Tổng hợp những câu hỏi cần biết về men gan cao


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Men gan cao là tên gọi tắt của hiện tượng chỉ số nồng độ men gan tăng và vượt mức trung bình. Nó có thể là hậu quả hoặc triệu chứng của nhiều loại bệnh lý mà chúng ta cần quan tâm.

men gan cao


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Cháu năm nay 25t, đã đi xét nghiệm máu và nhận được kq men gan cao 6 lần, đã làm xét nghiệm 2 lần và được biết không bị viêm gan do virus A,B,C cũng như viêm gan tự miễn. Vậy cháu muốn biết nguyên nhân thì phải làm thế nào ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào cháu:

Tôi cung cấp thông tin về nguyên nhân gây nên men gan cao để cháu tham khảo và liên hệ với bản thân.

Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.
Có 4 loại men gan: AST (Aspartate Transaminase) hay SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) hay ASAT (Aspartate Amino Transferase); ALT (Alanine Transaminase) hay SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) hay ALAT (AlanineAmino Transferase); Alkaline phosphatase; Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT).

Nguyên nhân gây men gan cao: có rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu:
Do viêm gan: viêm gan do virút có thể do virút viêm gan A, B, C, E, D. Viêm gan cấp do virút hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 – 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng (bình thường AST ≤ 37U/l và ALT ≤ 40U/l và GGT: nam 15 – 50 ≤ U/l và nữ: 7 – 32 ≤ U/l).
Tổn thương do virút là loại tổn thương rất nguy hiểm vì virút khi xâm nhập vào tế bào gan chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan (làm tan vỡ các tế bào gan mà chúng xâm nhập). Tế bào gan càng bị hủy hoại càng nhiều thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Cho nên trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000U/l.
Do uống rượu, bia: đặc biệt là rượu. Lượng men gan tăng trong máu người uống rượu tùy thuộc liều lượng rượu vào máu và chất lượng rượu. Lượng men gan trong máu do gan bị tổn thương bởi rượu thì loại AST thường tăng cao từ 2 – 10 lần trong khi đó lượng ALT tăng ít.
Do bệnh sốt rét: men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét, đặc biệt là sốt rét ác tính vì tế bào gan, thận bị tổn thương hoặc các bệnh tắc đường mật do giun, viêm dạ dày cấp, sởi, viêm tụy cấp hoặc mạn tính.
Do bệnh về đường mật: men gan cũng có thể tăng trong các bệnh về đường mật (viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh) hoặc áp-xe gan.
Do các bệnh lý khác: men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để điều trị một bệnh nào đó nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao.
Trong trường hợp này, men gan có thể tăng lên đến 3.000U/l. Hoặc một số người bệnh bị tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerid) dùng thuốc giảm mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan trở về chỉ số bình thường. Tuy vậy, có một số trường hợp tuy gan bị tổn thương nhưng men gan không tăng, ví dụ như viêm gan trên bệnh nhân có hội chứng urê huyết hoặc ở người chạy thận nhân tạo định kỳ.

Vì có nhiều nguyên nhân gây nên men gan cao nên cháu phải đến bệnh viện khám và định hướng làm xét nghiệm tìm nguyên nhân ,đề ra phương pháp điều trị.

Chúc cháu mạnh khỏe.

Bị men gan cao uống nhân trần có được không?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Cháu là Trung, năm nay 39 tuổi. Cháu đi khám thì bác sĩ nói cháu bị men gan cao và gan nhiễm mỡ. Cháu mua thuốc làm từ cà gai leo uống nhưng người vẫn ngứa. Cháu uống thêm nước nhân trần thay nước sôi. Nhưng một số người lại nói uống nhân trần là khi gan bị viêm gan B thì nên uống chứ cháu bị men gan thì không nên uống vì uống vào sẽ làm giảm chức năng gan. Cháu muốn hỏi bác sĩ là men gan cao uống nhân trần có tốt không? Và men gan cao dùng thuốc làm từ cà gai leo có được không?

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Qua nghiên cứu, nhân trần có tác dụng:

Làm tăng tiết, thúc đẩy quá trình bài tiết dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp và thúc đẩy sự tuần hoàn máu trong cơ thể. Giải nhiệt, giảm đau, chống viêm, đồng thời có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn như vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn phó thương hàn, thương hàn, mủ xanh, ecoli, lị, song cầu khuẩn, vi khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm. Cải thiện công năng miễn dịch và giúp ức chế sự tăng sinh (phát triển) của tế bào ung thư. Trên lâm sàng, người ta đã dùng nhân trần để chữa trị các bệnh như viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm gan thể da vàng, vàng da tán huyết do thương hàn ở trẻ sơ sinh, giun chui ống mật, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành, bệnh eczema dai dẳng ở trẻ em, viêm loét miệng, lám da.

Nhân trần thường được kết hợp với các vị thuốc khác trong Đông y như là diệp hạ châu (cây chó đẻ răng cưa), cam thảo… làm thành các bài thuốc chữa sỏi mật, vàng da hay uống đề phòng các bệnh do thấp nhiệt gây ra, tác dụng của nhân trần là lợi mật, nhuận gan cho nên chỉ dùng khi túi mật bị viêm hay tắc, không tiết ra dịch, gan không nhuận.

Nếu dùng hàng ngày, thường xuyên, làm nhuận gan quá mức – gan tiết ra nhiều dịch, trong khi nhu cầu cơ thể không cần đến sẽ làm mất cân bằng các chất và sinh ra bệnh tật. Như vậy, chỉ dùng nhân trần khi cơ thể có bệnh. Sử dụng nhân trần kết hợp cam thảo làm nước uống hàng ngày có tác dụng nhất định vì nhân trần lợi tiểu, cam thảo giữ nước nên mang lại sự trung hòa và cân bằng. Tuy nhiên cũng chỉ nên dùng có chừng mực, với liều lượng nhất định, tuyệt đối không nên lạm dụng để tránh những hệ lụy không mong muốn cho sức khỏe.

Như trên bạn đã biết tác dụng của nhân trần. Bạn bị men gan cao uống nhân trần là rất tốt. Tuy nhiên bạn nên uống theo hướng dẫn của các lương y, không được lạm dụng thuốc. Còn với thuốc cà gai leo bạn dùng cũng tốt. Cà gai leo làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động. Thuốc có tác dụng bảo vệ tế bào gan.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bệnh men gan cao có nguy hiểm không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu tên Tuấn, năm nay 24 tuổi. Cháu thường hay bị tức hạ sườn phải dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, nổi nhiều mụn. Cháu có đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị men gan cao. Bác sĩ cho cháu hỏi, bệnh men gan cao có nguy hiểm gì không? Giờ cần uống những thuốc gì để chữa trị? Trong ăn uống có phải kiêng gì không?

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu.

Gan là cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể, đồng thời gan cũng là nhà máy khử độc chính của cơ thể. Những biểu hiện cháu nêu gồm: tức nặng vùng hạ sườn phải, mệt mỏi, chán ăn, người nổi mụn, đi khám có men gan tăng cao (cháu không cho cụ thể chỉ số xét nghiệm) cho thấy chức năng gan của cháu đang bị tác động dẫn đến mệt mỏi, chán ăn. Men gan tăng cao triệu chứng men SGOT, SGPT và GGT tăng cao hơn giá trị bình thường. Men gan, đặc biệt là men SGPT tồn tại chủ yếu trong bào tương của tế bào gan, do vậy khi xét nghiệm máu thấy có men gan tăng chứng tỏ màng tế bào gan bị tổn thương và giải phóng men gan từ trong bào tương vào trong máu.

Như vậy rõ ràng là men gan cao phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan. Trong đợt cấp của bệnh viêm gan mãn, men gan thường tăng cao hơn giá trị bình thường ít nhất 2 lần. Trong viêm gan vi-rút B, khi tế bào gan bị tổn thương bởi vi-rút viêm gan, men gan có thể tăng rất cao gấp nhiều lần, thậm chí hàng chục lần giá trị bình thường.

Có nhiều tác nhân gây tổn thương tế bào gan như uống quá nhiều rượu, nghiện rượu, làm việc hoặc tiếp xúc với các hóa chất gây độc cho gan, gan tổn thương do vi-rút viêm gan B, C, A… Việc tìm lí do gây tổn thương tế bào gan có ý nghĩa đối với công tác chữa trị, dự phòng và tránh làm tổn thương gan tái diễn.

Điều trị men gan tăng thường sử dụng các biện pháp giải độc không đặc hiệu như truyền dịch Glucose 5% hoặc 10% để tăng cường Glucose giải độc cho gan (không dùng khi có tăng đường huyết), sử dụng một số thuôc bảo vệ tế bào gan như Fortec, Eganin. Khi có men gan tăng, ngoài việc chữa trị bằng thuốc, cháu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý:

Ăn nhiều hoa quả có nhiều Glucose (ví dụ nho)

Nghỉ ngơi và tăng cường dinh dưỡng

Không lao động nặng

Không uống rượu, bia

Việc sử dụng các thuốc phải có tham khảo của bác sĩ để tránh các thuốc độc cho tế bào gan. Cháu cần đi khám và tìm lí do gây nên men gan tăng cao, và có chữa trị phù hợp.

Chúc cháu sức khỏe!

Hỏi về chỉ số xét nghiệm men gan cao?


Câu hỏi bởi: duccanh

Chào bác sĩ!

Em 25 tuổi. Em đi xét nghiệm men gan và có biết mình bị men gan cao. Chỉ số AST 79, ALT 275. Cho em hỏi các chỉ số trên đang ở mức độ nhẹ, nguy hiểm, và thuốc chữa trị. Trong thời gian bao lâu thì em nên đi xét nghiệm lại.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Thông thường có 4 loại men gan (enzym) bao gồm: AST (Aspart transaminase) hay còn gọi là SGOT; ALT (Alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (Serum glutamic pyruvic transaminase); Alkaline phosphatase; GGT (Gama glutamyl transpeptidase).

Trong 4 loại men gan thì AST (SGOT) và ALT (SGPT) đóng vai trò chủ yếu phản ánh tình trạng của tế bào gan. Có rất nhiều lí do làm cho men gan tăng. Sự gia tăng men gan có nghĩa là ở một chừng mực nào đó tế bào gan đã bị tác động. Có thể là tế bào gan tác động nhẹ (men gan tăng có tính chất nhất thời) nhưng cũng có thể men gan tăng có tính chất trường diễn hoặc tăng một cách đột biến chứng tỏ ở trong giai đoạn đó tế bào gan đang bị tổn thương.

Những lí do làm men gan tăng là: viêm gan, uống rượu bia, bệnh sốt rét, bệnh đường mật, các bệnh lý khác như các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để chữa trị một bệnh nào đó nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ làm tác động đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc chữa trị lao.

Chỉ số bình thường là AST ≤ 37U/l và ALT ≤ 40U/l.

Chỉ số AST của bạn 79 U/l, ALTlà 275 U/l. Như vậy là tăng rất cao. Nồng độ AST, ALT tăng rất cao thường thấy trong những bệnh gây hoại tử gan lan tỏa như viêm gan siêu vi cấp, quá liều acetaminophen, ngưng tuần hoàn kéo dài… Khi đã biết mình bị tăng men gan, bạn nên giữ gìn sức khoẻ, tránh làm việc quá sức và đồng thời phải đi khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh Gan mật để được xác định rõ bệnh và chữa trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Chán ăn có phải do men gan cao không ?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ.

Mấy hôm nay tôi ăn uống kém, ngửi mùi thức ăn là thấy chán ăn. Có phải là tôi bị men gan cao không ? Tôi có cần đi khám bệnh về gan ngay không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào cháu!

Khi chán ăn, cháu không có nhu cầu thưởng thức những món ăn ngon mà thay vào đó là sử dụng các loại thức ăn ít năng lượng, thích ăn thực phẩm ít Carbohydrat, ít mỡ, ít Vitamin khoáng chất. Tuy nhiên cơ thể không hấp thụ được đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ khiến bệnh viêm gan B ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Chán ăn dấu hiệu cảnh báo viêm gan B. Ở bệnh nhân viêm gan B, không phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh sẽ khiến bệnh có cơ hội tấn công vào bên trong cơ thể người và bắt đầu tàn phá lá gan. Do đó nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm gan B sẽ giúp cho quá trình chữa trị bệnh sau này được thuận lợi và dễ dàng hơn. Bên cạnh buồn nôn, mệt mỏi, đau vùng gan… chán ăn cũng là một dấu hiệu cảnh báo cháu có thể đã bị virus viêm gan B tấn công. Với bệnh nhân viêm gan B khi chán ăn sẽ dẫn tới tình trạng như: sút cân nhanh, người siêu mỏng, hồng cầu giảm, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, móng tay dễ gẫy, tóc mỏng, đi đứng liêu xiêu, tắt kinh, táo bón, da khô, tim đập nhanh, huyết áp tụt, khát nước, hoàng đản… Luôn từ chối ăn, không có cảm giác đói, mất cảm giác ngon miệng, ít tập trung và luyện tập nhiều, thiếu máu, thiếu sắt, giảm protein huyết tương, dễ bị chuột rút và loãng xương.

Để xử lý tình trạng chán ăn ở người bệnh viêm gan B, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên thực hiện theo các cách như: Bệnh nhân viêm gan B chán ăn không nên ăn quá nhiều trong cùng một thời điểm, nên chia nhỏ các bữa ăn, sẽ giúp cơ thể người bệnh hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy bệnh nhân viêm gan B ăn ít nhưng cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho từng bữa ăn như các chất: đạm, vitamin và muối khoáng. Người bệnh không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, thức ăn cay… sẽ khiến bệnh nặng hơn và tình trạng chán ăn sẽ không được cải thiện.

Nếu tình trạng chán ăn ở người bệnh không được cải thiện cần tới các bệnh viện để nhận được sự theo dõi và chữa trị của các bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó bệnh nhân mắc viêm gan B nên cung cấp đủ một lượng nước cần thiết cho cơ thể, không nên sử dụng các chất kích thích… sẽ khiến bệnh viêm gan B trở nên nặng nề hơn.

Chúc cháu vui, khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl