Tuyển tập câu hỏi hay liên quan đến triệu chứng của bệnh tăng hồng cầu


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Bệnh tăng hồng cầu biểu hiện qua hai giai đoạn chính với những triệu chứng khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giải thích kỹ vấn đề này giúp bạn.

Nam 18 tuổi môi đỏ bất thường là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Tấn Khang

Chào bác sĩ.

Em là Khang, năm nay 18 tuổi. Em đang rất lo lắng không hiểu vì sao mà môi của em hiện giờ rất đỏ, đỏ không phải đỏ hồng hào như bình thường mà đỏ như son môi vậy, không biết có bệnh gì không. Em là con trai mà môi đỏ quá em không dám ra đường luôn. Em có tra trên mạng là môi đỏ son bất thường là dấu hiệu của bệnh nhưng không biết bệnh gì, mong bác sĩ tư vấn giúp em với.

Em cảm ơn bác sĩ ạ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào em!

Không biết môi em đỏ như vậy là từ nhỏ hay bây giờ mới xuất hiện. Thông thường không có gì đáng lo ngại nếu sức khỏe của em vẫn bình thường và em vẫn ăn uống, sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, em nên kiểm tra màu sắc của niêm mạc mắt, lưỡi, miệng… nếu cũng đỏ tương tự thì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến tình trạng tăng hồng cầu. Ngoài ra môi đỏ còn gặp trong bệnh lý gây sốt cao hoặc một số bệnh lý hiếm gặp khác. Em nên theo dõi, nếu thấy có dấu hiệu bất thường khác thì hãy đến bệnh viện khám nhé.

Chúc em sống khỏe!

Chẩn đoán tăng hồng cầu vôi căn, hội chứng tăng sinh tủy là bị bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Huỳnh Hiệp

Chào bác sĩ!

Tôi là nam 37 tuổi. Tôi có biểu hiện sốt kéo dài gần 3 tháng, đau đầu từng cơn dữ dội. Bác sĩ xét nghiệm máu chẩn đoán tăng hồng cầu vôi căn. Đồng thời được các bác sĩ tỉnh chẩn đoán hội chứng tăng sinh tủy. (Hồng cầu 6,99; BC16,4; Tc 195). Tôi bị bệnh gì vậy bác sĩ?

Xin cảm ơn.

Chào bạn!

Bệnh đa hồng cầu là một trong những nhóm bệnh tăng sinh tủy. Tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá nhiều tế bào máu, trong đó hồng cầu chiếm ưu thế làm cho máu bị cô đặc (tăng độ quánh) dẫn đến các triệu chứng như đỏ da và khó thở khi gắng sức, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn ngủ,nhìn mờ, chảy máu cam, đau nhức xương, mất sức, sụt cân, loét hoặc xuất huyết tiêu hóa; và có nguy cơ bị tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn (thuyên tắc phổi, đột quỵ…).

Bình thường ở người lớn, trong một mm3 máu có từ 3,7 – 4 triệu hồng cầu. Dưới 3,5 M/uL hồng cầu, coi như thiếu máu. Trên 5,00 M/uL hồng cầu, coi như đa hồng cầu. Nếu chứng đa hồng cầu là hậu quả của bệnh lý khác (tâm phế mãn, thiếu oxy máu mãn…) thì đây là đa hồng cầu thứ phát. Nếu đa hồng cầu là nguyên phát (không do bệnh lý nào khác gây ra), gọi là đa hồng cầu nguyên phát, đây là một loại ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, tiến triển chậm.

Thân ái!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Hướng điều trị tăng hồng cầu nguyên phát?


Câu hỏi bởi: Trương thị sương

Thưa bác sĩ.

Tôi bị tăng hồng cầu, kết quả xét nghiệm ở bệnh viện 103 hồng cầu 6,14, bệnh viện khu vực Nghệ An hồng cầu 6,24, bệnh viện Huyết học Trung ương hồng cầu 7,01, bệnh viện Đa khoa Thiên Đức hồng cầu 6,63.

Về uống 1 đợt thuốc đông y 40 thang, các triệu chứng thường xuyên đau đầu, nhức xương khớp toàn thân nhất là 2 chân khó đi lại mỗi khi ngủ dậy giờ đã gần như hết đau.

Tôi muốn hỏi có hướng gì điều trị tiếp và nhất là cách ăn uống? Tăng hồng cầu có đồng nghĩa với đặc máu không? Tôi rất là hoang mang vì không biết hướng điều trị chính thức. Mong được bác sĩ trả lời tư vấn cho tôi lời khuyên.

Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Tăng hồng cầu nguyên phát là 1 bệnh lý nằm trong hội chứng tăng sinh tủy, được chẩn đoán xác định dựa vào các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn A

Hct >25% giá trị trung bình hoặc Hb (Hemoglobin) > 18,5 g/dl ở nam và > 16,5 g/dl ở nữ.

Không có nguyên nhân gây tăng hồng cầu thứ phát như không có tăng hồng cầu có tính chất gia đình, không tăng Erythropoetine (EPO) .

Lách to

Bất thường nhiễm sắc thể khác Philadelphia (ph) hoặc gen BCR/ABL trong tế bào tủy.

Hình thành dòng hồng cầu nội sinh in vitro

Tiêu chuẩn B

Tăng tiểu cầu >400k/UL

Bạch cầu > 12k/UL

Sinh thiết tủy có tăng sinh dòng hồng cầu, mẫu tiểu cầu

EPO huyết thanh giảm

Chẩn đoán xác định khi người bệnh có tiêu chuẩn 1 và 2 của nhóm A và bất kỳ tiêu chuẩn nào của nhóm A hay khi người bệnh có tiêu chuẩn 1 và 2 của nhóm A và bất kỳ 2 tiêu chuẩn nào của nhóm B.

Nhìn vào xét nghiệm của bạn tôi nhận thấy kết quả hồng cầu của bạn hoàn toàn bình thường, không có hiện tượng tăng số lượng hồng cầu, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.

Thân ái!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Hồng cầu tăng, mặt đỏ, đầu ngón tay đỏ, lách to, chóng mặt có phải tăng hồng cầu nguyên phát không?


Câu hỏi bởi: Thanh Tin

Bác sĩ thân mến!

Mẹ em đi xét nghiệm máu. Hồng cầu tăng 7 triệu/ml, người ở phòng xét nghiệm nói hồng cầu như vậy là rất cao, kèm theo máu đặc rất khó làm xét nghiệm. Mẹ em có thêm một vài triệu chứng như: mặt đỏ, đầu ngón tay đỏ, lách to, chóng mặt. Em lên mạng tìm hiểu thấy triệu chứng của mẹ em rất giống bệnh tăng hồng cầu nguyên phát. Bệnh của mẹ em thế nào ạ? Mong được bác sĩ tư vấn giúp.

Xin cảm ơn bác sĩ!

Chào em!

Em chỉ cho biết số lượng hồng cầu (HC) nhưng không cho biết chất lượng hồng cầu: ví dụ thể tích trung bình hồng cầu, dung tích hồng cầu, chỉ số Hb, hồng cầu nhược sắc hay đẳng sắc…? Một số trường hợp hồng cầu tăng số lượng nhưng chất lượng hoàn toàn bình thường và bệnh nhân cũng không có triệu chứng gì, hay gặp ở những người sống ở vùng cao hoặc trong 1 số bệnh lý mãn tính khác.

Mẹ em đã có các triệu chứng của thiếu máu (chóng mặt…), triệu chứng của việc hồng cầu bị hủy (lách to…). Em nên cho mẹ tái khám bác sĩ chuyên khoa Huyết học để tầm soát kỹ hơn một số bệnh lý về máu. Khi tìm ra nguyên nhân, điều trị bệnh sẽ ổn, em nhé.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Hồng cầu nhỏ, nhược sắc và hồng cầu trong máu tăng cao có phải bị bệnh Thalessemia không?


Câu hỏi bởi: Bích Phương

Chào bác sĩ.

Em 24 tuổi, hay bị chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức xương… Em kiểm tra sức khỏe định kỳ tại công ty, xét nghiệm máu cho thấy hồng cầu nhỏ, nhược sắc và hồng cầu trong máu tăng cao. Có phải em bị bệnh Thalessemia không ạ? Xin các bác sĩ giải thích rõ giùm em.

Chân thành cám ơn.

Chào Bích Phương.

Xét nghiệm khi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại cơ quan chỉ là xét nghiệm thông thường và thường qui thôi, khi các xét nghiệm đó “có vấn đề”, các bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị.

Trường hợp của em, cần khám bác sĩ chuyên khoa Huyết học, hoặc nếu ở thành phố Hồ Chí Minh, em đến thẳng bệnh viện Truyền máu và Huyết học (201 Phạm Viết Chánh, quận 1), làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để có kết luận chắc chắn. Thường, để kết luận là bệnh Thalassemia cần làm thêm xét nghiệm điện di Hemoglobin… em nhé.

Chúc em luôn khỏe.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl