưng tự nhiên mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa. Em sợ có phải bệnh nặng hơn không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Bệnh suy thận mãn tính tiến triển qua 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Giảm khả năng dự trữ của thận. Không có các biểu hiện và các xét nghiệm chức năng thận còn bình thường
– Giai đoạn 2: Suy thận bắt đầu có các biểu hiện: tiểu đêm,tiểu nhiều và thiếu máu nhẹ, giảm khả năng cô đặc nước tiểu.
– Giai đoạn 3: Suy thận trở nên rõ rệt, bệnh nhân bị thiếu máu khá nặng, tiểu ít đi, vẫn còn tiểu về đêm, Ca++ giảm, Phosphat tăng, toan chuyển hoá.
– Giai đoạn 4: Suy thận giai đoạn cuối với đầy đủ các triệu chứng về lâm sàng của suy thận về tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, da và máu. Lượng nước tiểu giảm, thậm chí vô niệu.
Như vậy, mấy ngày gần đây em không đi tiểu đêm nữa có thể là triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn, có thể đã sang giai đoạn 4. Em nên đi kiểm tra lại sớm.
Chúc em mạnh khỏe!
Theo ViCare