Những thắc mắc ở người mắc tiểu đường tuýp 2


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Tiểu đường tuýp 2, thường gặp ở người lớn hoặc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, đây là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa đường – nguồn nhiên liệu chính của cơ thể.

Bệnh nhân tiểu đường type 2 cần kiêng gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Xin bác sĩ giải đáp cho tôi bệnh nhân bị tiểu đường Type 2 thì nên kiêng những gì?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường. Người ta chia đái tháo đường làm 2 loại:

– Đái tháo đường týp 1: phụ thuộc Insulin

– Đái tháo đường týp 2: không phụ thuộc Insulin đái tháo đường dù là týp 1 hay týp 2 đều phải chữa trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.

Ngoài việc bệnh nhân phải tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn uống thuốc của bác sĩ, bệnh nhân còn phải kiêng các loại thực phẩm sau đây: các loại đường, bánh kẹo có đường, các nước giải khát có đường; hoa quả ngọt; hạn chế tinh bột, hydratcacbon. Vì đái tháo đường có nhiều biến chứng về tim mạch, thận nên cũng cần ăn kiêng các thực phẩm sau: mỡ động vật bão hòa; nội tạng động vật, tiết, bì động vật…; hạn chế cơm (tinh bột) nhưng phải ăn no bằng cách ăn nhiều rau, cá. Không vì kiêng mà để đói không cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động bình thường của cơ thể.

Chúc bạn uống thuốc đúng và khỏe mạnh.

Nam bị tiểu đường tuýp 2 có uống được Rocket không?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Tôi bị tiểu đường tuýp 2 có uống được Rocket không?

Xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Viên uống Rocket của Công ty cổ phần Sao Thái Dương được sử dụng để hỗ trợ chữa trị suy giảm sinh lý ở nam giới. Độ tuổi phù hợp có sác xuất sử dụng Rocket là từ 38 tuổi trở lên. Đặc biệt đối với những người bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lí và không cương cứng trong quá trình quan hệ. Nên dùng cách xa các thuốc khác 2-4h. Đặc biệt không được dùng chung với các thuốc làm dãn mạch hay tăng áp huyết và tim mạch. Có thể sử dụng cùng với thuốc hoàng dược đơn để làm tăng hiệu quả chữa trị.

Theo đó, nếu bạn ở độ tuổi phù hợp thì có thể uống thuốc này. Tuy nhiên, bạn cần nhớ là dùng cách xa các thuốc khác như nói trên. Tốt nhất là bạn nên hỏi thêm bác sĩ chữa trị của bạn vì bạn chỉ cho biết bạn bị tiểu đường, tình trạng cụ thể như thế nào, có kèm theo biến chứng gì không tôi không được rõ nên chỉ có thể giải đáp chung như vậy.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bệnh tiểu đường tuyp 2 và bị xẹp đốt sống


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa Bs, người nhà tôi bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và bị xẹp đốt sống, bV đa khoa Da Nang đã mổ cột sống được khoảng 2 tuần, nay vẫn đau quá nên muốn chuyển đi điều trị nơi khác, do không ăn ngủ và đi lại được nên giờ rất yếu. Mong sự tư vấn của Bs. Xin cảm ơn Bs nhiều.
Thân

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Bạn không nêu rõ nguyên nhân xẹp đốt sống là do chấn thương hay bệnh lý? Phương pháp mổ là làm kỹ thuật như thế nào? nên không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Nếu nguyên nhân là chấn thương thì khoảng thời gian 2 tuần sau mổ triệu chứng đau của bệnh nhân sẽ vẫn còn tồn tại nhiều, chưa thể giảm đau ngay được.
Bạn muốn chuyển viện điều trị thì nên chuyển đến bệnh viện Việt Đức, Hà Nội hoặc Bệnh viện chấn thương và chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh

Chúc bạn mạnh khỏe

Thuốc chống biến chứng tiểu đường


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ bố tôi năm nay gần 60 tuổi bị tiểu đường tip 2 tôi muốn hỏi về thuốc chống biến chứng tiểu đường và liệu trình trị liệu của thuốc. Cảm ơn bác sĩ

Bác sĩ Lê Văn Minh


Chào bạn,
Các biến chứng về tiểu đường thường gặp: xơ vữa và có thể gây viêm tắt động mạch toàn thân ở nhiều cơ quan (mạch vành, mạch chi, mạch não,…), viêm đa dây thần kinh, đục thủy tinh thể…
Thuốc điều trị: trước hết cần kiểm soát đường máu trở về bình thường (thuốc hạ đường máu, Insulin, ăn kiêng, vận động,…)
Thuốc chống xơ vữa động mạch (hạ ỡ máu), chống viêm tắt động mạch (chống ngưng tập tiểu cầu,chống đông)
Liều lượng và thuốc dùng tùy vào từng trường hợp cụ thể, ông/bà nên đi khám bác sĩ để chỉ định điều trị cho phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!

Người bị bệnh tiểu đường có nên chia nhỏ bữa ăn ra không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Mẹ cháu năm nay 66 tuổi, mắc bệnh đái tháo đường tuyp 2 khoảng 3 năm. Từ trước giờ khám ở bệnh viện huyện và các cơ sở y tế, bác sĩ khuyên mẹ cháu, chế độ ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, 3 bữa ăn chính chỉ ăn 2/3 chén cơm, ăn nhiều rau. Gần đây mẹ cháu có lên thành phố Hồ Chí Minh và đi khám thì được bác sĩ khuyên là không nên ăn như thế, ngày chỉ nên ăn 3 bữa chính, mỗi lần ăn từ 1-1,5 chén cơm và ăn nhiều rau, không ăn thêm các bữa nhỏ nữa. Cháu hoang mang quá, không biết nên ăn chia thành nhiều bữa nhỏ hay là ăn 3 bữa chính nữa. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau:

Trước ăn: 90-130 mg/dl (5,0- 7,2 mmol/l ).

sau ăn 1-2h: < 180 mg/dl (10mmol/l).

Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Theo đó, mẹ cháu nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều rau nhé.

Chúc cháu và mẹ mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl