Hỏi Bác Sĩ -
Đôi khi, đùi chúng ta xuất hiện những vết bầm tím không rõ lý do ở nhiều vị trí. Lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để tìm cách đối phó với nó qua các câu hỏi sau đây nhé
Vết bầm tím xuất hiện trên đùi, kèm lõm da, bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Bùi Trang Thanh
Chào bác sĩ!
Khoảng 4 – 5 ngày nay 2 bên đùi của em có những vết bầm tím xuất hiện, dài khoảng 3 – 4 cm chạy dọc xuống. Nhìn kỹ thì da vùng đó bị lõm xuống một chút so với bình thường. Hoàn toàn không đau nhức gì. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em bị triệu chứng gì và chữa trị ra sao?
Xin cảm ơn
Chào em.
Mô tả của em chưa rõ ràng, nên trước mắt tôi nghĩ có 2 khả năng, có thể đây là những vết bầm máu tự nhiên, do rối loạn đông cầm máu; hoặc có thể đây là vết rạn da, thường khi tăng cân quá nhanh, căng cơ không đúng cách, tác dụng phụ của thuốc Corticoid.
Tuy nhiên vì không khám trực tiếp cho em, tôi không thể đưa ra kết luận chắc chắn được. Khi có bất kỳ bất thường nào trên da, an toàn nhất là đến khám bác sĩ để có chẩn đoán cụ thể và điều trị thích hợp.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị nổi những đốm tím như máu bầm dưới da đùi không gây đau là bệnh gì và chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu là nam 22 tuổi. Khoảng 2 tháng nay cháu bị nổi những đốm tím như máu bầm dưới da đùi, có những đốm bằng hạt đậu, có những đốm thành vệt dài 12cm. Không đau không ngứa, căng da ra vẫn hiện chứ không mất đi. Những đốm này nằm ở cả 2 bên đùi và đang có dấu hiệu lan ra. Bác sĩ cho cháu hỏi là cháu bị bệnh gì. Có cần phải đến bệnh viện khám không? Nếu có thì cháu nên đi khám ở bệnh viện nào ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Hiện tượng như bạn mô tả là biểu hiện xuất huyết dưới da. Xuất huyết dưới da là một biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau như: bệnh về tiểu cầu, bệnh bạch cầu cấp, bệnh về rối loạn đông máu cầm máu, bệnh về sức bền mạch máu,… Bạn nên đi khám bệnh để tìm lí do gây xuất huyết, từ đó có liệu trình chữa trị phù hợp. Bạn có thể khám ở bất cứ viện nào nhưng tốt nhất là Viện huyết học và truyền máu bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Sau khi sinh, vùng mông và đùi có những vết bầm đỏ, mãi không thấy hết có sao không?
Câu hỏi bởi: N.T Nguyên
Thưa bác sĩ.
Em sinh con được 8,5 tháng. Sau khi sinh ở vùng mông và vùng da phía trong đùi gần đầu gối xuất hiện những vết bầm màu đỏ dài, không thấy đau nên em không đi khám. Nhưng tới giờ vẫn không thấy hết. Không biết như vậy có sao không?
Xin bác sĩ tư vấn giúp em.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Theo em mô tả, có thể những “vết bầm” đó là do rạn da trong lúc mang thai và chúng tồn tại đến bây giờ.
Em yên tâm, nếu đúng là do rạn da thì chúng không nguy hại gì đến sức khỏe của em cả, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ thôi và cũng không có thuốc để điều trị hiệu quả, nhưng em có thể dùng các loại kem (Happy Event) để thoa xem có giúp cải thiện được phần nào không em nhé!
Chúc gia đình em sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị chó cào vào đùi, vết thương bầm hơi đau, có cần tiêm phòng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ em bị chó cào vào đùi hồi sáng nhưng tối nó bầm hơi đau. Vậy em có cần đi chích không bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Nếu đó là con chó dại, nước dãi của nó có thể dính trên móng do con vật liếm chân của nó. Khi đó tiêm phòng là cần thiết. Do đó nếu em bị cào bởi một con vật bị dại hoặc nghi ngờ dại, hoặc không xác định được tình trạng của con vật, em nên đến Trung tâm Y tế dự phòng để giải đáp tiêm phòng vắc xin.
Chúc em khỏe.
Vết tím thẫm trên đùi như vỡ mạch máu dưới da là bị bệnh gì
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu là bộ đội. cháu có 1 vết thẫm tím hình như theo mạch máu dưới da đùi (giống như bị vỡ mạch). Sau một thời gian thì hết thâm rồi để lại 1 đường rãnh to dưới da, sờ vào thấy rõ cái rãnh, chỉ còn lớp da mỏng bên trên, cứ như thế phát triển dài ra nhưng chậm. Xin hỏi bác sĩ như thế là bị gì và chữa trị thế nào?
Cháu cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn có thể khiến cho máu chạy theo những đường ngược nhau. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng tĩnh mạch bị tổn thương.
Triệu chứng: Những biểu hiện bệnh triệu chứng rõ vào mùa hè, khi phải đứng lâu, người bệnh sẽ thấy chân nằng nặng, cảm giác như kiến bò ở chân. Đó là hậu quả của việc ứ máu trong tĩnh mạch. Khi bệnh nặng hơn, bạn sẽ thấy da chân lộ ra những sợi tĩnh mạch màu xanh hoặc tím, thậm chí là những búi cuộn tĩnh mạch. Những cuộn tĩnh mạch này sẽ phồng lên khi bạn đứng hay di chuyển và xẹp xuống khi bạn nằm. Các phương pháp điều trị hiện nay:
– Dùng băng ép và tất ép. Mục đích là để tạo áp lực lớn ở phía dưới, áp lực nhỏ ở phía trên và giảm đường kính lòng mạch, giúp máu tĩnh mạch lưu thông về phía trên dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này được sử dụng để dự phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính, hỗ trợ cho các biện pháp chữa trị nội khoa và phòng ngừa tái phát.
– Dùng thuốc: Dùng thuốc trợ tĩnh mạch và chống đông máu theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Điều trị bằng thủ thuật và ngoại khoa:
+) Chích xơ: Tĩnh mạch bao gồm ba hệ thống: nông, sâu và xuyên. Chích xơ chỉ dùng trong tình huống tổn thương hệ thống tĩnh mạch xuyên. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây xơ hóa toàn bộ tĩnh mạch. Bệnh nhân được chích xơ nhiều lần cho đến khi không còn giãn tĩnh mạch nữa.
+) Mổ cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn.: Phẫu thuật kéo dài khoảng 5-10 phút, được áp dụng cho tình huống tổn thương tĩnh mạch nông.
Với biểu hiện như bạn mô tả thì khả năng nhiều là do bạn bị giãn tĩnh mạch nông. Trước hết bạn có thể:
– Dùng băng ép và tất ép
– Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.
– Không để trọng lượng cơ thể tăng nhanh trong một thời gian ngắn.
– Khi nghỉ ngơi, nên để chân cao hơn ngực, gác chân cao khi đi ngủ.
– Ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước để chống táo bón.
– Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút.
– Tăng cường vận động hô hấp: Hít thở sâu và đúng.
– Xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.
Làm như vậy không đỡ bạn cần đi khám bác sĩ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đôi khi, đùi chúng ta xuất hiện những vết bầm tím không rõ lý do ở nhiều vị trí. Lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để tìm cách đối phó với nó qua các câu hỏi sau đây nhé
Vết bầm tím xuất hiện trên đùi, kèm lõm da, bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Bùi Trang Thanh
Chào bác sĩ!
Khoảng 4 – 5 ngày nay 2 bên đùi của em có những vết bầm tím xuất hiện, dài khoảng 3 – 4 cm chạy dọc xuống. Nhìn kỹ thì da vùng đó bị lõm xuống một chút so với bình thường. Hoàn toàn không đau nhức gì. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em bị triệu chứng gì và chữa trị ra sao?
Xin cảm ơn
Chào em.
Mô tả của em chưa rõ ràng, nên trước mắt tôi nghĩ có 2 khả năng, có thể đây là những vết bầm máu tự nhiên, do rối loạn đông cầm máu; hoặc có thể đây là vết rạn da, thường khi tăng cân quá nhanh, căng cơ không đúng cách, tác dụng phụ của thuốc Corticoid.
Tuy nhiên vì không khám trực tiếp cho em, tôi không thể đưa ra kết luận chắc chắn được. Khi có bất kỳ bất thường nào trên da, an toàn nhất là đến khám bác sĩ để có chẩn đoán cụ thể và điều trị thích hợp.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị nổi những đốm tím như máu bầm dưới da đùi không gây đau là bệnh gì và chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu là nam 22 tuổi. Khoảng 2 tháng nay cháu bị nổi những đốm tím như máu bầm dưới da đùi, có những đốm bằng hạt đậu, có những đốm thành vệt dài 12cm. Không đau không ngứa, căng da ra vẫn hiện chứ không mất đi. Những đốm này nằm ở cả 2 bên đùi và đang có dấu hiệu lan ra. Bác sĩ cho cháu hỏi là cháu bị bệnh gì. Có cần phải đến bệnh viện khám không? Nếu có thì cháu nên đi khám ở bệnh viện nào ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Hiện tượng như bạn mô tả là biểu hiện xuất huyết dưới da. Xuất huyết dưới da là một biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau như: bệnh về tiểu cầu, bệnh bạch cầu cấp, bệnh về rối loạn đông máu cầm máu, bệnh về sức bền mạch máu,… Bạn nên đi khám bệnh để tìm lí do gây xuất huyết, từ đó có liệu trình chữa trị phù hợp. Bạn có thể khám ở bất cứ viện nào nhưng tốt nhất là Viện huyết học và truyền máu bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Sau khi sinh, vùng mông và đùi có những vết bầm đỏ, mãi không thấy hết có sao không?
Câu hỏi bởi: N.T Nguyên
Thưa bác sĩ.
Em sinh con được 8,5 tháng. Sau khi sinh ở vùng mông và vùng da phía trong đùi gần đầu gối xuất hiện những vết bầm màu đỏ dài, không thấy đau nên em không đi khám. Nhưng tới giờ vẫn không thấy hết. Không biết như vậy có sao không?
Xin bác sĩ tư vấn giúp em.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Theo em mô tả, có thể những “vết bầm” đó là do rạn da trong lúc mang thai và chúng tồn tại đến bây giờ.
Em yên tâm, nếu đúng là do rạn da thì chúng không nguy hại gì đến sức khỏe của em cả, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ thôi và cũng không có thuốc để điều trị hiệu quả, nhưng em có thể dùng các loại kem (Happy Event) để thoa xem có giúp cải thiện được phần nào không em nhé!
Chúc gia đình em sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị chó cào vào đùi, vết thương bầm hơi đau, có cần tiêm phòng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ em bị chó cào vào đùi hồi sáng nhưng tối nó bầm hơi đau. Vậy em có cần đi chích không bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Nếu đó là con chó dại, nước dãi của nó có thể dính trên móng do con vật liếm chân của nó. Khi đó tiêm phòng là cần thiết. Do đó nếu em bị cào bởi một con vật bị dại hoặc nghi ngờ dại, hoặc không xác định được tình trạng của con vật, em nên đến Trung tâm Y tế dự phòng để giải đáp tiêm phòng vắc xin.
Chúc em khỏe.
Vết tím thẫm trên đùi như vỡ mạch máu dưới da là bị bệnh gì
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu là bộ đội. cháu có 1 vết thẫm tím hình như theo mạch máu dưới da đùi (giống như bị vỡ mạch). Sau một thời gian thì hết thâm rồi để lại 1 đường rãnh to dưới da, sờ vào thấy rõ cái rãnh, chỉ còn lớp da mỏng bên trên, cứ như thế phát triển dài ra nhưng chậm. Xin hỏi bác sĩ như thế là bị gì và chữa trị thế nào?
Cháu cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn có thể khiến cho máu chạy theo những đường ngược nhau. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng tĩnh mạch bị tổn thương.
Triệu chứng: Những biểu hiện bệnh triệu chứng rõ vào mùa hè, khi phải đứng lâu, người bệnh sẽ thấy chân nằng nặng, cảm giác như kiến bò ở chân. Đó là hậu quả của việc ứ máu trong tĩnh mạch. Khi bệnh nặng hơn, bạn sẽ thấy da chân lộ ra những sợi tĩnh mạch màu xanh hoặc tím, thậm chí là những búi cuộn tĩnh mạch. Những cuộn tĩnh mạch này sẽ phồng lên khi bạn đứng hay di chuyển và xẹp xuống khi bạn nằm. Các phương pháp điều trị hiện nay:
– Dùng băng ép và tất ép. Mục đích là để tạo áp lực lớn ở phía dưới, áp lực nhỏ ở phía trên và giảm đường kính lòng mạch, giúp máu tĩnh mạch lưu thông về phía trên dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này được sử dụng để dự phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính, hỗ trợ cho các biện pháp chữa trị nội khoa và phòng ngừa tái phát.
– Dùng thuốc: Dùng thuốc trợ tĩnh mạch và chống đông máu theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Điều trị bằng thủ thuật và ngoại khoa:
+) Chích xơ: Tĩnh mạch bao gồm ba hệ thống: nông, sâu và xuyên. Chích xơ chỉ dùng trong tình huống tổn thương hệ thống tĩnh mạch xuyên. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây xơ hóa toàn bộ tĩnh mạch. Bệnh nhân được chích xơ nhiều lần cho đến khi không còn giãn tĩnh mạch nữa.
+) Mổ cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn.: Phẫu thuật kéo dài khoảng 5-10 phút, được áp dụng cho tình huống tổn thương tĩnh mạch nông.
Với biểu hiện như bạn mô tả thì khả năng nhiều là do bạn bị giãn tĩnh mạch nông. Trước hết bạn có thể:
– Dùng băng ép và tất ép
– Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.
– Không để trọng lượng cơ thể tăng nhanh trong một thời gian ngắn.
– Khi nghỉ ngơi, nên để chân cao hơn ngực, gác chân cao khi đi ngủ.
– Ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước để chống táo bón.
– Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút.
– Tăng cường vận động hô hấp: Hít thở sâu và đúng.
– Xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.
Làm như vậy không đỡ bạn cần đi khám bác sĩ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare