Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác… Sau đây là những lời khuyên từ bác sĩ.
Tư vấn bệnh mộng du
Câu hỏi bởi: Em trai Kim Tan
Chào bác sĩ.
Cháu xin hỏi mộng du có phải là một căn bệnh? Và cháu nên làm thế nào để hết hiện tượng mộng du ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh
Chào cháu.
Mộng du là căn bệnh vừa ngủ vừa đi mà trong y học gọi bệnh này là trạng thái miên hành, người bệnh tự nhiên thức dậy và đi lại trong tình trạng đang còn ngủ. Mộng du thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh giảm dần theo tuổi tác. Ở người lớn, mộng du thường đi kèm với trạng thái căng thẳng, lo lắng và đôi khi là động kinh.
Hàng triệu người, chiếm khoảng 2,5% (gần đây đưa ra khoảng 1-15%) dân số thế giới bị bệnh mộng du, thường bật dậy và lang thang không chủ ý thường xuyên, có thể dẫn đến tai nạn. Khoảng 25% những người mộng du có thể làm hại đến chính mình, họ có phản xạ thiếu tự nhiên.
Cơ chế khiến cho người ta bước đi trong giấc ngủ vẫn còn là bí ẩn. Nhiều thí nghiệm được thực hiện trên người mộng du đã cho thấy bệnh có thể được xếp vào một dạng rối loạn gen. Hiện nay, vẫn không có thuốc hay kỹ thuật y học nào có thể chữa được bệnh mộng du. Các nhà khoa học tin rằng căng thẳng (stress) là tác nhân chính khiến cho bệnh xuất hiện. Người ta có thể trở thành người mộng du nếu giấc ngủ của họ thường xuyên bị ngắt quãng 3-4 lần mỗi đêm, hoặc nếu nói trong khi ngủ.
Nếu cháu (hoặc những người xung quanh) bị chứng mộng du, hãy làm theo các bước sau để cải thiện tình trạng:
– Bắt đầu chú ý đến giấc ngủ của mình và tạo cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
– Hãy thư giãn trước khi đi ngủ. Cháu có thể tắm nước ấm, hoặc đọc vài trang sách…
– Tạo một môi trường an toàn, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ. Loại bỏ hết các vật sắc nhọn, khóa cửa sổ và cửa ra vào, ngoài ra hãy lắp cửa lối đi lên xuống cầu thang.
– Đồng hồ báo thức có thể rất hữu ích trong một số tình huống.
– Nếu tình trạng vẫn còn tái diễn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chúc cháu sức khỏe.
Triệu chứng mộng du ở trẻ em?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Con trai tôi năm nay 8 tuổi, cháu thường xuyên mắc phải chứng đang ngủ chợt tỉnh giấc đi lại trong nhà, khóc và đôi khi không ý thức được người bên cạnh là ai. Vậy xin hỏi bác sĩ đây có phải chứng bệnh mộng du không ạ? Cách điều trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn!
Mộng du là một hiện tượng không xác định được lí do. Có 40 % trẻ em có hiện tượng mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ mộng du thì các trẻ khác cùng dễ mắc thường gặp ở những trẻ nhanh lớn. Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ nên còn gọi là chứng miên hành. Đây được gọi là rối loạn giấc ngủ. Người đi trong giấc ngủ làm một số động tác trong khi vẫn đang ngủ.
Mộng du gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả ở trẻ mới biết đi, hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi. Người bệnh đang ngủ, ngồi, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, hoặc đi về phía cửa sổ, trèo lên cứa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài… Thậm chí làm một số động tác phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động khác. Một số người còn mở ô tô, lái ô tô đi một quãng dài trong lúc thực sự còn đang ngủ. Thậm chí có khi còn thực hiện hành vi tình dục. Người lớn có thể có ảo giác hoăc ăn trong lúc đang đi. Rất khó đánh thức người đang mông du, rất có thể họ tấn công người đánh thức mình. Trông dáng vẻ người bệnh vụng về, lóng ngóng, có hành vi kì lạ như đi tiểu vào thùng rác. Đôi khi kích động, đàn ông hay có hành vi bạo lực. Mộng du có thể kết thúc đột ngột, người bệnh trở lại gường nằm và tiếp tục ngủ.
Cách sử trí: Mộng du là triệu chứng của thiếu ngủ, liên quan đến cảm xúc, stress hoặc sốt… Hầu hết chỉ xuất hiện mộng du ít hơn 1 tháng một lần. Giải quyết được những vấn đề trên sẽ hết mộng du. Ở trẻ em hầu hết sẽ hết mộng du khi đến tuổi dậy thì. Với các tình huống trẻ mộng du có cơn nhiều, tự gây hại, tấn công người khác… giúp bệnh nhân an toàn nên để cho bệnh nhân ngủ ở tầng 1, ban đêm đi ngủ phải khóa cửa chính và các cửa sổ. Không nên cố gắng đánh thức người bệnh trong cơn mộng du vì dễ làm họ kích động mà dịu dàng đưa họ trở lại gường ngủ. Nên đưa bệnh nhân đến chuyên khoa tâm thần khám để loại trừ bệnh động kinh. Nếu động kinh cần được chữa trị sớm và đúng theo phác đồ bệnh lý của bệnh động kinh. Qua trình bày trên giúp bạn hiểu về chứng mộng du mà con bạn mắc phải.
Chúc con bạn sớm lành bệnh!
Ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 22 tuổi đêm cháu hay ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân. Hiện tượng này xuất hiện từ năm cháu 18 tuổi. Tần xuất hoạt động cao khi sắp đến kì kinh nguyệt. Bình thường thì cháu không để ý và cho là do mệt mỏi, căng thẳng gây ra. Nhưng gần đây cháu xuất hiện thêm hiện tượng mộng du. Vì do các bạn trong phòng kể lại cháu mới biết. Cháu muốn hỏi liệu cháu có mắc bệnh tâm thần không? Giờ cháu đang đi học ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ.
Có rất nhiều lí do gây ra hiện tượng mộng du:
Do lo âu, mệt mỏi, mất ngủ vào ban đêm.
Ngủ không thấy giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên.
Do thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc chữa trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin …
Do môi trường lạ, ồn ào, bị stress..
Do rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ.
Do các bệnh về não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não.
Với tình trạng hiện tại em nên đến chuyên khoa Thần kinh hoặc gặp bác sĩ Tâm thần học để khám và chữa trị. Đồng thời cần chú ý trong sinh hoạt: ngủ đủ thời gian và có giờ giấc ổn định, ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Giảm thiểu các tác nhân có thể gây căng thẳng, tập thể dục thường xuyên.
Chúc em sức khỏe!
Ngủ mê man, mơ nhiều là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Abc
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 15 tuổi, là nữ. Trước kia cháu ngủ rất ngon giấc nhưng dạo gần đây cháu thường xuyên mơ, mơ những điều mà cháu từng trải nghiệm hoặc cùng với những người cháu quen, nghĩa là rất thực tế. Cháu ngủ dậy mà có cảm giác mình vừa trải nghiệm điều đó xong và cảm thấy rất mệt người. Nhiều khi còn nhớ đến từng chi tiết nhỏ xíu trong giấc mơ nhưng nhiều khi rất mơ hồ. Cháu tỉnh dậy thấy buồn nhưng cháu quên tại sao. Cháu đang gặp phải vấn đề gì vậy ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Ngủ mơ là một hiện tượng rất bình thường và xảy ra khá phổ biến với mọi người. Tuy nhiên, ngủ mơ nhiều, thậm chí ngày nào cũng ngủ mơ gây tác động rất nhiều đến sức khỏe. Nguyên nhân:
– Do yếu tố tâm lý: stress, trầm cảm, sau trấn thương, nghiện rượu…
– Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt..
Tuy nhiên, ở một số tình huống là biểu hiện của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt… Triệu chứng ngủ mơ bệnh lý:
– Ngủ quá mức, ngủ mê mệt.
– Một số tình huống gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ…
Trường hợp của cháu là hiện tượng ngủ mơ bệnh lý. Có thể do tâm lý cháu thất thường, sức khỏe của cháu đang bị giảm sút. Để hạn chế ngủ mơ cháu cần phải:
– Tránh những căng thẳng về thể lực, tâm lý trước khi đi ngủ.
– Đảm bảo chế độ ăn điều độ, luyện tập thể thao thường xuyên.
– Không lạm dụng những chất kích thích: rượu, chè, cafe, thuốc ngủ..
– Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ.
– Tư thế ngủ không nên để tay lên ngực, nhất là phần tim bởi vì tư thế ngủ sẽ làm tim bị chèn ép, khi đó, tim sẽ co bóp chậm tác động đến việc lưu thông máu nên não.
– Không nên ngủ quá nhiều (chỉ nên ngủ từ 7h đến 8h/ngày).
Nếu không đỡ cháu cần đi khám bác sĩ sức khỏe tâm thần.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Tư vấn bệnh mộng du
Câu hỏi bởi: Em trai Kim Tan
Chào bác sĩ.
Cháu xin hỏi mộng du có phải là một căn bệnh? Và cháu nên làm thế nào để hết hiện tượng mộng du ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh
Chào cháu.
Mộng du là căn bệnh vừa ngủ vừa đi mà trong y học gọi bệnh này là trạng thái miên hành, người bệnh tự nhiên thức dậy và đi lại trong tình trạng đang còn ngủ. Mộng du thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh giảm dần theo tuổi tác. Ở người lớn, mộng du thường đi kèm với trạng thái căng thẳng, lo lắng và đôi khi là động kinh.
Hàng triệu người, chiếm khoảng 2,5% (gần đây đưa ra khoảng 1-15%) dân số thế giới bị bệnh mộng du, thường bật dậy và lang thang không chủ ý thường xuyên, có thể dẫn đến tai nạn. Khoảng 25% những người mộng du có thể làm hại đến chính mình, họ có phản xạ thiếu tự nhiên.
Cơ chế khiến cho người ta bước đi trong giấc ngủ vẫn còn là bí ẩn. Nhiều thí nghiệm được thực hiện trên người mộng du đã cho thấy bệnh có thể được xếp vào một dạng rối loạn gen. Hiện nay, vẫn không có thuốc hay kỹ thuật y học nào có thể chữa được bệnh mộng du. Các nhà khoa học tin rằng căng thẳng (stress) là tác nhân chính khiến cho bệnh xuất hiện. Người ta có thể trở thành người mộng du nếu giấc ngủ của họ thường xuyên bị ngắt quãng 3-4 lần mỗi đêm, hoặc nếu nói trong khi ngủ.
Nếu cháu (hoặc những người xung quanh) bị chứng mộng du, hãy làm theo các bước sau để cải thiện tình trạng:
– Bắt đầu chú ý đến giấc ngủ của mình và tạo cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
– Hãy thư giãn trước khi đi ngủ. Cháu có thể tắm nước ấm, hoặc đọc vài trang sách…
– Tạo một môi trường an toàn, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ. Loại bỏ hết các vật sắc nhọn, khóa cửa sổ và cửa ra vào, ngoài ra hãy lắp cửa lối đi lên xuống cầu thang.
– Đồng hồ báo thức có thể rất hữu ích trong một số tình huống.
– Nếu tình trạng vẫn còn tái diễn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chúc cháu sức khỏe.
Triệu chứng mộng du ở trẻ em?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Con trai tôi năm nay 8 tuổi, cháu thường xuyên mắc phải chứng đang ngủ chợt tỉnh giấc đi lại trong nhà, khóc và đôi khi không ý thức được người bên cạnh là ai. Vậy xin hỏi bác sĩ đây có phải chứng bệnh mộng du không ạ? Cách điều trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn!
Mộng du là một hiện tượng không xác định được lí do. Có 40 % trẻ em có hiện tượng mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ mộng du thì các trẻ khác cùng dễ mắc thường gặp ở những trẻ nhanh lớn. Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ nên còn gọi là chứng miên hành. Đây được gọi là rối loạn giấc ngủ. Người đi trong giấc ngủ làm một số động tác trong khi vẫn đang ngủ.
Mộng du gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả ở trẻ mới biết đi, hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi. Người bệnh đang ngủ, ngồi, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, hoặc đi về phía cửa sổ, trèo lên cứa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài… Thậm chí làm một số động tác phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động khác. Một số người còn mở ô tô, lái ô tô đi một quãng dài trong lúc thực sự còn đang ngủ. Thậm chí có khi còn thực hiện hành vi tình dục. Người lớn có thể có ảo giác hoăc ăn trong lúc đang đi. Rất khó đánh thức người đang mông du, rất có thể họ tấn công người đánh thức mình. Trông dáng vẻ người bệnh vụng về, lóng ngóng, có hành vi kì lạ như đi tiểu vào thùng rác. Đôi khi kích động, đàn ông hay có hành vi bạo lực. Mộng du có thể kết thúc đột ngột, người bệnh trở lại gường nằm và tiếp tục ngủ.
Cách sử trí: Mộng du là triệu chứng của thiếu ngủ, liên quan đến cảm xúc, stress hoặc sốt… Hầu hết chỉ xuất hiện mộng du ít hơn 1 tháng một lần. Giải quyết được những vấn đề trên sẽ hết mộng du. Ở trẻ em hầu hết sẽ hết mộng du khi đến tuổi dậy thì. Với các tình huống trẻ mộng du có cơn nhiều, tự gây hại, tấn công người khác… giúp bệnh nhân an toàn nên để cho bệnh nhân ngủ ở tầng 1, ban đêm đi ngủ phải khóa cửa chính và các cửa sổ. Không nên cố gắng đánh thức người bệnh trong cơn mộng du vì dễ làm họ kích động mà dịu dàng đưa họ trở lại gường ngủ. Nên đưa bệnh nhân đến chuyên khoa tâm thần khám để loại trừ bệnh động kinh. Nếu động kinh cần được chữa trị sớm và đúng theo phác đồ bệnh lý của bệnh động kinh. Qua trình bày trên giúp bạn hiểu về chứng mộng du mà con bạn mắc phải.
Chúc con bạn sớm lành bệnh!
Ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 22 tuổi đêm cháu hay ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân. Hiện tượng này xuất hiện từ năm cháu 18 tuổi. Tần xuất hoạt động cao khi sắp đến kì kinh nguyệt. Bình thường thì cháu không để ý và cho là do mệt mỏi, căng thẳng gây ra. Nhưng gần đây cháu xuất hiện thêm hiện tượng mộng du. Vì do các bạn trong phòng kể lại cháu mới biết. Cháu muốn hỏi liệu cháu có mắc bệnh tâm thần không? Giờ cháu đang đi học ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ.
Có rất nhiều lí do gây ra hiện tượng mộng du:
Do lo âu, mệt mỏi, mất ngủ vào ban đêm.
Ngủ không thấy giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên.
Do thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc chữa trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin …
Do môi trường lạ, ồn ào, bị stress..
Do rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ.
Do các bệnh về não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não.
Với tình trạng hiện tại em nên đến chuyên khoa Thần kinh hoặc gặp bác sĩ Tâm thần học để khám và chữa trị. Đồng thời cần chú ý trong sinh hoạt: ngủ đủ thời gian và có giờ giấc ổn định, ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Giảm thiểu các tác nhân có thể gây căng thẳng, tập thể dục thường xuyên.
Chúc em sức khỏe!
Ngủ mê man, mơ nhiều là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Abc
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 15 tuổi, là nữ. Trước kia cháu ngủ rất ngon giấc nhưng dạo gần đây cháu thường xuyên mơ, mơ những điều mà cháu từng trải nghiệm hoặc cùng với những người cháu quen, nghĩa là rất thực tế. Cháu ngủ dậy mà có cảm giác mình vừa trải nghiệm điều đó xong và cảm thấy rất mệt người. Nhiều khi còn nhớ đến từng chi tiết nhỏ xíu trong giấc mơ nhưng nhiều khi rất mơ hồ. Cháu tỉnh dậy thấy buồn nhưng cháu quên tại sao. Cháu đang gặp phải vấn đề gì vậy ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Ngủ mơ là một hiện tượng rất bình thường và xảy ra khá phổ biến với mọi người. Tuy nhiên, ngủ mơ nhiều, thậm chí ngày nào cũng ngủ mơ gây tác động rất nhiều đến sức khỏe. Nguyên nhân:
– Do yếu tố tâm lý: stress, trầm cảm, sau trấn thương, nghiện rượu…
– Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt..
Tuy nhiên, ở một số tình huống là biểu hiện của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt… Triệu chứng ngủ mơ bệnh lý:
– Ngủ quá mức, ngủ mê mệt.
– Một số tình huống gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ…
Trường hợp của cháu là hiện tượng ngủ mơ bệnh lý. Có thể do tâm lý cháu thất thường, sức khỏe của cháu đang bị giảm sút. Để hạn chế ngủ mơ cháu cần phải:
– Tránh những căng thẳng về thể lực, tâm lý trước khi đi ngủ.
– Đảm bảo chế độ ăn điều độ, luyện tập thể thao thường xuyên.
– Không lạm dụng những chất kích thích: rượu, chè, cafe, thuốc ngủ..
– Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ.
– Tư thế ngủ không nên để tay lên ngực, nhất là phần tim bởi vì tư thế ngủ sẽ làm tim bị chèn ép, khi đó, tim sẽ co bóp chậm tác động đến việc lưu thông máu nên não.
– Không nên ngủ quá nhiều (chỉ nên ngủ từ 7h đến 8h/ngày).
Nếu không đỡ cháu cần đi khám bác sĩ sức khỏe tâm thần.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare