Hỏi Bác Sĩ - Lá lốt được sử dụng để chữa mồ hôi tay, chân; còn cây lược vàng có thể dùng để chữa bệnh về gan và dạ dày. Sau đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp về hai loại cây thuốc này.
Cây lược vàng có trị đau lưng được không?
Câu hỏi bởi: Quoctrung
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi bị đau khớp, vậy xin hỏi cây lược vàng có trị được không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Mẹ bạn bị đau khớp, nhưng bạn không nói rõ mẹ bạn bao nhiêu tuổi, bị đau bao lâu rồi, đau một hay nhiều khớp? đã đi khám và chữa trị ở đâu chưa? Nếu đã đi khám thì mẹ bạn được chẩn đoán đau khớp do lí do gì? Có nhiều lí do gây đau khớp, bao gồm chấn thương, viêm khớp, có thời gian dài lao động nặng về thế chất, thiếu dinh dưỡng… Để trị bệnh thì phải giải quyết được lí do gây đau khớp của mẹ bạn.
Do đó, bạn nên đưa mẹ đến bệnh viện khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp để được xác định lí do và có cách chữa trị thích hợp. Cây lược vàng (còn gọi là lan vòi) là cây thuộc họ thài lài, có tên khoa học là Callisia fragrans. Lược vàng có lá dài, nhiều tầng, thân bò, có hoa trắng dạng dây. Đây là một loại cây cảnh, dễ trồng, dễ chăm sóc. Các nghiên cứu đã chứng minh cây lược vàng có một số tác dụng nổi trội như:
– Kháng khuẩn, nhất là những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
– Tăng cường miễn dịch.
– Chống ôxy hóa.
Ngoài ra, cây lược vàng còn có các tác dụng sau:
– Chống viêm mạn, giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
– Cải thiện bệnh tiểu đường, chống loãng xương, chống loạn nhịp tim, kháng HIV, chống huyết khối…
– Làm lành nhanh vết thương, bảo vệ gan, chữa chứng đau dạ dày.
– Không có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương, không gây hạ huyết áp.
Tuy nhiên, hiện mọi người vẫn dùng cây lược vàng theo kinh nghiệm, do đó không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao, không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống; không nên ăn, uống rượu ngâm cây lược vàng trong thời gian dài vì có thể gây tổn hại cho gan và thận. Nếu mẹ bạn loại trừ được lí do đau khớp do chấn thương thì mẹ bạn có thể đi khám chuyên khoa Y học cổ truyền để được giải đáp chữa trị thích hợp. Không tự ý uống thuốc cũng như cây thuốc chữa trị mà không có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bị mồ hôi tay chân có nên uống lá lốt hạ thổ không?
Câu hỏi bởi: Minh Tiên
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 19 tuổi, giới tính nam, bị ra mồ hôi tay chân nặng lắm. Thấy bác sĩ có nói là uống lá lốt hạ thổ uống 7 ngày, nghỉ 4 – 6 ngày, uống tiếp 7 ngày. Bác sĩ cho cháu hỏi mình làm như vậy có thể khỏi bệnh được không? Cháu nên đi khám ở đâu để khỏi bệnh ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Bình thường cơ thể của mỗi chúng ta vẫn có sự hô hấp qua da nên khi cơ thể sốt cao, lượng nước mất qua da và hơi thở là khá lớn. Quá trình trao đổi và hô hấp qua da là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng mồ hôi tay, chân ra quá nhiều sẽ tác động đến sinh hoạt và chất lượng công việc của người bệnh, đặc biệt là các động tác đòi hỏi sự chính xác và tinh tế. Nguyên nhân của hiện tượng ra nhiều mồ hôi tay và chân này phần lớn là do cường hệ thần kinh giao cảm. Hệ này được chi phối bởi các hạch giao cảm cạnh cột sống. Vì vậy, đối với những tình huống tăng tiết mồ hôi tay, chân bệnh lý thì chỉ có thể chữa trị triệt để bằng phương pháp mổ nội soi cắt hạch giao cảm. Còn các phương pháp chữa trị bằng lá cây thốt nốt hay bất kì loại thảo dược nào chỉ có tác dụng chậm hoặc hiệu quả thấp. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh của các bệnh viện để bác sĩ trực tiếp khám và giải đáp chữa trị bệnh cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Cách trị ra mồ hôi chân tay
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Xin hỏi bác sĩ cháu nhà tôi gần 8 tuổi bị ra mồ hôi chân tay, vậy làm sao để hết?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Ra mồ hôi chân tay nhiều có thể là 1 tình trạng bẩm sinh, và tăng lên vào tuổi dậy thì. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do hoạt động quá mức của thần kinh giao cảm ở tủy sống (hệ thống kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi), do yếu tố di truyền, lo nghĩ, sợ hãi…Y học hiện đại cho rằng lí do bệnh là do rối loạn hệ thống thần kinh thực vật.
Về chữa trị, các bác sĩ chuyên khoa Da liễu có nhiều cách, từ tạm thời như nội khoa, chạy máy điện di, đến tiêm thuốc botox tại chỗ, hay phương pháp chữa trị khỏi vĩnh viễn, rất hiệu quả là diệt hạch giao cảm ngực nội soi. Theo tôi, bạn nên đưa cháu đi khám tại các bệnh viện Nhi, hay Da liễu trung ương để có biện pháp chữa trị phù hợp cho cháu.
Bạn có thể tham khảo bài thuốc đông y để chữa trị bệnh đổ mồ hôi tay. Dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, mỗi lần sắc khoảng 30 gam, uống trong 7 ngày liền, sau đó nghỉ 4-5 ngày rồi tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Nếu cháu nhà bạn không uống được, bạn nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay chân của cháu bạn trong nước lá lốt ấm, nên cho cháu bạn ngâm ít nhất một lần trong ngày. Ngoài ra bạn có thể cho cháu ăn những món có lá lốt như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, các loại canh có cho lá lốt, rất dễ ăn, thơm ngon, lại có tác dụng chữa bệnh.
Chúc sức khỏe!
Khắc phục bệnh đổ mồ hôi tay chân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em 16 tuổi, là nam giới. Em bị chứng đổ mồ hôi tay từ nhỏ, đến bây giờ vẫn chưa khỏi. Cứ mỗi lần cầm điện thoại hoặc cầm bút viết là em bị đổ mồ hôi nhiều hơn. Em đã dùng thuốc rất nhiều nhưng không có hiệu quả. Cho em hỏi có phải em bị bệnh đổ mồ hôi tay bẩm sinh không ạ? Cách chữa trị thế nào ạ?
Em cảm ơn ạ!
Chào em!
Đổ mồ hôi tay nhiều có thể là một tình trạng bẩm sinh, và tăng lên vào tuổi dậy thì. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do hoạt động quá mức của thần kinh giao cảm ở tủy sống (hệ thống kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi), do yếu tố di truyền, lo nghĩ, sợ hãi, lo lắng thái quá hoặc trong các bệnh bướu cổ, đái tháo đường, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh… Y học hiện đại cho rằng lí do bệnh là do rối loạn hệ thần kinh thực vật.
Về chữa trị, có nhiều cách, từ tạm thời như nội khoa, chạy máy điện di, đến tiêm thuốc botox tại chỗ, hay phương pháp chữa trị khỏi vĩnh viễn, rất hiệu quả là diệt hạch giao cảm ngực nội soi. Theo tôi, em nên đi khám tại các Bệnh viện Trung ương để có biện pháp chữa trị phù hợp cho em. Em có thể tham khảo bài thuốc Đông y để chữa trị bệnh đổ mồ hôi tay. Em dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, mỗi lần sắc khoảng 30 gam, uống trong 7 ngày liền, sau đó nghỉ 4-5 ngày rồi tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Nếu em không uống được, em nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, em ngâm tay trong nước lá lốt ấm, em ngâm ít nhất một lần trong ngày. Em có thể ăn những món có lá lốt như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, các loại canh có cho lá lốt, không những rất dễ ăn, thơm ngon, lại có tác dụng chữa bệnh.
Chúc sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Cây lược vàng có trị đau lưng được không?
Câu hỏi bởi: Quoctrung
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi bị đau khớp, vậy xin hỏi cây lược vàng có trị được không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Mẹ bạn bị đau khớp, nhưng bạn không nói rõ mẹ bạn bao nhiêu tuổi, bị đau bao lâu rồi, đau một hay nhiều khớp? đã đi khám và chữa trị ở đâu chưa? Nếu đã đi khám thì mẹ bạn được chẩn đoán đau khớp do lí do gì? Có nhiều lí do gây đau khớp, bao gồm chấn thương, viêm khớp, có thời gian dài lao động nặng về thế chất, thiếu dinh dưỡng… Để trị bệnh thì phải giải quyết được lí do gây đau khớp của mẹ bạn.
Do đó, bạn nên đưa mẹ đến bệnh viện khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp để được xác định lí do và có cách chữa trị thích hợp. Cây lược vàng (còn gọi là lan vòi) là cây thuộc họ thài lài, có tên khoa học là Callisia fragrans. Lược vàng có lá dài, nhiều tầng, thân bò, có hoa trắng dạng dây. Đây là một loại cây cảnh, dễ trồng, dễ chăm sóc. Các nghiên cứu đã chứng minh cây lược vàng có một số tác dụng nổi trội như:
– Kháng khuẩn, nhất là những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
– Tăng cường miễn dịch.
– Chống ôxy hóa.
Ngoài ra, cây lược vàng còn có các tác dụng sau:
– Chống viêm mạn, giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
– Cải thiện bệnh tiểu đường, chống loãng xương, chống loạn nhịp tim, kháng HIV, chống huyết khối…
– Làm lành nhanh vết thương, bảo vệ gan, chữa chứng đau dạ dày.
– Không có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương, không gây hạ huyết áp.
Tuy nhiên, hiện mọi người vẫn dùng cây lược vàng theo kinh nghiệm, do đó không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao, không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống; không nên ăn, uống rượu ngâm cây lược vàng trong thời gian dài vì có thể gây tổn hại cho gan và thận. Nếu mẹ bạn loại trừ được lí do đau khớp do chấn thương thì mẹ bạn có thể đi khám chuyên khoa Y học cổ truyền để được giải đáp chữa trị thích hợp. Không tự ý uống thuốc cũng như cây thuốc chữa trị mà không có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bị mồ hôi tay chân có nên uống lá lốt hạ thổ không?
Câu hỏi bởi: Minh Tiên
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 19 tuổi, giới tính nam, bị ra mồ hôi tay chân nặng lắm. Thấy bác sĩ có nói là uống lá lốt hạ thổ uống 7 ngày, nghỉ 4 – 6 ngày, uống tiếp 7 ngày. Bác sĩ cho cháu hỏi mình làm như vậy có thể khỏi bệnh được không? Cháu nên đi khám ở đâu để khỏi bệnh ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Bình thường cơ thể của mỗi chúng ta vẫn có sự hô hấp qua da nên khi cơ thể sốt cao, lượng nước mất qua da và hơi thở là khá lớn. Quá trình trao đổi và hô hấp qua da là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng mồ hôi tay, chân ra quá nhiều sẽ tác động đến sinh hoạt và chất lượng công việc của người bệnh, đặc biệt là các động tác đòi hỏi sự chính xác và tinh tế. Nguyên nhân của hiện tượng ra nhiều mồ hôi tay và chân này phần lớn là do cường hệ thần kinh giao cảm. Hệ này được chi phối bởi các hạch giao cảm cạnh cột sống. Vì vậy, đối với những tình huống tăng tiết mồ hôi tay, chân bệnh lý thì chỉ có thể chữa trị triệt để bằng phương pháp mổ nội soi cắt hạch giao cảm. Còn các phương pháp chữa trị bằng lá cây thốt nốt hay bất kì loại thảo dược nào chỉ có tác dụng chậm hoặc hiệu quả thấp. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh của các bệnh viện để bác sĩ trực tiếp khám và giải đáp chữa trị bệnh cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Cách trị ra mồ hôi chân tay
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Xin hỏi bác sĩ cháu nhà tôi gần 8 tuổi bị ra mồ hôi chân tay, vậy làm sao để hết?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Ra mồ hôi chân tay nhiều có thể là 1 tình trạng bẩm sinh, và tăng lên vào tuổi dậy thì. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do hoạt động quá mức của thần kinh giao cảm ở tủy sống (hệ thống kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi), do yếu tố di truyền, lo nghĩ, sợ hãi…Y học hiện đại cho rằng lí do bệnh là do rối loạn hệ thống thần kinh thực vật.
Về chữa trị, các bác sĩ chuyên khoa Da liễu có nhiều cách, từ tạm thời như nội khoa, chạy máy điện di, đến tiêm thuốc botox tại chỗ, hay phương pháp chữa trị khỏi vĩnh viễn, rất hiệu quả là diệt hạch giao cảm ngực nội soi. Theo tôi, bạn nên đưa cháu đi khám tại các bệnh viện Nhi, hay Da liễu trung ương để có biện pháp chữa trị phù hợp cho cháu.
Bạn có thể tham khảo bài thuốc đông y để chữa trị bệnh đổ mồ hôi tay. Dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, mỗi lần sắc khoảng 30 gam, uống trong 7 ngày liền, sau đó nghỉ 4-5 ngày rồi tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Nếu cháu nhà bạn không uống được, bạn nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay chân của cháu bạn trong nước lá lốt ấm, nên cho cháu bạn ngâm ít nhất một lần trong ngày. Ngoài ra bạn có thể cho cháu ăn những món có lá lốt như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, các loại canh có cho lá lốt, rất dễ ăn, thơm ngon, lại có tác dụng chữa bệnh.
Chúc sức khỏe!
Khắc phục bệnh đổ mồ hôi tay chân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em 16 tuổi, là nam giới. Em bị chứng đổ mồ hôi tay từ nhỏ, đến bây giờ vẫn chưa khỏi. Cứ mỗi lần cầm điện thoại hoặc cầm bút viết là em bị đổ mồ hôi nhiều hơn. Em đã dùng thuốc rất nhiều nhưng không có hiệu quả. Cho em hỏi có phải em bị bệnh đổ mồ hôi tay bẩm sinh không ạ? Cách chữa trị thế nào ạ?
Em cảm ơn ạ!
Chào em!
Đổ mồ hôi tay nhiều có thể là một tình trạng bẩm sinh, và tăng lên vào tuổi dậy thì. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do hoạt động quá mức của thần kinh giao cảm ở tủy sống (hệ thống kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi), do yếu tố di truyền, lo nghĩ, sợ hãi, lo lắng thái quá hoặc trong các bệnh bướu cổ, đái tháo đường, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh… Y học hiện đại cho rằng lí do bệnh là do rối loạn hệ thần kinh thực vật.
Về chữa trị, có nhiều cách, từ tạm thời như nội khoa, chạy máy điện di, đến tiêm thuốc botox tại chỗ, hay phương pháp chữa trị khỏi vĩnh viễn, rất hiệu quả là diệt hạch giao cảm ngực nội soi. Theo tôi, em nên đi khám tại các Bệnh viện Trung ương để có biện pháp chữa trị phù hợp cho em. Em có thể tham khảo bài thuốc Đông y để chữa trị bệnh đổ mồ hôi tay. Em dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, mỗi lần sắc khoảng 30 gam, uống trong 7 ngày liền, sau đó nghỉ 4-5 ngày rồi tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Nếu em không uống được, em nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, em ngâm tay trong nước lá lốt ấm, em ngâm ít nhất một lần trong ngày. Em có thể ăn những món có lá lốt như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, các loại canh có cho lá lốt, không những rất dễ ăn, thơm ngon, lại có tác dụng chữa bệnh.
Chúc sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Theo ViCare