Hỏi Bác Sĩ - Tâm lý thay đổi, mệt mỏi hay nổi mụn là một trong những dấu hiệu thường gặp của nữ giới khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng nổi mụn trong thời kỳ này.
Bị ra mồ hôi tay chân, khó chịu, mọc mụn, kinh nguyệt không đều là bị bệnh gì và chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Thư
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 17 tuổi, nữ. Từ nhỏ cháu đã bị ra mồ hôi tay chân, cháu còn luôn hay thấy khó chịu trong người, mụn mọc khắp nặt cháu, mà kinh nguyệt cháu không đều. Bác sĩ tư vấn giúp cháu bị bệnh gì và nên khám khoa nào ạ?
Cháu cảm ơn ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Ra mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay bàn chân là rối loạn thần kinh thực vật. Nếu hiện tượng ra mồ hôi nhiều thì bạn nên đi khám ở khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, nếu cần thiết có thể các bác sĩ phải cắt bỏ hạch giao càm ở lưng thì mới hết hiện tượng ra mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân.
Hiện tượng mọc nhiều mụn trên mặt là bệnh trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì và thanh thiếu niên do tuyến bã tăng hoạt động có thể gây bít tắc nang lông gây ra mụn trứng cá trên mặt. Nếu mụn trứng cá bị nhiều, có mủ (mụn trứng cá ung) hoặc oxy hóa thành mụn đầu đen thì đi khám bác sĩ da liễu để có thuốc chữa trị phù hợp, không nên tự ý mua thuốc trị mụn theo mách bảo về bôi vì nhiều khi gây kích ứng tổn thương da mặt không hồi phục.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Cách ngừa mụn ngày kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Cháu 16 tuổi. Da mặt cháu hay bị mụn, nhất là những ngày kinh nguyệt. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên về cách ngừa và trị mụn.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Da mặt cháu hay bị mụn, cháu nên:
– Thường xuyên làm sạch da mặt
– Hạn chế ăn dầu, mỡ, cay, socola, thức khuya.
– Uống cao Ích mẫu để điều hòa kinh nguyệt
– Đến khám các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chữa trị đúng.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Chưa có kinh nguyệt tại sao bị mụn trứng cá?
Câu hỏi bởi: lanpham
Chào bác sĩ.
Em năm nay 15 tuổi, là nữ giới. Em chưa có kinh nguyệt mà sao có mụn vậy ạ? Em phải làm gì ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Tuổi dậy thì của các bạn gái thường bắt đầu trong độ tuổi từ 10-15 và kéo dài một vài năm. Ở độ tuổi này các bạn gái sẽ có nhiều thay đổi: chiều cao tăng vọt, phát triển vú, có kinh nguyệt, mụn trứng cá, phát triển lông mu… Song các triệu chứng này có thể xảy ra cùng một lúc hoặc có thể diễn ra từ từ, đó là cơ thể hoàn toàn bình thường. Cháu nên biết những gì sắp tới sẽ xảy ra để có thể giúp cháu an tâm và thỏa mái.
Cháu đang ở độ tuổi phát triển nhanh về cơ thể, các tuyến mồ hôi và tuyến bã ở trong cơ thể phát triển và bài tiết mạnh hơn. Tuyến bã là các tuyến nằm dưới da, cạnh lỗ chân lông, bài tiết chất nhờn giúp cho da mềm mại và có độ ẩm nhất định. Khi các tuyến này chế tiết nhiều, lỗ tuyến thông thành một nhân nhỏ nằm dưới da, cứng lại thành mụn trứng cá. Việc vệ sinh da kém, làm việc trong môi trường ẩm ướt, dơ bẩn và lạm dụng chất ngọt, bánh mì, chè, mỡ… là một trong những lí do gây ra mụn.
Ngoài ra uống nước ít, căng thẳng, lo lắng, thức khuya, thiếu ngủ,… cũng là một trong yếu tố nguy cơ gây mụn. Khi da cháu đang có mụn, cháu nên theo các lời khuyên dưới đây:
– Rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch, đặc biệt khi vừa hoạt động trong môi trường nhiều khói, bụi. Có thể dùng các loại sữa rửa mặt không có chất tẩy rửa, chất kích thích. Thường xuyên mát xa da mặt nhằm tăng sự đàn hồi và bài tiết cho da.
– Tập thể dục và vận động thường xuyên để kích thích sự hoạt động và bài tiết của các tuyến mồ hôi và tuyến nội tiết dưới da. – Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh ức chế hay căng thẳng.
– Ăn nhiều hoa quả và các loại rau củ có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, rau cải… Tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng hay có nhiều dầu mỡ.
– Uống nhiều nước, ít nhất 1,5 lít/ngày.
– Ngủ điều độ, không thức khuya và ngủ đủ giấc (8 giờ/ngày).
– Không dùng quá nhiều chất kích thích như trà đặc, cà phê, đường, mỡ…
– Tránh làm việc và hoạt động trong môi trường ô nhiễm. Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
– Không dùng tay bóp, nặn mụn hay sờ lên da mặt thường xuyên có thể gây nhiễm trùng da thứ phát sẽ hình thành các vết sẹo, tác động đến thẩm mỹ. Cháu không nên tự ý uống thuốc. Cháu nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Chúc cháu sức khỏe.
Da cằm nổi mụn trước chu kỳ kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, cứ mỗi lần chuẩn bị hành kinh là em lại nổi mụn ở trên cằm. Có cách nào để giải quyết vấn đề này ko ạ? Mụn rất đau và để lại vết thấm rất xấu. Cả cằm em bị thâm thế này. Em có thể dùng thuốc tránh thai để ko hành kinh nữa. Nếu làm vậy có hết mụn ko ạ?
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Những thông tin bạn cung cấp chưa đủ để có thể đi đến kết luận về bệnh lý. Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và tìm cách điều trị hợp lý.
Chúc bạn sớm có làn da đẹp!
Da mặt bị mụn nhiều, rỗ, kinh nguyệt không đều là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Lê Thanh Nhi
Chào bác sĩ!
Năm nay cháu 19 tuổi. Da mặt cháu bị mụn rất nhiều và rất nặng, đã dẫn đến rỗ. Thời gian gần đây cháu có dùng thuốc để trị, hình như là thuốc nội tiết tố gì đó cháu không biết rõ. Một hai tuần đầu có khởi sắc, nhưng đến tuần thứ 3 mụn cháu bắt đầu lên nhiều mủ. Cháu ăn cái gì cũng bị nổi dị ứng.
Ngày trước cháu không hề bị dị ứng bởi những thực phẩm đó, bây giờ cháu ăn gà, hải sản, bò, chả cá đều bị ngứa và nổi chấm chấm đỏ và sưng mặt. Ngoài ra nó còn bông tróc mảng mảng da nhỏ và để lại thâm.
Cháu đã cử ăn đồ ngọt và các loại phẩm đó. Cháu ngưng toàn bộ thuốc và không sử dụng bất cứ phẩm nào hơn 3 tháng nay nhưng mỗi lần ăn phải một miếng gà, bò thì cháu vẫn bị dị ứng. Nó không nặng như những lần đầu tiên nhưng vẫn có. Kinh nguyệt cháu cũng không đều, gần đây có khi hai tháng mà cháu vẫn chưa bị. Cháu rất lo, mong bác sĩ giúp ạ!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bị mụn trứng cá là thường gặp ở người trẻ tuổi do tăng cường hoạt động của các tuyến bã. Có nhiều phương pháp chữa trị, trong có có phác đồ sử dụng nội tiết tố làm giảm hiện tượng tăng tiết bã của tuyến ở cổ nang lông. Tuy nhiên phương pháp này đôi khi có những tác dụng không mong muốn như ở bạn.
Hiện tượng kinh nguyệt không đều cũng có thể do bạn dùng thuốc nội tiết tố sinh dục gây ra, vì thế cho nên bạn nghỉ thuốc, kinh nguyệt sẽ dần trở lại bình thường. Bạn nên đi khám lại tại phòng khám chuyên khoa da liễu, các bác sĩ sẽ cho thuốc bôi 15-20 ngày sau đó tái khám lại để hút hết các chất cặn bã của từng mụn một thì mới khỏi triệt để.
Hoặc bạn có thể xin giải đáp hay khám bệnh (nếu ở gần) tại Thạc sĩ Nguyễn Văn Khái, giảng viên bộ môn da liễu đại học y Thái bình người có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh trứng cá. Điện thoại: 0936241539, địa chỉ: số 274 Phan Bá Vành, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị ra mồ hôi tay chân, khó chịu, mọc mụn, kinh nguyệt không đều là bị bệnh gì và chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Thư
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 17 tuổi, nữ. Từ nhỏ cháu đã bị ra mồ hôi tay chân, cháu còn luôn hay thấy khó chịu trong người, mụn mọc khắp nặt cháu, mà kinh nguyệt cháu không đều. Bác sĩ tư vấn giúp cháu bị bệnh gì và nên khám khoa nào ạ?
Cháu cảm ơn ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Ra mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay bàn chân là rối loạn thần kinh thực vật. Nếu hiện tượng ra mồ hôi nhiều thì bạn nên đi khám ở khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, nếu cần thiết có thể các bác sĩ phải cắt bỏ hạch giao càm ở lưng thì mới hết hiện tượng ra mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân.
Hiện tượng mọc nhiều mụn trên mặt là bệnh trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì và thanh thiếu niên do tuyến bã tăng hoạt động có thể gây bít tắc nang lông gây ra mụn trứng cá trên mặt. Nếu mụn trứng cá bị nhiều, có mủ (mụn trứng cá ung) hoặc oxy hóa thành mụn đầu đen thì đi khám bác sĩ da liễu để có thuốc chữa trị phù hợp, không nên tự ý mua thuốc trị mụn theo mách bảo về bôi vì nhiều khi gây kích ứng tổn thương da mặt không hồi phục.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Cách ngừa mụn ngày kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Cháu 16 tuổi. Da mặt cháu hay bị mụn, nhất là những ngày kinh nguyệt. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên về cách ngừa và trị mụn.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Da mặt cháu hay bị mụn, cháu nên:
– Thường xuyên làm sạch da mặt
– Hạn chế ăn dầu, mỡ, cay, socola, thức khuya.
– Uống cao Ích mẫu để điều hòa kinh nguyệt
– Đến khám các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chữa trị đúng.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Chưa có kinh nguyệt tại sao bị mụn trứng cá?
Câu hỏi bởi: lanpham
Chào bác sĩ.
Em năm nay 15 tuổi, là nữ giới. Em chưa có kinh nguyệt mà sao có mụn vậy ạ? Em phải làm gì ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Tuổi dậy thì của các bạn gái thường bắt đầu trong độ tuổi từ 10-15 và kéo dài một vài năm. Ở độ tuổi này các bạn gái sẽ có nhiều thay đổi: chiều cao tăng vọt, phát triển vú, có kinh nguyệt, mụn trứng cá, phát triển lông mu… Song các triệu chứng này có thể xảy ra cùng một lúc hoặc có thể diễn ra từ từ, đó là cơ thể hoàn toàn bình thường. Cháu nên biết những gì sắp tới sẽ xảy ra để có thể giúp cháu an tâm và thỏa mái.
Cháu đang ở độ tuổi phát triển nhanh về cơ thể, các tuyến mồ hôi và tuyến bã ở trong cơ thể phát triển và bài tiết mạnh hơn. Tuyến bã là các tuyến nằm dưới da, cạnh lỗ chân lông, bài tiết chất nhờn giúp cho da mềm mại và có độ ẩm nhất định. Khi các tuyến này chế tiết nhiều, lỗ tuyến thông thành một nhân nhỏ nằm dưới da, cứng lại thành mụn trứng cá. Việc vệ sinh da kém, làm việc trong môi trường ẩm ướt, dơ bẩn và lạm dụng chất ngọt, bánh mì, chè, mỡ… là một trong những lí do gây ra mụn.
Ngoài ra uống nước ít, căng thẳng, lo lắng, thức khuya, thiếu ngủ,… cũng là một trong yếu tố nguy cơ gây mụn. Khi da cháu đang có mụn, cháu nên theo các lời khuyên dưới đây:
– Rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch, đặc biệt khi vừa hoạt động trong môi trường nhiều khói, bụi. Có thể dùng các loại sữa rửa mặt không có chất tẩy rửa, chất kích thích. Thường xuyên mát xa da mặt nhằm tăng sự đàn hồi và bài tiết cho da.
– Tập thể dục và vận động thường xuyên để kích thích sự hoạt động và bài tiết của các tuyến mồ hôi và tuyến nội tiết dưới da. – Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh ức chế hay căng thẳng.
– Ăn nhiều hoa quả và các loại rau củ có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, rau cải… Tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng hay có nhiều dầu mỡ.
– Uống nhiều nước, ít nhất 1,5 lít/ngày.
– Ngủ điều độ, không thức khuya và ngủ đủ giấc (8 giờ/ngày).
– Không dùng quá nhiều chất kích thích như trà đặc, cà phê, đường, mỡ…
– Tránh làm việc và hoạt động trong môi trường ô nhiễm. Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
– Không dùng tay bóp, nặn mụn hay sờ lên da mặt thường xuyên có thể gây nhiễm trùng da thứ phát sẽ hình thành các vết sẹo, tác động đến thẩm mỹ. Cháu không nên tự ý uống thuốc. Cháu nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Chúc cháu sức khỏe.
Da cằm nổi mụn trước chu kỳ kinh nguyệt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, cứ mỗi lần chuẩn bị hành kinh là em lại nổi mụn ở trên cằm. Có cách nào để giải quyết vấn đề này ko ạ? Mụn rất đau và để lại vết thấm rất xấu. Cả cằm em bị thâm thế này. Em có thể dùng thuốc tránh thai để ko hành kinh nữa. Nếu làm vậy có hết mụn ko ạ?
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Những thông tin bạn cung cấp chưa đủ để có thể đi đến kết luận về bệnh lý. Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và tìm cách điều trị hợp lý.
Chúc bạn sớm có làn da đẹp!
Da mặt bị mụn nhiều, rỗ, kinh nguyệt không đều là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Lê Thanh Nhi
Chào bác sĩ!
Năm nay cháu 19 tuổi. Da mặt cháu bị mụn rất nhiều và rất nặng, đã dẫn đến rỗ. Thời gian gần đây cháu có dùng thuốc để trị, hình như là thuốc nội tiết tố gì đó cháu không biết rõ. Một hai tuần đầu có khởi sắc, nhưng đến tuần thứ 3 mụn cháu bắt đầu lên nhiều mủ. Cháu ăn cái gì cũng bị nổi dị ứng.
Ngày trước cháu không hề bị dị ứng bởi những thực phẩm đó, bây giờ cháu ăn gà, hải sản, bò, chả cá đều bị ngứa và nổi chấm chấm đỏ và sưng mặt. Ngoài ra nó còn bông tróc mảng mảng da nhỏ và để lại thâm.
Cháu đã cử ăn đồ ngọt và các loại phẩm đó. Cháu ngưng toàn bộ thuốc và không sử dụng bất cứ phẩm nào hơn 3 tháng nay nhưng mỗi lần ăn phải một miếng gà, bò thì cháu vẫn bị dị ứng. Nó không nặng như những lần đầu tiên nhưng vẫn có. Kinh nguyệt cháu cũng không đều, gần đây có khi hai tháng mà cháu vẫn chưa bị. Cháu rất lo, mong bác sĩ giúp ạ!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bị mụn trứng cá là thường gặp ở người trẻ tuổi do tăng cường hoạt động của các tuyến bã. Có nhiều phương pháp chữa trị, trong có có phác đồ sử dụng nội tiết tố làm giảm hiện tượng tăng tiết bã của tuyến ở cổ nang lông. Tuy nhiên phương pháp này đôi khi có những tác dụng không mong muốn như ở bạn.
Hiện tượng kinh nguyệt không đều cũng có thể do bạn dùng thuốc nội tiết tố sinh dục gây ra, vì thế cho nên bạn nghỉ thuốc, kinh nguyệt sẽ dần trở lại bình thường. Bạn nên đi khám lại tại phòng khám chuyên khoa da liễu, các bác sĩ sẽ cho thuốc bôi 15-20 ngày sau đó tái khám lại để hút hết các chất cặn bã của từng mụn một thì mới khỏi triệt để.
Hoặc bạn có thể xin giải đáp hay khám bệnh (nếu ở gần) tại Thạc sĩ Nguyễn Văn Khái, giảng viên bộ môn da liễu đại học y Thái bình người có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh trứng cá. Điện thoại: 0936241539, địa chỉ: số 274 Phan Bá Vành, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare