Chúng ta đều biết vị trí mụn trứng cá “ưa thích” nhất là mặt và lưng. Nhưng thực tế, nó còn tấn công cả những vùng nhạy cảm như vùng kín hoặc núi đôi khiến ta phải cảnh giác.
Nổi mụn giống mụn trứng cá ở âm đạo.
Câu hỏi bởi: thư
Thưa bác sĩ.
Em bị nổi 1 mụn to ở môi lớn âm đạo, hạt mụn đỏ cảm giác bên trong có dịch, giống như mụn trứng cá có cảm giác hơi đau khi chạm vào và hơi ngứa. Xin bác sĩ giải đáp xem em đang bị bệnh gì ạ?
Chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Việc nổi mụn ở âm đạo cũng dễ hiểu giống như em nổi mụn trên da vậy. Trên da hay ở cơ quan sinh sản luôn có những vi khuẩn ký sinh, khi gặp điều kiện thuận lợi có thể gây viêm nhiễm.
Chúc em khỏe!
Bị mụn ở vùng kín giống mụn trứng cá
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 27 tuổi, đã kết hôn. Khoảng hơn 1 tháng nay cháu xuất hiện nốt mụn ở vùng môi lớn (rìa ngoài), nốt mụn gây ra cảm giác hơi khó chịu khi mặc quần, sờ vào cảm giác khó chịu với hơi ngứa thôi. Mụn kiểu giống mụn mủ. Bác sĩ cho cháu lời khuyên với.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Với triệu chứng như vậy có thể bạn đã bị viêm nhiễm thông thường hoặc mắc bệnh lây qua đường tình dục rồi. Bạn hãy đi khám chuyên khoa Da liễu hoặc chuyên khoa Sản để xác định cụ thể nhé, cấn làm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán nữa.
Chúc bạn khỏe!
mụn ở vùng kín, thi thoảng mụn nhỏ như trứng cá, có nhân
Câu hỏi bởi: Mikalin
Chào bác sĩ ạ,
Em năm nay 21 tuổi, chưa quan hệ. Từ năm ngoái em đã hay bị mọc mụn ở vùng kín, thi thoảng mụn nhỏ như trứng cá, có nhân như mụn trứng cá nhưng to hơn và cứng hơn. Nhưng có lúc em bị mọc mụn ban đầu nhỏ, sau sưng to ấn vào cứng mà đau, em dùng dầu gió để thoa vào thì nó hết, nhưng 1 thời gian sau lại mọc lại ở chỗ khác, lần này em thấy đau hơn và sưng to hơn. Vậy bác sĩ cho em hỏi em có bị bệnh gì không ạ? Phải làm sao để chấm dứt việc mọc mụn ở vùng kín ạ? Mẹ em có khuyên em đi khám nhưng thật sự khám vấn đề này em cảm thấy rất sợ ạ. Mong bác sĩ cho em lời khuyên ạ!
Em xin cảm ơn nhiều ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Có rất nhiều lí do khiến cho vùng mu hoặc vùng kín của em bị mụn. Trong đó, lý do phổ biến phải nhắc tới những hiện tượng sau:
Đang có vi khuẩn xâm nhập trong nang lông Sử dụng thuốc đồng hóa steroid Da vùng kín tiếp xúc nhiều với các hợp chất clo ở mức cao Những loại thuốc có chứa halogen, thuốc an thần và hormone kích thích tố nam Stress kéo dài Sự tích lũy của các tế bào da chết Sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn Những vấn đề tâm lý và nội tiết liên quan đến kinh nguyệt và tuổi dậy thì
Vì thế, để biết chắc chắn lí do tại sao khiến vùng kín của em bị mụn, em hãy đến bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ da liễu thăm khám sớm tìm ra lí do chính xác và từ đó mới chữa trị hiệu quả được, thủ thuật thăm khám chỉ ở bên ngoài nên không có gì đáng sợ cả, em không cần lo lắng quá. Em không nên gãi và nặn chúng ngay cả khi chúng gây khó chịu và đau đớn cho em. Vì điều này sẽ chỉ khiến những nốt mụn bị viêm nhiễm nặng nề hơn và thậm chí vùng kín có thể bị nhiễm trùng. Ngay bây giờ, em nên vệ sinh vùng mu sạch sẽ. Em cũng lưu ý giữ cho vùng mu luôn khô thoáng, sạch sẽ. Hàng ngày em chỉ cần vệ sinh vùng mu bằng nước ấm hoặc xà phòng dịu nhẹ để tránh da bị kích ứng. Mặc quần áo lót rộng để tránh da vùng mu bị kích ứng, giảm thiểu khó chịu cho em. Thay đổi loại bột giặt, chất tẩy rửa vì nó cũng có thể gây ra một phản ứng cho làn da vốn nhạy cảm ở vùng kín.
Chúc em sức khỏe!
Cách trị mụn ở lưng và ngực
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi có cách nào trị mụn lưng và ngực hết trong vòng 2 tháng không ạ? Bác sĩ chỉ cho cháu cách chữa từ hương liệu thiên nhiên nhé.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Mụn trứng cá xuất hiện khi da tiết quá nhiều chất bã nhờn. Chất bã nhờn kết hợp với tế bào da chết và vi khuẩn gây bít chặt các lỗ chân lông và tạo ra mụn. Mụn ở lưng có nhiều hình dạng khác nhau như mụn đầu đen, đầu trắng và mụn mủ. Nguyên nhân gây mụn ở lưng là do quá nhiều dầu từ tuyến bã nhờn, ăn quá nhiều chất béo, thần kinh căng thẳng, do rối loạn nội tiết tố nam và nữ, do di truyền…
Để chữa loại mụn này, phần lưng, ngực cần được làm sạch kỹ bằng cách dùng nước ấm, có thể sử dụng sữa tắm, dùng bàn chải lông mềm hoặc khăn tắm để cọ lưng nhẹ nhàng. Vì phần da bị mụn rất dễ bị tổn thương nên khi dùng sữa tắm, nên chọn loại có khả năng tẩy da chết, cân bằng độ ẩm cho da, nên chọn loại êm dịu để không gây kích ứng da. Sau khi tắm xong, để lưng khô tự nhiên và bôi thuốc mỡ Benzoyl Peroxide được chuyên trị mụn ở lưng theo chỉ định của bác sĩ.
Hàng ngày nên tập thể dục có tác dụng rất tốt cho da và giúp bài tiết chất độc có hại ra khỏi cơ thể. Không được dùng tay nặn mụn vì làm mụn dễ lây sang vùng da khác và dễ tạo sẹo. Nên uống nhiều nước, nước trái cây tươi, giúp cho cơ thể không bị mất nước, làm cho làn da sáng. Thường xuyên tẩy da chết giúp ngăn ngừa mụn phát triển ở lưng.
Ngoài ra, hạn chế ăn chất béo và có chế độ ăn uống lành mạnh là giàu đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất giúp cho làn da mịn màng và sáng… Thường xuyên vệ sinh giường chiếu, chăn, ga, gối đệm. Khi giặt không nên dùng nước xả vải vì có thể cơ thể bị dị ứng với nó. Sau khi làm việc nặng hoặc ra ngoài trời nắng nóng khiến da bị đổ mồ hôi thì nên tắm ngay và lau khô người để tránh mồ hôi tích tụ gây mùi khó chịu. Tránh mặc những quần áo chật hoặc bó vì kích thích phần da nổi mụn. Nên mặc quần áo có nhiều sợi bông để thấm mồ hôi tốt.
Nếu ở nhà thì nên mặc áo thoáng mát hở lưng. Trước khi tập luyện hay vận động mạnh, hãy mặc áo lót hoặc sơ mi sạch và làm tương tự sau khi luyện tập. Nếu có điều kiện, thỉnh thoảng massage, xông hơi rất tốt cho da, giúp cho da thông thoáng, bài tiết tốt hơn. Không thức khuya, ngủ đủ giấc, luôn giữ cho tinh thần thoải mái. Trường hợp mụn trứng cá ở lưng nhiều và lây lan nhiều cần sử dụng thuốc kháng sinh.
Với tình huống mụn trứng cá ở lưng, ngực của cháu thì không thể chữa 1 tháng là khỏi được. Cháu không nói rõ tình trạng mụn trứng cá của cháu như thế nào, nhiều hay ít, có mủ hay không có mủ, nên không thể giải đáp cho cháu được, cháu nên đi khám bác sĩ Da liễu để tìm ra lí do và có hướng chữa trị tốt nhất. Cháu nên nhớ chữa trị mụn trứng cá ở lưng là lâu dài, kiên trì, và tuân theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Cháu nhớ nên tái khám lại theo đúng hẹn.
Chúc cháu mau khỏi!
Mọc mụn trứng cá khắp người phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: ma thi ngoc
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi, da mặt em dầu nhờn, nhiều mụn đầu đen, nhất là mũi và cằm, trên tay chân em lại bị mụn bọc, hay mọc ở các lỗ chân lông, còn ở mông thì mụn trứng cá chằng chịt, rất khó chịu khi ngồi hay đau và ngứa. Da mặt thì em dùng sữa rửa mặt, còn trên người thì em không biết làm thế nào cả. Có nên thay đổi cách sinh hoạt không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Mụn trứng cá được hình thành do ứ đọng các chất tiết, chất bã ở lỗ chân lông và khi có sự xâm nhập của các vi khuẩn (P.accnes, tụ cầu, liên cầu,…) thì có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và đau. Trứng cá và tình trạng nhiễm khuẩn có thể triệu chứng trên da gồm: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang. Sự xuất hiện mụn trứng cá có thể do dao động hoóc môn nội tiết, tăng tiết sản xuất bã nhờn hoặc do vệ sinh không đúng cách, hoặc các yếu tố khác như: yếu tố thần kinh (lo âu, stress, mất ngủ,…), rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều, sử dụng một số thuốc chứa corticoid, nặn bóp mụn,…
Trường hợp của em có cơ địa da dầu là yếu tố dễ dẫn tới hình thành mụn trứng cá. Các tổn thương em mô tả: mụn trứng cá đầu đen ở mặt, các mụn bọc ở lỗ chân lông, các mụn ở mông đau, ngứa, khó chịu. Như vậy, ngoài tổn thương do mụn trứng cá thì chưa thể loại trừ các mụn khác có thể do viêm nang lông, viêm da do các mầm bệnh khác (gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng,…). Do vậy, trước mắt việc thay đổi lối sống là cần thiết, bao gồm: chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các vitamin A, C, B2,… tránh ăn uống đồ ngọt nhiều, tránh nước uống có ga, kết hợp với tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý với việc đảm bảo giấc ngủ đủ (khoảng 8 tiếng mỗi ngày), tránh thức khuya, tránh lo lắng và suy nghĩ căng thẳng. Việc thay đổi cách sinh hoạt và đảm bảo lối sống khoa học, lành mạnh có thể giúp giảm đáng kể bệnh trứng cá.
Bên cạnh đó, em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám xác định tình trạng mụn trứng cá và mụn ở các vùng khác của cơ thể, từ đó có hướng chữa trị phù hợp nhất.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Nổi mụn giống mụn trứng cá ở âm đạo.
Câu hỏi bởi: thư
Thưa bác sĩ.
Em bị nổi 1 mụn to ở môi lớn âm đạo, hạt mụn đỏ cảm giác bên trong có dịch, giống như mụn trứng cá có cảm giác hơi đau khi chạm vào và hơi ngứa. Xin bác sĩ giải đáp xem em đang bị bệnh gì ạ?
Chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Việc nổi mụn ở âm đạo cũng dễ hiểu giống như em nổi mụn trên da vậy. Trên da hay ở cơ quan sinh sản luôn có những vi khuẩn ký sinh, khi gặp điều kiện thuận lợi có thể gây viêm nhiễm.
Chúc em khỏe!
Bị mụn ở vùng kín giống mụn trứng cá
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 27 tuổi, đã kết hôn. Khoảng hơn 1 tháng nay cháu xuất hiện nốt mụn ở vùng môi lớn (rìa ngoài), nốt mụn gây ra cảm giác hơi khó chịu khi mặc quần, sờ vào cảm giác khó chịu với hơi ngứa thôi. Mụn kiểu giống mụn mủ. Bác sĩ cho cháu lời khuyên với.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Với triệu chứng như vậy có thể bạn đã bị viêm nhiễm thông thường hoặc mắc bệnh lây qua đường tình dục rồi. Bạn hãy đi khám chuyên khoa Da liễu hoặc chuyên khoa Sản để xác định cụ thể nhé, cấn làm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán nữa.
Chúc bạn khỏe!
mụn ở vùng kín, thi thoảng mụn nhỏ như trứng cá, có nhân
Câu hỏi bởi: Mikalin
Chào bác sĩ ạ,
Em năm nay 21 tuổi, chưa quan hệ. Từ năm ngoái em đã hay bị mọc mụn ở vùng kín, thi thoảng mụn nhỏ như trứng cá, có nhân như mụn trứng cá nhưng to hơn và cứng hơn. Nhưng có lúc em bị mọc mụn ban đầu nhỏ, sau sưng to ấn vào cứng mà đau, em dùng dầu gió để thoa vào thì nó hết, nhưng 1 thời gian sau lại mọc lại ở chỗ khác, lần này em thấy đau hơn và sưng to hơn. Vậy bác sĩ cho em hỏi em có bị bệnh gì không ạ? Phải làm sao để chấm dứt việc mọc mụn ở vùng kín ạ? Mẹ em có khuyên em đi khám nhưng thật sự khám vấn đề này em cảm thấy rất sợ ạ. Mong bác sĩ cho em lời khuyên ạ!
Em xin cảm ơn nhiều ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Có rất nhiều lí do khiến cho vùng mu hoặc vùng kín của em bị mụn. Trong đó, lý do phổ biến phải nhắc tới những hiện tượng sau:
Đang có vi khuẩn xâm nhập trong nang lông Sử dụng thuốc đồng hóa steroid Da vùng kín tiếp xúc nhiều với các hợp chất clo ở mức cao Những loại thuốc có chứa halogen, thuốc an thần và hormone kích thích tố nam Stress kéo dài Sự tích lũy của các tế bào da chết Sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn Những vấn đề tâm lý và nội tiết liên quan đến kinh nguyệt và tuổi dậy thì
Vì thế, để biết chắc chắn lí do tại sao khiến vùng kín của em bị mụn, em hãy đến bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ da liễu thăm khám sớm tìm ra lí do chính xác và từ đó mới chữa trị hiệu quả được, thủ thuật thăm khám chỉ ở bên ngoài nên không có gì đáng sợ cả, em không cần lo lắng quá. Em không nên gãi và nặn chúng ngay cả khi chúng gây khó chịu và đau đớn cho em. Vì điều này sẽ chỉ khiến những nốt mụn bị viêm nhiễm nặng nề hơn và thậm chí vùng kín có thể bị nhiễm trùng. Ngay bây giờ, em nên vệ sinh vùng mu sạch sẽ. Em cũng lưu ý giữ cho vùng mu luôn khô thoáng, sạch sẽ. Hàng ngày em chỉ cần vệ sinh vùng mu bằng nước ấm hoặc xà phòng dịu nhẹ để tránh da bị kích ứng. Mặc quần áo lót rộng để tránh da vùng mu bị kích ứng, giảm thiểu khó chịu cho em. Thay đổi loại bột giặt, chất tẩy rửa vì nó cũng có thể gây ra một phản ứng cho làn da vốn nhạy cảm ở vùng kín.
Chúc em sức khỏe!
Cách trị mụn ở lưng và ngực
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi có cách nào trị mụn lưng và ngực hết trong vòng 2 tháng không ạ? Bác sĩ chỉ cho cháu cách chữa từ hương liệu thiên nhiên nhé.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Mụn trứng cá xuất hiện khi da tiết quá nhiều chất bã nhờn. Chất bã nhờn kết hợp với tế bào da chết và vi khuẩn gây bít chặt các lỗ chân lông và tạo ra mụn. Mụn ở lưng có nhiều hình dạng khác nhau như mụn đầu đen, đầu trắng và mụn mủ. Nguyên nhân gây mụn ở lưng là do quá nhiều dầu từ tuyến bã nhờn, ăn quá nhiều chất béo, thần kinh căng thẳng, do rối loạn nội tiết tố nam và nữ, do di truyền…
Để chữa loại mụn này, phần lưng, ngực cần được làm sạch kỹ bằng cách dùng nước ấm, có thể sử dụng sữa tắm, dùng bàn chải lông mềm hoặc khăn tắm để cọ lưng nhẹ nhàng. Vì phần da bị mụn rất dễ bị tổn thương nên khi dùng sữa tắm, nên chọn loại có khả năng tẩy da chết, cân bằng độ ẩm cho da, nên chọn loại êm dịu để không gây kích ứng da. Sau khi tắm xong, để lưng khô tự nhiên và bôi thuốc mỡ Benzoyl Peroxide được chuyên trị mụn ở lưng theo chỉ định của bác sĩ.
Hàng ngày nên tập thể dục có tác dụng rất tốt cho da và giúp bài tiết chất độc có hại ra khỏi cơ thể. Không được dùng tay nặn mụn vì làm mụn dễ lây sang vùng da khác và dễ tạo sẹo. Nên uống nhiều nước, nước trái cây tươi, giúp cho cơ thể không bị mất nước, làm cho làn da sáng. Thường xuyên tẩy da chết giúp ngăn ngừa mụn phát triển ở lưng.
Ngoài ra, hạn chế ăn chất béo và có chế độ ăn uống lành mạnh là giàu đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất giúp cho làn da mịn màng và sáng… Thường xuyên vệ sinh giường chiếu, chăn, ga, gối đệm. Khi giặt không nên dùng nước xả vải vì có thể cơ thể bị dị ứng với nó. Sau khi làm việc nặng hoặc ra ngoài trời nắng nóng khiến da bị đổ mồ hôi thì nên tắm ngay và lau khô người để tránh mồ hôi tích tụ gây mùi khó chịu. Tránh mặc những quần áo chật hoặc bó vì kích thích phần da nổi mụn. Nên mặc quần áo có nhiều sợi bông để thấm mồ hôi tốt.
Nếu ở nhà thì nên mặc áo thoáng mát hở lưng. Trước khi tập luyện hay vận động mạnh, hãy mặc áo lót hoặc sơ mi sạch và làm tương tự sau khi luyện tập. Nếu có điều kiện, thỉnh thoảng massage, xông hơi rất tốt cho da, giúp cho da thông thoáng, bài tiết tốt hơn. Không thức khuya, ngủ đủ giấc, luôn giữ cho tinh thần thoải mái. Trường hợp mụn trứng cá ở lưng nhiều và lây lan nhiều cần sử dụng thuốc kháng sinh.
Với tình huống mụn trứng cá ở lưng, ngực của cháu thì không thể chữa 1 tháng là khỏi được. Cháu không nói rõ tình trạng mụn trứng cá của cháu như thế nào, nhiều hay ít, có mủ hay không có mủ, nên không thể giải đáp cho cháu được, cháu nên đi khám bác sĩ Da liễu để tìm ra lí do và có hướng chữa trị tốt nhất. Cháu nên nhớ chữa trị mụn trứng cá ở lưng là lâu dài, kiên trì, và tuân theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Cháu nhớ nên tái khám lại theo đúng hẹn.
Chúc cháu mau khỏi!
Mọc mụn trứng cá khắp người phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: ma thi ngoc
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi, da mặt em dầu nhờn, nhiều mụn đầu đen, nhất là mũi và cằm, trên tay chân em lại bị mụn bọc, hay mọc ở các lỗ chân lông, còn ở mông thì mụn trứng cá chằng chịt, rất khó chịu khi ngồi hay đau và ngứa. Da mặt thì em dùng sữa rửa mặt, còn trên người thì em không biết làm thế nào cả. Có nên thay đổi cách sinh hoạt không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Mụn trứng cá được hình thành do ứ đọng các chất tiết, chất bã ở lỗ chân lông và khi có sự xâm nhập của các vi khuẩn (P.accnes, tụ cầu, liên cầu,…) thì có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và đau. Trứng cá và tình trạng nhiễm khuẩn có thể triệu chứng trên da gồm: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang. Sự xuất hiện mụn trứng cá có thể do dao động hoóc môn nội tiết, tăng tiết sản xuất bã nhờn hoặc do vệ sinh không đúng cách, hoặc các yếu tố khác như: yếu tố thần kinh (lo âu, stress, mất ngủ,…), rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều, sử dụng một số thuốc chứa corticoid, nặn bóp mụn,…
Trường hợp của em có cơ địa da dầu là yếu tố dễ dẫn tới hình thành mụn trứng cá. Các tổn thương em mô tả: mụn trứng cá đầu đen ở mặt, các mụn bọc ở lỗ chân lông, các mụn ở mông đau, ngứa, khó chịu. Như vậy, ngoài tổn thương do mụn trứng cá thì chưa thể loại trừ các mụn khác có thể do viêm nang lông, viêm da do các mầm bệnh khác (gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng,…). Do vậy, trước mắt việc thay đổi lối sống là cần thiết, bao gồm: chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các vitamin A, C, B2,… tránh ăn uống đồ ngọt nhiều, tránh nước uống có ga, kết hợp với tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý với việc đảm bảo giấc ngủ đủ (khoảng 8 tiếng mỗi ngày), tránh thức khuya, tránh lo lắng và suy nghĩ căng thẳng. Việc thay đổi cách sinh hoạt và đảm bảo lối sống khoa học, lành mạnh có thể giúp giảm đáng kể bệnh trứng cá.
Bên cạnh đó, em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám xác định tình trạng mụn trứng cá và mụn ở các vùng khác của cơ thể, từ đó có hướng chữa trị phù hợp nhất.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Theo ViCare