Hỏi Bác Sĩ - Chứng rối loạn khớp thái dương hàm gây đau ở khớp thái dương. Chia sẻ của bác sĩ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về cách chữa trị căn bệnh này.
Cách chữa trị bệnh rối loạn cơ thái dương hàm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào Bác sĩ, Cháu hiện nay là sinh viên, 21 tuổi, cháu bị Xương hàm kêu “lục cục” khi ăn, khó khăn khi mở miệng ngáp to. Cháu bị tình trạng này khoảng 3 tháng rồi ạ. Cháu tự tìm hiểu trên mạng thì cháu mắc bệnh rối loạn cơ thái dương hàm. Vậy cháu mong bác sĩ chỉ giúp cháu cách chữa trị bệnh này ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn . Như vậy là bạn mắc phải hội chứng rối loạn tái dương hàm được thể hiện bằng tình trạng hoạt động không đúng giữa hàm trên và hàm dưới(TMJ) Hiện tại thì các nhóm cơ , giây chằng, đĩa khớp hàm của bạn hoạt động không đều nên xương hàm dưới khi đưa ra trước, về sau hay xuống dưới gây ra tiếng lục cục như trên. Với bạn trong giai đoạn này nên tránh những hoạt động khớp hàm quá mức như cười hết cowc, ăn vật quá răn, nhai manh.v.v. đều có thể gây ra tình trạng trên thậm chí bạn có thể bị trật khớp mà nữa . Ngoài ra bạn có thể dùng thuốc giảm đau khi đau, matxa nhẹn nhàng . Nếu không đỡ phải đi khám để được tư vấn cụ thể. Cách giải quyết triệt để nhất là phải phẫu thuật để tạo ra được một ở khớp vững chắc như ban đầu . Chào bạn.
Cách chữa trị bệnh loạn năng khớp thái dương hàm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Cháu năm nay 18 tuổi khoảng 1 năm trước cháu có các dấu hiệu của bệnh loạn năng khớp thái dương hàm. Sau khi nhổ hai răng khôn hàm dưới các biểu hiện càng rõ rệt hơn. Bác sĩ giải đáp giúp cháu bệnh này nên chữa trị thế nào và có thể chữa trị dứt điểm được không ạ?
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Rối loạn thái dương hàm là bệnh lý có xu thế gia tăng gần đây. Khi bệnh tiến triển sẽ dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc của khớp thái dương hàm, làm đau khớp, đau cơ, hoạt động nhai, nuốt, nói của bệnh nhân trở nên khó khăn, tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Với bệnh này có 2 phương pháp chữa trị:
Điều trị không xâm lấn: điều chỉnh hành vi và nhận thức sai của bệnh nhân, vật lý trị liệu bài tập cho cơ hàm và cổ, chữa trị bằng thuốc để cải thiện biểu hiện, mang máng bằng nhựa cứng trong miệng (máng nhai) để thư giãn cơ, giảm tải lực lên khớp và làm cải thiện sự ăn khớp các răng của bệnh nhân.
Điều trị xâm lấn: mài chỉnh trên răng thật loại bỏ các vướng, cộm làm hàm dưới vận động không thoải mái, làm răng giả cho các răng đã mất, chỉnh hình các răng lệch lạc, phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm.
Trường hợp của cháu có triệu chứng của bệnh này 1 năm nay. Cháu không nói rõ các triệu chứng của cháu nên không đánh giá được mức độ bệnh. Cháu nên sớm đi khám bác sĩ răng hàm mặt để được chữa trị. Việc chữa trị càng sớm càng có hiệu quả cao. Nếu để lâu có thể dẫn đến các biến chứng như phì đại cơ nhai sẽ làm cho khuôn mặt không đều, một bên phình to một bên bình thường vì thế khuôn mặt trở nên mất cân đối. Một số tình huống có kèm theo đau tai, đau răng, đau đầu, ù tai, chóng mặt và có vấn đề thính giác.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Khớp thái dương hàm kêu lục cục, khi nhai bị đau, phải điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: My
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 14 tuổi, là nữ giới. Hồi trước lâu lâu khớp hàm của em mới kêu lục cục nhưng dạo 1-3 tháng gần đây tình trạng này xảy ra liên tục. Em có từng bị té xe đập mặt xuống đất nhưng cách đây rất lâu rồi khoảng 6 năm trước. Bây giờ mỗi khi há miệng nó đều kêu lục cục và khi nhai nó sẽ đau kèm theo tiếng lục cục. Em chỉ bị một bên hàm thôi. Em có tìm hiểu thì cũng có nhiều người bị như em người ta nói bệnh này là khớp thái dương hàm. Em mong bác sĩ tư vấn cho em cách điều trị. Em có nên đến bác sĩ không và nếu khám thì chi phí khoảng bao nhiêu ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Với các triệu chứng như em mô tả rất có thể em đang bị loạn năng thái dương hàm. Đây là căn bệnh tuy không gây tử vong nhưng gây khó chịu, mệt mỏi nếu phát hiện muộn.
Biểu hiện của bệnh loạn năng thái dương hàm thường không rõ ràng, thoáng qua, thậm chí tự nhiên khỏi, chính vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm. Bệnh thường gây ra cảm giác khó chịu khi ăn nhai, há miệng đau, các cơ nhai co thắt. Các triệu chứng ở khớp nhai là bệnh nhân há miệng cảm thấy lục cục bên trong khớp; hoặc cảm giác đau ở khớp hàm, há miệng không được thoải mái.
Việc chữa trị có thể gồm hai loại:
Điều trị không can thiệp thực thể: Các biện pháp uống thuốc kháng viêm, giảm đau, tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai… Thực hiện các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai: Tùy vào tình trạng bệnh mà lựa chọn can thiệp phù hợp như mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, phẫu thuật…
Bệnh để càng lâu, càng khó chữa, chi phí cao và hiệu quả thấp. Chi phí chữa trị loạn năng thái dương hàm tùy thuốc vào lựa chọn phương pháp chữa trị. Với tình trạng hiên tại em nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được giải đáp chữa trị cụ thể.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Cảm giác căng cứng một bên cơ hàm bên trái, nhổ hai răng khôn hàm dưới thì có tiếng kêu lục khục khi há miệng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ cháu năm nay 18 tuổi. Khoảng 1 năm nay cháu hay có cảm giác căng cứng một bên cơ hàm bên trái. Sau khi đi nhổ hai răng khôn hàm dưới thì hay xuất hiện tiếng kêu lục khục khi há miệng và nghiêng hàm dưới sang hai bên. Cháu đang cảm thấy lo lắng. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Những triệu chứng của cháu có thể là do bị loạn năng khớp thái dương hàm. Bệnh này có một số triệu chứng thường gặp là:
– Mỏi cơ hàm: Người bệnh ban đầu có cảm giác mỏi, không thoải mái ở các cơ vận động hàm.
– Đau: Xuất hiện muộn hơn. Lúc đầu chỉ đau khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai. Đau khu trú ở các cơ quanh quai hàm, sau đó chuyển sang khớp thái dương hàm và toàn đầu.
– Không há miệng to được.
– Nghe thấy tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm khi há miệng.
– Ảnh hưởng tới nhiều cơ quan lân cận: gây ù tai, chóng mặt, lung lay răng…
Các biểu hiện trên thường tiến triển chậm, thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, rồi tự hết làm người bệnh không chú ý. Các lý do chính dẫn tới loạn năng thái dương hàm bao gồm:
– Bất thường về răng: mất răng làm giảm hiệu suất nhai, các răng lân cận bị xô lệch, bị hàn răng hoặc làm răng giả sai kỹ thuật, răng khôn mọc lệch…
– Tai nạn gây chấn thương vùng quai hàm.
– Tật nghiến răng.
Trường hợp của cháu lí do có thể do cháu nhổ hai răng khôn hàm dưới. Hiện tại cháu nên ăn thức ăn mềm, tránh há to miệng. Xoa bóp vùng quanh quai hàm. Tốt nhất là cháu nên đi khám để được các bác sĩ răng hàm mặt giải đáp cụ thể hơn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cách chữa trị bệnh rối loạn cơ thái dương hàm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào Bác sĩ, Cháu hiện nay là sinh viên, 21 tuổi, cháu bị Xương hàm kêu “lục cục” khi ăn, khó khăn khi mở miệng ngáp to. Cháu bị tình trạng này khoảng 3 tháng rồi ạ. Cháu tự tìm hiểu trên mạng thì cháu mắc bệnh rối loạn cơ thái dương hàm. Vậy cháu mong bác sĩ chỉ giúp cháu cách chữa trị bệnh này ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn . Như vậy là bạn mắc phải hội chứng rối loạn tái dương hàm được thể hiện bằng tình trạng hoạt động không đúng giữa hàm trên và hàm dưới(TMJ) Hiện tại thì các nhóm cơ , giây chằng, đĩa khớp hàm của bạn hoạt động không đều nên xương hàm dưới khi đưa ra trước, về sau hay xuống dưới gây ra tiếng lục cục như trên. Với bạn trong giai đoạn này nên tránh những hoạt động khớp hàm quá mức như cười hết cowc, ăn vật quá răn, nhai manh.v.v. đều có thể gây ra tình trạng trên thậm chí bạn có thể bị trật khớp mà nữa . Ngoài ra bạn có thể dùng thuốc giảm đau khi đau, matxa nhẹn nhàng . Nếu không đỡ phải đi khám để được tư vấn cụ thể. Cách giải quyết triệt để nhất là phải phẫu thuật để tạo ra được một ở khớp vững chắc như ban đầu . Chào bạn.
Cách chữa trị bệnh loạn năng khớp thái dương hàm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Cháu năm nay 18 tuổi khoảng 1 năm trước cháu có các dấu hiệu của bệnh loạn năng khớp thái dương hàm. Sau khi nhổ hai răng khôn hàm dưới các biểu hiện càng rõ rệt hơn. Bác sĩ giải đáp giúp cháu bệnh này nên chữa trị thế nào và có thể chữa trị dứt điểm được không ạ?
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Rối loạn thái dương hàm là bệnh lý có xu thế gia tăng gần đây. Khi bệnh tiến triển sẽ dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc của khớp thái dương hàm, làm đau khớp, đau cơ, hoạt động nhai, nuốt, nói của bệnh nhân trở nên khó khăn, tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Với bệnh này có 2 phương pháp chữa trị:
Điều trị không xâm lấn: điều chỉnh hành vi và nhận thức sai của bệnh nhân, vật lý trị liệu bài tập cho cơ hàm và cổ, chữa trị bằng thuốc để cải thiện biểu hiện, mang máng bằng nhựa cứng trong miệng (máng nhai) để thư giãn cơ, giảm tải lực lên khớp và làm cải thiện sự ăn khớp các răng của bệnh nhân.
Điều trị xâm lấn: mài chỉnh trên răng thật loại bỏ các vướng, cộm làm hàm dưới vận động không thoải mái, làm răng giả cho các răng đã mất, chỉnh hình các răng lệch lạc, phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm.
Trường hợp của cháu có triệu chứng của bệnh này 1 năm nay. Cháu không nói rõ các triệu chứng của cháu nên không đánh giá được mức độ bệnh. Cháu nên sớm đi khám bác sĩ răng hàm mặt để được chữa trị. Việc chữa trị càng sớm càng có hiệu quả cao. Nếu để lâu có thể dẫn đến các biến chứng như phì đại cơ nhai sẽ làm cho khuôn mặt không đều, một bên phình to một bên bình thường vì thế khuôn mặt trở nên mất cân đối. Một số tình huống có kèm theo đau tai, đau răng, đau đầu, ù tai, chóng mặt và có vấn đề thính giác.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Khớp thái dương hàm kêu lục cục, khi nhai bị đau, phải điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: My
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 14 tuổi, là nữ giới. Hồi trước lâu lâu khớp hàm của em mới kêu lục cục nhưng dạo 1-3 tháng gần đây tình trạng này xảy ra liên tục. Em có từng bị té xe đập mặt xuống đất nhưng cách đây rất lâu rồi khoảng 6 năm trước. Bây giờ mỗi khi há miệng nó đều kêu lục cục và khi nhai nó sẽ đau kèm theo tiếng lục cục. Em chỉ bị một bên hàm thôi. Em có tìm hiểu thì cũng có nhiều người bị như em người ta nói bệnh này là khớp thái dương hàm. Em mong bác sĩ tư vấn cho em cách điều trị. Em có nên đến bác sĩ không và nếu khám thì chi phí khoảng bao nhiêu ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Với các triệu chứng như em mô tả rất có thể em đang bị loạn năng thái dương hàm. Đây là căn bệnh tuy không gây tử vong nhưng gây khó chịu, mệt mỏi nếu phát hiện muộn.
Biểu hiện của bệnh loạn năng thái dương hàm thường không rõ ràng, thoáng qua, thậm chí tự nhiên khỏi, chính vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm. Bệnh thường gây ra cảm giác khó chịu khi ăn nhai, há miệng đau, các cơ nhai co thắt. Các triệu chứng ở khớp nhai là bệnh nhân há miệng cảm thấy lục cục bên trong khớp; hoặc cảm giác đau ở khớp hàm, há miệng không được thoải mái.
Việc chữa trị có thể gồm hai loại:
Điều trị không can thiệp thực thể: Các biện pháp uống thuốc kháng viêm, giảm đau, tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai… Thực hiện các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai: Tùy vào tình trạng bệnh mà lựa chọn can thiệp phù hợp như mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, phẫu thuật…
Bệnh để càng lâu, càng khó chữa, chi phí cao và hiệu quả thấp. Chi phí chữa trị loạn năng thái dương hàm tùy thuốc vào lựa chọn phương pháp chữa trị. Với tình trạng hiên tại em nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được giải đáp chữa trị cụ thể.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Cảm giác căng cứng một bên cơ hàm bên trái, nhổ hai răng khôn hàm dưới thì có tiếng kêu lục khục khi há miệng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ cháu năm nay 18 tuổi. Khoảng 1 năm nay cháu hay có cảm giác căng cứng một bên cơ hàm bên trái. Sau khi đi nhổ hai răng khôn hàm dưới thì hay xuất hiện tiếng kêu lục khục khi há miệng và nghiêng hàm dưới sang hai bên. Cháu đang cảm thấy lo lắng. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Những triệu chứng của cháu có thể là do bị loạn năng khớp thái dương hàm. Bệnh này có một số triệu chứng thường gặp là:
– Mỏi cơ hàm: Người bệnh ban đầu có cảm giác mỏi, không thoải mái ở các cơ vận động hàm.
– Đau: Xuất hiện muộn hơn. Lúc đầu chỉ đau khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai. Đau khu trú ở các cơ quanh quai hàm, sau đó chuyển sang khớp thái dương hàm và toàn đầu.
– Không há miệng to được.
– Nghe thấy tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm khi há miệng.
– Ảnh hưởng tới nhiều cơ quan lân cận: gây ù tai, chóng mặt, lung lay răng…
Các biểu hiện trên thường tiến triển chậm, thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, rồi tự hết làm người bệnh không chú ý. Các lý do chính dẫn tới loạn năng thái dương hàm bao gồm:
– Bất thường về răng: mất răng làm giảm hiệu suất nhai, các răng lân cận bị xô lệch, bị hàn răng hoặc làm răng giả sai kỹ thuật, răng khôn mọc lệch…
– Tai nạn gây chấn thương vùng quai hàm.
– Tật nghiến răng.
Trường hợp của cháu lí do có thể do cháu nhổ hai răng khôn hàm dưới. Hiện tại cháu nên ăn thức ăn mềm, tránh há to miệng. Xoa bóp vùng quanh quai hàm. Tốt nhất là cháu nên đi khám để được các bác sĩ răng hàm mặt giải đáp cụ thể hơn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare