Hỏi Bác Sĩ - Chúng ta đều biết, tự kỷ là một bệnh tâm lý. Trẻ em với nhận thức còn chưa hoàn thiện, nếu mắc phải bệnh này sẽ gây nhiều khó khăn cho gia đình và xã hội. Vì vậy, cha mẹ nên nắm rõ những hiểu biết về bệnh để có thể bảo vệ sức khỏe con mình tốt nhất.
Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ bị tự kỷ? “Thời gian vàng” để điều điều trị cho trẻ tự kỷ là khi nào, sau khoảng thời gian đó việc điều trị khó khăn như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ, cháu là phóng viên hiện tại cháu đang viết bài về trẻ tự kỷ, cháu muốn xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về căn bệnh này mong bác sĩ trả lời giúp cháu? Cháu cảm ơn bác sĩ! Câu hỏi 1: Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ tự kỷ? Câu hỏi 2: “Thời gian vàng” để điều trị cho trẻ tự kỷ là khi nào. Nếu phát hiện và chữa trị sau khoảng thời gian đó thì việc chữa trị khó khăn thế nào? Câu hỏi 3: Trong quá trình chăm sóc và điều trị cho trẻ tự kỷ thường gặp những khó khăn gì? Mong bác sĩ trẻ lời giúp cháu. Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào cháu!
1.Xin gửi cháu bài viết về rối loạn tự kỷ để cháu tham khảo. Đây cũng là nội dung trả lời câu hỏi thứ nhất:
Rối loạn tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển, được đặc trưng bởi những bất thường về tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi rập khuôn, lặp lại, xuất hiện ở trẻ trước 3 tuổi.
Trước đây, tự kỷ được coi là một rối loạn hiếm gặp. Gần đây, các số liệu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ tự kỷ ngày càng gia tăng rõ rệt. Tại Mỹ, theo báo cáo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật, trong năm 2002, tỷ lệ tự kỷ là 1/150 trẻ nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này đã lên tới 1/88 trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2013), tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ là 1/160 (khoảng 0,63%). Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra về tự kỷ trên phạm vi toàn quốc. Qua khảo sát của một số tác giả, tỷ lệ tự kỷ 0,67% ở Thái Bình, 2012, 0,45% ở Thái Nguyên, 2013. Trẻ trai mắc tự kỷ nhiều hơn trẻ gái gấp 4 – 6 lần.
Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề nổi bật của trẻ tự kỷ. Biểu hiện sớm của khiếm khuyết này bao gồm trẻ kém hoặc không giao tiếp bằng mắt, ít đáp ứng khi gọi tên, không dùng những cử chỉ điệu bộ để giao tiếp như không biết chỉ tay, không biết chìa tay xin thứ cần, không biết khoe, khi cần thứ gì đó trẻ thường kéo tay người khác lấy giúp, không chú ý nhìn theo khi người khác chỉ cho trẻ biết. Trẻ không chơi tương tác với trẻ cùng tuổi, không mỉm cười đáp lại người khác.
Sự thiếu hụt trong phát triển cảm xúc và xã hội thường xuất hiện sớm. Ngay khi còn bé, trẻ không đáp ứng với mẹ khi được vuốt ve hoặc được bú, thậm chí có thể còn chống lại sự âu yếm, xoa lưng. Đến khoảng 2 – 3 tháng tuổi, trẻ mới có thể có mối quan hệ tình cảm yếu ớt với cha mẹ. Bệnh được phát hiện khi trẻ mới được 1 tuổi. Trẻ không để ý đến thái độ và tâm tư của người khác, không hiểu người khác và không biết chia sẻ tình cảm với người khác.
Những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp:Trẻ thường chậm nói. Một số trẻ đã nói được một vài từ sau 1 tuổi nhưng đến 18 – 24 tháng tuổi trẻ không nói nữa, thay vào đó là những âm vô nghĩa. Một số trẻ có thể nói được nhưng nói nhại lời người khác, nói theo quảng cáo, hát thuộc lòng, đếm số, đọc chữ cái, hát nối từ cuối câu, đọc thuộc lòng bài thơ, chỉ nói khi có nhu cầu thiết yếu như đòi ăn, đòi đi chơi. Ngôn ngữ nói bị động, chỉ trả lời khi có ai hỏi và thường trả lời ngắn. Một số trẻ nói được nhưng lại không biết kể chuyện, không biết khởi đầu và duy trì hội thoại, không biết bình phẩm. Ngữ điệu khác thường như nói cao giọng hoặc đều đều, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời. Trẻ không biết chơi tưởng tượng, chơi giả vờ.
Khoảng 50% số trẻ tự kỷ không học nói nên đã tạo ra nhiều nét dị thường. Một trong những đặc điểm thường gặp ở ngôn ngữ của trẻ tự kỷ là chứng nhại lời: nhắc lại ngay sau đó hoặc sau vài giờ, thậm chí vài ngày (từ hoặc đoạn ngữ đã được người khác nói với chúng). Ví dụ: khi được hỏi: “Cháu có muốn ăn kẹo không?”, trẻ cũng đáp lại bằng cách nhắc lại “Cháu có muốn ăn kẹo không?”.
Đặc điểm khác nữa thường gặp là đảo ngược đại từ. Đây là trường hợp trẻ xưng hô ở ngôi thứ 3. Điều này có thể liên quan đến chứng nhại lời. Ví dụ: khi được hỏi “Cháu thế nào?” thì trẻ trả lời: “Cô bé ở đây”.
Những biểu hiện bất thường về hành vi định hình:Thường gặp trẻ hay đi kiễng gót chân, quay tròn người, giơ tay ra nhìn, cử động các ngón tay bất thường, nghiêng đầu liếc mắt nhìn, lắc lư thân mình, đưa tay vào miệng, nhảy chân sáo, chạy đi chạy lại, nhảy lên nhảy xuống. Những thói quen rập khuôn thường gặp là quay bánh xe, quay tròn đồ chơi, gõ đập đồ chơi tạo ra âm thanh, đi về theo đúng con đường quen thuộc, ngồi đúng một chỗ trong lớp, nằm đúng một vị trí, đóng mở cửa nhiều lần, giở sách xem tranh xem chữ, bóc nhãn hiệu từ một đồ hàng, thích bật công tắc điện, bấm máy vi tính, bấm điện thoại, tỉ mỉ tháo rời những chi tiết của đồ vật, xếp các thứ thành hàng. Những ý thích của trẻ bị thu hẹp thể hiện như cuốn hút trong nhiều giờ để xem tivi quảng cáo hoặc chỉ xem một số chương trình yêu thích, luôn cầm nắm một đồ vật trong tay như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, một số đồ chơi có màu ưa thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau.
Nhiều trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng hoạt động, chạy không biết mệt, nghịch luôn chân tay, không phản ứng phòng vệ với nguy hiểm. Ngược lại, có một số trẻ lại sợ hãi lo lắng quá mức trong những tình huống không có gì nguy hiểm hoặc đáng sợ. Nhiều trẻ ăn uống khó khăn như ăn không nhai, chỉ ăn một số thức ăn nhất định. Có trẻ có rối loạn cảm giác do nhận cảm thế giới xung quanh dưới ngưỡng hoặc trên ngưỡng. Những biểu hiện của sự quá nhạy cảm thường gặp như bịt tai khi nghe tiếng động, che mắt hoặc chui vào góc ngồi do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, thính tai với âm thanh của nhạc quảng cáo, xúc giác nhạy cảm nên sợ cắt tóc, sợ gội đầu, không thích ai sờ vào người, đi kiễng gót. Những biểu hiện của sự kém nhạy cảm như hay sờ bề mặt của một vật, thích được ôm giữ chặt, giảm cảm giác đau, quay tròn người, gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, thích nhìn vật chuyển động hoặc vật có màu sắc.
Một số trẻ có trí nhớ thị giác không gian và trí nhớ máy móc rất tốt như nhớ số điện thoại, nhớ các chủng loại xe ô tô, nhớ vị trí nơi chốn đã từng qua, thuộc lòng nhiều bài hát, làm toán cộng rất nhanh, trong khi đó lại có nhiều bất thường về hành vi và ngôn ngữ giao tiếp.
2. Không có thời gian vang để điều trị cho trẻ tự kỷ.
3. Một số phương pháp điiều trị cho trẻ tự kỷ:
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị rối loạn phổ tự kỷ nhưng cũng có thể dùng thuốc để điều trị một số rối loạn tâm thần kèm theo như trầm cảm, lo âu, cơn co giật hoặc các vấn đề về hành vi.
Các liệu pháp tâm lý – giáo dục:
Bắt đầu can thiệp tâm lý – giáo dục càng sớm càng tốt, nhất là khi trẻ ở lứa tuổi từ 2 – 4 tuổi. Chương trình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ bao gồm tác động tới trẻ và tư vấn cho gia đình để dạy trẻ. Đối với trẻ cần tác động qua những phương pháp như điều hòa đa giác quan, dạy các kỹ năng vận động tinh và vận động thô, kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời, chơi trị liệu, dạy kỹ năng tự lập trong sinh hoạt. Sử dụng liệu pháp hành vi (củng cố tích cực đối với hành vi tốt, chia nhỏ nhiệm vụ và bỏ qua khi trẻ có hành vi không mong muốn) xuyên suốt trong quá trình dạy trẻ.
Một số kỹ thuật liệu pháp tâm lý cá nhân thường được sử dụng:
– Phân tích hành vi ứng dụng ABA (Applied Behavioral Analysis)
– Đổi thẻ tranh PECS (Picture Exchange Communication System).
Trong qua trình chăm sóc điều trị có rất nhiều khó khăn vì khả năng tiếp thu của trẻ rất hạn chế.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Biểu hiện tự kỷ ở trẻ nhỏ như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé nhà tôi được 30 tháng tuổi. Bé mới nói được mấy từ như: một, hai, ba nhưng chưa rõ ràng. Khi bố mẹ nói theo thì bé đưa tay ngăn không cho nói. Bé rất thích đi chơi, khi đòi đi chơi bé biết đi lấy ghế, kéo tay bố mẹ ra xe. Khi bé khát nước bé biết kéo tay ba mẹ ra chỗ lấy nước, bé cũng chơi trò chơi trên điện thoại bé có thể chơi cả buổi tối. Bé cũng coi một vài chương trình thiếu nhi trên tivi và cũng cười khi xem. Khi ăn bé tỏ ra rất kỹ tính, thường xem kỹ mới ăn không đúng loại đã ăn trước đó thì không ăn, bé không ăn, uống thức ăn có màu. Bé cũng biết chơi đồ chơi khi có bố mẹ chơi cùng. Xin hỏi bác sĩ bé nhà tôi như vậy có phải mắc biểu hiện tự kỷ không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn!
Sự phát triển về thể chất và trí tuệ bình thường của trẻ 30 tháng tuổi như sau:
Về cân nặng và chiều cao: Bé trai nặng 12,6-14,6kg, chiều cao 89 – 94cm. Bé gái nặng 12,1-14,1kg, chiều cao 88-93cm.
Về vận động: Trẻ biết đi từng bước lên cầu thang, biết đi giật lùi, có thể giữ thăng bằng trên một chân.
Về ngôn ngữ và cảm xúc: Trẻ có thể nói một câu dài 3 từ, ví dụ: con đi chơi. Từ trẻ thích nói là: dạ, có, không, con, của con. Đôi lúc trẻ không kiểm soát được cảm xúc của mình cũng như không diễn đạt thành lời, trẻ cần mẹ giúp đỡ xoa dịu để giúp con bình tâm trở lại.
Trí tưởng tượng: Trẻ lấy đồ vật này để làm đồ vật khác, ví dụ trẻ lấy nắp lọ làm bát cho thỏ bông ăn. Trẻ có thể hiểu những điều nào là khôi hài hay ngốc nghếch và cười nhạo báng. Đôi khi trẻ cảm thấy sợ hãi. Vì trí tưởng tượng của trẻ phong phú nên trẻ lẫn lộn giữa thật và đóng giả bộ.
Hoà nhập tập thể: Trẻ thích nhìn các bạn và bắt chước những gì bạn làm, trẻ có một hoặc hai bạn thân.
Bé nhà bạn đã 30 tháng tuổi vậy bạn hãy so sánh các mặt phát triển bình thường về cân nặng chiều cao, về vân động, về ngôn ngữ và cảm xúc, về trí tưởng tượng và về hoà nhập tập thể xem con bạn có gì dưới mức bình thường như trên không?
Qua phần kể của bạn về bé, tôi thấy con bạn phát triển về ngôn ngữ là chậm. Đáng lẽ con bạn phải nói được 1 câu gồm 3 từ rồi, nhưng hiện tại bé chỉ nói 1 từ nhưng chưa rõ. Còn ngoài ra các mặt khác cũng chưa thấy gì khác biệt so với trẻ 30 tháng tuổi bình thường khác. Tuy nhiên tôi thấy một biểu hiện không bình thường ở bé đó là khi ăn phải đúng loại thức ăn đã ăn thì mới ăn. Trong dấu hiện ở trẻ tự kỷ có hai trong 13 dấu hiện của trẻ tự kỷ đó là chậm phát triển ngôn ngữ và trẻ phản ứng, không thích sự thay đổi những cái gì cũ bằng những cái mới. Tuy nhiên để kết luận bé có dấu hiệu tự kỷ hay không phải khám kỹ càng hơn. Bạn hãy đưa bé đến khoa Thần kinh bệnh viện Nhi để khám và theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhé.
Chúc bé khoẻ mạnh và học giỏi.
Trẻ 29 tháng tuổi bị tự kỷ nặng phải chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu muốn hỏi con cháu 29 tháng tuổi cháu chậm nói, đi khám bác sĩ bảo cháu bị tăng động tự kỉ. Cháu chưa hiểu rõ về bệnh đấy lắm và bác sĩ làm trắc ngiệm về các dấu hiệu tự kỉ con cháu được 30 điểm. Bác sĩ bảo con cháu bị nặng rồi. Cháu thật sự rất lo lắng không biết lên làm gì để chữa khỏi bệnh cho con khi mình vẫn chưa hiểu gì về bệnh đó cả.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Tự kỷ, còn gọi là rối loạn tự kỷ là tình trạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu của trẻ, thường là trước 3 tuổi. Trẻ mắc bệnh tự kỷ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác. Do vậy sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội hạn chế. Các triệu chứng của trẻ tự kỷ:
– Khó khăn trong giao tiếp với người khác: Trẻ không nói cười, không nhìn vào mắt người đối diện, không tương tác với người chăm sóc, không giơ tay đòi bế. Trẻ nói những từ ngữ không có nghĩa, hay gầm gừ, luôn lặp đi lặp lại một câu hay một từ vô nghĩa. Gọi tên không quay lại như điếc mặc dù thính lực vẫn bình thường
– Trẻ có những hành vi lặp đi lặp lại như lắc lư người, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục…
– Trẻ ít hứng thú và ít hoạt động, không biết chơi trò đóng kịch.
– Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh diễn ra hàng ngày và phản ứng quyết liệt khi có sự thay đổi
– Trẻ tự kỷ thường bị ám ảnh với những vật cá biệt hay những hành vi đặc biệt, tập trung vào chúng mà không quan tâm đến những việc khác xung quanh. Để chẩn đoán một trẻ mắc chứng tự kỷ thì cần được khám kỹ và dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm một số biểu hiện. Không thể chỉ dựa vào một bất thường hay một khiếm khuyết của trẻ.
Trị liệu:
– Phát hiện sớm và trị liệu sớm là rất quan trọng vì trẻ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kỹ năng về ngôn ngữ, xã hội và nhận thức
– Trẻ được luyện tập và giáo dục trong các lớp chuyên biệt theo các kỹ năng mà trẻ bị khiếm khuyết Như vậy cháu cần cho bé đi khám sớm để có chẩn đoán sớm và tiến hành can thiệp sớm sẽ có lợi và hiệu quả hơn.
Chúc gia đình cháu mạnh khỏe.
Trẻ chơi một mình và giơ tay, chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình, học thiếu tập trung có phải bị tự kỷ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con trai tôi năm nay cháu 7 tuổi cháu học lớp 2. Cháu thích xem phim của trẻ con nhất là trên kênh CN, HTV 3, máy vi tính. Gần đây tôi cứ thấy cháu chơi một mình và giơ tay, chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình, học thiếu tập trung. Vậy xin hỏi bác sĩ cháu có phải mắc bệnh tự kỷ không?
Tôi xin cảm ơn
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn!
Trẻ tự kỷ có một số biểu hiện sau đây:
Sống khép kín, trầm lặng, không quan tâm những vấn đề diễn ra xung quanh môi trường trẻ đang sống và sinh hoạt.
Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp.
Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác.
Không phản ứng lại, đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm.
Luôn lặp lại hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
Có những hành vi kỳ quái tự gây tổn thương với bản thân như đập đầu vào tường, cào cáu, thích chơi một mình…
Thích trò chơi quen thuộc có tính chất lặp đi lặp lại.
Rụt rè nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác.
Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh quen thuộc hàng ngày của bệnh nhân.
Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc.
Thường xuyên ăn vạ.
Hay rối loạn ăn uống, tiêu hoá.
Nếu trẻ có từ 5/13 triệu trứng ở trên trở lên thì trẻ đã mắc tự kỷ. Với con bạn ở lứa tuổi 7 tuổi thì trẻ nào cũng thích xem phim hoạt hình trên bất cứ kênh nào, đó là sinh lý rất bình thường thôi. Ngoài ra con bạn hay chơi một mình, thiếu tập trung, hay chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình. Đây là những đấu hiệu bất thường, bạn nên cho cháu tới khám ở khoa Tâm thần kinh thuộc bệnh viện Nhi Trung ương để các bác sĩ khám xét kỹ phát hiện thêm các biểu hiện từ đó sẽ có chẩn đoán chính xác hơn và có hướng chữa trị cho cháu tốt nhất.
Chúc con bạn khoẻ mạnh.
Dạy con tự kỷ nói cần lưu ý những gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu cám ơn sự chỉ dẫn của bác sĩ cho câu hỏi “Trẻ 29 tháng tuổi bị tự kỷ nặng phải chữa thế nào?”. Từ hôm đi khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương về cháu cho dùng thuốc và tối về dạy con nói theo sự chỉ dẫn của bác sĩ con cháu giờ nói được từ ạ từ xin và cơm nhưng gọi bố mẹ ông bà cháu không nói được mặc dù cháu rất tập trung vào mắt má và mồm há ra để nói nhưng không nói được. Cháu lại chuyển sang nói xin và ạ. Cháu ở Hải Phòng muốn cho con học đúng trường nhưng cháu vẫn không tìm được họ chỉ nói hay thôi nhìn con học về lại nghịch nhiều hơn và khó bảo hơn. Cháu cảm thấy rất lo lắng vì cháu là người mẹ trẻ còn thiếu kinh nghiệm mà đi khám bác sĩ chỉ bảo mẹ về dạy con thôi nên giờ cháu rất hoang mang lo sợ con cháu sau này không theo kịp bạn bè. Mong bác sĩ hiểu và thông cảm cho người mẹ thiếu kinh nghiệm như cháu mà cho cháu lời khuyên.
Cháu cảm ơn nhiều lắm!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Vấn đề trẻ tự kỷ thuộc bệnh lý của chuyên nghành Tâm thần khám và chữa trị. Nhưng Y học Việt Nam chậm hơn các nước phát triển, đặc biệt là nghành Tâm thần Nhi thì càng kém hơn rất nhiều so với họ. Về chứng bệnh tự kỷ chưa được quan tâm đúng mức, vì thế ở phía Bắc duy nhất chỉ có khoa Tâm thần thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương là khám và có đi vào sơ bộ để chữa trị và hướng dẫn bà mẹ có con bị tự kỷ về tự tập luyện, hướng dẫn và chăm sóc con mình. Đó là về phía nhà nước thì duy nhất ở phía Bắc chỉ có một cơ sở đó. Ở miền Nam thì họ có năng động hơn do vậy có một số cơ sở tư nhân mở ra để nhận làm công việc này.
Bác rất hiểu là cháu đang rất lo lắng và hoang mang về bệnh tình của con mình. Nhưng thực trạng là vậy, bởi việc chữa trị các cháu tự kỷ hay thiểu năng kết quả rất hạn chế, vì thế kể cả nhà nước và tư nhân đều không quan tâm. Không như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức…. những nước phát triển, kinh tế họ giàu, dù biết là hiệu quả thấp nhưng vì tính nhân đạo họ vẫn thành lập các trung tâm và chi tiền để giúp phục hồi cho trẻ tự kỷ.
Theo bác cháu phải kiên trì vậy thôi, cháu hãy theo sự chỉ dẫn của bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương để tự huấn luyện và tập cho con cháu. Mỗi quý đưa con lên tái khám và hỏi thêm những gì cần bổ sung trong tập luyện để đạt kết quả tốt hơn. Duy nhất chỉ có Bệnh viện Nhi Trung ương là có kiến thức về khám và chữa trị trẻ tự kỷ ở phía bác mà thôi.
Chúc cháu bình tĩnh, kiên trì và thành công!
Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ bị tự kỷ? “Thời gian vàng” để điều điều trị cho trẻ tự kỷ là khi nào, sau khoảng thời gian đó việc điều trị khó khăn như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ, cháu là phóng viên hiện tại cháu đang viết bài về trẻ tự kỷ, cháu muốn xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về căn bệnh này mong bác sĩ trả lời giúp cháu? Cháu cảm ơn bác sĩ! Câu hỏi 1: Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ tự kỷ? Câu hỏi 2: “Thời gian vàng” để điều trị cho trẻ tự kỷ là khi nào. Nếu phát hiện và chữa trị sau khoảng thời gian đó thì việc chữa trị khó khăn thế nào? Câu hỏi 3: Trong quá trình chăm sóc và điều trị cho trẻ tự kỷ thường gặp những khó khăn gì? Mong bác sĩ trẻ lời giúp cháu. Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào cháu!
1.Xin gửi cháu bài viết về rối loạn tự kỷ để cháu tham khảo. Đây cũng là nội dung trả lời câu hỏi thứ nhất:
Rối loạn tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển, được đặc trưng bởi những bất thường về tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi rập khuôn, lặp lại, xuất hiện ở trẻ trước 3 tuổi.
Trước đây, tự kỷ được coi là một rối loạn hiếm gặp. Gần đây, các số liệu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ tự kỷ ngày càng gia tăng rõ rệt. Tại Mỹ, theo báo cáo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật, trong năm 2002, tỷ lệ tự kỷ là 1/150 trẻ nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này đã lên tới 1/88 trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2013), tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ là 1/160 (khoảng 0,63%). Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra về tự kỷ trên phạm vi toàn quốc. Qua khảo sát của một số tác giả, tỷ lệ tự kỷ 0,67% ở Thái Bình, 2012, 0,45% ở Thái Nguyên, 2013. Trẻ trai mắc tự kỷ nhiều hơn trẻ gái gấp 4 – 6 lần.
Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề nổi bật của trẻ tự kỷ. Biểu hiện sớm của khiếm khuyết này bao gồm trẻ kém hoặc không giao tiếp bằng mắt, ít đáp ứng khi gọi tên, không dùng những cử chỉ điệu bộ để giao tiếp như không biết chỉ tay, không biết chìa tay xin thứ cần, không biết khoe, khi cần thứ gì đó trẻ thường kéo tay người khác lấy giúp, không chú ý nhìn theo khi người khác chỉ cho trẻ biết. Trẻ không chơi tương tác với trẻ cùng tuổi, không mỉm cười đáp lại người khác.
Sự thiếu hụt trong phát triển cảm xúc và xã hội thường xuất hiện sớm. Ngay khi còn bé, trẻ không đáp ứng với mẹ khi được vuốt ve hoặc được bú, thậm chí có thể còn chống lại sự âu yếm, xoa lưng. Đến khoảng 2 – 3 tháng tuổi, trẻ mới có thể có mối quan hệ tình cảm yếu ớt với cha mẹ. Bệnh được phát hiện khi trẻ mới được 1 tuổi. Trẻ không để ý đến thái độ và tâm tư của người khác, không hiểu người khác và không biết chia sẻ tình cảm với người khác.
Những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp:Trẻ thường chậm nói. Một số trẻ đã nói được một vài từ sau 1 tuổi nhưng đến 18 – 24 tháng tuổi trẻ không nói nữa, thay vào đó là những âm vô nghĩa. Một số trẻ có thể nói được nhưng nói nhại lời người khác, nói theo quảng cáo, hát thuộc lòng, đếm số, đọc chữ cái, hát nối từ cuối câu, đọc thuộc lòng bài thơ, chỉ nói khi có nhu cầu thiết yếu như đòi ăn, đòi đi chơi. Ngôn ngữ nói bị động, chỉ trả lời khi có ai hỏi và thường trả lời ngắn. Một số trẻ nói được nhưng lại không biết kể chuyện, không biết khởi đầu và duy trì hội thoại, không biết bình phẩm. Ngữ điệu khác thường như nói cao giọng hoặc đều đều, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời. Trẻ không biết chơi tưởng tượng, chơi giả vờ.
Khoảng 50% số trẻ tự kỷ không học nói nên đã tạo ra nhiều nét dị thường. Một trong những đặc điểm thường gặp ở ngôn ngữ của trẻ tự kỷ là chứng nhại lời: nhắc lại ngay sau đó hoặc sau vài giờ, thậm chí vài ngày (từ hoặc đoạn ngữ đã được người khác nói với chúng). Ví dụ: khi được hỏi: “Cháu có muốn ăn kẹo không?”, trẻ cũng đáp lại bằng cách nhắc lại “Cháu có muốn ăn kẹo không?”.
Đặc điểm khác nữa thường gặp là đảo ngược đại từ. Đây là trường hợp trẻ xưng hô ở ngôi thứ 3. Điều này có thể liên quan đến chứng nhại lời. Ví dụ: khi được hỏi “Cháu thế nào?” thì trẻ trả lời: “Cô bé ở đây”.
Những biểu hiện bất thường về hành vi định hình:Thường gặp trẻ hay đi kiễng gót chân, quay tròn người, giơ tay ra nhìn, cử động các ngón tay bất thường, nghiêng đầu liếc mắt nhìn, lắc lư thân mình, đưa tay vào miệng, nhảy chân sáo, chạy đi chạy lại, nhảy lên nhảy xuống. Những thói quen rập khuôn thường gặp là quay bánh xe, quay tròn đồ chơi, gõ đập đồ chơi tạo ra âm thanh, đi về theo đúng con đường quen thuộc, ngồi đúng một chỗ trong lớp, nằm đúng một vị trí, đóng mở cửa nhiều lần, giở sách xem tranh xem chữ, bóc nhãn hiệu từ một đồ hàng, thích bật công tắc điện, bấm máy vi tính, bấm điện thoại, tỉ mỉ tháo rời những chi tiết của đồ vật, xếp các thứ thành hàng. Những ý thích của trẻ bị thu hẹp thể hiện như cuốn hút trong nhiều giờ để xem tivi quảng cáo hoặc chỉ xem một số chương trình yêu thích, luôn cầm nắm một đồ vật trong tay như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, một số đồ chơi có màu ưa thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau.
Nhiều trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng hoạt động, chạy không biết mệt, nghịch luôn chân tay, không phản ứng phòng vệ với nguy hiểm. Ngược lại, có một số trẻ lại sợ hãi lo lắng quá mức trong những tình huống không có gì nguy hiểm hoặc đáng sợ. Nhiều trẻ ăn uống khó khăn như ăn không nhai, chỉ ăn một số thức ăn nhất định. Có trẻ có rối loạn cảm giác do nhận cảm thế giới xung quanh dưới ngưỡng hoặc trên ngưỡng. Những biểu hiện của sự quá nhạy cảm thường gặp như bịt tai khi nghe tiếng động, che mắt hoặc chui vào góc ngồi do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, thính tai với âm thanh của nhạc quảng cáo, xúc giác nhạy cảm nên sợ cắt tóc, sợ gội đầu, không thích ai sờ vào người, đi kiễng gót. Những biểu hiện của sự kém nhạy cảm như hay sờ bề mặt của một vật, thích được ôm giữ chặt, giảm cảm giác đau, quay tròn người, gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, thích nhìn vật chuyển động hoặc vật có màu sắc.
Một số trẻ có trí nhớ thị giác không gian và trí nhớ máy móc rất tốt như nhớ số điện thoại, nhớ các chủng loại xe ô tô, nhớ vị trí nơi chốn đã từng qua, thuộc lòng nhiều bài hát, làm toán cộng rất nhanh, trong khi đó lại có nhiều bất thường về hành vi và ngôn ngữ giao tiếp.
2. Không có thời gian vang để điều trị cho trẻ tự kỷ.
3. Một số phương pháp điiều trị cho trẻ tự kỷ:
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị rối loạn phổ tự kỷ nhưng cũng có thể dùng thuốc để điều trị một số rối loạn tâm thần kèm theo như trầm cảm, lo âu, cơn co giật hoặc các vấn đề về hành vi.
Các liệu pháp tâm lý – giáo dục:
Bắt đầu can thiệp tâm lý – giáo dục càng sớm càng tốt, nhất là khi trẻ ở lứa tuổi từ 2 – 4 tuổi. Chương trình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ bao gồm tác động tới trẻ và tư vấn cho gia đình để dạy trẻ. Đối với trẻ cần tác động qua những phương pháp như điều hòa đa giác quan, dạy các kỹ năng vận động tinh và vận động thô, kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời, chơi trị liệu, dạy kỹ năng tự lập trong sinh hoạt. Sử dụng liệu pháp hành vi (củng cố tích cực đối với hành vi tốt, chia nhỏ nhiệm vụ và bỏ qua khi trẻ có hành vi không mong muốn) xuyên suốt trong quá trình dạy trẻ.
Một số kỹ thuật liệu pháp tâm lý cá nhân thường được sử dụng:
– Phân tích hành vi ứng dụng ABA (Applied Behavioral Analysis)
– Đổi thẻ tranh PECS (Picture Exchange Communication System).
Trong qua trình chăm sóc điều trị có rất nhiều khó khăn vì khả năng tiếp thu của trẻ rất hạn chế.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Biểu hiện tự kỷ ở trẻ nhỏ như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé nhà tôi được 30 tháng tuổi. Bé mới nói được mấy từ như: một, hai, ba nhưng chưa rõ ràng. Khi bố mẹ nói theo thì bé đưa tay ngăn không cho nói. Bé rất thích đi chơi, khi đòi đi chơi bé biết đi lấy ghế, kéo tay bố mẹ ra xe. Khi bé khát nước bé biết kéo tay ba mẹ ra chỗ lấy nước, bé cũng chơi trò chơi trên điện thoại bé có thể chơi cả buổi tối. Bé cũng coi một vài chương trình thiếu nhi trên tivi và cũng cười khi xem. Khi ăn bé tỏ ra rất kỹ tính, thường xem kỹ mới ăn không đúng loại đã ăn trước đó thì không ăn, bé không ăn, uống thức ăn có màu. Bé cũng biết chơi đồ chơi khi có bố mẹ chơi cùng. Xin hỏi bác sĩ bé nhà tôi như vậy có phải mắc biểu hiện tự kỷ không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn!
Sự phát triển về thể chất và trí tuệ bình thường của trẻ 30 tháng tuổi như sau:
Về cân nặng và chiều cao: Bé trai nặng 12,6-14,6kg, chiều cao 89 – 94cm. Bé gái nặng 12,1-14,1kg, chiều cao 88-93cm.
Về vận động: Trẻ biết đi từng bước lên cầu thang, biết đi giật lùi, có thể giữ thăng bằng trên một chân.
Về ngôn ngữ và cảm xúc: Trẻ có thể nói một câu dài 3 từ, ví dụ: con đi chơi. Từ trẻ thích nói là: dạ, có, không, con, của con. Đôi lúc trẻ không kiểm soát được cảm xúc của mình cũng như không diễn đạt thành lời, trẻ cần mẹ giúp đỡ xoa dịu để giúp con bình tâm trở lại.
Trí tưởng tượng: Trẻ lấy đồ vật này để làm đồ vật khác, ví dụ trẻ lấy nắp lọ làm bát cho thỏ bông ăn. Trẻ có thể hiểu những điều nào là khôi hài hay ngốc nghếch và cười nhạo báng. Đôi khi trẻ cảm thấy sợ hãi. Vì trí tưởng tượng của trẻ phong phú nên trẻ lẫn lộn giữa thật và đóng giả bộ.
Hoà nhập tập thể: Trẻ thích nhìn các bạn và bắt chước những gì bạn làm, trẻ có một hoặc hai bạn thân.
Bé nhà bạn đã 30 tháng tuổi vậy bạn hãy so sánh các mặt phát triển bình thường về cân nặng chiều cao, về vân động, về ngôn ngữ và cảm xúc, về trí tưởng tượng và về hoà nhập tập thể xem con bạn có gì dưới mức bình thường như trên không?
Qua phần kể của bạn về bé, tôi thấy con bạn phát triển về ngôn ngữ là chậm. Đáng lẽ con bạn phải nói được 1 câu gồm 3 từ rồi, nhưng hiện tại bé chỉ nói 1 từ nhưng chưa rõ. Còn ngoài ra các mặt khác cũng chưa thấy gì khác biệt so với trẻ 30 tháng tuổi bình thường khác. Tuy nhiên tôi thấy một biểu hiện không bình thường ở bé đó là khi ăn phải đúng loại thức ăn đã ăn thì mới ăn. Trong dấu hiện ở trẻ tự kỷ có hai trong 13 dấu hiện của trẻ tự kỷ đó là chậm phát triển ngôn ngữ và trẻ phản ứng, không thích sự thay đổi những cái gì cũ bằng những cái mới. Tuy nhiên để kết luận bé có dấu hiệu tự kỷ hay không phải khám kỹ càng hơn. Bạn hãy đưa bé đến khoa Thần kinh bệnh viện Nhi để khám và theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhé.
Chúc bé khoẻ mạnh và học giỏi.
Trẻ 29 tháng tuổi bị tự kỷ nặng phải chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu muốn hỏi con cháu 29 tháng tuổi cháu chậm nói, đi khám bác sĩ bảo cháu bị tăng động tự kỉ. Cháu chưa hiểu rõ về bệnh đấy lắm và bác sĩ làm trắc ngiệm về các dấu hiệu tự kỉ con cháu được 30 điểm. Bác sĩ bảo con cháu bị nặng rồi. Cháu thật sự rất lo lắng không biết lên làm gì để chữa khỏi bệnh cho con khi mình vẫn chưa hiểu gì về bệnh đó cả.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Tự kỷ, còn gọi là rối loạn tự kỷ là tình trạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu của trẻ, thường là trước 3 tuổi. Trẻ mắc bệnh tự kỷ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác. Do vậy sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội hạn chế. Các triệu chứng của trẻ tự kỷ:
– Khó khăn trong giao tiếp với người khác: Trẻ không nói cười, không nhìn vào mắt người đối diện, không tương tác với người chăm sóc, không giơ tay đòi bế. Trẻ nói những từ ngữ không có nghĩa, hay gầm gừ, luôn lặp đi lặp lại một câu hay một từ vô nghĩa. Gọi tên không quay lại như điếc mặc dù thính lực vẫn bình thường
– Trẻ có những hành vi lặp đi lặp lại như lắc lư người, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục…
– Trẻ ít hứng thú và ít hoạt động, không biết chơi trò đóng kịch.
– Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh diễn ra hàng ngày và phản ứng quyết liệt khi có sự thay đổi
– Trẻ tự kỷ thường bị ám ảnh với những vật cá biệt hay những hành vi đặc biệt, tập trung vào chúng mà không quan tâm đến những việc khác xung quanh. Để chẩn đoán một trẻ mắc chứng tự kỷ thì cần được khám kỹ và dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm một số biểu hiện. Không thể chỉ dựa vào một bất thường hay một khiếm khuyết của trẻ.
Trị liệu:
– Phát hiện sớm và trị liệu sớm là rất quan trọng vì trẻ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kỹ năng về ngôn ngữ, xã hội và nhận thức
– Trẻ được luyện tập và giáo dục trong các lớp chuyên biệt theo các kỹ năng mà trẻ bị khiếm khuyết Như vậy cháu cần cho bé đi khám sớm để có chẩn đoán sớm và tiến hành can thiệp sớm sẽ có lợi và hiệu quả hơn.
Chúc gia đình cháu mạnh khỏe.
Trẻ chơi một mình và giơ tay, chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình, học thiếu tập trung có phải bị tự kỷ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con trai tôi năm nay cháu 7 tuổi cháu học lớp 2. Cháu thích xem phim của trẻ con nhất là trên kênh CN, HTV 3, máy vi tính. Gần đây tôi cứ thấy cháu chơi một mình và giơ tay, chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình, học thiếu tập trung. Vậy xin hỏi bác sĩ cháu có phải mắc bệnh tự kỷ không?
Tôi xin cảm ơn
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào bạn!
Trẻ tự kỷ có một số biểu hiện sau đây:
Sống khép kín, trầm lặng, không quan tâm những vấn đề diễn ra xung quanh môi trường trẻ đang sống và sinh hoạt.
Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp.
Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác.
Không phản ứng lại, đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm.
Luôn lặp lại hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
Có những hành vi kỳ quái tự gây tổn thương với bản thân như đập đầu vào tường, cào cáu, thích chơi một mình…
Thích trò chơi quen thuộc có tính chất lặp đi lặp lại.
Rụt rè nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác.
Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh quen thuộc hàng ngày của bệnh nhân.
Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc.
Thường xuyên ăn vạ.
Hay rối loạn ăn uống, tiêu hoá.
Nếu trẻ có từ 5/13 triệu trứng ở trên trở lên thì trẻ đã mắc tự kỷ. Với con bạn ở lứa tuổi 7 tuổi thì trẻ nào cũng thích xem phim hoạt hình trên bất cứ kênh nào, đó là sinh lý rất bình thường thôi. Ngoài ra con bạn hay chơi một mình, thiếu tập trung, hay chạy đi chạy lại, nói lảm nhảm một mình. Đây là những đấu hiệu bất thường, bạn nên cho cháu tới khám ở khoa Tâm thần kinh thuộc bệnh viện Nhi Trung ương để các bác sĩ khám xét kỹ phát hiện thêm các biểu hiện từ đó sẽ có chẩn đoán chính xác hơn và có hướng chữa trị cho cháu tốt nhất.
Chúc con bạn khoẻ mạnh.
Dạy con tự kỷ nói cần lưu ý những gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu cám ơn sự chỉ dẫn của bác sĩ cho câu hỏi “Trẻ 29 tháng tuổi bị tự kỷ nặng phải chữa thế nào?”. Từ hôm đi khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương về cháu cho dùng thuốc và tối về dạy con nói theo sự chỉ dẫn của bác sĩ con cháu giờ nói được từ ạ từ xin và cơm nhưng gọi bố mẹ ông bà cháu không nói được mặc dù cháu rất tập trung vào mắt má và mồm há ra để nói nhưng không nói được. Cháu lại chuyển sang nói xin và ạ. Cháu ở Hải Phòng muốn cho con học đúng trường nhưng cháu vẫn không tìm được họ chỉ nói hay thôi nhìn con học về lại nghịch nhiều hơn và khó bảo hơn. Cháu cảm thấy rất lo lắng vì cháu là người mẹ trẻ còn thiếu kinh nghiệm mà đi khám bác sĩ chỉ bảo mẹ về dạy con thôi nên giờ cháu rất hoang mang lo sợ con cháu sau này không theo kịp bạn bè. Mong bác sĩ hiểu và thông cảm cho người mẹ thiếu kinh nghiệm như cháu mà cho cháu lời khuyên.
Cháu cảm ơn nhiều lắm!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Vấn đề trẻ tự kỷ thuộc bệnh lý của chuyên nghành Tâm thần khám và chữa trị. Nhưng Y học Việt Nam chậm hơn các nước phát triển, đặc biệt là nghành Tâm thần Nhi thì càng kém hơn rất nhiều so với họ. Về chứng bệnh tự kỷ chưa được quan tâm đúng mức, vì thế ở phía Bắc duy nhất chỉ có khoa Tâm thần thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương là khám và có đi vào sơ bộ để chữa trị và hướng dẫn bà mẹ có con bị tự kỷ về tự tập luyện, hướng dẫn và chăm sóc con mình. Đó là về phía nhà nước thì duy nhất ở phía Bắc chỉ có một cơ sở đó. Ở miền Nam thì họ có năng động hơn do vậy có một số cơ sở tư nhân mở ra để nhận làm công việc này.
Bác rất hiểu là cháu đang rất lo lắng và hoang mang về bệnh tình của con mình. Nhưng thực trạng là vậy, bởi việc chữa trị các cháu tự kỷ hay thiểu năng kết quả rất hạn chế, vì thế kể cả nhà nước và tư nhân đều không quan tâm. Không như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức…. những nước phát triển, kinh tế họ giàu, dù biết là hiệu quả thấp nhưng vì tính nhân đạo họ vẫn thành lập các trung tâm và chi tiền để giúp phục hồi cho trẻ tự kỷ.
Theo bác cháu phải kiên trì vậy thôi, cháu hãy theo sự chỉ dẫn của bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương để tự huấn luyện và tập cho con cháu. Mỗi quý đưa con lên tái khám và hỏi thêm những gì cần bổ sung trong tập luyện để đạt kết quả tốt hơn. Duy nhất chỉ có Bệnh viện Nhi Trung ương là có kiến thức về khám và chữa trị trẻ tự kỷ ở phía bác mà thôi.
Chúc cháu bình tĩnh, kiên trì và thành công!
Theo ViCare