Hỏi Bác Sĩ -
Người dưới 25 tuổi khi đau khớp vai thường do vận động sai tư thế. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua các câu hỏi sau đây nhé!
Đau khớp vai do tập thể hình phải làm sao ?
Câu hỏi bởi: Lâm Bách
Chào bác sĩ.
Em năm nay 19 tuổi, là nam, đã tập thể hình được 4 tháng. Hôm trước, em tập vai với tạ đơn, khi hạ tạ xuống vai trái của em có tiếng khục nên em nghỉ tập. Hôm sau đi khám, bác sĩ bảo chỉ việc chườm đá. Em đã thực hiện việc chườm đá 1-2/ngày trong 3 tuần nhưng vẫn thấy đau nhức vai khi để im hay ngồi một lúc. Em muốn hỏi bác sĩ em nên uống thuốc gì? Có nên tiếp tục chườm đá không? Mong bác sĩ sớm tư vấn và cho em một số lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Không rõ khi đi khám em có được chụp X-quang khớp vai hay không? Theo như tôi hiểu là khi em đi khám bác sĩ, bác sĩ đã loại trừ sai khớp vai và xác định chỉ có tổn thương phần mềm như tổn thương cân, cơ, dây chằng, do đó bác sĩ khuyên chỉ cần chườm đá. Theo tôi, việc chữa trị chườm đá chỉ nên thực hiện trong những ngày đầu, song song với biện pháp đó em cần hạn chế không cử động khớp vai. Việc hạn chế vận động có ý nghĩa quan trọng để giúp cho các cân cơ, dây chằng đã bị tổn thương được hồi phục.
Hiện tại em vẫn còn đau khớp vai, do đó em cần phải hạn tiếp tục hạn chế vận động, không nên tiếp tục chườm đá, ngược lại bây giờ nên chườm ấm để tăng tưới máu đến tổn thương, giúp cho tổn thương sớm hồi phục. Em cũng có thể chiếu đèn hồng ngoại vào khớp vai bị đau mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 20 phút, khoảng cách chiếu đảm bảo không quá gần để tránh bị bỏng da.
Bên cạnh đó có thể sử dụng một số thuốc chống viêm giảm đau Nonsteroid nếu không có chống chỉ định. Em nên khám bác sĩ để có đánh giá chính xác và đưa ra phác đồ chữa trị cụ thể.
Chúc em mạnh khỏe!
Đau khớp vai do chấn thương khi tập thể hình phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Thiện Bình
Chào bác sĩ!
Cháu là nam, năm nay 19 tuổi, có tập thể hình được khoảng 3 tháng. Hôm nọ cháu tập bài ngực nằm với tạ đơn khi đưa tạ lên cao tay trái mất thăng bằng nên trật nhẹ, cháu nghe có tiếng rạo nhỏ bên trong khớp vai. Hôm sau thì cháu bị đau và nghỉ ngơi 1 thời gian. Cháu chỉ đau khi dang vai ngang hoặc ép vai vào ngực còn xoay thì không đau nhưng nó tác động đến việc tập luyện thể hình của cháu. Vì không hết đau nên cháu đến gặp bác sĩ nhưng bác sĩ chỉ cho thuốc chứ không chụp xquang hay IRM. Cháu dùng thuốc đã 3 tuần nay nhưng không hết. Xin bác sĩ tư vấn cháu bị gì và nên điều trị ra sao ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Trường hợp của cháu là một chấn thương do tập thể thao, cháu vẫn có thể cử động xoay khớp vai một cách bình thường, điều đó cho thấy cháu không gãy xương hay sai khớp. Tổn thương gây đau cho cháu trong tình huống này nhiều khả năng la do bong điểm bám dây chằng, mà khả năng là điểm bám dây chằng của cơ Delta với xương bả vai, cơ Delta là cơ chịu trách nhiệm chính trong động tác giang cánh tay. Khi điểm bám cơ Delta với xương vai bị bong (bong một phần điểm bám chứ không phải là bong hoàn toàn), khi đó cháu giang cánh tay lên cao sẽ bị đau.
Thông thường các tổn thương dây chằng là khó liền hơn so với tổn thương ở cơ, do dây chằng dinh dưỡng chủ yếu bằng thẩm thấu và nghèo mạch máu nuôi dưỡng. Để tổn thương liền được cần phải bất động tốt, bất động để tổn thương được “nghỉ ngơi”, tránh bị ảnh hưởng và tạo điều kiện cho tổn thương nhanh được phục hồi. Trong thời gian cháu bị đau, phải kiêng luyện tập thể dục thể thao, khi đó cháu dùng thuốc mới làm tăng hiệu quả chữa trị. Trong tình huống bất động không tốt, sẽ dẫn tổn thương dây chằng không hồi phục, bởi những vi chấn thương dễ kéo đến tình trạng đau mãn tính.
Phương hướng chữa trị: cháu không nên nặn bóp vùng đau, cần hạn chế vận động khớp vai khoảng 3-4 tuần, sau đó nếu hết đau cháu có thể tập lại, cường độ tập từ nhẹ tới nặng. Có thể uống thuốc chống viêm giảm đau, có thể kết hợp thêm với biện pháp chiếu đèn hồng ngoại. Điều trị cụ thể cháu cần phải được bác sĩ khám bệnh và kê đơn.
Chúc cháu mau phục hồi!
Điều trị trật khớp vai ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Em tên là Dương, năm nay em 22 tuổi chưa lập gia đình. Em bị trật khớp vai, do em không biết, giờ em phát hiện cảm thấy lo và tự ti, em không biết chữa ở đâu và thành công không? Em đang ở Cần Thơ. Mong bác sĩ tư vấn.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Nếu em bị trật khớp vai thì chỉ cần nắn chỉnh sẽ trở lại bình thường. Trật khớp vai hay gặp thể ra trước vào trong xuống dưới, biểu hiện của trật khớp vai là tay luôn dạng tạo với thân người một góc 20 độ hoặc tay luôn khép vào trong với thể trật ra sau. Em cần đến các bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp để nắn chỉnh.
Chúc em mạnh khỏe.
Đau vùng khớp vai bên trái với đau vùng quanh khớp gối bên trái là do đâu?
Câu hỏi bởi: Hùng
Em chào bác sĩ ạ!
Em là nam giới năm nay 23 tuổi ạ. Dạo gần đây em có bị đau vùng khớp vai bên trái với đau vùng quanh khớp gối bên trái. Bác sĩ cho em hỏi em bị đau thế là do đâu ạ.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Hiện tượng đau khớp của em có nhiều khả năng do vận động nhiều làm giãn các dây chằng quanh khớp. Với tình huống này chỉ cần hạn chế vận động, uống các thuốc giảm đau sẽ đỡ. Nếu đau khớp mà kèm theo sưng nóng đỏ thì bị viêm khớp, nếu bị viêm khớp thì em cần đến bệnh viện khám để chữa trị đúng.
Chúc em mạnh khỏe.
Đau mỏi sau cổ vai gáy, đau khớp gối bàn chân chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 21 tuổi. Thường hay đau mỏi sau cổ vai gáy. Đau khớp gối bàn chân. Kèm theo hoa mắt chóng mặt mất tập trung, hay không nhớ. Cháu vừa đi khám tại phòng khám nhỏ. Họ chụp X-quang đo tim, huyết áp. Họ chẩn đoán là gai cột sống. Kê cho cháu 10 ngày thuốc mà cháu uống 6-7 ngày rồi, không hề bớt. Bệnh không đau nhiều, chỉ gây khó chịu cản trở công việc. Mong bác sĩ giúp cháu. Cháu nên làm như thế nào.
Cháu cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Không biết là bệnh của em khởi phát đã lâu chưa, công việc của em là ngồi văn phòng hay lao động nặng. Nếu em chỉ mới bị bệnh thì và công việc là làm văn phòng thì khả năng em bị đau mỏi cổ gáy do cố định một tư thế lâu. Lúc này em cần xoa bóp cổ gáy thường xuyên, không ngồi quá lâu, nên đi lại vận động, tập thể dục đều đặn vào buổi sáng bệnh sẽ đỡ. Ngoài ra hiện tượng đau mỏi cổ gáy còn có thể do em bị lồi đĩa đệm, bệnh này đau âm ỉ dai dẳng rất khó chịu, hay gặp ở người trẻ. Để chẩn đoán bệnh này thì em cần đi chụp phim cộng hưởng từ cột sống cổ. Điều trị dùng các thuốc chống viêm giảm đau và vật lý trị liệu kéo giãn cột sống.
Hiện tượng hoa mắt chóng mặt, hay không nhớ, mất tập chung là do em bị thiểu năng tuần hoàn não do một vài các lí do như thiếu máu, huyết áp thấp, thoái hóa khớp đốt sống cổ làm chèn động mạch đốt sống. Em cần đi xét nghiệm máu và khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp để biết rõ.
Thân mến chào em.
Người dưới 25 tuổi khi đau khớp vai thường do vận động sai tư thế. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua các câu hỏi sau đây nhé!
Đau khớp vai do tập thể hình phải làm sao ?
Câu hỏi bởi: Lâm Bách
Chào bác sĩ.
Em năm nay 19 tuổi, là nam, đã tập thể hình được 4 tháng. Hôm trước, em tập vai với tạ đơn, khi hạ tạ xuống vai trái của em có tiếng khục nên em nghỉ tập. Hôm sau đi khám, bác sĩ bảo chỉ việc chườm đá. Em đã thực hiện việc chườm đá 1-2/ngày trong 3 tuần nhưng vẫn thấy đau nhức vai khi để im hay ngồi một lúc. Em muốn hỏi bác sĩ em nên uống thuốc gì? Có nên tiếp tục chườm đá không? Mong bác sĩ sớm tư vấn và cho em một số lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Không rõ khi đi khám em có được chụp X-quang khớp vai hay không? Theo như tôi hiểu là khi em đi khám bác sĩ, bác sĩ đã loại trừ sai khớp vai và xác định chỉ có tổn thương phần mềm như tổn thương cân, cơ, dây chằng, do đó bác sĩ khuyên chỉ cần chườm đá. Theo tôi, việc chữa trị chườm đá chỉ nên thực hiện trong những ngày đầu, song song với biện pháp đó em cần hạn chế không cử động khớp vai. Việc hạn chế vận động có ý nghĩa quan trọng để giúp cho các cân cơ, dây chằng đã bị tổn thương được hồi phục.
Hiện tại em vẫn còn đau khớp vai, do đó em cần phải hạn tiếp tục hạn chế vận động, không nên tiếp tục chườm đá, ngược lại bây giờ nên chườm ấm để tăng tưới máu đến tổn thương, giúp cho tổn thương sớm hồi phục. Em cũng có thể chiếu đèn hồng ngoại vào khớp vai bị đau mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 20 phút, khoảng cách chiếu đảm bảo không quá gần để tránh bị bỏng da.
Bên cạnh đó có thể sử dụng một số thuốc chống viêm giảm đau Nonsteroid nếu không có chống chỉ định. Em nên khám bác sĩ để có đánh giá chính xác và đưa ra phác đồ chữa trị cụ thể.
Chúc em mạnh khỏe!
Đau khớp vai do chấn thương khi tập thể hình phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Thiện Bình
Chào bác sĩ!
Cháu là nam, năm nay 19 tuổi, có tập thể hình được khoảng 3 tháng. Hôm nọ cháu tập bài ngực nằm với tạ đơn khi đưa tạ lên cao tay trái mất thăng bằng nên trật nhẹ, cháu nghe có tiếng rạo nhỏ bên trong khớp vai. Hôm sau thì cháu bị đau và nghỉ ngơi 1 thời gian. Cháu chỉ đau khi dang vai ngang hoặc ép vai vào ngực còn xoay thì không đau nhưng nó tác động đến việc tập luyện thể hình của cháu. Vì không hết đau nên cháu đến gặp bác sĩ nhưng bác sĩ chỉ cho thuốc chứ không chụp xquang hay IRM. Cháu dùng thuốc đã 3 tuần nay nhưng không hết. Xin bác sĩ tư vấn cháu bị gì và nên điều trị ra sao ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Trường hợp của cháu là một chấn thương do tập thể thao, cháu vẫn có thể cử động xoay khớp vai một cách bình thường, điều đó cho thấy cháu không gãy xương hay sai khớp. Tổn thương gây đau cho cháu trong tình huống này nhiều khả năng la do bong điểm bám dây chằng, mà khả năng là điểm bám dây chằng của cơ Delta với xương bả vai, cơ Delta là cơ chịu trách nhiệm chính trong động tác giang cánh tay. Khi điểm bám cơ Delta với xương vai bị bong (bong một phần điểm bám chứ không phải là bong hoàn toàn), khi đó cháu giang cánh tay lên cao sẽ bị đau.
Thông thường các tổn thương dây chằng là khó liền hơn so với tổn thương ở cơ, do dây chằng dinh dưỡng chủ yếu bằng thẩm thấu và nghèo mạch máu nuôi dưỡng. Để tổn thương liền được cần phải bất động tốt, bất động để tổn thương được “nghỉ ngơi”, tránh bị ảnh hưởng và tạo điều kiện cho tổn thương nhanh được phục hồi. Trong thời gian cháu bị đau, phải kiêng luyện tập thể dục thể thao, khi đó cháu dùng thuốc mới làm tăng hiệu quả chữa trị. Trong tình huống bất động không tốt, sẽ dẫn tổn thương dây chằng không hồi phục, bởi những vi chấn thương dễ kéo đến tình trạng đau mãn tính.
Phương hướng chữa trị: cháu không nên nặn bóp vùng đau, cần hạn chế vận động khớp vai khoảng 3-4 tuần, sau đó nếu hết đau cháu có thể tập lại, cường độ tập từ nhẹ tới nặng. Có thể uống thuốc chống viêm giảm đau, có thể kết hợp thêm với biện pháp chiếu đèn hồng ngoại. Điều trị cụ thể cháu cần phải được bác sĩ khám bệnh và kê đơn.
Chúc cháu mau phục hồi!
Điều trị trật khớp vai ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Em tên là Dương, năm nay em 22 tuổi chưa lập gia đình. Em bị trật khớp vai, do em không biết, giờ em phát hiện cảm thấy lo và tự ti, em không biết chữa ở đâu và thành công không? Em đang ở Cần Thơ. Mong bác sĩ tư vấn.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Nếu em bị trật khớp vai thì chỉ cần nắn chỉnh sẽ trở lại bình thường. Trật khớp vai hay gặp thể ra trước vào trong xuống dưới, biểu hiện của trật khớp vai là tay luôn dạng tạo với thân người một góc 20 độ hoặc tay luôn khép vào trong với thể trật ra sau. Em cần đến các bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp để nắn chỉnh.
Chúc em mạnh khỏe.
Đau vùng khớp vai bên trái với đau vùng quanh khớp gối bên trái là do đâu?
Câu hỏi bởi: Hùng
Em chào bác sĩ ạ!
Em là nam giới năm nay 23 tuổi ạ. Dạo gần đây em có bị đau vùng khớp vai bên trái với đau vùng quanh khớp gối bên trái. Bác sĩ cho em hỏi em bị đau thế là do đâu ạ.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Hiện tượng đau khớp của em có nhiều khả năng do vận động nhiều làm giãn các dây chằng quanh khớp. Với tình huống này chỉ cần hạn chế vận động, uống các thuốc giảm đau sẽ đỡ. Nếu đau khớp mà kèm theo sưng nóng đỏ thì bị viêm khớp, nếu bị viêm khớp thì em cần đến bệnh viện khám để chữa trị đúng.
Chúc em mạnh khỏe.
Đau mỏi sau cổ vai gáy, đau khớp gối bàn chân chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 21 tuổi. Thường hay đau mỏi sau cổ vai gáy. Đau khớp gối bàn chân. Kèm theo hoa mắt chóng mặt mất tập trung, hay không nhớ. Cháu vừa đi khám tại phòng khám nhỏ. Họ chụp X-quang đo tim, huyết áp. Họ chẩn đoán là gai cột sống. Kê cho cháu 10 ngày thuốc mà cháu uống 6-7 ngày rồi, không hề bớt. Bệnh không đau nhiều, chỉ gây khó chịu cản trở công việc. Mong bác sĩ giúp cháu. Cháu nên làm như thế nào.
Cháu cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Không biết là bệnh của em khởi phát đã lâu chưa, công việc của em là ngồi văn phòng hay lao động nặng. Nếu em chỉ mới bị bệnh thì và công việc là làm văn phòng thì khả năng em bị đau mỏi cổ gáy do cố định một tư thế lâu. Lúc này em cần xoa bóp cổ gáy thường xuyên, không ngồi quá lâu, nên đi lại vận động, tập thể dục đều đặn vào buổi sáng bệnh sẽ đỡ. Ngoài ra hiện tượng đau mỏi cổ gáy còn có thể do em bị lồi đĩa đệm, bệnh này đau âm ỉ dai dẳng rất khó chịu, hay gặp ở người trẻ. Để chẩn đoán bệnh này thì em cần đi chụp phim cộng hưởng từ cột sống cổ. Điều trị dùng các thuốc chống viêm giảm đau và vật lý trị liệu kéo giãn cột sống.
Hiện tượng hoa mắt chóng mặt, hay không nhớ, mất tập chung là do em bị thiểu năng tuần hoàn não do một vài các lí do như thiếu máu, huyết áp thấp, thoái hóa khớp đốt sống cổ làm chèn động mạch đốt sống. Em cần đi xét nghiệm máu và khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp để biết rõ.
Thân mến chào em.
Theo ViCare