Ngứa vùng đùi là một hiện tượng khá dễ gặp và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Những câu hỏi sau đây sẽ cung cấp kiến thức cho bạn về vấn đề này ở nam giới.
Nam 17 tuổi ngứa ở hai bên đùi
Câu hỏi bởi: Vũ
Chào Bác sĩ! Em năm nay 18 tuổi, là nam giới. Em bị ngứa khoảng 3 tháng nay mà không khỏi, chỗ ngứa da chuyển màu hơi đen và rất ngứa hai đùi sát gần vùng kín. Xin hỏi Bác sĩ em bị bệnh gì?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em!
Tình trạng ngứa ở hai đùi mà em kể trong thư nhiều khả năng là do dị ứng, cộng với thời tiết nóng mùa hè khiến mồ hôi ra nhiều, dẫn đến da dễ bị rôm sảy, dị ứng gây ngứa, nhất là ở vùng đùi khi mặc quần chật, bó sát khiến mồ hôi không thoát đi được. Vùng da bị ngứa gãi nhiều sẽ bị tăng sắc tố và chuyển màu thâm đen, thường gọi là hiện tượng lichen hóa. Để xử lý tình trạng này em cần chú ý giữ cho vùng da bị ngứa luôn sạch sẽ, khô thoáng, tránh để mồ hôi ứ đọng:
– Không mặc quần chật, bó sát.
– Khi tắm nên sử dụng những loại xà phòng dịu nhẹ như loại xà phòng dành cho em bé.
– Không nên chà xát kỳ cọ nhiều ở chỗ ngứa. Sau khi tắm em có thể dùng kem Phenergan (mua ở các hiệu thuốc) bôi lên chỗ ngứa sau khi da đã khô.
Da sau khi hết ngứa, không bị chà xát nữa thì sẽ dần hết thâm đen và trở về màu sắc bình thường. Nếu bệnh tiếp tục kéo dài mà không khỏi thì em nên đi khám chuyên khoa da liễu để loại trừ những lí do khác gây ngứa như nấm da, hắc lào…
Chúc em mau khỏi!
Nốt đỏ ngứa về đêm ở vùng đùi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: phương jian
Chào bác sĩ.
Em là nam năm nay 19 tuổi. Gần đây bỗng dưng ở vùng bẹn hai bên đùi xuất hiện những đốm đỏ rất ngứa nhất là vào ban đêm làm em rất khó chịu. Bây giờ thì nó đỡ rồi nhưng hai bên lại xuất hiện 2 vùng da sẫm màu và hơi sưng lên tối ngủ đến tầm 2, 3 giờ sáng thì nó lại rất ngứa vì em ở kí túc xá nên cũng ngại trong việc giặt. Em xin hỏi bác sĩ là em bị gì và cách khắc phục như thế nào ạ?
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em kiểm tra lại những người cùng ở với em có ai bị như em không? Em bị ghẻ, bệnh tuy đơn giản nhưng nếu chữa trị và dự phòng không đúng thì không khỏi mà còn lây lan cho người khác. Em có thể dùng cồn lưu huỳnh lau sạch toàn thân và sau đó bôi toàn thân Benzyl benzoat (Ascabiol,scabitox,zylate) vào lúc 21h liên tục 5 ngày và động viên các bạn cùng phòng đồng thời chữa trị.
Lưu ý: khi chữa trị ghẻ phải chữa trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Quần áo giặt sạch, phơi khô 3 – 4 nắng, trước khi mặc cần ủi là kĩ.
Chào em!
Lưng và đùi nổi chấm đỏ và ngứa phải làm gì?
Câu hỏi bởi: Phong
Thưa Bác sĩ!
Em trai của cháu 18 tuổi, giới tình nam, bị nổi nhiều chấm đỏ kích cỡ nhỏ trên lưng và đùi, nhìn kĩ thì hình như có nước bên trong. Lòng bàn tay và bàn chân nổi nhiều chấm đỏ, nằm ở dưới da, phẳng lì nhưng lại rất ngứa, nhất là về đêm. Hai hiện trạng trên diễn ra cùng lúc. Cho cháu hỏi em cháu đang bị bệnh gì và lí do, cách chữa và trong thời gian bệnh có nên kiên ăn thứ gì không ạ?
Chân thành cảm ơn Bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Như vậy là em của cháu bị viêm da tiếp xúc, do cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên nào đó. Dị nguyên này có thể là thức ăn, thuốc uống, các dị độc có ở môi trường. Hiện tượng trên sẽ lui dần sau 5 – 7 ngày nữa nếu như không tiếp tục gặp phải dị độc này nữa. Về chữa trị cần sử dụng các thuốc kháng histamine như: Clopheniramin, loratadin, cetirizine…uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Về ăn uống cần kiêng những thứ đã ăn mấy ngày trước vì có thể một trong những thứ này có thể gây ra hiện tương trên.
Chúc em của cháu mau lành bệnh!
Mẩn đỏ dưới đùi, ngứa vào ban đêm như bị ong đốt là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: beobenh1995
Chào bác sĩ!
Em năm nay 20 tuổi, giới tính nam. Em bị nổi các nốt mẩn đỏ dưới đùi như bị ong đốt. Thỉnh thoảng ngứa nhất là vào ban đêm, cả đùi và chân có tầm chục nốt. Truớc em bị nổi cả người, ra hiệu thuốc mua thuốc người ta bảo bị dị ứng cơ địa. Em uống hết thuốc khỏi và giờ nó lại lên nhưng chỉ lên ở đùi. Các nốt không bằng phẳng nhô lên da. Xin hỏi bác sĩ em bị bệnh gì ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Tổn thương vùng đùi là các sẩn viêm, ngứa nhiều về đêm, dùng thuốc chống ngứa (chống dị ứng) bệnh khỏi, không uống bị lại. Như vậy em cần xem xét lại vùng bìu bẹn, kẽ ngón có tổn thương hay không. Những người chung sống có ai bị bệnh tương tự hay không. Nếu có coi chừng em bị ghẻ thì phải chữa trị theo hướng bệnh ghẻ. Nếu không phải bị ghẻ thì em bị viêm da dị ứng, có thể do tiếp xúc áo quần lạ hoặc tiếp xúc chất lạ nào đó như chất tẩy rửa, xà phòng tắm. Chữa trị bằng cách tẩy rửa, vệ sinh sạch sẽ và em có thể dùng một đợt thuốc chống dị ứng (Cetirizin 10mg uống 2 viên 1 ngày). Nếu không đỡ em phải đi bác sĩ khám chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe.
ngứa ở vùng đùi trái và mông trái, không rõ nguyên nhân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện tại cháu 30 tuổi, nam, 4 tuần nay cháu bị ngứa ở vùng đùi trái và mông trái, không rõ lí do, cháu đã từng làm các cách như tắm nước muối, bôi thuốc DEP,… Nhưng không khỏi, hiện tượng ngứa này càng về đêm càng ngứa dữ đội, mấy ngày nay cháu ngứa mất ngủ, xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì và cách chữa.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có rất nhiều lí do gây ngứa da:
– Ngứa có thể gây ra bởi những bệnh ngoài da hay những bệnh tác động đến toàn cơ thể (bệnh hệ thống). Những bệnh về da có thể gây ngứa nhiều bao gồm những bị nhiễm ký sinh trùng (như ghẻ ngứa, chấy rận, ve), bị côn trùng cắn, ong đốt, viêm da do dị ứng, hoặc viêm da do tiếp xúc. Những tình trạng này thường gây phát ban ở da.
– Những bệnh hệ thống có thể gây ngứa bao gồm bệnh gan, suy thận, lymphoma, bệnh bạch cầu và một số bệnh về máu khác, và đôi khi còn có các bệnh như bệnh của tuyến giáp, đái tháo đường, ung thư. Tuy nhiên, ngứa ngáy do những bệnh trên thường không gây nổi ban ở da.
– Một số loại thuốc cũng có thể gây ngứa, bao gồm barbiturate, morphine và aspirin cũng như bất kỳ thuốc nào dùng trên những người bị dị ứng. – Ngứa cũng thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ. Thường thì ngứa ngáy ở thai phụ không nói lên đuợc điều gì bất thường, nhưng nó có thể là kết quả của một vấn đề nhẹ ở gan.
– Thông thường khi tiếp xúc với vải len hoặc các chất gây kích ứng da như mỹ phẩm hay những hóa chất hòa tan cũng có thể gây ngứa.
– Da khô, thường gặp ở người già, cũng có thể gây ngứa nhiều ở diện rộng. Da khô có thể là kết quả của việc sống trong thời tiết lạnh hay tiếp xúc với nước kéo dài. Tắm bằng nước nóng thường làm tăng cảm giác ngứa nhiều hơn.
– Hành động gãi chính bản thân nó cũng gây kích ứng da và làm cho ngứa nhiều hơn do đó tạo thành vòng lặp: ngứa-gãi-ngứa. Gãi nhiều có thể làm đỏ da và tạo ra những vết trầy xước sâu trên da.
– Ở một số người, ngay cả việc gãi nhẹ nhàng cũng có thể làm nổi những vệt đỏ trên da có thể làm ngữa dữ dội hơn. Nếu gãi và chà xát da kéo dài có thể làm da dày lên và hóa sẹo.
Trước tiên bạn hãy loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây ngứa, sau đó hãy khám bác sỹ da liễu nhé. Chẩn đoán đúng lí do mới có hướng chữa trị hiệu quả được.
Chúc bạn sức khỏe!
Nam 17 tuổi ngứa ở hai bên đùi
Câu hỏi bởi: Vũ
Chào Bác sĩ! Em năm nay 18 tuổi, là nam giới. Em bị ngứa khoảng 3 tháng nay mà không khỏi, chỗ ngứa da chuyển màu hơi đen và rất ngứa hai đùi sát gần vùng kín. Xin hỏi Bác sĩ em bị bệnh gì?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em!
Tình trạng ngứa ở hai đùi mà em kể trong thư nhiều khả năng là do dị ứng, cộng với thời tiết nóng mùa hè khiến mồ hôi ra nhiều, dẫn đến da dễ bị rôm sảy, dị ứng gây ngứa, nhất là ở vùng đùi khi mặc quần chật, bó sát khiến mồ hôi không thoát đi được. Vùng da bị ngứa gãi nhiều sẽ bị tăng sắc tố và chuyển màu thâm đen, thường gọi là hiện tượng lichen hóa. Để xử lý tình trạng này em cần chú ý giữ cho vùng da bị ngứa luôn sạch sẽ, khô thoáng, tránh để mồ hôi ứ đọng:
– Không mặc quần chật, bó sát.
– Khi tắm nên sử dụng những loại xà phòng dịu nhẹ như loại xà phòng dành cho em bé.
– Không nên chà xát kỳ cọ nhiều ở chỗ ngứa. Sau khi tắm em có thể dùng kem Phenergan (mua ở các hiệu thuốc) bôi lên chỗ ngứa sau khi da đã khô.
Da sau khi hết ngứa, không bị chà xát nữa thì sẽ dần hết thâm đen và trở về màu sắc bình thường. Nếu bệnh tiếp tục kéo dài mà không khỏi thì em nên đi khám chuyên khoa da liễu để loại trừ những lí do khác gây ngứa như nấm da, hắc lào…
Chúc em mau khỏi!
Nốt đỏ ngứa về đêm ở vùng đùi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: phương jian
Chào bác sĩ.
Em là nam năm nay 19 tuổi. Gần đây bỗng dưng ở vùng bẹn hai bên đùi xuất hiện những đốm đỏ rất ngứa nhất là vào ban đêm làm em rất khó chịu. Bây giờ thì nó đỡ rồi nhưng hai bên lại xuất hiện 2 vùng da sẫm màu và hơi sưng lên tối ngủ đến tầm 2, 3 giờ sáng thì nó lại rất ngứa vì em ở kí túc xá nên cũng ngại trong việc giặt. Em xin hỏi bác sĩ là em bị gì và cách khắc phục như thế nào ạ?
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em kiểm tra lại những người cùng ở với em có ai bị như em không? Em bị ghẻ, bệnh tuy đơn giản nhưng nếu chữa trị và dự phòng không đúng thì không khỏi mà còn lây lan cho người khác. Em có thể dùng cồn lưu huỳnh lau sạch toàn thân và sau đó bôi toàn thân Benzyl benzoat (Ascabiol,scabitox,zylate) vào lúc 21h liên tục 5 ngày và động viên các bạn cùng phòng đồng thời chữa trị.
Lưu ý: khi chữa trị ghẻ phải chữa trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Quần áo giặt sạch, phơi khô 3 – 4 nắng, trước khi mặc cần ủi là kĩ.
Chào em!
Lưng và đùi nổi chấm đỏ và ngứa phải làm gì?
Câu hỏi bởi: Phong
Thưa Bác sĩ!
Em trai của cháu 18 tuổi, giới tình nam, bị nổi nhiều chấm đỏ kích cỡ nhỏ trên lưng và đùi, nhìn kĩ thì hình như có nước bên trong. Lòng bàn tay và bàn chân nổi nhiều chấm đỏ, nằm ở dưới da, phẳng lì nhưng lại rất ngứa, nhất là về đêm. Hai hiện trạng trên diễn ra cùng lúc. Cho cháu hỏi em cháu đang bị bệnh gì và lí do, cách chữa và trong thời gian bệnh có nên kiên ăn thứ gì không ạ?
Chân thành cảm ơn Bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Như vậy là em của cháu bị viêm da tiếp xúc, do cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên nào đó. Dị nguyên này có thể là thức ăn, thuốc uống, các dị độc có ở môi trường. Hiện tượng trên sẽ lui dần sau 5 – 7 ngày nữa nếu như không tiếp tục gặp phải dị độc này nữa. Về chữa trị cần sử dụng các thuốc kháng histamine như: Clopheniramin, loratadin, cetirizine…uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Về ăn uống cần kiêng những thứ đã ăn mấy ngày trước vì có thể một trong những thứ này có thể gây ra hiện tương trên.
Chúc em của cháu mau lành bệnh!
Mẩn đỏ dưới đùi, ngứa vào ban đêm như bị ong đốt là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: beobenh1995
Chào bác sĩ!
Em năm nay 20 tuổi, giới tính nam. Em bị nổi các nốt mẩn đỏ dưới đùi như bị ong đốt. Thỉnh thoảng ngứa nhất là vào ban đêm, cả đùi và chân có tầm chục nốt. Truớc em bị nổi cả người, ra hiệu thuốc mua thuốc người ta bảo bị dị ứng cơ địa. Em uống hết thuốc khỏi và giờ nó lại lên nhưng chỉ lên ở đùi. Các nốt không bằng phẳng nhô lên da. Xin hỏi bác sĩ em bị bệnh gì ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Tổn thương vùng đùi là các sẩn viêm, ngứa nhiều về đêm, dùng thuốc chống ngứa (chống dị ứng) bệnh khỏi, không uống bị lại. Như vậy em cần xem xét lại vùng bìu bẹn, kẽ ngón có tổn thương hay không. Những người chung sống có ai bị bệnh tương tự hay không. Nếu có coi chừng em bị ghẻ thì phải chữa trị theo hướng bệnh ghẻ. Nếu không phải bị ghẻ thì em bị viêm da dị ứng, có thể do tiếp xúc áo quần lạ hoặc tiếp xúc chất lạ nào đó như chất tẩy rửa, xà phòng tắm. Chữa trị bằng cách tẩy rửa, vệ sinh sạch sẽ và em có thể dùng một đợt thuốc chống dị ứng (Cetirizin 10mg uống 2 viên 1 ngày). Nếu không đỡ em phải đi bác sĩ khám chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe.
ngứa ở vùng đùi trái và mông trái, không rõ nguyên nhân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện tại cháu 30 tuổi, nam, 4 tuần nay cháu bị ngứa ở vùng đùi trái và mông trái, không rõ lí do, cháu đã từng làm các cách như tắm nước muối, bôi thuốc DEP,… Nhưng không khỏi, hiện tượng ngứa này càng về đêm càng ngứa dữ đội, mấy ngày nay cháu ngứa mất ngủ, xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì và cách chữa.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có rất nhiều lí do gây ngứa da:
– Ngứa có thể gây ra bởi những bệnh ngoài da hay những bệnh tác động đến toàn cơ thể (bệnh hệ thống). Những bệnh về da có thể gây ngứa nhiều bao gồm những bị nhiễm ký sinh trùng (như ghẻ ngứa, chấy rận, ve), bị côn trùng cắn, ong đốt, viêm da do dị ứng, hoặc viêm da do tiếp xúc. Những tình trạng này thường gây phát ban ở da.
– Những bệnh hệ thống có thể gây ngứa bao gồm bệnh gan, suy thận, lymphoma, bệnh bạch cầu và một số bệnh về máu khác, và đôi khi còn có các bệnh như bệnh của tuyến giáp, đái tháo đường, ung thư. Tuy nhiên, ngứa ngáy do những bệnh trên thường không gây nổi ban ở da.
– Một số loại thuốc cũng có thể gây ngứa, bao gồm barbiturate, morphine và aspirin cũng như bất kỳ thuốc nào dùng trên những người bị dị ứng. – Ngứa cũng thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ. Thường thì ngứa ngáy ở thai phụ không nói lên đuợc điều gì bất thường, nhưng nó có thể là kết quả của một vấn đề nhẹ ở gan.
– Thông thường khi tiếp xúc với vải len hoặc các chất gây kích ứng da như mỹ phẩm hay những hóa chất hòa tan cũng có thể gây ngứa.
– Da khô, thường gặp ở người già, cũng có thể gây ngứa nhiều ở diện rộng. Da khô có thể là kết quả của việc sống trong thời tiết lạnh hay tiếp xúc với nước kéo dài. Tắm bằng nước nóng thường làm tăng cảm giác ngứa nhiều hơn.
– Hành động gãi chính bản thân nó cũng gây kích ứng da và làm cho ngứa nhiều hơn do đó tạo thành vòng lặp: ngứa-gãi-ngứa. Gãi nhiều có thể làm đỏ da và tạo ra những vết trầy xước sâu trên da.
– Ở một số người, ngay cả việc gãi nhẹ nhàng cũng có thể làm nổi những vệt đỏ trên da có thể làm ngữa dữ dội hơn. Nếu gãi và chà xát da kéo dài có thể làm da dày lên và hóa sẹo.
Trước tiên bạn hãy loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây ngứa, sau đó hãy khám bác sỹ da liễu nhé. Chẩn đoán đúng lí do mới có hướng chữa trị hiệu quả được.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare