Hỏi Bác Sĩ -
Đi ngoài phân xanh ra nhầy là bị làm sao? Nó nguy hiểm đến mức độ nào và phải làm gì để chữa trị? Bài viết sau đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn đấy nhé!
Bé 3 tháng đi phân xanh, nhầy là bị gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tôi được 3 tháng. Cháu cứ hay đủn lưỡi ra, hay chảy nước dãi, hay bị trớ nôn mà cháu đi ngoài 1 ngày đến hơn 10 lần, phân màu xanh, nhầy. Tôi có đánh tưa lưỡi cho cháu thường xuyên và cho uống men tiêu hóa mà vẫn không khỏi, mọi người bảo cháu bị cảm mua thuốc cảm cho uống và bôi vào hậu môn cháu. Vậy xin bác sĩ cho biết cháu bị bệnh gì? Dùng thuốc gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Như bạn kể thì có thể nghĩ đến con bạn bị tiêu chảy (cháu đi ngoài 1 ngày đến hơn 10 lần, phân màu xanh, nhầy). Tiêu chảy bao gồm tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài được định nghĩa như sau: Là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 1 ngày. Tiêu chảy cấp tính thường kéo dài không quá 7 ngày, tiêu chảy kéo dài thực chất là một đợt tiêu chảy cấp nhưng kéo dài trên 14 ngày. Bình thường với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi trung bình đi ngoài khoảng 2-3 lần trong ngày, tính chất phân thay đổi ở trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa nhân tạo do hệ vi khuẩn đường ruột có khác nhau. Phân của trẻ bú mẹ thường có màu vàng, sền sệt có mùi chua, phản ứng hơi toan, phân của trẻ ăn nhân tạo thường có màu vàng nâu như đất sét hoặc có màu xanh, mùi thối, phản ứng trung tính, rắn hơn phân của trẻ bú mẹ, đôi khi thành khuôn.
Nguyên nhân tiêu chảy có thể do nhiễm khuẩn, do vi rút hoặc do rối loạn tiêu hóa. Để phòng bệnh, bạn cần chú ý rửa tay xà phòng sau khi đi đại tiện, hoặc thay rửa khi bé đi đại tiện, hoặc trước khi cho cháu bú, vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng cho cháu (sấy khô sau khi rửa hoặc tráng nước sôi trước khi sử dụng pha chế thức ăn). Bạn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn không ăn sữa ngoài nếu bạn có đủ sữa. Vì bạn không nêu rõ con bạn đi ngoài đã lâu chưa? Thời gian gần đây bạn có bắt đầu cho bé tập ăn dặm không…cân nặng của bé phát triển có bình thường không? Nếu cân nặng của cháu vẫn phát triển bình thường thì bạn không đáng lo lắng. Còn phân có hiện tượng xanh, nhầy có thể vì đường ruột của cháu bị kích thích do chưa tiêu hoá được hết chất đường trong thức ăn hoặc sữa. Để xử lý tình trạng này trước tiên bạn nên cho trẻ uống thêm một ít Neopeptine (một loại men tiêu hoá trong đó có chứa men Anpha – Amylase giúp tiêu hoá chất đường tốt hơn) nhưng nhớ chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Chúc bé nhà bạn khỏe mạnh, chóng lớn!
Trẻ đi ngoài phân xanh, nhầy, sủi bọt là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu nhà em hiện được 4 tháng tuổi, mấy dạo nay cháu đi ngoài phân xanh, nhầy, sủi bọt và còn lười ăn, sổ mũi. Em ăn kiêng đủ thứ mà cháu vẫn không khỏi. Vậy mong bác sĩ cho em biết cháu nhà em bị làm sao và cách chữa ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Không phải mẹ ăn uống xô bồ mà con bị đi ngoài lỏng. Trẻ em đi ngoài phân xanh là do phân đi nhanh trong đường tiêu hóa, vi khuẩn chưa kịp biến thành màu vàng, cho nên phân xanh như hoa cà hoa cải. Hiện tượng trên là bình thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Nếu hiện tượng trên diễn ra thường xuyên ảnh hưởng đến sự lớn của trẻ thì bạn có thể cho dùng thuốc làm khô phân và chậm quá trình thức ăn di chuyển trong ruột. Thuốc dùng là Hydrasec túi 10 mg, ngày uống 1 túi, thời gian uống 5-7 ngày một đợt.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân xanh nhầy là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: nghiasonloc
Chào bác sĩ!
Con em được 5 tháng 5 ngày, nặng 7,7 kg. Đã 1 tuần nay bé bị đi ngoài ngày trên dưới 10 lần, phân có màu xanh, nhầy, thối, chua. Cháu bú mẹ hoàn toàn. Xin bác sĩ cho biết cháu bị gì và nên dùng thuốc gì để khỏi ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì con của bạn bị tiêu chảy, bao gồm tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài được định nghĩa chung như sau: Là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 1 ngày. Tiêu chẩy cấp tính thường kéo dài không quá 7 ngày, tiêu chảy kéo dài thực chất là một đợt tiêu chảy cấp nhưng kéo dài trên 14 ngày. Bình thường với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi trung bình đi ngoài khoảng 2-3 lần trong ngày, tính chất phân thay đổi ở trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa nhân tạo do hệ vi khuẩn đường ruột có khác nhau.
Phân có chất nhầy trắng hoặc xanh là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc bị sổ mũi, viêm mũi họng, viêm đường hô hấp trên. Nếu đường hô hấp của trẻ bình thường, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ vì có thể trẻ bị rối loạn màng nhầy ở ruột. Bé bú mẹ hoàn toàn nên lí do có thể xuất phát từ chế độ ăn của mẹ. Bạn cần xem những ngày gần đây bạn có ăn đồ gì lạ không. Tốt nhất là bạn nên đưa cháu đi kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết vì cháu đã bị tiêu chảy 1 tuần này và số lượng đi tiêu một ngày như vậy cũng là nhiều.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé 6 tháng đi ngoài phân xanh nhầy như nước mũi, có bọt là bệnh gì?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Con trai em được 6 tháng tuổi. Nhưng từ khi 2 tháng tuổi đến giờ cháu hay đi ngoài 4 – 5 lần/ngày. Khi đi phân có màu xanh nhạt và nhầy như mũi, có cả bọt nữa. Cháu vẫn ăn ngủ và chơi bình thường. Xin hỏi bác sĩ cháu nhà em bị sao ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của bé thông qua một số dấu hiệu qua quan sát phân như sau:
Phân nhầy, màu xanh: thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Cũng có thể là do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.
Phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có mùi thối: có thể là do trẻ ăn quá nhiều.
Phân loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi 3,4 lần/ ngày: có thể do bé bị lạnh bụng khi ngủ không?
Phân sống, có bọt: do ăn nhiều chất đường và chất bột.
Phân lỏng toàn nước, khoảng 10 lần /ngày trở lên: có thể bé bị ngộ độc thức ăn?
Phân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ: bé có thể bị bệnh tiêu chảy.
Bé đi ngoài nhiều lần, phân nước có lẫn chất nhầy, nôn nhiều và khóc thét từng cơn: rất có thể bé bị lồng ruột.
Phân màu trắng, nhạt: gan của trẻ có vấn đề hoặc trẻ sơ sinh bị tắc ống mật.
Bé đi tiêu khó, phân cứng và ít là do bé đang bị táo bón.
Con trai bạn đi ngoài 4 – 5 lần/ngày. Khi đi phân có màu xanh nhạt và nhầy như mũi, có cả bọt nữa. Ở độ tuổi của con bạn số lần đi ngoài như vậy là hơi nhiều nhưng vẫn có thể chấp nhận được nhất là nếu bé nhà bạn bú sữa mẹ. Tuy nhiên, phân có màu xanh nhạt và nhầy như mũi, có cả bọt nữa. Đây có thể là dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa. Cháu nhà bạn vẫn ăn ngủ và chơi bình thường nhưng không biết cháu có tăng cân bình thường không. Nếu cháu chậm phát triển cân nặng, chiều cao, suy dinh dưỡng thì bạn cần đưa cháu đi khám.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé đi ngoài phân nhầy xanh có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Bé nhà em gần 10 tháng, bé bú ngoài hoàn toàn. Lúc 5 tháng bé bị viêm phổi phải uống kháng sinh Augement từ lúc đó. Bé bị tiêu chảy, ngày 4 – 5 lần, ngày 6 – 7 lần đến tận 9 tháng. Bé nhập viện siêu âm, bác sĩ chẩn đoán bị viêm ruột, phân bé lúc nước, lúc sệt, lúc đặt, nhầy, bọt, xanh lá cây nhầy đều có. Hiện bé đang uống men bột của pháp màu hồng tím, Smecta, Hydasec, ống men, viên kẽm và vitamin A. Nhưng bé dùng thuốc thì đỡ, không uống thì đi nặng hơn còn ói mửa nữa. Đặc biệt tháng nào bé cũng lên cân. 10 tháng bé 10kg. Em muốn hỏi vậy bé bị gì và chữa trị thuốc đúng chưa, chữa trị bao lâu hết? Phân nhầy xanh lá cây bác sĩ nói bé bị đi ngoài ra mật có nguy hiểm không ạ. Bé dùng thuốc thì đỡ, không uống bị lại có khi nặng hơn, vậy bé có bị nhờn thuốc không?
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Bệnh viêm ruột gồm 2 căn bệnh mãn tính: bệnh viêm đại tràng gây loét và bệnh Crohn.
Viêm đại tràng gây loét là căn bệnh viêm ở ruột già (còn được gọi là đại tràng). Viêm đại tràng gây loét thường nặng nhất ở vùng trực tràng, có thể gây tiêu chảy thường xuyên, với phân thường có máu và nước nhầy nếu đại tràng bị tổn thương.
Bệnh Crohn: Bệnh Crohn gây ra viêm màng của đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trầm trọng. Bệnh Crohn thường tác động đến phần cuối của ruột non. Tuy nhiên, bệnh này không hề giới hạn ở riêng khu vực này mà còn tấn công bất kỳ bộ phận nào của bộ máy tiêu hóa. Bệnh Crohn gây viêm và ăn sâu hơn vào các lớp của thành ruột, sâu hơn nhiều so với viêm đại tràng gây loét. Nó thường tác động tới toàn bộ thành ruột.
Tôi không biết được đầy đủ các kết quả xét nghiệm của con bạn, đặc biệt là xét nghiệm phân nên rất khó để đưa ra nhận định chẩn đoán đã chính xác và chữa trị hợp lí chưa. Tuy nhiên với tình trạng tiêu chảy của bé kéo dài bạn nên đưa bé tới chuyên khoa Nhi ở các bệnh viện uy tín để thăm khám và chữa trị như: bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Xanh – Pôn.
Chúc cháu bé sớm khỏi bệnh!
Đi ngoài phân xanh ra nhầy là bị làm sao? Nó nguy hiểm đến mức độ nào và phải làm gì để chữa trị? Bài viết sau đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn đấy nhé!
Bé 3 tháng đi phân xanh, nhầy là bị gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tôi được 3 tháng. Cháu cứ hay đủn lưỡi ra, hay chảy nước dãi, hay bị trớ nôn mà cháu đi ngoài 1 ngày đến hơn 10 lần, phân màu xanh, nhầy. Tôi có đánh tưa lưỡi cho cháu thường xuyên và cho uống men tiêu hóa mà vẫn không khỏi, mọi người bảo cháu bị cảm mua thuốc cảm cho uống và bôi vào hậu môn cháu. Vậy xin bác sĩ cho biết cháu bị bệnh gì? Dùng thuốc gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Như bạn kể thì có thể nghĩ đến con bạn bị tiêu chảy (cháu đi ngoài 1 ngày đến hơn 10 lần, phân màu xanh, nhầy). Tiêu chảy bao gồm tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài được định nghĩa như sau: Là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 1 ngày. Tiêu chảy cấp tính thường kéo dài không quá 7 ngày, tiêu chảy kéo dài thực chất là một đợt tiêu chảy cấp nhưng kéo dài trên 14 ngày. Bình thường với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi trung bình đi ngoài khoảng 2-3 lần trong ngày, tính chất phân thay đổi ở trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa nhân tạo do hệ vi khuẩn đường ruột có khác nhau. Phân của trẻ bú mẹ thường có màu vàng, sền sệt có mùi chua, phản ứng hơi toan, phân của trẻ ăn nhân tạo thường có màu vàng nâu như đất sét hoặc có màu xanh, mùi thối, phản ứng trung tính, rắn hơn phân của trẻ bú mẹ, đôi khi thành khuôn.
Nguyên nhân tiêu chảy có thể do nhiễm khuẩn, do vi rút hoặc do rối loạn tiêu hóa. Để phòng bệnh, bạn cần chú ý rửa tay xà phòng sau khi đi đại tiện, hoặc thay rửa khi bé đi đại tiện, hoặc trước khi cho cháu bú, vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng cho cháu (sấy khô sau khi rửa hoặc tráng nước sôi trước khi sử dụng pha chế thức ăn). Bạn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn không ăn sữa ngoài nếu bạn có đủ sữa. Vì bạn không nêu rõ con bạn đi ngoài đã lâu chưa? Thời gian gần đây bạn có bắt đầu cho bé tập ăn dặm không…cân nặng của bé phát triển có bình thường không? Nếu cân nặng của cháu vẫn phát triển bình thường thì bạn không đáng lo lắng. Còn phân có hiện tượng xanh, nhầy có thể vì đường ruột của cháu bị kích thích do chưa tiêu hoá được hết chất đường trong thức ăn hoặc sữa. Để xử lý tình trạng này trước tiên bạn nên cho trẻ uống thêm một ít Neopeptine (một loại men tiêu hoá trong đó có chứa men Anpha – Amylase giúp tiêu hoá chất đường tốt hơn) nhưng nhớ chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Chúc bé nhà bạn khỏe mạnh, chóng lớn!
Trẻ đi ngoài phân xanh, nhầy, sủi bọt là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu nhà em hiện được 4 tháng tuổi, mấy dạo nay cháu đi ngoài phân xanh, nhầy, sủi bọt và còn lười ăn, sổ mũi. Em ăn kiêng đủ thứ mà cháu vẫn không khỏi. Vậy mong bác sĩ cho em biết cháu nhà em bị làm sao và cách chữa ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Không phải mẹ ăn uống xô bồ mà con bị đi ngoài lỏng. Trẻ em đi ngoài phân xanh là do phân đi nhanh trong đường tiêu hóa, vi khuẩn chưa kịp biến thành màu vàng, cho nên phân xanh như hoa cà hoa cải. Hiện tượng trên là bình thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Nếu hiện tượng trên diễn ra thường xuyên ảnh hưởng đến sự lớn của trẻ thì bạn có thể cho dùng thuốc làm khô phân và chậm quá trình thức ăn di chuyển trong ruột. Thuốc dùng là Hydrasec túi 10 mg, ngày uống 1 túi, thời gian uống 5-7 ngày một đợt.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân xanh nhầy là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: nghiasonloc
Chào bác sĩ!
Con em được 5 tháng 5 ngày, nặng 7,7 kg. Đã 1 tuần nay bé bị đi ngoài ngày trên dưới 10 lần, phân có màu xanh, nhầy, thối, chua. Cháu bú mẹ hoàn toàn. Xin bác sĩ cho biết cháu bị gì và nên dùng thuốc gì để khỏi ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì con của bạn bị tiêu chảy, bao gồm tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài được định nghĩa chung như sau: Là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 1 ngày. Tiêu chẩy cấp tính thường kéo dài không quá 7 ngày, tiêu chảy kéo dài thực chất là một đợt tiêu chảy cấp nhưng kéo dài trên 14 ngày. Bình thường với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi trung bình đi ngoài khoảng 2-3 lần trong ngày, tính chất phân thay đổi ở trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa nhân tạo do hệ vi khuẩn đường ruột có khác nhau.
Phân có chất nhầy trắng hoặc xanh là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc bị sổ mũi, viêm mũi họng, viêm đường hô hấp trên. Nếu đường hô hấp của trẻ bình thường, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ vì có thể trẻ bị rối loạn màng nhầy ở ruột. Bé bú mẹ hoàn toàn nên lí do có thể xuất phát từ chế độ ăn của mẹ. Bạn cần xem những ngày gần đây bạn có ăn đồ gì lạ không. Tốt nhất là bạn nên đưa cháu đi kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết vì cháu đã bị tiêu chảy 1 tuần này và số lượng đi tiêu một ngày như vậy cũng là nhiều.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé 6 tháng đi ngoài phân xanh nhầy như nước mũi, có bọt là bệnh gì?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Con trai em được 6 tháng tuổi. Nhưng từ khi 2 tháng tuổi đến giờ cháu hay đi ngoài 4 – 5 lần/ngày. Khi đi phân có màu xanh nhạt và nhầy như mũi, có cả bọt nữa. Cháu vẫn ăn ngủ và chơi bình thường. Xin hỏi bác sĩ cháu nhà em bị sao ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của bé thông qua một số dấu hiệu qua quan sát phân như sau:
Phân nhầy, màu xanh: thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Cũng có thể là do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.
Phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có mùi thối: có thể là do trẻ ăn quá nhiều.
Phân loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi 3,4 lần/ ngày: có thể do bé bị lạnh bụng khi ngủ không?
Phân sống, có bọt: do ăn nhiều chất đường và chất bột.
Phân lỏng toàn nước, khoảng 10 lần /ngày trở lên: có thể bé bị ngộ độc thức ăn?
Phân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ: bé có thể bị bệnh tiêu chảy.
Bé đi ngoài nhiều lần, phân nước có lẫn chất nhầy, nôn nhiều và khóc thét từng cơn: rất có thể bé bị lồng ruột.
Phân màu trắng, nhạt: gan của trẻ có vấn đề hoặc trẻ sơ sinh bị tắc ống mật.
Bé đi tiêu khó, phân cứng và ít là do bé đang bị táo bón.
Con trai bạn đi ngoài 4 – 5 lần/ngày. Khi đi phân có màu xanh nhạt và nhầy như mũi, có cả bọt nữa. Ở độ tuổi của con bạn số lần đi ngoài như vậy là hơi nhiều nhưng vẫn có thể chấp nhận được nhất là nếu bé nhà bạn bú sữa mẹ. Tuy nhiên, phân có màu xanh nhạt và nhầy như mũi, có cả bọt nữa. Đây có thể là dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa. Cháu nhà bạn vẫn ăn ngủ và chơi bình thường nhưng không biết cháu có tăng cân bình thường không. Nếu cháu chậm phát triển cân nặng, chiều cao, suy dinh dưỡng thì bạn cần đưa cháu đi khám.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé đi ngoài phân nhầy xanh có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Bé nhà em gần 10 tháng, bé bú ngoài hoàn toàn. Lúc 5 tháng bé bị viêm phổi phải uống kháng sinh Augement từ lúc đó. Bé bị tiêu chảy, ngày 4 – 5 lần, ngày 6 – 7 lần đến tận 9 tháng. Bé nhập viện siêu âm, bác sĩ chẩn đoán bị viêm ruột, phân bé lúc nước, lúc sệt, lúc đặt, nhầy, bọt, xanh lá cây nhầy đều có. Hiện bé đang uống men bột của pháp màu hồng tím, Smecta, Hydasec, ống men, viên kẽm và vitamin A. Nhưng bé dùng thuốc thì đỡ, không uống thì đi nặng hơn còn ói mửa nữa. Đặc biệt tháng nào bé cũng lên cân. 10 tháng bé 10kg. Em muốn hỏi vậy bé bị gì và chữa trị thuốc đúng chưa, chữa trị bao lâu hết? Phân nhầy xanh lá cây bác sĩ nói bé bị đi ngoài ra mật có nguy hiểm không ạ. Bé dùng thuốc thì đỡ, không uống bị lại có khi nặng hơn, vậy bé có bị nhờn thuốc không?
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Bệnh viêm ruột gồm 2 căn bệnh mãn tính: bệnh viêm đại tràng gây loét và bệnh Crohn.
Viêm đại tràng gây loét là căn bệnh viêm ở ruột già (còn được gọi là đại tràng). Viêm đại tràng gây loét thường nặng nhất ở vùng trực tràng, có thể gây tiêu chảy thường xuyên, với phân thường có máu và nước nhầy nếu đại tràng bị tổn thương.
Bệnh Crohn: Bệnh Crohn gây ra viêm màng của đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trầm trọng. Bệnh Crohn thường tác động đến phần cuối của ruột non. Tuy nhiên, bệnh này không hề giới hạn ở riêng khu vực này mà còn tấn công bất kỳ bộ phận nào của bộ máy tiêu hóa. Bệnh Crohn gây viêm và ăn sâu hơn vào các lớp của thành ruột, sâu hơn nhiều so với viêm đại tràng gây loét. Nó thường tác động tới toàn bộ thành ruột.
Tôi không biết được đầy đủ các kết quả xét nghiệm của con bạn, đặc biệt là xét nghiệm phân nên rất khó để đưa ra nhận định chẩn đoán đã chính xác và chữa trị hợp lí chưa. Tuy nhiên với tình trạng tiêu chảy của bé kéo dài bạn nên đưa bé tới chuyên khoa Nhi ở các bệnh viện uy tín để thăm khám và chữa trị như: bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Xanh – Pôn.
Chúc cháu bé sớm khỏi bệnh!
Theo ViCare