Mòn răng là một trong nguyên nhân gây phá hủy mô răng. Chia sẻ của bác sỹ chuyên khoa sẽ bổ sung cho các bạn những kiến thức cần biết về hiện tượng này
Trám Composite có làm mòn răng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em bị mòn men răng, để bảo vệ răng đã đi trám Composite. Nhưng sau khoảng 2 năm, miếng trám lại bong ra và phải đi trám lại. Em nghe nói khi trám răng mà bị bong ra thì miếng trám sẽ lấy đi 1 ít răng thật do sự kết dính, điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Em sợ trám xong vài lần bong ra răng em mòn nhanh hơn do trám và nếu như vậy em phải làm gì để bảo vệ men răng còn lại.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Trám răng bằng Composite là một phương pháp làm đẹp và bảo vệ răng mới đang thịnh hành hiện nay. Đây là một phương pháp mới tiên tiến hơn so với các trám răng thông thường.
Composite là một chất liệu tổng hợp được dùng phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ. Chất liệu này tạo ra lớp bọc răng rất tốt với những ưu điểm sau: màu sắc như răng thật, độ nén chịu lực và chịu sự mài mòn cao, không gây độc hại cho cơ thể. Không chỉ làm lớp bọc trắng phục hồi màu sắc răng, trám răng thẩm mỹ Composite còn giúp chỉnh hình thái cho hàm răng của em như: phục hồi răng mẻ, răng chuột, răng bị thiếu men, cân đối răng…
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là Composite bị ngấm nước bọt gây hôi miệng, răng ngả màu… Ngoài ra, Composite là một chất nhựa tổng hợp nên có độ giãn nở nếu có ảnh hưởng nhiệt, khi đó men răng và chất liệu đó không có sự tương đồng sẽ dẫn đến tình trạng trượt và dời khỏi nhau tạo nên những kẽ hở.
Đúng là khi trám răng dù bằng chất liệu nào (Composite hay Amalgam bạc) bác sĩ đều phải tạo độ bám (tạo lỗ hàn) giữa chất trám răng và răng bệnh nhân, vì hiện nay chưa có chất trám nào hàn chặt vào men và ngà răng. Em yên tâm làm răng để bảo vệ răng khỏi bị mòn và ê buốt, nhưng cũng lưu ý em rằng chất trám Composite không thể thay thế được men và ngà nên rất dễ mẻ và dễ sứt khi mà em có thói quen ăn nhai với thức ăn quá cứng, vì vậy em cần cẩn thận trong ăn uống.
Chúc em sức khỏe!
Cách điều trị mòn men răng?
Câu hỏi bởi: mũi đốm
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 18 tuổi, là nữ giới. Cháu thấy 2 chiếc răng cửa của cháu có dấu hiệu mòn đi và mỏng hơn mà không hiểu lí do trong năm nay, chúng bị khuyết thành hình chữ V ở phía trong răng. Cháu thường xuyên uống nước lạnh và giờ đây cháu cảm thấy rất buốt 2 chiếc răng đó khi uống trực tiếp nước lạnh, trong khi các răng khác thì vẫn bình thường. Vậy cháu muốn hỏi bác sĩ lí do dẫn đến tình trạng trên, căn bệnh đó là gì và cách điều trị?
Cháu xin cám ơn.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào cháu!
Trường hợp của cháu là hiện tượng mòn men răng (hay là hiện tượng mòn tổ chức cứng của thân răng). Mòn men răng có 2 lí do chính:
– Mòn men răng sinh lý: do quá trình ăn nhai sẽ dẫn đến hiện tượng mòn men răng; người càng lớn tuổi thì răng càng mòn. Thói quen ăn uống các chất cứng, dai, thức ăn quá chua cũng dễ làm mòn men răng hơn.
– Mòn men răng bệnh lý:
+ Các bệnh lý tác động đến chất lượng men răng: thiểu sản men, các bệnh lý làm tác động đến quá trình khoáng hóa của men răng, làm cho men răng mềm và dễ vỡ hơn bình thường.
+ Các bệnh lý gây ra sự ma sát quá mức giữa 2 hàm răng: hay gặp nhất là khớp cắn lệch tâm, đây là bệnh lý gây mòn răng hay gặp nhất, hậu quả là làm mòn men răng quá mức bình thường và các bệnh lý khác của khớp hàm như đau mỏi khớp, kêu khớp.
+ Do chữa trị: hàn răng, làm răng giả không đúng dẫn đến sang chấn khớp cắn, mòn và vỡ răng.
– Không rõ lí do: một số bệnh lý chuyển hóa tác động đến các thành phần khoáng hóa của nước bọt, cấu trúc dòng chảy của nước bọt, thói quen đánh răng theo chiều ngang có thể làm mòn men răng. Mòn men răng tác động đến nhiều chức năng:
– Ăn nhai: mòn men răng sẽ làm giảm khả năng nghiền và cắt thức ăn.
– Cảm giác: mòn nhiều có thể làm lộ lớp ngà răng gây ê buốt, nhất là khi có kích thích như: nóng, lạnh, chua, ngọt…
– Các bệnh lý tại răng: mòn nhiều có thể gây viêm tủy và chết tủy răng.
– Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nhai: khi răng mòn thì hiệu suất nhai sẽ giảm vì vậy hệ thống cơ nhai sẽ phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng co thắt cơ nhai, lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương khớp hàm. Việc chữa trị mòn răng do bác sĩ nha khoa chỉ định, tùy thuộc vào lí do gây mòn, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của tổn thương, tính nhạy cảm của răng, tuổi và sự hợp tác của người bệnh.
Mòn răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tránh các lí do gây mòn răng như đã nêu trên, chẳng hạn như: không sử dụng những thức ăn quá cứng, chữa trị tật nghiến răng, sử dụng bàn chải mềm và chải răng đúng cách, vì nếu không sẽ gây mòn răng cơ học rất nhanh. Những công nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc với hơi và bụi nước có tính axit (ở các nhà máy sản xuất ắc-quy chì…) cần phải có bảo hộ lao động. Chế độ ăn: nên ăn các thức ăn mềm, không dùng thức ăn lạnh quá, chua quá và các lí do có thể tác động đến hệ thống cơ nhai.
Chúc cháu sức khỏe!
Răng bị ăn mòn thành lỗ lớn và đau buốt có phải sâu răng đã ăn mòn tới tủy?
Câu hỏi bởi: xâu đỏ
Chào bác sĩ.
Cháu bị sâu răng đã lâu. Ban đầu thì chỉ có đốm màu đen nhỏ thôi nhưng giờ răng bị ăn mòn thành lỗ lớn. Khi ăn cơm chứa được cả hạt cơm vào rất khó chịu, dạo này răng hay buốt. Có phải sâu răng đã ăn mòn tới tủy không ạ?
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Rất có thể tổn thương trên răng của cháu đã qua lớp men răng, ngà răng, và dẫn tới tổn thương tủy răng. Cháu nên khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Nam 19 tuổi bị tai nạn bào mòn 2 răng cửa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là Tuấn, năm nay cháu 19 tuổi, là nam giới. Cháu mới bị tai nạn giao thông, bị bào mòn 1 nửa 2 răng cửa,1 răng cửa bị kéo xuống. Dạo này nó cứ nhức, bác sĩ chỉ cho cháu cách làm cho đỡ nhức ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Bùi Thị Thư
Chào cháu Tuấn!
Theo như mô tả, cháu đã bị tổn thương 2 răng cửa trên do tai nạn giao thông. Hiện tại răng cửa bị kéo xuống gây đau nhức là do viêm cuống răng, hậu quả của chấn thương ổ răng, đứt các dây chằng quanh răng. Răng cửa bên cạnh đã bị gãy ngang một nửa, khả năng còn tủy răng. Trường hợp của cháu phải đến phòng khám Nha khoa. Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt sẽ thăm khám, chỉ định chụp phim răng, đánh giá cụ thể và giải đáp chữa trị. Trước tiên sẽ chữa tủy răng để bảo tồn chân răng (nếu tiên lượng giữ được), dùng thuốc kháng sinh chống viêm, sau khi ổn định sẽ làm răng giả phục hình. Tóm lại, cháu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chữa trị, phục hồi răng chấn thương.
Chúc cháu mau hồi phục.
Bệnh nghiến răng không chữa kịp thời có nghiêm trọng không?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 14 tuổi, mỗi khi ngủ dậy cháu cảm thấy đau răng hàm, có khi đau đầu, đau tai. Đó có phải là biểu hiện của bệnh nghiến răng không ạ? Nếu bệnh nghiến răng không điều trị kịp thời có dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nào không ạ?
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Nếu cháu thường xuyên nghiến răng trong lúc ngủ, có thể khi tỉnh dậy sẽ có những biểu hiện như cháu mô tả. Nghiến răng khi ngủ có thể dẫn tới mòn khớp cắn, mòn răng, đau mỏi các cơ vùng hàm mặt, rối loạn khớp thái dương hàm. Nghiến răng tuy không tác động nghiêm trọng đến tính mạng nhưng tác động rất nhiều tới hàm răng, bởi vậy cháu nên đi khám và chữa trị sớm.
Chúc cháu khỏe.
Trám Composite có làm mòn răng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em bị mòn men răng, để bảo vệ răng đã đi trám Composite. Nhưng sau khoảng 2 năm, miếng trám lại bong ra và phải đi trám lại. Em nghe nói khi trám răng mà bị bong ra thì miếng trám sẽ lấy đi 1 ít răng thật do sự kết dính, điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Em sợ trám xong vài lần bong ra răng em mòn nhanh hơn do trám và nếu như vậy em phải làm gì để bảo vệ men răng còn lại.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Trám răng bằng Composite là một phương pháp làm đẹp và bảo vệ răng mới đang thịnh hành hiện nay. Đây là một phương pháp mới tiên tiến hơn so với các trám răng thông thường.
Composite là một chất liệu tổng hợp được dùng phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ. Chất liệu này tạo ra lớp bọc răng rất tốt với những ưu điểm sau: màu sắc như răng thật, độ nén chịu lực và chịu sự mài mòn cao, không gây độc hại cho cơ thể. Không chỉ làm lớp bọc trắng phục hồi màu sắc răng, trám răng thẩm mỹ Composite còn giúp chỉnh hình thái cho hàm răng của em như: phục hồi răng mẻ, răng chuột, răng bị thiếu men, cân đối răng…
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là Composite bị ngấm nước bọt gây hôi miệng, răng ngả màu… Ngoài ra, Composite là một chất nhựa tổng hợp nên có độ giãn nở nếu có ảnh hưởng nhiệt, khi đó men răng và chất liệu đó không có sự tương đồng sẽ dẫn đến tình trạng trượt và dời khỏi nhau tạo nên những kẽ hở.
Đúng là khi trám răng dù bằng chất liệu nào (Composite hay Amalgam bạc) bác sĩ đều phải tạo độ bám (tạo lỗ hàn) giữa chất trám răng và răng bệnh nhân, vì hiện nay chưa có chất trám nào hàn chặt vào men và ngà răng. Em yên tâm làm răng để bảo vệ răng khỏi bị mòn và ê buốt, nhưng cũng lưu ý em rằng chất trám Composite không thể thay thế được men và ngà nên rất dễ mẻ và dễ sứt khi mà em có thói quen ăn nhai với thức ăn quá cứng, vì vậy em cần cẩn thận trong ăn uống.
Chúc em sức khỏe!
Cách điều trị mòn men răng?
Câu hỏi bởi: mũi đốm
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 18 tuổi, là nữ giới. Cháu thấy 2 chiếc răng cửa của cháu có dấu hiệu mòn đi và mỏng hơn mà không hiểu lí do trong năm nay, chúng bị khuyết thành hình chữ V ở phía trong răng. Cháu thường xuyên uống nước lạnh và giờ đây cháu cảm thấy rất buốt 2 chiếc răng đó khi uống trực tiếp nước lạnh, trong khi các răng khác thì vẫn bình thường. Vậy cháu muốn hỏi bác sĩ lí do dẫn đến tình trạng trên, căn bệnh đó là gì và cách điều trị?
Cháu xin cám ơn.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào cháu!
Trường hợp của cháu là hiện tượng mòn men răng (hay là hiện tượng mòn tổ chức cứng của thân răng). Mòn men răng có 2 lí do chính:
– Mòn men răng sinh lý: do quá trình ăn nhai sẽ dẫn đến hiện tượng mòn men răng; người càng lớn tuổi thì răng càng mòn. Thói quen ăn uống các chất cứng, dai, thức ăn quá chua cũng dễ làm mòn men răng hơn.
– Mòn men răng bệnh lý:
+ Các bệnh lý tác động đến chất lượng men răng: thiểu sản men, các bệnh lý làm tác động đến quá trình khoáng hóa của men răng, làm cho men răng mềm và dễ vỡ hơn bình thường.
+ Các bệnh lý gây ra sự ma sát quá mức giữa 2 hàm răng: hay gặp nhất là khớp cắn lệch tâm, đây là bệnh lý gây mòn răng hay gặp nhất, hậu quả là làm mòn men răng quá mức bình thường và các bệnh lý khác của khớp hàm như đau mỏi khớp, kêu khớp.
+ Do chữa trị: hàn răng, làm răng giả không đúng dẫn đến sang chấn khớp cắn, mòn và vỡ răng.
– Không rõ lí do: một số bệnh lý chuyển hóa tác động đến các thành phần khoáng hóa của nước bọt, cấu trúc dòng chảy của nước bọt, thói quen đánh răng theo chiều ngang có thể làm mòn men răng. Mòn men răng tác động đến nhiều chức năng:
– Ăn nhai: mòn men răng sẽ làm giảm khả năng nghiền và cắt thức ăn.
– Cảm giác: mòn nhiều có thể làm lộ lớp ngà răng gây ê buốt, nhất là khi có kích thích như: nóng, lạnh, chua, ngọt…
– Các bệnh lý tại răng: mòn nhiều có thể gây viêm tủy và chết tủy răng.
– Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nhai: khi răng mòn thì hiệu suất nhai sẽ giảm vì vậy hệ thống cơ nhai sẽ phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng co thắt cơ nhai, lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương khớp hàm. Việc chữa trị mòn răng do bác sĩ nha khoa chỉ định, tùy thuộc vào lí do gây mòn, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của tổn thương, tính nhạy cảm của răng, tuổi và sự hợp tác của người bệnh.
Mòn răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tránh các lí do gây mòn răng như đã nêu trên, chẳng hạn như: không sử dụng những thức ăn quá cứng, chữa trị tật nghiến răng, sử dụng bàn chải mềm và chải răng đúng cách, vì nếu không sẽ gây mòn răng cơ học rất nhanh. Những công nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc với hơi và bụi nước có tính axit (ở các nhà máy sản xuất ắc-quy chì…) cần phải có bảo hộ lao động. Chế độ ăn: nên ăn các thức ăn mềm, không dùng thức ăn lạnh quá, chua quá và các lí do có thể tác động đến hệ thống cơ nhai.
Chúc cháu sức khỏe!
Răng bị ăn mòn thành lỗ lớn và đau buốt có phải sâu răng đã ăn mòn tới tủy?
Câu hỏi bởi: xâu đỏ
Chào bác sĩ.
Cháu bị sâu răng đã lâu. Ban đầu thì chỉ có đốm màu đen nhỏ thôi nhưng giờ răng bị ăn mòn thành lỗ lớn. Khi ăn cơm chứa được cả hạt cơm vào rất khó chịu, dạo này răng hay buốt. Có phải sâu răng đã ăn mòn tới tủy không ạ?
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Rất có thể tổn thương trên răng của cháu đã qua lớp men răng, ngà răng, và dẫn tới tổn thương tủy răng. Cháu nên khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Nam 19 tuổi bị tai nạn bào mòn 2 răng cửa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là Tuấn, năm nay cháu 19 tuổi, là nam giới. Cháu mới bị tai nạn giao thông, bị bào mòn 1 nửa 2 răng cửa,1 răng cửa bị kéo xuống. Dạo này nó cứ nhức, bác sĩ chỉ cho cháu cách làm cho đỡ nhức ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Bùi Thị Thư
Chào cháu Tuấn!
Theo như mô tả, cháu đã bị tổn thương 2 răng cửa trên do tai nạn giao thông. Hiện tại răng cửa bị kéo xuống gây đau nhức là do viêm cuống răng, hậu quả của chấn thương ổ răng, đứt các dây chằng quanh răng. Răng cửa bên cạnh đã bị gãy ngang một nửa, khả năng còn tủy răng. Trường hợp của cháu phải đến phòng khám Nha khoa. Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt sẽ thăm khám, chỉ định chụp phim răng, đánh giá cụ thể và giải đáp chữa trị. Trước tiên sẽ chữa tủy răng để bảo tồn chân răng (nếu tiên lượng giữ được), dùng thuốc kháng sinh chống viêm, sau khi ổn định sẽ làm răng giả phục hình. Tóm lại, cháu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chữa trị, phục hồi răng chấn thương.
Chúc cháu mau hồi phục.
Bệnh nghiến răng không chữa kịp thời có nghiêm trọng không?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 14 tuổi, mỗi khi ngủ dậy cháu cảm thấy đau răng hàm, có khi đau đầu, đau tai. Đó có phải là biểu hiện của bệnh nghiến răng không ạ? Nếu bệnh nghiến răng không điều trị kịp thời có dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nào không ạ?
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Nếu cháu thường xuyên nghiến răng trong lúc ngủ, có thể khi tỉnh dậy sẽ có những biểu hiện như cháu mô tả. Nghiến răng khi ngủ có thể dẫn tới mòn khớp cắn, mòn răng, đau mỏi các cơ vùng hàm mặt, rối loạn khớp thái dương hàm. Nghiến răng tuy không tác động nghiêm trọng đến tính mạng nhưng tác động rất nhiều tới hàm răng, bởi vậy cháu nên đi khám và chữa trị sớm.
Chúc cháu khỏe.
Theo ViCare