Những thắc mắc về viêm gan B ở tuổi trung niên


4,226
1
1
Xu
53
Các triệu chứng viêm gan B có thể xuất hiện từ 6 tuần đến 6 tháng sau khi bị nhiễm virut, trung bình là 3-4 tháng. Trong thời gian này, người bệnh thường có nhiều thắc mắc cần giải đáp. Những câu hỏi sau được tuyển chọn từ các bệnh nhân có độ tuổi từ 35 trở lên.

Viêm gan B thể ẩn thể đột biến


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào Bác sĩ!

Tôi đi khám bệnh thì biết mình đã bị viêm gan b (hasag âm tính nhưng định lượng virus thì khoảng 10 mũ ba) bác sĩ bảo là tôi bị bệnh thể ẩn đột biến.

Vậy xin hỏi thể ẩn thể đột biến là gì có nguy hai hơn so với thể khác không?

Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Nhiễm vi rút viêm gan B thể ẩn là tình huống bị phơi nhiễm vi rút viêm gan B nhưng trong huyết thanh không phát hiện thấy kháng thể chống lại vi rút viêm gan B. Có một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa nhiễm virus viêm gan B (HBV) thể ẩn và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) cho thấy có những dữ liệu gợi ý nhiễm HBV ẩn đã kết hợp với tăng nguy cơ ung thư gan nguyên phát. Viêm gan B ẩn có thể là một đồng yếu tố trong việc phát triển ung thư gan nguyên phát. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm nữa để làm rõ những quan sát này. Thực tế, người bị nhiễm virut viêm gan B (HBV) thường lo lắng về tình trạng bệnh và băn khoăn không biết nên uống thuốc hay không. Nếu dùng thì dùng như thế nào?

Bạn có thể tham khảo để có thể tham chiếu cho tình huống của bạn. Nhiễm vi rút viêm gan B được phân làm 4 tình huống:

Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt Hbác sĩAg (+) chứng tỏ có virut; có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn; enzym gan ALT-(alanin aminotranferase) tăng. Bình thường ALT= 40U/L, khi bị bệnh ALT tăng gấp 2 lần trở lên). Đây là tình huống cần phải uống thuốc. Trường hợp 2: Hbác sĩAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(-) chứng tỏ không thấy dấu hiệu virut sinh sôi; không thấy dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là tình huống người lành mang mầm bệnh, không uống thuốc. Trường hợp 3: Hbác sĩAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, nhưng không thấy dấu hiệu lâm sàng. Đây là tình huống người “dung nạp được miễn dịch” cũng chưa cần uống thuốc. Nhưng tình huống này có nguy cơ cao, virut có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thì khám ngay để kịp thời uống thuốc. Trường hợp 4: Hbác sĩAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg (-) chứng tỏ không thấy dấu hiệu virut sinh sôi nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là tình huống người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virut từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính; chưa cần uống thuốc (vì virut chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không thấy lợi).

Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Điều trị viêm gan B mãn tính như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Má cháu 43 tuổi, bị viêm gan B mãn tính. Gan khô nhưng xét nghiệm men gan không tăng. Vậy má cháu đang ở tình trạng bệnh lý như thế nào, có nguy hiểm lắm không ạ? Má cháu có cần chữa trị gì đặc biệt không? Hiện má cháu chỉ dùng thảo dược.

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Qua thông tin của cháu thì chưa rõ mẹ cháu đã có đợt viêm gan nào chưa? Đã từng viêm gan cấp chưa và hiện tại có bị viêm gan mãn hay không ? Nếu câu trả lời là không thì có thể nghĩ là mẹ cháu là người lành mang trùng. Nếu mẹ cháu phát hiện nhiễm vi rút viêm gan B đã trên 6 tháng, hiện xét nghiệm vẫn còn thấy kháng nguyên của vi rút viêm gan B, có nghĩa là mẹ cháu nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính.

Có thể cháu có nhầm lẫn mẹ cháu là người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính chứ không phải là mẹ cháu đã bị viêm gan. Nhiều người nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính nhưng không có triệu chứng viêm gan, chức năng gan của họ bình thường, xét nghiệm men gan không tăng, họ là người lành mang vi rút, và có thể mẹ cháu chính là tình huống này. Đối với người lành mang vi rút thì chưa có chỉ định chữa trị gì đặc biệt. Mẹ cháu nên định kỳ 3-6 tháng tới khám bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá. Nhiều người nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính có cuộc sống ổn định, lâu dài mà không hề có biến chứng nguy hiểm nếu được kiểm soát tốt.

Chúc gia đình cháu mạnh khỏe!

Viêm gan B nếu không chữa có sao không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi đang bị viêm gan B. Tôi muốn biết nếu không chữa thì bệnh sẽ ra sao?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào bạn.

Bạn chỉ nói bạn bị viêm gan B, bạn không nói, bạn đã được bác sĩ chẩn đoán viêm gan B cấp tính, mãn tính hay là bạn đi xét nghiệm máu, có kết quả dương tính với HBsAg. Theo tôi, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, bạn sẽ được làm các xét nghiệm như chức năng gan, đếm số lượng virus có trong máu, từ đó các bác sĩ sẽ có phác đồ chữa trị thích hợp nhất cho bạn. Để chữa trị bệnh viêm gan siêu vi B khỏi hẳn hoàn toàn, bạn cần được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, chữa trị bệnh được kịp thời. Bởi bệnh càng nặng khả năng chữa trị khỏi bệnh càng mong manh và nguy cơ bệnh quay lại cơ thể người bệnh là cao. Bệnh viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vius viêm gan B. Một số người bị nhiễm viêm gan vẫn khá khỏe mạnh, bệnh không gây hậu quả tức thời. Ở những nhân này, bệnh tiếp tục phát triển trong cơ thể và khoảng vài chục năm sau đó, các vấn đề về gan sẽ nghiêm trọng hơn nhiều nếu không được chữa trị.

Chúc sức khỏe!

Bệnh viêm gan B cần kiêng ăn gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Mẹ em năm nay 49 tuổi bị viêm gan B nhiều năm rồi. Mẹ em nói bị bệnh này không được ăn ớt, ăn trứng. Điều này có đúng không bác sĩ? Ngoài ra có cần kiêng gì không?

Xin bác sĩ giải đáp!

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương


Chào bạn.

Cho tới nay, nhiều loại virus gây bệnh viêm gan ở người đã xác định như virus A, B, C, D, E, G…Trong các loại virus gây viêm gan thì viêm gan B là nguy hiểm vì khả năng lây niễm cao, và có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan do bệnh tiến triển âm thầm. Các thuốc chữa trị viêm gan B mãn tính hiện nay chỉ có vai trò ức chế virus ngừng hoạt động chứ không tiêu diệt được hoàn toàn virus. Do đó ngoài việc uống thuốc thì các biện pháp nghỉ ngơi, làm việc và chế độ ăn hợp lý có vai trò rất quan trong đối với những bệnh nhân bị viêm gan B.

Về dinh dưỡng, bệnh nhân viêm gan nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…Giảm thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán, kiêng tuyệt đối rượu bia, khi ốm cần phải sử dụng thuốc phải hỏi ý kiến thầy thuốc để đảm bảo rằng loại thuốc đó không độc cho gan.

Ngoài ra còn phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm để phòng ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là khắc phục chất độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể làm đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương gan.

Do đó mẹ bạn vẫn có thể ăn trứng được và ăn chế độ ăn như đã hướng dẫn ở trên, còn ớt thì nên hạn chế vì nó có thể gây kích thích gây đau dạ dày…

Chúc mẹ bạn luôn khỏe.

Viêm gan B chữa trị như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Hiện tại tôi đang bị virus viêm gan B vậy để khỏi bệnh này tôi phải dùng thuốc gì và chữa trị thế nào?

Cảm ơn bác sĩ

Bác sĩ Bùi Quang Hưng


Chào bạn.

Với tình huống của bạn nói bị viêm gan B tuy nhiên bạn đã không nói rõ bạn bị từ bao giờ, triệu chứng bệnh ra làm sao nên tôi không thể giải đáp cụ thể cho bạn được, vì vậy bạn cần phải đến khám một bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để bác sĩ chẩn đoán từng giai đoạn bệnh cụ thể mới có phương pháp chữa trị cho bạn được. Một số tình huống cần chữa trị sớm và tích cực nhằm:

• Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.

• Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng virus viêm gan B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.

Hiện nay, thuốc chữa trị chủ yếu là Interferon alpha, đây là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, được sản xuất bởi một số tế bào khi cơ thể nhiễm virus. Chức năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy, khi dùng Interferon, virus viêm gan B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể. Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm có kèm kim nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Trong thời gian chữa trị, bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng. Sau khi kết thúc chữa trị, cần tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng nữa, bởi vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc. Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều loại thuốc kháng virus viêm gan B đang được sử dụng là: Lamivudin , Adefovir, Entecavir, Telbivudine,Tenofovir…

Chúc bạn mạnh khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl