Điều trị tràn dịch màng phổi có thể bao gồm: hóa trị để điều trị ung thư, xạ trị, thuốc kháng sinh (kháng sinh bằng đường toàn thân và tại chỗ vào màng phổi). Hãy cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm được cách chữa trị đắc lực nhất.
Tràn dịch màng phổi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, em bị tràn dịch màng phổi và đã vào khoa bệnh phổi nghề nghiệp được chẩn đoán là bị lao màng phổi. Em đã được chỉ định uống thuốc lào và về nhà điều trị. Nhưng khi uống thuốc thì em cảm thấy rất mệt mỏi, chán ăn và thường xuyên không ngủ được cả ngày lẫn đêm. Uống thuốc 1 tháng rồi nhưng e đi chụp thì dịch vẫn còn nhiều và vẫn sốt về chiều. Em trở lại viện bác sĩ cho uống 2 viên thuốc ngủ sedusen. Tối hôm đầu thì ngủ được khoảng 5 tiếng nhưng đêm hôm sau thì lại mất ngủ. Bác sĩ cho em hỏi tại sao uống thuốc lào một tháng rồi mà bệnh không thuyên giảm. Tại sao bác sĩ không chỉ định tiêm cho em và làm thế nào để e ngủ được ạ. Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Nguyên tắc điều trị bệnh lao là phải:
– Phối hợp các thuốc chống lao: Mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn), do vậy phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì.
– Phải dùng thuốc đúng liều: Các thuốc chống lao tác dụng hợp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến.
– Phải dùng thuốc đều đặn: Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa.
– Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: Giai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 đến 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát.
Như vậy bạn mới uống thuốc được 1 tháng thì bệnh chưa thể giảm, bạn đang ở giai đoạn tấn công tiêu diệt vi khuẩn. Hiện có nhiều phác đồ điều trị khác nhau được áp dụng cho trường hợp lao khác nhau: mới phát hiện, lao tái phát, lao kháng thuốc …
Có lẽ bạn đang áp dụng phác đồ : 2S(E)RHZ/4RH trong đó sử dụng thuốc Ethambutol thay cho việc tiêm Streptomycin ,liều tấn công 2 tháng và liều duy trì kéo dài 4 tháng.
Trong phác đồ sử dụng thuốc tiêm Streptomycin hay uống Ethambutol đều có tác dụng như nhau, không phải là tiêm sẽ mạnh hơn, vì vậy bác sĩ không chỉ định thay thuốc tiêm cho bạn khi thấy bạn chưa đỡ, đồng thời việc chuyển phác đồ điều trị lao chỉ thực hiện khi điều trị đúng thuốc 5 tháng rồi mà xét nghiệm vẫn còn thấy vi khuẩn lao.
Uống thuốc theo phác đò điều trị bệnh lao có nhiều tác dụng phụ, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, mất ngủ.. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể truyền dich lactat ringer, uống thuốc bổ, tăng cường bồi dưỡng.
Xem thêm :
Chúc bạn mau lành bệnh
Bé gái 6 tuổi bị tràn dịch màng phổi
Câu hỏi bởi: Le Van Dung
Chào bác sĩ!
Tôi có cháu gái 6 tuổi bị viêm phổi, siêu âm thấy bị tràn dịch màng phổi 20mm. Cháu được chọc tháo dịch (màu vàng chanh) và kết quả là dịch âm tính. Tuy nhiên 5 ngày rồi mà vẫn sốt (hôm nay sốt 2 lần gần 38 độ). Tôi xin được mấy vấn đề sau: Cháu đã tiêm phòng lao (vacxin BCG) lúc mới sinh, vậy cháu còn bị mắc lao không? Vì cháu ăn uống rất kém lại ít ngủ. Hiện tại cháu vẫn sốt, chúng tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ giải đáp cách chữa trị.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Đối với những trẻ đã tiêm phòng lao thì trẻ vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh lao nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc trẻ đã tiêm phòng nhưng cơ thể không sinh miễn dịch.
Trường hợp cháu nhà bạn 6 tuổi, bị viêm phổi, có tràn dịch màng phổi, chọc dịch có màu vàng chanh. Bạn cho biết kết quả dịch âm tính, có lẽ bạn muốn nói đến xét nghiệm phản ứng Rivalta âm tính, điều đó có nghĩa lượng protein trong dịch màng phổi dưới 30 gam/lít. Phản ứng Rilvalta âm tính thường thường gặp do lí do giảm áp lực keo của máu như sơ gan, suy dinh dưỡng, hội chứng thận hư… Cháu nhà bạn có tràn dịch cũng có thể do màng phổi phản ứng với tác nhân gây viêm phổi. Thường trong lao thì phản ứng Rivalta là dương tính, nhưng nếu là lao phổi gây tràn dịch màng phổi thì trên phim XQuang sẽ có hình ảnh tổn thương lao. Cháu mới chữa trị được bốn ngày nhưng bạn cũng không nên lo lắng, nhiệt độ của cháu cũng không cao lắm, và nếu chẩn đoán là viêm phổi và vào ngày thứ 4 mà cháu sốt chưa đến 38 độ thì có vẻ như bệnh cháu đang dần ổn định vì sốt đã giảm. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chữa trị của cháu để rõ thêm về bệnh tật.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Tràn dịch màng phổi điều trị ngắt quãng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: ok_byethjbye_3mnghj3mlaaj
Chào bác sĩ.
Cho cháu hỏi. Ngày trước cháu bị tràn dịch phổi. Cháu chữa trị ở bệnh viện nao khu 8 thành phố Nam Định bác ạ. Trong quá trình cháu chữa trị thì cháu chữa trị được có 3 tháng. Thì cháu thấy trong người cháu hình như là khoẻ hẳn. Do cháu chủ quan nên cháu không đi khám và cũng không dùng thuốc nữa. Nhưng cháu uống rượu bia với hút thuốc. Thì một bên phổi của cháu thì thấy to hơn bên phổi kia bác ạ. Mà cháu thấy cũng hơi khó thở. Nhưng lại không đau. Bác bảo cháu phải làm như thế nào ạ.
Cháu xin chán thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Tràn dịch màng phổi là bệnh thường gặp trong các bệnh lý của bộ máy hô hấp. Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch trong màng phổi, rất hiếm khi tiên phát mà thường thứ phát sau một bệnh khác. Nguyên nhân tại phổi và màng phổi:
Nhiễm trùng: thường thứ phát sau các thương tổn phổi (viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi vỡ vào xoang màng phổi, ung thư phổi hoại tử hoặc bội nhiễm…) hoặc từ các cơ quan lân cận (gan, màng tim, trung thất).
Vi-rút: nguyên phát hay thứ phát.
Ung thư: phế quản, phổi, màng phổi tiên phát hay do di căn.
Ký sinh trùng: thường gặp do Amíp (do áp xe gan, áp xe dưới cơ hoành vỡ vào xoang màng phổi), sán lá gan. Thương tổn ống ngực vỡ vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi dưỡng trấp.
Dị ứng, bệnh Hodgkin giai đoạn nặng, bệnh tạo keo.
Chấn thương ngực, phẫu thuật lồng ngực, tai biến chọc dò màng phổi… Kkhông rõ lí do.
Nguyên nhân ngoài phổi và màng phổi: thường gặp là dịch thấm do các bệnh lý ở tim (suy tim), gan (xơ gan), thận (hội chứng thận hư, suy thận), suy dinh dưỡng; hoặc u nang buồng trứng (hội chứng Demons Meigs), bệnh tự miễn, bệnh tạo keo, viêm tụy cấp.
Tràn dịch màng phổi ở đây chỉ nhấn mạnh đến lí do do vi khuẩn sinh mủ, thường gặp là phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng, E.coli, Klebác silla pneumoniae, Actinomyces, trực khuẩn mủ xanh, nếu có mùi thối hoặc phối hợp với các loại yếm khí. Bạn bị tràn dịch màng phổi, không rõ vì lí do gì, và vì bạn không đi khám lại nên cũng không biết kết quả chữa trị đến đâu. Hiện tượng hơi khó thở của bạn cũng cần phải lưu ý. Bạn nên đi kiểm tra lại xem phổi đã phục hồi hoàn toàn chưa, bạn có bị dày dính màng phổi không. Dày dính màng phổi là hậu quả gặp phải sau chữa trị một số bệnh phổi, màng phổi như: tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi, áp xe phổi vỡ vào khoang màng phổi …
Trong hầu hết các tình huống, dày dính màng phổi không gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, một số người có thể thấy khó thở nhẹ. Với tiền sử có bệnh về phổi như vậy, bạn cần tuyệt đối tránh hút thuốc, uống rượu.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tràn dịch màng phổi chưa tìm ra được lý do, có chữa trị được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Vợ em bị tràn dịch màng phổi nằm ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 2 tuần rồi mà chưa tìm ra được lý do. Bác sĩ đã làm sinh thiết 3 ngày rồi chưa có kết quả. Biểu hiện của vợ em là sốt nhẹ vào buổi sáng, sốt cao vào buổi trưa và chiều. Ho ít, cảm thấy đắng miệng và khó thở, mệt mỏi, trước khi vào bệnh viện vợ em có bị sút cân nữa. Cho em hỏi vợ em bị bệnh gì và có chữa trị được không? Vợ em 29 tuổi. Mong nhận được câu trả lời của bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Tràn dịch mang phổi có nhiều lí do:
Tràn dịch màng phổi do lao.
Tràn dịch màng phổi do thiểu dưỡng, thường là tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng…).
Tràn dịch màng phổi do ung thư, thường là tràn dịch máu.
Tràn dịch màng phổi do viêm phổi, màng phổi.
Tràn dịch màng phổi do sán lá phổi.
Các lý do khác: nhồi máu phổi, nấm phổi, chấn thương…
Vợ em đang nằm bệnh viện đã được 2 tuần chưa chẩn đoán được lý do gây bệnh, em cần kiên nhẫn, để chờ đợi các kết quả xét nghiệm chẩn đoán. Tôi hoàn toàn không thể chẩn đoán được lý do tràn dịch màng phổi của vợ em mà dưới tay không có bất cứ kết quả xét nghiệm nào. Em nên hỏi ý kiến của bác sĩ chữa trị cho vợ.
Chúc vợ em sớm mạnh khỏe, bình phục.
Tình trạng sốt trong thời gian điều trị tràn dịch màng phổi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi có cháu gái 6 tuổi bị tràn dịch màng phổi hiện đang điều trị lao màng phổi theo phác đồ 2RHZE/4RH (thuốc của Đức) và đã chữa trị được 12 ngày rồi (mỗi ngày 2 viên RH, 1 viên Z, 1 viên E). Tuy nhiên, ngày hôm qua cháu có biểu hiện sốt (từ buổi trưa), cặp nhiệt độ đo được 38,6 độ .Tôi mong bác sĩ tư vấn giúp về tình trạng sốt của cháu và khả năng tiến triển của bệnh tật (trong điều kiện gia đình bảo đảm chữa trị đúng phác đồ chữa trị và cháu đáp ứng tốt các thuốc chữa trị).
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Cháu bạn đang chữa trị lao theo phác đồ 2RHZE/4RH là phác đồ tân tiến nhất hiện nay được Bệnh viện Lao Phổi Trung ương hướng dẫn. Việc sử dụng phác đồ 2S(E)HRZ/4RH không những đảm bảo quy định của chương trình chống lao quốc gia về 5 thuốc chống lao thiết yếu là: Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S) và Ethambutol (E) mà còn đảm bảo nguyên tắc phối hợp các thuốc chống lao, đảm bảo liệu trình chữa trị theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì.
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát. Ngoài ra, việc sử dụng phác đồ này rút ngắn thời gian chữa trị được 2 tháng so với phác đồ 2SRHZ/6HE trước đây.
Như vậy cháu bạn mới chữa trị được nửa tháng, chưa thể nói lên được điều gì về tiên lượng của bệnh. Nếu cháu bạn đang được chữa trị tại viện thì nên thông báo luôn cho bác sĩ biểu hiện sốt của cháu. Nếu cháu bạn chữa trị ngoại trú thì nên đưa cháu đi khám bệnh để xác định nguyên nhân sốt, vì đây rất có thể là một bệnh nhiễm trùng cơ hội khác như viêm phổi, tràn mủ màng phổi,… bản thân tràn dịch màng phổi do lao đơn thuần ít có hiện tượng sốt như vậy.
Việc thực hiện và duy trì được đủ và đúng liều theo phác đồ thường ít được thực hiện do phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vì rất mệt mỏi, bạn cần tăng cường bồi dưỡng thể lực và động viên bé tốt để thực hiện trọn vẹn phác đồ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tràn dịch màng phổi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, em bị tràn dịch màng phổi và đã vào khoa bệnh phổi nghề nghiệp được chẩn đoán là bị lao màng phổi. Em đã được chỉ định uống thuốc lào và về nhà điều trị. Nhưng khi uống thuốc thì em cảm thấy rất mệt mỏi, chán ăn và thường xuyên không ngủ được cả ngày lẫn đêm. Uống thuốc 1 tháng rồi nhưng e đi chụp thì dịch vẫn còn nhiều và vẫn sốt về chiều. Em trở lại viện bác sĩ cho uống 2 viên thuốc ngủ sedusen. Tối hôm đầu thì ngủ được khoảng 5 tiếng nhưng đêm hôm sau thì lại mất ngủ. Bác sĩ cho em hỏi tại sao uống thuốc lào một tháng rồi mà bệnh không thuyên giảm. Tại sao bác sĩ không chỉ định tiêm cho em và làm thế nào để e ngủ được ạ. Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Nguyên tắc điều trị bệnh lao là phải:
– Phối hợp các thuốc chống lao: Mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn), do vậy phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì.
– Phải dùng thuốc đúng liều: Các thuốc chống lao tác dụng hợp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến.
– Phải dùng thuốc đều đặn: Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa.
– Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: Giai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 đến 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát.
Như vậy bạn mới uống thuốc được 1 tháng thì bệnh chưa thể giảm, bạn đang ở giai đoạn tấn công tiêu diệt vi khuẩn. Hiện có nhiều phác đồ điều trị khác nhau được áp dụng cho trường hợp lao khác nhau: mới phát hiện, lao tái phát, lao kháng thuốc …
Có lẽ bạn đang áp dụng phác đồ : 2S(E)RHZ/4RH trong đó sử dụng thuốc Ethambutol thay cho việc tiêm Streptomycin ,liều tấn công 2 tháng và liều duy trì kéo dài 4 tháng.
Trong phác đồ sử dụng thuốc tiêm Streptomycin hay uống Ethambutol đều có tác dụng như nhau, không phải là tiêm sẽ mạnh hơn, vì vậy bác sĩ không chỉ định thay thuốc tiêm cho bạn khi thấy bạn chưa đỡ, đồng thời việc chuyển phác đồ điều trị lao chỉ thực hiện khi điều trị đúng thuốc 5 tháng rồi mà xét nghiệm vẫn còn thấy vi khuẩn lao.
Uống thuốc theo phác đò điều trị bệnh lao có nhiều tác dụng phụ, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, mất ngủ.. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể truyền dich lactat ringer, uống thuốc bổ, tăng cường bồi dưỡng.
Xem thêm :
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao
Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính qua 2 lần khám mỗi lần xét nghiệm 03 mẫu đờm cách nhau khoảng 2 tuần và có tổn thương nghi lao tiến triển trên phim Xquang phổi và được hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa lao.
dieutri.vn
Chúc bạn mau lành bệnh
Bé gái 6 tuổi bị tràn dịch màng phổi
Câu hỏi bởi: Le Van Dung
Chào bác sĩ!
Tôi có cháu gái 6 tuổi bị viêm phổi, siêu âm thấy bị tràn dịch màng phổi 20mm. Cháu được chọc tháo dịch (màu vàng chanh) và kết quả là dịch âm tính. Tuy nhiên 5 ngày rồi mà vẫn sốt (hôm nay sốt 2 lần gần 38 độ). Tôi xin được mấy vấn đề sau: Cháu đã tiêm phòng lao (vacxin BCG) lúc mới sinh, vậy cháu còn bị mắc lao không? Vì cháu ăn uống rất kém lại ít ngủ. Hiện tại cháu vẫn sốt, chúng tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ giải đáp cách chữa trị.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Đối với những trẻ đã tiêm phòng lao thì trẻ vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh lao nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc trẻ đã tiêm phòng nhưng cơ thể không sinh miễn dịch.
Trường hợp cháu nhà bạn 6 tuổi, bị viêm phổi, có tràn dịch màng phổi, chọc dịch có màu vàng chanh. Bạn cho biết kết quả dịch âm tính, có lẽ bạn muốn nói đến xét nghiệm phản ứng Rivalta âm tính, điều đó có nghĩa lượng protein trong dịch màng phổi dưới 30 gam/lít. Phản ứng Rilvalta âm tính thường thường gặp do lí do giảm áp lực keo của máu như sơ gan, suy dinh dưỡng, hội chứng thận hư… Cháu nhà bạn có tràn dịch cũng có thể do màng phổi phản ứng với tác nhân gây viêm phổi. Thường trong lao thì phản ứng Rivalta là dương tính, nhưng nếu là lao phổi gây tràn dịch màng phổi thì trên phim XQuang sẽ có hình ảnh tổn thương lao. Cháu mới chữa trị được bốn ngày nhưng bạn cũng không nên lo lắng, nhiệt độ của cháu cũng không cao lắm, và nếu chẩn đoán là viêm phổi và vào ngày thứ 4 mà cháu sốt chưa đến 38 độ thì có vẻ như bệnh cháu đang dần ổn định vì sốt đã giảm. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chữa trị của cháu để rõ thêm về bệnh tật.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Tràn dịch màng phổi điều trị ngắt quãng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: ok_byethjbye_3mnghj3mlaaj
Chào bác sĩ.
Cho cháu hỏi. Ngày trước cháu bị tràn dịch phổi. Cháu chữa trị ở bệnh viện nao khu 8 thành phố Nam Định bác ạ. Trong quá trình cháu chữa trị thì cháu chữa trị được có 3 tháng. Thì cháu thấy trong người cháu hình như là khoẻ hẳn. Do cháu chủ quan nên cháu không đi khám và cũng không dùng thuốc nữa. Nhưng cháu uống rượu bia với hút thuốc. Thì một bên phổi của cháu thì thấy to hơn bên phổi kia bác ạ. Mà cháu thấy cũng hơi khó thở. Nhưng lại không đau. Bác bảo cháu phải làm như thế nào ạ.
Cháu xin chán thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Tràn dịch màng phổi là bệnh thường gặp trong các bệnh lý của bộ máy hô hấp. Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch trong màng phổi, rất hiếm khi tiên phát mà thường thứ phát sau một bệnh khác. Nguyên nhân tại phổi và màng phổi:
Nhiễm trùng: thường thứ phát sau các thương tổn phổi (viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi vỡ vào xoang màng phổi, ung thư phổi hoại tử hoặc bội nhiễm…) hoặc từ các cơ quan lân cận (gan, màng tim, trung thất).
Vi-rút: nguyên phát hay thứ phát.
Ung thư: phế quản, phổi, màng phổi tiên phát hay do di căn.
Ký sinh trùng: thường gặp do Amíp (do áp xe gan, áp xe dưới cơ hoành vỡ vào xoang màng phổi), sán lá gan. Thương tổn ống ngực vỡ vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi dưỡng trấp.
Dị ứng, bệnh Hodgkin giai đoạn nặng, bệnh tạo keo.
Chấn thương ngực, phẫu thuật lồng ngực, tai biến chọc dò màng phổi… Kkhông rõ lí do.
Nguyên nhân ngoài phổi và màng phổi: thường gặp là dịch thấm do các bệnh lý ở tim (suy tim), gan (xơ gan), thận (hội chứng thận hư, suy thận), suy dinh dưỡng; hoặc u nang buồng trứng (hội chứng Demons Meigs), bệnh tự miễn, bệnh tạo keo, viêm tụy cấp.
Tràn dịch màng phổi ở đây chỉ nhấn mạnh đến lí do do vi khuẩn sinh mủ, thường gặp là phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng, E.coli, Klebác silla pneumoniae, Actinomyces, trực khuẩn mủ xanh, nếu có mùi thối hoặc phối hợp với các loại yếm khí. Bạn bị tràn dịch màng phổi, không rõ vì lí do gì, và vì bạn không đi khám lại nên cũng không biết kết quả chữa trị đến đâu. Hiện tượng hơi khó thở của bạn cũng cần phải lưu ý. Bạn nên đi kiểm tra lại xem phổi đã phục hồi hoàn toàn chưa, bạn có bị dày dính màng phổi không. Dày dính màng phổi là hậu quả gặp phải sau chữa trị một số bệnh phổi, màng phổi như: tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi, áp xe phổi vỡ vào khoang màng phổi …
Trong hầu hết các tình huống, dày dính màng phổi không gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, một số người có thể thấy khó thở nhẹ. Với tiền sử có bệnh về phổi như vậy, bạn cần tuyệt đối tránh hút thuốc, uống rượu.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tràn dịch màng phổi chưa tìm ra được lý do, có chữa trị được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Vợ em bị tràn dịch màng phổi nằm ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 2 tuần rồi mà chưa tìm ra được lý do. Bác sĩ đã làm sinh thiết 3 ngày rồi chưa có kết quả. Biểu hiện của vợ em là sốt nhẹ vào buổi sáng, sốt cao vào buổi trưa và chiều. Ho ít, cảm thấy đắng miệng và khó thở, mệt mỏi, trước khi vào bệnh viện vợ em có bị sút cân nữa. Cho em hỏi vợ em bị bệnh gì và có chữa trị được không? Vợ em 29 tuổi. Mong nhận được câu trả lời của bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Tràn dịch mang phổi có nhiều lí do:
Tràn dịch màng phổi do lao.
Tràn dịch màng phổi do thiểu dưỡng, thường là tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng…).
Tràn dịch màng phổi do ung thư, thường là tràn dịch máu.
Tràn dịch màng phổi do viêm phổi, màng phổi.
Tràn dịch màng phổi do sán lá phổi.
Các lý do khác: nhồi máu phổi, nấm phổi, chấn thương…
Vợ em đang nằm bệnh viện đã được 2 tuần chưa chẩn đoán được lý do gây bệnh, em cần kiên nhẫn, để chờ đợi các kết quả xét nghiệm chẩn đoán. Tôi hoàn toàn không thể chẩn đoán được lý do tràn dịch màng phổi của vợ em mà dưới tay không có bất cứ kết quả xét nghiệm nào. Em nên hỏi ý kiến của bác sĩ chữa trị cho vợ.
Chúc vợ em sớm mạnh khỏe, bình phục.
Tình trạng sốt trong thời gian điều trị tràn dịch màng phổi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi có cháu gái 6 tuổi bị tràn dịch màng phổi hiện đang điều trị lao màng phổi theo phác đồ 2RHZE/4RH (thuốc của Đức) và đã chữa trị được 12 ngày rồi (mỗi ngày 2 viên RH, 1 viên Z, 1 viên E). Tuy nhiên, ngày hôm qua cháu có biểu hiện sốt (từ buổi trưa), cặp nhiệt độ đo được 38,6 độ .Tôi mong bác sĩ tư vấn giúp về tình trạng sốt của cháu và khả năng tiến triển của bệnh tật (trong điều kiện gia đình bảo đảm chữa trị đúng phác đồ chữa trị và cháu đáp ứng tốt các thuốc chữa trị).
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Cháu bạn đang chữa trị lao theo phác đồ 2RHZE/4RH là phác đồ tân tiến nhất hiện nay được Bệnh viện Lao Phổi Trung ương hướng dẫn. Việc sử dụng phác đồ 2S(E)HRZ/4RH không những đảm bảo quy định của chương trình chống lao quốc gia về 5 thuốc chống lao thiết yếu là: Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S) và Ethambutol (E) mà còn đảm bảo nguyên tắc phối hợp các thuốc chống lao, đảm bảo liệu trình chữa trị theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì.
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát. Ngoài ra, việc sử dụng phác đồ này rút ngắn thời gian chữa trị được 2 tháng so với phác đồ 2SRHZ/6HE trước đây.
Như vậy cháu bạn mới chữa trị được nửa tháng, chưa thể nói lên được điều gì về tiên lượng của bệnh. Nếu cháu bạn đang được chữa trị tại viện thì nên thông báo luôn cho bác sĩ biểu hiện sốt của cháu. Nếu cháu bạn chữa trị ngoại trú thì nên đưa cháu đi khám bệnh để xác định nguyên nhân sốt, vì đây rất có thể là một bệnh nhiễm trùng cơ hội khác như viêm phổi, tràn mủ màng phổi,… bản thân tràn dịch màng phổi do lao đơn thuần ít có hiện tượng sốt như vậy.
Việc thực hiện và duy trì được đủ và đúng liều theo phác đồ thường ít được thực hiện do phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vì rất mệt mỏi, bạn cần tăng cường bồi dưỡng thể lực và động viên bé tốt để thực hiện trọn vẹn phác đồ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare