Hỏi Bác Sĩ - Đau, biến dạng, tê, yếu khớp, giảm khả năng chuyển động là những biểu hiện của trật khớp. Cùng tham khảo lý giải của bác sĩ dưới đây để hiểu thêm về trật khớp.
Chân sưng to do trật khớp chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Duynguyen
Chào bác sĩ, cháu đi đá bóng và bị trật khớp cổ chân, cháu có đi chụp và không vấn đề gì. Ngày đầu tiên thì nó sưng to ở mắt cá chân nhưng do kết hợp chữa trị thì đến ngày thứ ba thì cháu đã đi lại bình thường. Nhưng khi ấn vào nó lại đau ở mắt cá và bên trên một chút, việc này đã xảy ra khoảng 10 ngày, khi đá bóng thì cháu không thể sút bóng vì nó lại đau. Cháu mong Bác sĩ chỉ giúp cháu cách chữa trị để giảm đau ạ! Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Việc chân cháu vẫn đau là do cháu không cho khớp đủ thời gian để phục hồi sau khi bị tổn thương. Cháu chữa trị sau 3 ngày thấy đỡ đau không thấy nghĩa là khớp đã trở lại bình thường. Đáng lẽ cháu cần cho chân nghỉ ngơi khoảng 2 tuần, sau đó bắt đầu đi lại nhẹ nhàng rồi mới tăng dần về cường độ. Mới 10 ngày cháu đã đi đá bóng, như thế không khác gì bắt người ốm phải dậy chạy, nên chỗ khớp chân đau cũng là điều dễ hiểu. Điều cần làm bây giờ là cháu nên đi khám lại ở cơ sở y tế có chuyên khoa ngoại hoặc xương khớp, các bác sĩ sẽ khám và chụp phim để kiểm tra xem tình trạng khớp của cháu như thế nào, có bị tổn thương ở xương hay sụn khớp không. Sau đó cháu cần nghỉ đá bóng một thời gian, tập vận động chân dần dần đến khi nào hoàn toàn hết đau hẳn mới đá bóng trở lại.
Chúc cháu sớm khỏe!
Vai phải đau nhức mỗi khi dơ thẳng cánh tay lên có phải trật khớp và có thuốc nào chữa trị không?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Cháu 17 tuổi. Cách đây vài ngày, sau khi ngủ dậy, cháu cảm thấy chỗ khớp vai bên tay phải đau nhức nhưng đau không nhiều. 2, 4 ngày sau, mỗi khi ngủ dậy thì chỗ khớp vai lại càng đau hơn, tập các động tác thể dục như xoay cánh tay từ trước ra sau hay xoay cánh tay từ ngoài vào trong đều rất khó, càng khó khăn hơn khi mặc áo hoặc chải tóc. Hiện cháu đang bước vào kì thi cuối học kì nên việc đau khớp vai ở phía tay phải tác động rất nhiều đến việc học của cháu. Theo cháu nghĩ thì mình bị trật khớp vai nhưng cánh tay cháu vẫn có thể áp sát vào thân mình, vậy có phải là trật vai khớp không bác sĩ? Nếu phải thì cháu phải làm gì? Và có thuốc nào chữa tạm thời trước khi đến bệnh viện bó bột không, vì bó bột thì cháu sẽ không thể làm bài thi được? Mong bác sĩ tư vấn.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Theo các biểu hiện bạn mô tả thì nhiều khả năng là bạn bị trật khớp vai. Nguyên nhân và cơ chế gây trật khớp thường thấy nhất do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu trong tư thế tay dạng, đưa ra sau và xoay ngoài. Chấn thương trực tiếp vào khớp vai từ sau mỏm vai ít thấy (thường do tai nạn xe máy hoặc ô tô cán). Trong lao động gặp trật khớp vai ở công nhân khuân vác, đang vác trên một vai, một tay quàng ngược lên trên ôm lấy vật vác.
Trường hợp của bạn, lí do gây trật khớp có thể là do tư thế ngủ không đúng, có thể do bạn tì nhiều lên tay vai bên phải. Bạn cần đi khám bác sĩ, nếu đúng là trật khớp vai thì phải nắn chỉnh sớm. Cũng không loại trừ khả năng bạn bị các bệnh lý khác như viêm quanh khớp vai với các triệu chứng như đau ở vai, ở rảnh chữ V của cơ Delta, đôi khi lan xuống cánh tay thậm chí cả cẳng tay, mu tay. Đau kiểu cơ học, tăng khi làm một số động tác của vai, khó nằm nghiêng, nhất là lúc tỳ vào vai. Đau tăng khi nâng vai lên, có thể hạn chế vận động kín đáo do đau. Ở bệnh lý này khi làm động tác co cánh tay đối kháng thì đau tăng. Tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tránh để bệnh diễn tiến nặng càng tác động tới học tập.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị huých khuỷu tay vào hàm, khi nhai phát ra tiếng kêu khục khục
Câu hỏi bởi: trang
Chào bác sĩ!
Cho em hỏi, em bị bạn không may huých khuỷu tay vào hàm, từ đấy trở đi em nhai cứ phát ra tiếng kêu khục khục ở 1 bên hàm. Cho em hỏi phẫu thuật ra sao và chi phí hết bao nhiêu ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Biểu hiện như bạn mô tả là bạn có thể bị trật khớp thái dương hàm (khớp cắn). Nếu bạn có thể đút lọt cả bàn tay vào miệng thì có thể bạn đã bị giãn khớp thái dương hàm. Giai đoạn tiếp theo trật khớp thái dương hàm và dẫn đến dính khớp. Khi đó các đầu khớp bắt đầu thoái hoá có hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Khi đã thủng đĩa khớp mà bệnh nhân vẫn không biết và cũng không để ý chữa trị thì có thể dẫn đến hiện tượng phá huỷ đầu xương, làm xơ cứng khớp khiến bệnh nhân không thể há miệng được. Bạn phải đi chụp phim X-quang khớp hàm xem có bị trật khớp hay không. Nếu bị trật khớp thì chỉ cần nắn chỉnh lại là được, không phải phẫu thuật.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đau vai do khiêng đồ nặng
Câu hỏi bởi: dongvanhao
Chào bác sĩ.
Mẹ em năm nay 52 tuổi, do 1 lần sơ suất khiêng đồ nặng nên vai trái (trước) cứ ấn vào là đau. Tay đưa ngang ra chỉ được 45 độ là đau. Ấn nhẹ cũng đau. Đưa thẳng tay cũng đau. Bác sĩ cho em hỏi bệnh của mẹ em là đau cơ vai hay trật khớp ở vai và cách chữa trị thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Trường hợp của mẹ bạn có thể là do trật khớp vai hoặc có thể do tổn thương xương (rạn xương, gãy xương) hoặc do giãn dây chằng khớp vai. Tuy nhiên, nếu khớp vai bị trật thì bệnh nhân thường rất đau, khớp vai bên đó bị biến dạng, không cân đối so với khớp vai bên đối diện. Nếu xương bả vai bị gãy hay rạn xương cũng có thể gây đau và thường là đau chói, vẫn có thể vận động được khớp vai nhưng hạn chế. Hoặc khớp vai không bị trật, xương không bị tổn thương nhưng dây chằng bị giãn cũng có thể gây đau và vận động khó khăn. Vì vậy, bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa Chấn thương để bác sĩ khám và chụp phim để kiểm tra cho mẹ bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chân sưng to do trật khớp chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Duynguyen
Chào bác sĩ, cháu đi đá bóng và bị trật khớp cổ chân, cháu có đi chụp và không vấn đề gì. Ngày đầu tiên thì nó sưng to ở mắt cá chân nhưng do kết hợp chữa trị thì đến ngày thứ ba thì cháu đã đi lại bình thường. Nhưng khi ấn vào nó lại đau ở mắt cá và bên trên một chút, việc này đã xảy ra khoảng 10 ngày, khi đá bóng thì cháu không thể sút bóng vì nó lại đau. Cháu mong Bác sĩ chỉ giúp cháu cách chữa trị để giảm đau ạ! Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Việc chân cháu vẫn đau là do cháu không cho khớp đủ thời gian để phục hồi sau khi bị tổn thương. Cháu chữa trị sau 3 ngày thấy đỡ đau không thấy nghĩa là khớp đã trở lại bình thường. Đáng lẽ cháu cần cho chân nghỉ ngơi khoảng 2 tuần, sau đó bắt đầu đi lại nhẹ nhàng rồi mới tăng dần về cường độ. Mới 10 ngày cháu đã đi đá bóng, như thế không khác gì bắt người ốm phải dậy chạy, nên chỗ khớp chân đau cũng là điều dễ hiểu. Điều cần làm bây giờ là cháu nên đi khám lại ở cơ sở y tế có chuyên khoa ngoại hoặc xương khớp, các bác sĩ sẽ khám và chụp phim để kiểm tra xem tình trạng khớp của cháu như thế nào, có bị tổn thương ở xương hay sụn khớp không. Sau đó cháu cần nghỉ đá bóng một thời gian, tập vận động chân dần dần đến khi nào hoàn toàn hết đau hẳn mới đá bóng trở lại.
Chúc cháu sớm khỏe!
Vai phải đau nhức mỗi khi dơ thẳng cánh tay lên có phải trật khớp và có thuốc nào chữa trị không?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Cháu 17 tuổi. Cách đây vài ngày, sau khi ngủ dậy, cháu cảm thấy chỗ khớp vai bên tay phải đau nhức nhưng đau không nhiều. 2, 4 ngày sau, mỗi khi ngủ dậy thì chỗ khớp vai lại càng đau hơn, tập các động tác thể dục như xoay cánh tay từ trước ra sau hay xoay cánh tay từ ngoài vào trong đều rất khó, càng khó khăn hơn khi mặc áo hoặc chải tóc. Hiện cháu đang bước vào kì thi cuối học kì nên việc đau khớp vai ở phía tay phải tác động rất nhiều đến việc học của cháu. Theo cháu nghĩ thì mình bị trật khớp vai nhưng cánh tay cháu vẫn có thể áp sát vào thân mình, vậy có phải là trật vai khớp không bác sĩ? Nếu phải thì cháu phải làm gì? Và có thuốc nào chữa tạm thời trước khi đến bệnh viện bó bột không, vì bó bột thì cháu sẽ không thể làm bài thi được? Mong bác sĩ tư vấn.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Theo các biểu hiện bạn mô tả thì nhiều khả năng là bạn bị trật khớp vai. Nguyên nhân và cơ chế gây trật khớp thường thấy nhất do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu trong tư thế tay dạng, đưa ra sau và xoay ngoài. Chấn thương trực tiếp vào khớp vai từ sau mỏm vai ít thấy (thường do tai nạn xe máy hoặc ô tô cán). Trong lao động gặp trật khớp vai ở công nhân khuân vác, đang vác trên một vai, một tay quàng ngược lên trên ôm lấy vật vác.
Trường hợp của bạn, lí do gây trật khớp có thể là do tư thế ngủ không đúng, có thể do bạn tì nhiều lên tay vai bên phải. Bạn cần đi khám bác sĩ, nếu đúng là trật khớp vai thì phải nắn chỉnh sớm. Cũng không loại trừ khả năng bạn bị các bệnh lý khác như viêm quanh khớp vai với các triệu chứng như đau ở vai, ở rảnh chữ V của cơ Delta, đôi khi lan xuống cánh tay thậm chí cả cẳng tay, mu tay. Đau kiểu cơ học, tăng khi làm một số động tác của vai, khó nằm nghiêng, nhất là lúc tỳ vào vai. Đau tăng khi nâng vai lên, có thể hạn chế vận động kín đáo do đau. Ở bệnh lý này khi làm động tác co cánh tay đối kháng thì đau tăng. Tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tránh để bệnh diễn tiến nặng càng tác động tới học tập.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị huých khuỷu tay vào hàm, khi nhai phát ra tiếng kêu khục khục
Câu hỏi bởi: trang
Chào bác sĩ!
Cho em hỏi, em bị bạn không may huých khuỷu tay vào hàm, từ đấy trở đi em nhai cứ phát ra tiếng kêu khục khục ở 1 bên hàm. Cho em hỏi phẫu thuật ra sao và chi phí hết bao nhiêu ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Biểu hiện như bạn mô tả là bạn có thể bị trật khớp thái dương hàm (khớp cắn). Nếu bạn có thể đút lọt cả bàn tay vào miệng thì có thể bạn đã bị giãn khớp thái dương hàm. Giai đoạn tiếp theo trật khớp thái dương hàm và dẫn đến dính khớp. Khi đó các đầu khớp bắt đầu thoái hoá có hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Khi đã thủng đĩa khớp mà bệnh nhân vẫn không biết và cũng không để ý chữa trị thì có thể dẫn đến hiện tượng phá huỷ đầu xương, làm xơ cứng khớp khiến bệnh nhân không thể há miệng được. Bạn phải đi chụp phim X-quang khớp hàm xem có bị trật khớp hay không. Nếu bị trật khớp thì chỉ cần nắn chỉnh lại là được, không phải phẫu thuật.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đau vai do khiêng đồ nặng
Câu hỏi bởi: dongvanhao
Chào bác sĩ.
Mẹ em năm nay 52 tuổi, do 1 lần sơ suất khiêng đồ nặng nên vai trái (trước) cứ ấn vào là đau. Tay đưa ngang ra chỉ được 45 độ là đau. Ấn nhẹ cũng đau. Đưa thẳng tay cũng đau. Bác sĩ cho em hỏi bệnh của mẹ em là đau cơ vai hay trật khớp ở vai và cách chữa trị thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Trường hợp của mẹ bạn có thể là do trật khớp vai hoặc có thể do tổn thương xương (rạn xương, gãy xương) hoặc do giãn dây chằng khớp vai. Tuy nhiên, nếu khớp vai bị trật thì bệnh nhân thường rất đau, khớp vai bên đó bị biến dạng, không cân đối so với khớp vai bên đối diện. Nếu xương bả vai bị gãy hay rạn xương cũng có thể gây đau và thường là đau chói, vẫn có thể vận động được khớp vai nhưng hạn chế. Hoặc khớp vai không bị trật, xương không bị tổn thương nhưng dây chằng bị giãn cũng có thể gây đau và vận động khó khăn. Vì vậy, bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa Chấn thương để bác sĩ khám và chụp phim để kiểm tra cho mẹ bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare