Hỏi Bác Sĩ -
Mụn mủ chia làm hai loại, mụn mủ trắng và đỏ. Những câu hỏi hỏi sau đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về loại đầu trắng.
Mụn mủ trắng mới nổi trên da mặt làm sao để trị?
Câu hỏi bởi: Gia Bao
Chào bác sĩ!
Em là Gia Bảo, giới tính nam (PRC/BT), hiện mới 17 tuổi. Da mặt em chỉ mới mọc 1 mụn mủ trắng (chỉ mới có 1 cái mụn mủ trắng trên da mặt em thôi) nhưng em không dám làm gì ngoài sờ vài lần vào nó thì nó to ra. Em hoang mang sợ làm hại da mặt nên em không nặn. Nhờ bác sĩ giúp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em bắt đầu có mụn trứng cá. Nay mai mụn sẽ xuất hiện nhiều hơn đó là hiện tượng sinh lý bình thưiờng. Muốn hạn chế em nên ăn nhiều rau quả, tránh chất kích thích, ăn quá ngọt, quá mặn, hạn chế stress. Khi mụn xuất hiện nhiều phải đi chữa trị sớm để tránh di chứng sẹo.
Chào em!
Da mặt nổi sần, mọc mụn mủ trắng là bệnh gì và chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: rùacon
Chào bác sĩ!
Năm nay con 23 tuổi, là nữ, đột nhiên mấy ngày nay da mặt nổi sần, có những mụn nhỏ li ti, có mủ trắng, đôi khi hơi ngứa, không biết là bị loại mụn gì và chữa trị như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Tuổi 23 bị mụn là chuyện bình thường. Theo cháu mô tả cháu bị mụn trứng cá đầu trắng kèm sẩn mủ, mụn mủ. Hiện tại cháu nên thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch và dùng cồn Long não diêm sinh bôi 2 lần 1 ngày và nhớ phòng bệnh như sau:
– Giữ trạng thái thần kinh thăng bằng, sống lạc quan, tránh lo âu căng thẳng, bất hòa, nóng nảy, stress. Không thức khuya quá 23 giờ, tạo cảm giác ngủ ngon, sống yêu đời, lạc quan.
– Chăm sóc da mặt, xoa bóp da mặt: hàng ngày chỉ nên rửa mặt 2 – 3 lần, rửa mặt bằng tay nhẹ nhàng tránh làm xây xước da, xoa bóp nhẹ nhàng da mặt giúp lưu thông chất bã. Có thể rửa mặt ngày 2 lần bằng xà phòng Acne aid bar có tác dụng tẩy bớt chất bã nhờn ở da. Hạn chế dùng mỹ phẩm, không dùng mỹ phẩm chứa Corticoid.
– Không dùng mỹ phẩm lâu dài.
– Không thoa các loại mỹ phẩm lên da, nhất là dạng crème (kem), dạng dầu.
– Hạn chế ăn chất ngọt, dầu mỡ, đồ chiên xào.
– Tránh để táo bón. Nên ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước lọc, nhiều sinh tố C để tăng đề kháng và làm sáng da.
– Luôn giữ môi trường trong sạch, thoáng mát nhất là nơi phòng ngủ.
– Che chắn nắng, chống nắng. Khi ra ngoài nên đội nón rộng vành, đeo kính bảo vệ.
– Khi có mụn không nên chích nặn.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Thường bị lên những mụn con ngứa rồi lên mủ trắng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Daothilinh
Xin chào bác sĩ.
Trước cách đây 2, 3 tháng em có bị mụn nhọt có mủ ở mông và viền môi dưới, em bị mấy cái liền. Em rất đau và buốt, em còn bị sốt rồi ốm, em cũng đợi chín rồi nặn ra hết. Từ đó, em không bị gì nữa cả. Em vệ sinh sạch sẽ nhưng dạo gần đây em thường bị lên những mụn con ngứa rồi lên mủ trắng, em cũng nặn ra hết và em lại đang bị sưng và nổi một cái mụn to ở môi dưới. Em thấy đau và buốt lắm. Em rất khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi sao em lại hay bị vậy và làm tnao để trị dứt điểm ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tin em cung cấp, em bị viêm nang lông sâu. Viêm nang lông sâu (Deep folliculitis) thường do tụ cầu vàng có độc tố cao gây bệnh ở cằm, mép, gáy, tóc, mông diễn biến dai dẳng hay tái phát. Ban đầu chỉ là mụn mủ quanh lỗ chân lông, rồi nhiễm khuẩn ngày càng sâu và lan rộng thành nhiều mụn mủ rải rác hoặc cụm lại thành đám đỏ, cứng cộm gồ ghề.
Điều trị: sát khuẩn tại mụn bằng cồn iốt 1 – 3%, xanh Methylen 1%, bôi mỡ kháng sinh Penixilin, Chloroxid 1%, Oxyd vàng thuỷ ngân 10%, mỡ Bactroban, mỡ Fucidin. Kết hợp uống kháng sinh, giảm đau, chống viêm, vitamin C, B. Không nên chà xát mạnh làm vỡ mủ, lan mủ ra vùng da lân cận. Viêm nang lông sâu thường hay bị ở người bị tiểu đường hoăc cơ thể giảm miễn dịch, em nên đi xét nghiệm để tìm lí do chữa trị tận gốc mới không tái phát.
Chúc em mau khỏi bệnh!.
Bé 10 tháng tuổi bị mọc mụn ở ngực, không có mủ trắng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con gái nhà cháu 10 tháng tuổi, con cháu bị mọc mụn ở đầu ngực nhưng mụn không có mủ trắng. Bác sĩ cho cháu hỏi bé có bị sao không? Chữa thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Các loại mụn bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ người lớn đến trẻ nhỏ. Con gái cháu 10 tháng tuổi có mụn mọc ở đầu ngực không có mủ trắng nhưng cháu không nói rõ mụn mọc màu gì, có ở cải hai bên đầu ngực không, bé có triệu chứng ngứa hay không (bé hay cào, gãi) và mụn còn mọc tương tự ở những nơi khác không để gợi ý chẩn đoán.
Trước tiên vì đang là mùa hè nên cũng cần phân biệt với hiện tượng rôm sảy. Rôm sảy thường xảy ra vào mùa nắng nóng, thường tập trung ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như trán, đầu, lưng, ngực… Trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt… Nếu trẻ gãi mạnh làm trầy xước da có thể gây nhiễm trùng. Khi trời mát, rôm sảy sẽ tự lặn đi và để lại các mảng da bong vảy màu trắng, thường không để lại sẹo. Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài rôm sảy sẽ dễ bị tái đi tái lại. Phương pháp chăm sóc tốt nhất là
Để trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt, tránh cho trẻ ra ngoài vào những giờ nắng gắt, tắm rửa bằng nước mát hằng ngày.
Cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng, chất liệu cotton, thay thường xuyên.
Ngoài ra, cần ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn nhiều đường.
Mụn như cháu mô tả chưa có mủ thì cũng không đáng ngại. Cháu nên làm theo một số hướng dẫn sau :
Cháu cần giữ cho da bé luôn được sạch sẽ, thông thoáng tránh vi khuẩn xâm nhập vào khiến mụn càng lây lan và viêm nhiễm.
Tắm rửa mỗi ngày và lau thật khô trước khi mặc quần áo.
Không dùng tay nặn vì như thế sẽ khiến mụn càng lây sang chỗ khác.
Cháu cần đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế khi trẻ có triệu chứng nhiễm trùng da như sốt, mụn mủ, bứt rứt, quấy khóc… hoặc các mụn lan rộng nhiều ra chỗ khác.
Chúc bé khỏe mạnh.
Bé 15 ngày tuổi bị mọc mụn to và đã có mủ trắng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: 968787154
Chào bác sĩ!
Bé nhà em được 15 ngày tuổi, bé vẫn bú và ngủ bình thường, ngón tay cái của bé mọc mụn to bằng hạt đỗ tương, đã có mủ trắng. Xin bác sĩ giải đáp giúp em xem bé bị bệnh gì và cách chữa với?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Qua thông tin bạn mô tả, thì bé nhà bạn có tổn thương mụn ở ngón tay cái, mụn có mủ trắng… như vậy có thể bé đã bị tình trạng nhiễm trùng ở tay. Tình trạng tổn thương ở tay bé có thể do xước, rách da, côn trùng đốt,… Trong trường hợp này, bạn không nên chích rạch mụn, tránh đè ép gây vỡ mụn vì có thể gây nhiễm trùng vết thương. Nếu bé vẫn bú, ngủ bình thường, không sốt thì chưa đáng lo ngại, chấm thuốc Xanh Methylen và theo dõi sát tổn thương, có thể sau đó mụn sẽ xẹp và da trở về bình thường. Trong trường hợp bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như mụn sưng to, da xung quanh sưng nề, hoặc bé sốt, quấy khóc,… thì bạn nên đưa bé sớm tới cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
Chúc bé nhà bạn ngoan ngoãn, khỏe mạnh!
Mụn mủ chia làm hai loại, mụn mủ trắng và đỏ. Những câu hỏi hỏi sau đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về loại đầu trắng.
Mụn mủ trắng mới nổi trên da mặt làm sao để trị?
Câu hỏi bởi: Gia Bao
Chào bác sĩ!
Em là Gia Bảo, giới tính nam (PRC/BT), hiện mới 17 tuổi. Da mặt em chỉ mới mọc 1 mụn mủ trắng (chỉ mới có 1 cái mụn mủ trắng trên da mặt em thôi) nhưng em không dám làm gì ngoài sờ vài lần vào nó thì nó to ra. Em hoang mang sợ làm hại da mặt nên em không nặn. Nhờ bác sĩ giúp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em bắt đầu có mụn trứng cá. Nay mai mụn sẽ xuất hiện nhiều hơn đó là hiện tượng sinh lý bình thưiờng. Muốn hạn chế em nên ăn nhiều rau quả, tránh chất kích thích, ăn quá ngọt, quá mặn, hạn chế stress. Khi mụn xuất hiện nhiều phải đi chữa trị sớm để tránh di chứng sẹo.
Chào em!
Da mặt nổi sần, mọc mụn mủ trắng là bệnh gì và chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: rùacon
Chào bác sĩ!
Năm nay con 23 tuổi, là nữ, đột nhiên mấy ngày nay da mặt nổi sần, có những mụn nhỏ li ti, có mủ trắng, đôi khi hơi ngứa, không biết là bị loại mụn gì và chữa trị như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Tuổi 23 bị mụn là chuyện bình thường. Theo cháu mô tả cháu bị mụn trứng cá đầu trắng kèm sẩn mủ, mụn mủ. Hiện tại cháu nên thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch và dùng cồn Long não diêm sinh bôi 2 lần 1 ngày và nhớ phòng bệnh như sau:
– Giữ trạng thái thần kinh thăng bằng, sống lạc quan, tránh lo âu căng thẳng, bất hòa, nóng nảy, stress. Không thức khuya quá 23 giờ, tạo cảm giác ngủ ngon, sống yêu đời, lạc quan.
– Chăm sóc da mặt, xoa bóp da mặt: hàng ngày chỉ nên rửa mặt 2 – 3 lần, rửa mặt bằng tay nhẹ nhàng tránh làm xây xước da, xoa bóp nhẹ nhàng da mặt giúp lưu thông chất bã. Có thể rửa mặt ngày 2 lần bằng xà phòng Acne aid bar có tác dụng tẩy bớt chất bã nhờn ở da. Hạn chế dùng mỹ phẩm, không dùng mỹ phẩm chứa Corticoid.
– Không dùng mỹ phẩm lâu dài.
– Không thoa các loại mỹ phẩm lên da, nhất là dạng crème (kem), dạng dầu.
– Hạn chế ăn chất ngọt, dầu mỡ, đồ chiên xào.
– Tránh để táo bón. Nên ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước lọc, nhiều sinh tố C để tăng đề kháng và làm sáng da.
– Luôn giữ môi trường trong sạch, thoáng mát nhất là nơi phòng ngủ.
– Che chắn nắng, chống nắng. Khi ra ngoài nên đội nón rộng vành, đeo kính bảo vệ.
– Khi có mụn không nên chích nặn.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Thường bị lên những mụn con ngứa rồi lên mủ trắng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Daothilinh
Xin chào bác sĩ.
Trước cách đây 2, 3 tháng em có bị mụn nhọt có mủ ở mông và viền môi dưới, em bị mấy cái liền. Em rất đau và buốt, em còn bị sốt rồi ốm, em cũng đợi chín rồi nặn ra hết. Từ đó, em không bị gì nữa cả. Em vệ sinh sạch sẽ nhưng dạo gần đây em thường bị lên những mụn con ngứa rồi lên mủ trắng, em cũng nặn ra hết và em lại đang bị sưng và nổi một cái mụn to ở môi dưới. Em thấy đau và buốt lắm. Em rất khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi sao em lại hay bị vậy và làm tnao để trị dứt điểm ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tin em cung cấp, em bị viêm nang lông sâu. Viêm nang lông sâu (Deep folliculitis) thường do tụ cầu vàng có độc tố cao gây bệnh ở cằm, mép, gáy, tóc, mông diễn biến dai dẳng hay tái phát. Ban đầu chỉ là mụn mủ quanh lỗ chân lông, rồi nhiễm khuẩn ngày càng sâu và lan rộng thành nhiều mụn mủ rải rác hoặc cụm lại thành đám đỏ, cứng cộm gồ ghề.
Điều trị: sát khuẩn tại mụn bằng cồn iốt 1 – 3%, xanh Methylen 1%, bôi mỡ kháng sinh Penixilin, Chloroxid 1%, Oxyd vàng thuỷ ngân 10%, mỡ Bactroban, mỡ Fucidin. Kết hợp uống kháng sinh, giảm đau, chống viêm, vitamin C, B. Không nên chà xát mạnh làm vỡ mủ, lan mủ ra vùng da lân cận. Viêm nang lông sâu thường hay bị ở người bị tiểu đường hoăc cơ thể giảm miễn dịch, em nên đi xét nghiệm để tìm lí do chữa trị tận gốc mới không tái phát.
Chúc em mau khỏi bệnh!.
Bé 10 tháng tuổi bị mọc mụn ở ngực, không có mủ trắng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con gái nhà cháu 10 tháng tuổi, con cháu bị mọc mụn ở đầu ngực nhưng mụn không có mủ trắng. Bác sĩ cho cháu hỏi bé có bị sao không? Chữa thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Các loại mụn bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ người lớn đến trẻ nhỏ. Con gái cháu 10 tháng tuổi có mụn mọc ở đầu ngực không có mủ trắng nhưng cháu không nói rõ mụn mọc màu gì, có ở cải hai bên đầu ngực không, bé có triệu chứng ngứa hay không (bé hay cào, gãi) và mụn còn mọc tương tự ở những nơi khác không để gợi ý chẩn đoán.
Trước tiên vì đang là mùa hè nên cũng cần phân biệt với hiện tượng rôm sảy. Rôm sảy thường xảy ra vào mùa nắng nóng, thường tập trung ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như trán, đầu, lưng, ngực… Trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt… Nếu trẻ gãi mạnh làm trầy xước da có thể gây nhiễm trùng. Khi trời mát, rôm sảy sẽ tự lặn đi và để lại các mảng da bong vảy màu trắng, thường không để lại sẹo. Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài rôm sảy sẽ dễ bị tái đi tái lại. Phương pháp chăm sóc tốt nhất là
Để trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt, tránh cho trẻ ra ngoài vào những giờ nắng gắt, tắm rửa bằng nước mát hằng ngày.
Cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng, chất liệu cotton, thay thường xuyên.
Ngoài ra, cần ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn nhiều đường.
Mụn như cháu mô tả chưa có mủ thì cũng không đáng ngại. Cháu nên làm theo một số hướng dẫn sau :
Cháu cần giữ cho da bé luôn được sạch sẽ, thông thoáng tránh vi khuẩn xâm nhập vào khiến mụn càng lây lan và viêm nhiễm.
Tắm rửa mỗi ngày và lau thật khô trước khi mặc quần áo.
Không dùng tay nặn vì như thế sẽ khiến mụn càng lây sang chỗ khác.
Cháu cần đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế khi trẻ có triệu chứng nhiễm trùng da như sốt, mụn mủ, bứt rứt, quấy khóc… hoặc các mụn lan rộng nhiều ra chỗ khác.
Chúc bé khỏe mạnh.
Bé 15 ngày tuổi bị mọc mụn to và đã có mủ trắng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: 968787154
Chào bác sĩ!
Bé nhà em được 15 ngày tuổi, bé vẫn bú và ngủ bình thường, ngón tay cái của bé mọc mụn to bằng hạt đỗ tương, đã có mủ trắng. Xin bác sĩ giải đáp giúp em xem bé bị bệnh gì và cách chữa với?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Qua thông tin bạn mô tả, thì bé nhà bạn có tổn thương mụn ở ngón tay cái, mụn có mủ trắng… như vậy có thể bé đã bị tình trạng nhiễm trùng ở tay. Tình trạng tổn thương ở tay bé có thể do xước, rách da, côn trùng đốt,… Trong trường hợp này, bạn không nên chích rạch mụn, tránh đè ép gây vỡ mụn vì có thể gây nhiễm trùng vết thương. Nếu bé vẫn bú, ngủ bình thường, không sốt thì chưa đáng lo ngại, chấm thuốc Xanh Methylen và theo dõi sát tổn thương, có thể sau đó mụn sẽ xẹp và da trở về bình thường. Trong trường hợp bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như mụn sưng to, da xung quanh sưng nề, hoặc bé sốt, quấy khóc,… thì bạn nên đưa bé sớm tới cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
Chúc bé nhà bạn ngoan ngoãn, khỏe mạnh!
Theo ViCare