Tổng hợp những câu hỏi về nguyên nhân gây trĩ


4,226
1
1
Xu
53
Bất cứ loại bệnh nào nếu muốn điều trị và phòng ngừa tốt nhất chúng ta đều cần hiểu rõ về nguyên nhân hình thành nó. Bệnh trĩ cũng vậy. Để biết một cách tổng quan về lý do gây bệnh, cách thích hợp là nghiên cứu lời khuyên của các chuyên gia.

Đi đại tiện ra máu và đau nhức có phải bị trĩ không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em bị ra máu ở hậu môn, lúc đi đại tiện và tiểu tiện đều ra máu đỏ tươi. Đi đại tiện có bị đau nhức. Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị trĩ không? Và em nên đi khám tại bệnh viện nào? Khoa nào? Hiện tại em đang ở thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, vì công việc của em hay ngồi nhiều đây có phải là nguyên nhân không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào em!

Rất nhiều khả năng em đang bị trĩ. Một số nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp:

Căng thẳng trong quá trình đi tiêu.

Táo bón.

Ngồi trong thời gian lâu.

Thai sản ở phụ nữ (thời kỳ mang thai và sau khi đẻ con).

Nhiễm trùng đường hậu môn.

Một số bệnh về gan như xơ gan.

Em nên đến bệnh viện sớm, khám chuyên khoa Tiêu hóa và nội soi trực tràng để chẩn đoán xác định, phân độ trĩ và có hướng chữa trị phù hợp.

Chúc em sống khỏe!

Táo bón lâu năm gây bệnh trĩ, có phải không?


Câu hỏi bởi: Tuyết Nhung

Chào bác sĩ!

Em là nữ, năm nay 21 tuổi. Lúc trước do uống ít nước và ăn ít rau, nên em bị táo bón lâu năm. Nhưng do khoảng 1 năm nay em tập uống nước khoảng 1,5 lít – 2 lít nước/ngày, và tập ăn nhiều rau xanh, nên tình trạng táo bón em giảm đáng kể. Có khi em uống không đủ 1 lít nước/ngày và ăn ít rau thì khoảng 3 – 4 ngày em mới đi vệ sinh được. Thường như vậy thì em sẽ có cảm giác phân cứng, vùng hậu đau rát, nghiêm trọng hơn là có thể chảy máu. Do em có đọc về trĩ nói chảy máu là do trĩ, nên em rất lo ngại. Không biết là do bị trĩ hay đơn thuần là do lâu ngày em không đi vệ sinh, phân cứng gây nứt vùng hậu. Thường cảm giác đau rát đó chỉ tồn tại 2 – 3 ngày là hết không còn cảm giác gì cả.

Giờ em đang cố gắng tập thói quen đi vệ sinh trong vòng 1- 3 ngày, nhưng không biết có phải do tá tràng em không tốt không? Mà chỉ cần em uống ít hơn 1 lít nước là tình trạng táo bón lại tái diễn. Tuần nay em phải làm báo cáo nên thường ăn cơm tiệm, không thấy nhiều rau để cung cấp chất xơ, tuy ngày nào em cũng đi vệ sinh. Nhưng lại đi hơi khó, phân nhỏ và không kết dính lại như bình thường, không đi được nhiều và thường làm em ngồi trong nhà vệ sinh gần 30 phút, sau khi đi vệ sinh xong vùng hậu có điểm hơi sưng. Và có khi em cảm giác đau bụng vùng bên trái ngang úng rúng. Thưa bác sĩ, tình trạng của em có phải bị trĩ hay chỉ là do táo bón thôi? Và tá tràng của em có phải bị bệnh rồi không? Em thấy các bạn em uống cũng ít nước ăn cũng ít rau, nhưng chỉ có em là hay bị táo bón. Mong bác sĩ giải đáp cho em biết và em nên làm như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Như em biết thì táo bón là lí do khiến cho em có thể bị đi ngoài ra máu. Bệnh trĩ cũng có biểu hiện đi ngoài ra máu, nhưng có điểm khác so với táo bón: ngay cả khi phân mềm thì đi cầu vẫn ra máu, đó là trong bệnh trĩ, còn với tác bón thì chỉ đi cầu ra máu nếu táo bón kéo dài, khi hết táo bón thì không thấy biểu hiện đi ngoài ra máu. Do vậy biểu hiện đi ngoài ra máu mà em có khả năng là do táo bón gây nên, ít có khả năng là do bệnh trĩ.

Em lưu ý phải đảm bảo uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, và tránh ngồi nhiều, lười vận động vì các yếu tố này làm tăng nguy cơ táo bón. Em có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng có chứa chất xơ và Inulin để hạn chế nguy cơ táo bón do ăn cơm tiệm, thiếu rau xanh. Ngoài ra em nên khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa nếu thường xuyên đau hố chậu bên trái, đó là triệu chứng của viêm đại tràng co thắt, điều này cũng gây nên táo bón.

Chúc em mạnh khỏe!

Nam giới 28 tuổi bị sa hậu môn có nguy cơ bị bệnh trĩ không


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ ạ!

Thưa bác sĩ, em tôi năm nay 28 tuổi, là nam giới làm nhân viên văn phòng. Khoảng gần 2 năm nay bị sa hậu môn. Khi đi ngoài có chảy máu tươi và giờ thì phải dùng tay mới đẩy lên được. Tôi xin hỏi bác sĩ đó có phải bệnh trĩ không? Và nếu có thì làm thế nào để chữa trị dứt điểm?

Xin cảm ơn!

Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh


Chào bạn!

Sa trực tràng và trĩ là hai bệnh khác nhau. Sau đây là một số thông tin giúp bạn tham khảo. Sa trực tràng là hiện tượng thành trực tràng thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn. Có thể chỉ có niêm mạc trực tràng sa ra ngoài hoặc toàn bộ thành của trực tràng chui ra khỏi ống hậu môn. Nguyên nhân gây sa trực tràng thường phối hợp với một bệnh khác. Gây kích thích rặn liên tục như: polyp hậu môn, trực tràng, trĩ nội, sỏi bàng quang, táo bón… hoặc lí do làm suy yếu co thắt hậu môn và cơ nâng hậu môn.

Sa trực tràng có thể nhận biết khi nhìn thấy hình ảnh một khối to, đều, đặc biệt là có những nếp niêm mạc hình vòng tròn, đồng tâm. Lúc đầu, khối sa nhỏ, ngắn, chỉ xuất hiện khi rặn đại tiện. Đại tiện xong, đứng dậy khối sa biến mất vào trong lòng ống hậu môn trực tràng. Về sau, khối sa mỗi ngày một to, xuất hiện sau mỗi lần đại tiện. Đại tiện xong khối sa không tự mất đi mà phải dùng tay nhẹ nhàng đẩy lên. Lâu dần, mỗi khi đi lại nhiều hay khi ngồi xổm, khối sa lại xuất hiện, dùng tay đẩy lên nhưng đẩy lên lại tụt xuống. Khối sa kèm theo đại tiện ra máu, có thể dính vào phân hay dính vào giấy lau. Máu đỏ tươi, chảy gần như rất hay nhưng rất ít, không tác động tới sức khỏe. Khi khối sa rất hay nằm ở ngoài hậu môn sẽ tác động tới sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn, gây viêm, sưng hoặc xuất huyết. Bệnh trĩ thường xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, phụ nữ có thai. Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ ngoại thường được phát hiện sớm và chữa trị nhanh hơn, do sờ thấy khi trĩ ở mức độ nhẹ. Với bệnh trĩ nội, thường nhận biết được khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn bên ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ.

Phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách: Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: rau, củ, quả, ngũ cốc. Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà… Tránh các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như ớt, tiêu…Uống nhiều nước. Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng. Luyện cách đại tiện hàng ngày và theo giờ. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Bạn nên đưa em bạn đi khám Nội khoa, để xác định rõ tình trạng là bệnh trĩ hay sa trực tràng, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị cụ thể đối với từng bệnh, tránh bệnh nặng lên.

Chúc em bạn mau khỏi!

Bệnh trĩ sau khi sinh con chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: kiêu oanh

Kính chào bác sĩ!

Em năm nay 23 tuổi, em đã sinh em bé được 1 tháng 13 ngày. Sau khi sinh đã bị đi kiết từ tuần thứ 2 đến nay. Em đã ăn rất nhiều rau củ có lợi cho đường tiêu hóa mà vẫn không đỡ và mỗi lần đại tiện đều bị chảy máu và đau nhức. Đại tiện xong phải đau và rát hậu môn từ 6 đến 8h đồng hồ mới đỡ nhức. Hiện tại đã đến tuần thứ 6 rồi mà vẫn đau và chảy máu. Vậy bác sĩ cho em hỏi đó có phải bị trĩ nội không ạ? Và tác hại, cách điều trị bệnh này thế nào ạ?

Em cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân


Xin chào bạn.

Phụ nữ trong lúc mang thai thường bị bệnh trĩ nhưng khi đẻ con xong thường các biểu hiện giảm hẳn đi. Tuy nhiên trong tình huống của bạn có thể bị trĩ do các búi trĩ bị thuyên tắc từ trước bây giờ không thể tự khỏi được, ngoài ra bạn có thể mắc một số bệnh lý của hậu môn như nứt kẽ hậu môn, dò hậu môn. Các bệnh lý trên thường không nặng lắm và có thể chữa khỏi. Bạn nên đi khám trực tiếp ở các bác sĩ ngoại khoa để được giải đáp và giải quyết triệt để nhé.

Xin chào bạn, chúc bạn mau lành bệnh.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl