Hỏi Bác Sĩ -
Tắc tĩnh mạch thường gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt và nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta. Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về chữa trị căn bệnh này.
Bệnh tắc tĩnh mạch có thể chữa khỏi được không?
Câu hỏi bởi: L. T Dung
Cháu xin chào các bác sĩ ạ.
Cháu xin các bác sĩ cho cháu hỏi bệnh tắc tĩnh mạch có chữa khỏi được không ạ? Và bệnh viện nào có thể chữa khỏi được ạ? Cháu có người thân mắc bệnh này đã 8 năm rồi nhưng đang đi chữa trị nhiều nơi vẫn không khỏi. Chỗ tắc bị loét rất đau, ở bắp chân ạ.
Cháu xin chân thành cám ơn các bác sĩ!
Bạn Dung thân mến!
Bệnh thuyên tắc mạch như bạn nói còn gọi tên khác là suy tĩnh mạch mãn tính. Đặc điểm là sự ứ trệ máu ở hệ tĩnh mạch ở chân do tình trạng suy yếu của các van tĩnh mạch và có thể hình thành huyết khối gây hẹp lòng mạch làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch gây giãn tĩnh mạch ở chân, cảm giác đau âm ỉ, tức, nặng vùng bắp chân, nặng hơn có thể gây loét, phù chân, xơ hóa lớp lipid da, da trở nên đỏ hoặc nâu do lắng đọng Hemosiderin từ sự phân hủy hồng cầu.
Điều trị: có 2 phương pháp:
Nội khoa:
Nâng cao chân khi nằm, ngồi thì chân phải cao hơn đùi giúp giảm lượng máu ứ trệ, bớt phù.
Dùng vớ áp lực, có áp lực tăng dần từ bàn chân đổ lên, giúp giảm ứ trệ máu ở hệ tĩnh mạch.
Một số thuốc có thể có tác dụng cải thiện triệu chứng như Daflon, vitamin C.
Ngoại khoa: Khi không đáp ứng với điều trị nội, hay có kèm theo loét. Bao gồm cắt bỏ những đoạn tĩnh mạch nông, tạo cầu nối tĩnh mạch đi qua chỗ tắc nghẽn, sửa chữa các van tĩnh mạch bị suy yếu…
Như vậy bạn cần đưa người thân đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa về Mạch máu để có hướng giải quyết. Hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có các chuyên khoa về Vi phẫu mạch máu có thể giúp cho người thân bạn.
Thân chào và chúc sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị viêm tĩnh mạch đã điều trị 2 năm chưa khỏi
Câu hỏi bởi: Diễm Kiều
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi bị bệnh viêm tĩnh mạch đã khám và điều trị ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình gần 2 năm rồi nhưng không hết, bác sĩ nói bệnh này điều trị lâu lắm.
Mẹ tôi uống thuốc đã 2 năm mà chân vẫn còn sưng và nóng, nghe nói nên khám thêm khoa Nội thần kinh nữa để biết có bị gì nữa không. Theo bác sĩ thì mẹ tôi phải khám điều trị như thế nào cho phù hợp?
Chân thành cảm ơn bác sĩ và rất mong nhận được sự tư vấn sớm.
Xin cảm ơn ạ!
Chị Diễm Kiều thân mến.
Mẹ chị bị bệnh viêm tĩnh mạch 2 năm mà chị không cho biết viêm tĩnh mạch nông hay viêm tĩnh mạch sâu, trong giai đoạn nào và có biến chứng hay chưa,… mới có phương pháp điều trị được.
Viêm tĩnh mạch nông chi dưới thường gặp giãn tĩnh mạch nông chi dưới sau một tình trạng bệnh nặng như mất máu lớn, nhồi máu cơ tim… đôi khi gặp viêm tắc tĩnh mạch nguyên phát do nhiễm trùng trên một cơ thể dễ mẫn cảm như dị ứng hay phải truyền máu…
Viêm tắc tĩnh mạch sâu ở chi dưới thường gặp sau chấn thương, bỏng, sinh khó hoặc sẩy thai ở phụ nữ, sau mổ lấy thai hoặc sau các phẫu thuật ở cơ quan tiêu hóa, tiết niệu và một số bệnh nhiễm trùng khác…
Tuy nhiên để chẩn đoán bệnh được chính xác chị nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được làm siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới để xác định viêm tĩnh mạch hay suy tĩnh mạch, vì hai bệnh này có hướng điều trị khác nhau và tiên lượng khác nhau.
Chúc chị khỏe và điều trị khỏi bệnh cho mẹ chị!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Đau nhức ở đầu các ngón chân và đau liên tục có phải bệnh xương khớp không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 25 tuổi. Tôi bị đau nhức ở đầu các ngón chân, đau liên tục. Xin bác sĩ cho tôi biết có phải tôi bị bệnh xương khớp không ạ? Và nó có nguy hiểm không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đau nhức ở đầu các ngón chân và đau liên tục không phải dấu hiệu của bệnh xương khớp mà là bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên hoặc viêm tắc tĩnh mạch. Hai bệnh này thường khó chữa và chữa rất lâu dài.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Người già bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, nên chữa trị thế nào và thuốc đặc trị không?
Câu hỏi bởi: Hữu Hoàng
Chào bác sĩ.
Bố cháu năm nay 64 tuổi, bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới (chân trái), đang nằm điều trị tại bệnh viện Nghệ An.
Huyết áp 80/140, Ure 10,5; Glucose 5,7; Creatinin 126; Cholesterol 6,4; Tryglycerid 3,3; hdl-cho 1,1; ldl- cho 3,7. Trước đây cụ có bệnh viêm vai gáy nhưng bây giờ đã khỏi.
Cách đây 7 ngày, bắp chân trái (từ đầu gối trở xuống) sưng phù và không đau, nhưng hiện tại rất đau tức khi đứng dậy và đi. Khi nằm cao chân lên thì đỡ hơn. Cụ không thể đi được do đau quá.
Liệu bệnh bố cháu có được chữa khỏi không? Có loại thuốc nào đặc trị không bác sĩ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Cháu Hoàng mến.
Xem qua kết quả xét nghiệm cháu cung cấp, trước tiên bác sĩ nhận thấy thận của bố cháu bắt đầu yếu rồi, để kết luận suy thận mãn cần thêm 1 số xét nghiệm khác nữa.
Điều thứ 2 là bố cháu có rối loạn Lipid máu (tức mỡ trong máu cao), kèm huyết áp cao. Bố cháu có đang uống thuốc trị bệnh cao huyết áp không? Nếu bố cháu có bệnh cao huyết áp thì có thể đây là nguyên nhân gây suy thận.
Về vấn đề viêm tắc tĩnh mạch chi dưới do huyết khối, có thuốc điều trị nhưng không hết hẳn và nhanh được. Bên cạnh đó, cần điều trị các yếu tố nguy cơ như bố cháu đã có: cao huyết áp, mỡ trong máu cao.
Thuốc điều trị huyết khối cần có chỉ định đúng của bác sĩ chuyên khoa và phải được theo dõi thường xuyên. Bố cháu cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Những trường hợp đã có huyết khối ở chi thì không mang vớ y tế được đâu, cháu nhé.
Chúc bố cháu nhiều sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc loại không thiếu máu nên chữa theo phương pháp nào?
Câu hỏi bởi: Khan Hiep
Cháu chào bác sĩ!
Cháu hiện tại đã rất lo lắng về tình hình của mẹ cháu. Mẹ cháu 56 tuổi, đang mãn kinh. Có bệnh huyết áp cao hiện đã duy trì điều trị 7 năm nay.
Qua đêm tỉnh dậy mẹ cháu bị giảm thị lực bên mắt phải. Khi nhìn như có vật cản hình tròn to đen trong mắt khiến vùng nhìn bị 1 đốm đen to tầm 1cm.
Khi đi khám thì bác sĩ kết luận bị tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, loại tắc tĩnh mạch không thiếu máu. Bác sĩ chỉ định điều trị bệnh cao huyết áp. Và giải thích sẽ khó hồi phục thị lực như ban đầu và có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như thiên đầu thống và dẫn đến mù lòa.
Bác sĩ hẹn sau 10 ngày dùng thuốc tra và uống sẽ khám lại và tiến hành tiêm Aspirin trực tiếp vào mắt. Bác sĩ cũng khuyến cáo có thể gây nhiễm trùng hoặc tử vong. Cháu rất lo lắng.
Cháu muốn hỏi, cháu nên đưa mẹ chữa theo phương pháp nào có thể giảm rủi ro? Bệnh này hiện tại đã chữa khỏi được chưa ạ?
Cháu xin cảm ơn rất nhiều!
Bạn thân mến!
Một trong những nguyên nhân gây tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là do bệnh cao huyết áp. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc làm mắt giảm thị lực đột ngột. Bệnh có hai thể là thể không thiếu máu và thể thiếu máu. Mẹ bạn đang ở thể không thiếu máu nên tiên lượng bệnh khả quan hơn.
Trước đây việc điều trị bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc khó khăn, ít hiệu quả. Ngày nay với các thuốc chích trực tiếp vào mắt và kết hợp với Laser việc điều trị khả quan hơn nhiều. Tuy nhiên theo tôi biết thì không phải dùng Aspirin đâu mà là Avastin và một số thuốc khác. Việc tiêm thuốc cũng rất đơn giản, ít tai biến và rất hiếm khi nhiễm trùng hay đưa đến tử vong như bạn nói đến.
Thân chào bạn!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tắc tĩnh mạch thường gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt và nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta. Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về chữa trị căn bệnh này.
Bệnh tắc tĩnh mạch có thể chữa khỏi được không?
Câu hỏi bởi: L. T Dung
Cháu xin chào các bác sĩ ạ.
Cháu xin các bác sĩ cho cháu hỏi bệnh tắc tĩnh mạch có chữa khỏi được không ạ? Và bệnh viện nào có thể chữa khỏi được ạ? Cháu có người thân mắc bệnh này đã 8 năm rồi nhưng đang đi chữa trị nhiều nơi vẫn không khỏi. Chỗ tắc bị loét rất đau, ở bắp chân ạ.
Cháu xin chân thành cám ơn các bác sĩ!
Bạn Dung thân mến!
Bệnh thuyên tắc mạch như bạn nói còn gọi tên khác là suy tĩnh mạch mãn tính. Đặc điểm là sự ứ trệ máu ở hệ tĩnh mạch ở chân do tình trạng suy yếu của các van tĩnh mạch và có thể hình thành huyết khối gây hẹp lòng mạch làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch gây giãn tĩnh mạch ở chân, cảm giác đau âm ỉ, tức, nặng vùng bắp chân, nặng hơn có thể gây loét, phù chân, xơ hóa lớp lipid da, da trở nên đỏ hoặc nâu do lắng đọng Hemosiderin từ sự phân hủy hồng cầu.
Điều trị: có 2 phương pháp:
Nội khoa:
Nâng cao chân khi nằm, ngồi thì chân phải cao hơn đùi giúp giảm lượng máu ứ trệ, bớt phù.
Dùng vớ áp lực, có áp lực tăng dần từ bàn chân đổ lên, giúp giảm ứ trệ máu ở hệ tĩnh mạch.
Một số thuốc có thể có tác dụng cải thiện triệu chứng như Daflon, vitamin C.
Ngoại khoa: Khi không đáp ứng với điều trị nội, hay có kèm theo loét. Bao gồm cắt bỏ những đoạn tĩnh mạch nông, tạo cầu nối tĩnh mạch đi qua chỗ tắc nghẽn, sửa chữa các van tĩnh mạch bị suy yếu…
Như vậy bạn cần đưa người thân đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa về Mạch máu để có hướng giải quyết. Hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có các chuyên khoa về Vi phẫu mạch máu có thể giúp cho người thân bạn.
Thân chào và chúc sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị viêm tĩnh mạch đã điều trị 2 năm chưa khỏi
Câu hỏi bởi: Diễm Kiều
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi bị bệnh viêm tĩnh mạch đã khám và điều trị ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình gần 2 năm rồi nhưng không hết, bác sĩ nói bệnh này điều trị lâu lắm.
Mẹ tôi uống thuốc đã 2 năm mà chân vẫn còn sưng và nóng, nghe nói nên khám thêm khoa Nội thần kinh nữa để biết có bị gì nữa không. Theo bác sĩ thì mẹ tôi phải khám điều trị như thế nào cho phù hợp?
Chân thành cảm ơn bác sĩ và rất mong nhận được sự tư vấn sớm.
Xin cảm ơn ạ!
Chị Diễm Kiều thân mến.
Mẹ chị bị bệnh viêm tĩnh mạch 2 năm mà chị không cho biết viêm tĩnh mạch nông hay viêm tĩnh mạch sâu, trong giai đoạn nào và có biến chứng hay chưa,… mới có phương pháp điều trị được.
Viêm tĩnh mạch nông chi dưới thường gặp giãn tĩnh mạch nông chi dưới sau một tình trạng bệnh nặng như mất máu lớn, nhồi máu cơ tim… đôi khi gặp viêm tắc tĩnh mạch nguyên phát do nhiễm trùng trên một cơ thể dễ mẫn cảm như dị ứng hay phải truyền máu…
Viêm tắc tĩnh mạch sâu ở chi dưới thường gặp sau chấn thương, bỏng, sinh khó hoặc sẩy thai ở phụ nữ, sau mổ lấy thai hoặc sau các phẫu thuật ở cơ quan tiêu hóa, tiết niệu và một số bệnh nhiễm trùng khác…
Tuy nhiên để chẩn đoán bệnh được chính xác chị nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được làm siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới để xác định viêm tĩnh mạch hay suy tĩnh mạch, vì hai bệnh này có hướng điều trị khác nhau và tiên lượng khác nhau.
Chúc chị khỏe và điều trị khỏi bệnh cho mẹ chị!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Đau nhức ở đầu các ngón chân và đau liên tục có phải bệnh xương khớp không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 25 tuổi. Tôi bị đau nhức ở đầu các ngón chân, đau liên tục. Xin bác sĩ cho tôi biết có phải tôi bị bệnh xương khớp không ạ? Và nó có nguy hiểm không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đau nhức ở đầu các ngón chân và đau liên tục không phải dấu hiệu của bệnh xương khớp mà là bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên hoặc viêm tắc tĩnh mạch. Hai bệnh này thường khó chữa và chữa rất lâu dài.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Người già bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, nên chữa trị thế nào và thuốc đặc trị không?
Câu hỏi bởi: Hữu Hoàng
Chào bác sĩ.
Bố cháu năm nay 64 tuổi, bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới (chân trái), đang nằm điều trị tại bệnh viện Nghệ An.
Huyết áp 80/140, Ure 10,5; Glucose 5,7; Creatinin 126; Cholesterol 6,4; Tryglycerid 3,3; hdl-cho 1,1; ldl- cho 3,7. Trước đây cụ có bệnh viêm vai gáy nhưng bây giờ đã khỏi.
Cách đây 7 ngày, bắp chân trái (từ đầu gối trở xuống) sưng phù và không đau, nhưng hiện tại rất đau tức khi đứng dậy và đi. Khi nằm cao chân lên thì đỡ hơn. Cụ không thể đi được do đau quá.
Liệu bệnh bố cháu có được chữa khỏi không? Có loại thuốc nào đặc trị không bác sĩ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Cháu Hoàng mến.
Xem qua kết quả xét nghiệm cháu cung cấp, trước tiên bác sĩ nhận thấy thận của bố cháu bắt đầu yếu rồi, để kết luận suy thận mãn cần thêm 1 số xét nghiệm khác nữa.
Điều thứ 2 là bố cháu có rối loạn Lipid máu (tức mỡ trong máu cao), kèm huyết áp cao. Bố cháu có đang uống thuốc trị bệnh cao huyết áp không? Nếu bố cháu có bệnh cao huyết áp thì có thể đây là nguyên nhân gây suy thận.
Về vấn đề viêm tắc tĩnh mạch chi dưới do huyết khối, có thuốc điều trị nhưng không hết hẳn và nhanh được. Bên cạnh đó, cần điều trị các yếu tố nguy cơ như bố cháu đã có: cao huyết áp, mỡ trong máu cao.
Thuốc điều trị huyết khối cần có chỉ định đúng của bác sĩ chuyên khoa và phải được theo dõi thường xuyên. Bố cháu cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Những trường hợp đã có huyết khối ở chi thì không mang vớ y tế được đâu, cháu nhé.
Chúc bố cháu nhiều sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc loại không thiếu máu nên chữa theo phương pháp nào?
Câu hỏi bởi: Khan Hiep
Cháu chào bác sĩ!
Cháu hiện tại đã rất lo lắng về tình hình của mẹ cháu. Mẹ cháu 56 tuổi, đang mãn kinh. Có bệnh huyết áp cao hiện đã duy trì điều trị 7 năm nay.
Qua đêm tỉnh dậy mẹ cháu bị giảm thị lực bên mắt phải. Khi nhìn như có vật cản hình tròn to đen trong mắt khiến vùng nhìn bị 1 đốm đen to tầm 1cm.
Khi đi khám thì bác sĩ kết luận bị tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, loại tắc tĩnh mạch không thiếu máu. Bác sĩ chỉ định điều trị bệnh cao huyết áp. Và giải thích sẽ khó hồi phục thị lực như ban đầu và có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như thiên đầu thống và dẫn đến mù lòa.
Bác sĩ hẹn sau 10 ngày dùng thuốc tra và uống sẽ khám lại và tiến hành tiêm Aspirin trực tiếp vào mắt. Bác sĩ cũng khuyến cáo có thể gây nhiễm trùng hoặc tử vong. Cháu rất lo lắng.
Cháu muốn hỏi, cháu nên đưa mẹ chữa theo phương pháp nào có thể giảm rủi ro? Bệnh này hiện tại đã chữa khỏi được chưa ạ?
Cháu xin cảm ơn rất nhiều!
Bạn thân mến!
Một trong những nguyên nhân gây tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là do bệnh cao huyết áp. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc làm mắt giảm thị lực đột ngột. Bệnh có hai thể là thể không thiếu máu và thể thiếu máu. Mẹ bạn đang ở thể không thiếu máu nên tiên lượng bệnh khả quan hơn.
Trước đây việc điều trị bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc khó khăn, ít hiệu quả. Ngày nay với các thuốc chích trực tiếp vào mắt và kết hợp với Laser việc điều trị khả quan hơn nhiều. Tuy nhiên theo tôi biết thì không phải dùng Aspirin đâu mà là Avastin và một số thuốc khác. Việc tiêm thuốc cũng rất đơn giản, ít tai biến và rất hiếm khi nhiễm trùng hay đưa đến tử vong như bạn nói đến.
Thân chào bạn!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare