Hỏi Bác Sĩ -
Hiện tượng đau bàng quang là một trong những vấn đề tiết niệu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cần thiết xung quanh vấn đề này.
Đi tiểu nhiều, hơi đau vùng bàng quang, thắt lưng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 23 tuổi. Tôi bị tiểu nhiều trong một thời gian dài. Đi khám ở bệnh viện thì kết luận không việc gì. Tôi cảm thấy hơi đau ở vùng bàng quang. Và đau vùng thắt lưng trở xuống khi ngồi và đứng dậy. Nhưng chỉ đâu vài ba phút rồi hết đau. Bác sĩ cho hỏi đó là hiện tượng bệnh gi?
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Tiểu nhiều thường do các lí do sau:
Do các bệnh đường tiết niệu gây nên: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hẹp niệu đạo, viêm bàng quang kẽ, hội chứng bàng quang kích thích, ung thư bàng quang, sỏi và các dị vật đường tiết niệu, suy tuyến thượng thận.
Do bệnh lý tuyến tiền liệt: u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt.
Do bệnh nội tiết: đái tháo đường, đái tháo nhạt.
Do lí do khác: thần kinh tổn thương, mệt mỏi.
U xơ tuyến tiền liệt: tuyến tiền liệt tăng sinh (tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt) có thể gây chèn ép vào niệu đạo, kích thích bàng quang ngay cả khi có ít nước tiểu vẫn muốn đi tiểu dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Viêm tuyến tiền liệt.
Bạn bị đi tiểu nhiều kèm theo biểu hiện đau lưng, hơi đau bàng quang. Nếu nước tiểu trong không thấy máu hoặc không đục thì có khả năng nhiều là bạn bị sỏi thận hoặc dị vật đường tiết niệu. Bạn đi khám không phát hiện ra bệnh gì. Bạn cần làm lại xét nghiệm nước tiểu và siêu âm lại. Nếu vẫn không phát hiện ra sỏi bạn cần phải chụp phim thận thường để xác định lại vì có nhiều khi sỏi nhỏ hoặc nằm ở những vị trí như niệu quản dưới đôi khi khó thấy.
Trước mắt, bạn thử áp dụng những biện pháp sau:
Uống hơn 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để không thường mắc tiểu về đêm.
Hạn chế thức uống có cồn vì nó làm tăng lượng nước tiểu như vậy sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn.
Giảm caffeine, hạn chế đồ uống có ga.
Nên hạn chế các thực phẩm có tính axit ví dụ như cam, chanh, cà phê, cà chua vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang dẫn tới đi tiểu nhiều hơn.
Hạn chế các gia vị nóng và chất ngọt vì chúng tác động không tốt đến bàng quang nếu ăn nhiều. Nếu không đỡ, bạn cần sắp xếp thời gian đi khám lại sớm.
Chúc bạn mau khỏe!
Đi tiểu nhiều, nước tiểu màu vàng nhạt, són tiểu, tức bàng quang, đau thắt lưng, khô họng là bị gì?
Câu hỏi bởi: Trí
Chào bác sĩ!
Em 23 tuổi, là nam giới. Em hay đi tiểu nhiều, nước tiểu màu vàng nhạt, són tiểu, tức bàng quang, đau thắt lưng, khô họng nếu uống nhiều nước thì không thấy cảm giác khô nữa, có cảm giác tức tinh hoàn, tức 2 hố chậu, thỉnh thoảng thấy tức 2 bên thận nhưng bên phải bị nhiều hơn. Đi xét nghiệm máu cho kết quả: Glucose(5.5 mmol/l), Ure(3.3 mmol/l), Creatinin(107 umol/l) và xét nghiệm nước tiểu: glucose, protein, hồng cầu, bạch cầu… đều âm tính, độ PH là 7.5, tỷ trọng nước tiểu (SG) <=1.005. Em đi siêu âm bụng thì cho kết quả bình thường và chỉ có nang nhỏ thận phải kích thước 1.3×1.0. Em đi khám ở bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ bảo chỉ số creatinin giá trị bình thường với nam là 62 – 106 umol/l và bác sĩ chỉ bảo em ăn giảm đạm, giảm muối. Bác sĩ cho em hỏi em bị bệnh gì?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bạn đều âm tính, độ PH trong giới hạn bình thường (dao động từ 4,6-8,0), chỉ có tỷ trọng nước tiểu thấp <= 1,005 (tỷ trọng nước tiểu bình thường là 1,005 – 1,030)
Tỷ trọng nước tiểu đánh giá khả năng cô đặc của nước tiểu của thận. Bởi vì nước tiểu chứa khoáng chất, muối và các chất hòa tan trong nước tiểu nên tỷ trọng nước tiểu đánh giá qua độ đậm đặc của các chất hòa tan trong mẫu xét nghiệm.
Nước tiểu giảm tỷ trọng xảy ra trong các trường hợp sau:
Tiểu đường (tỷ trọng thấp với tăng lượng thể tích nước tiểu). Nguyên nhân này do sự thíếu hoặc giảm ADH, một hormon giúp thận tái hấp thu nước ở ống góp. Không có ADH thận sẽ tạo ra một lượng lớn nước tiểu do không được tái hấp thu (bệnh đái tháo nhạt).
Viêm cầu thận (viêm thận không nhiễm trùng ) và viêm đài bể thận (viêm thận do nhiễm trùng nhưng không cấp tính). Tỷ trọng thấp trong viêm cầu thận, với giảm thể tích nước tiểu. Tổn thương ống thận ảnh hưởng đến khả năng cô đặc nước tiểu.
Xét nghiệm creatinine tiết lộ thông tin quan trọng về thận.
Creatinine là một chất thải sản phẩm chất thải hóa chất sản xuất bởi quá trình trao đổi chất cơ và đến một mức độ nhỏ từ ăn thịt. Thận lọc creatinine và các sản phẩm phế thải khác từ máu. Các sản phẩm chất thải lọc rời khỏi cơ thể trong nước tiểu.
Nếu thận không hoạt động đúng, mức tăng creatinine có thể tích lũy trong máu. Chỉ số số creatinin giá trị bình thường với nam là 62 – 106 umol/l, của bạn là (107 umol/l) nghĩa là cao hơn một chút, không có gì đáng ngại.
Để cẩn thận hơn, bạn nên đo thể tích nước tiểu 24h để đánh giá sự cân bằng dịch và chức năng thận. Thể tích nước tiểu bình thường của người trưởng thành trong suốt 24h khoảng 600ml đến 2500ml, lượng nước tiểu trung bình khoảng 1200ml/ngày. Nếu lượng nước tiểu của bạn nhiều vượt quá mức cho phép cùng với tỷ trọng nước tiểu thấp, chỉ số Creatinin cao hơn bình thường một chút như trên, bạn cần cảnh giác với các chứng bệnh tiểu đường, tắc nghẽn một phần đường niệu, hoại tử ống thận (đặc biệt do aminoglycoside).
Chúc bạn mạnh khỏe!
Căng tức bàng quang và đi tiểu không thoải mái, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Đặng Thị Ái Thy
Thưa bác sĩ.
Cháu 25 tuổi, bị tiểu buốt, đã uống 2 loại thuốc: Metronidazoie và Miclacol blue được 5 ngày rồi. Giờ đã hết tiểu buốt nhưng vẫn cảm thấy tức bàng quang và đi tiểu không thoải mái như trước. Vậy, cháu phải làm sao, có nên uống thuốc thêm không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Thy thân mến.
Bác sĩ không biết 2 loại thuốc này cháu tự mua uống hay khám ở bệnh viện kê toa. Nếu cháu đã uống 2 loại thuốc này 5 ngày mà bàng quang vẫn còn căng tức, đi tiểu cảm thấy không thoải mái như trước chứng tỏ bệnh chưa đáp ứng, cháu nên ngưng thuốc.
Tốt nhất, cháu nên đến bệnh viện khám chuyên khoa Nội hoặc chuyên khoa Tiết niệu, kết hợp thử tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng để khảo sát bàng quang và hệ tiết niệu. Từ kết quả đó, bác sĩ sẽ điều trị cho cháu.
Chúc cháu mau khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Làm sao để nhận biết viêm bàng quang kẽ?
Câu hỏi bởi: Minh Hung
Thưa bác sĩ.
Tôi hay đi tiểu nhiều lần trong ngày, đi khám bác sĩ chẩn đoán là viêm bàng quang kẽ. Vậy làm thế nào để biết mình bị viêm bàng quang kẽ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Viêm bàng quang kẽ là một bệnh ở bàng quang, gây đau buốt, đi tiểu nhiều lần, làm cho bệnh nhân rất khó khăn trong sinh hoạt và làm việc.
Viêm bàng quang kẽ có biểu hiện khá đa dạng: có người thấy cần đi tiểu ngay lập tức, những người khác chỉ thấy đau đớn và tiểu buốt; có khi không thể làm việc, giao hợp được; có khi thấy hội chứng kích thích ruột, đau và viêm âm hộ. Các triệu chứng đau, đái khó, đái buốt, đái dắt, khi thì thay đổi nhanh, nhưng cũng có khi không thay đổi trong thời gian dài nhiều tháng, nhiều năm rồi tự khỏi; một số bệnh nhân thấy khó chịu, đau vùng tiểu khung, cảm giác luôn mót tiểu suốt ngày.
Trường hợp điển hình, bệnh có các triệu chứng: đau ở vùng chậu hông, đi tiểu nhiều lần trong ngày, khi mót đi tiểu là phải đi ngay, đau ở vùng bụng dưới, đau dọc niệu đạo. Ở phụ nữ thấy đau ở âm hộ, đi tiểu nhiều lần; đau tiểu khung liên tục hay đau khi bàng quang đầy, đau nhiều khi giao hợp. Ở nam giới có thể thấy đau dương vật, vùng bìu hai bên; xét nghiệm nước tiểu và cấy phát hiện được vi khuẩn gây bệnh để dùng thuốc thích hợp.
Chúc bạn sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Có nên tập thể dục khi bị viêm bàng quang không?
Câu hỏi bởi: Khải Loan
Thưa bác sĩ.
Cháu bị viêm bàng quang, sáng nào cháu cũng chạy bộ 30 phút, nhưng nghe nhiều người nói là viêm bàng quang không nên tập thể dục thể thao, như thế đúng không ạ? Vì sáng nào cháu cũng chạy bộ nên giờ dừng lại thấy khó chịu lắm.
Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu!
Chào cháu.
Tập thể dục đều và phù hợp với thể trạng thì tốt chứ sao cháu. Chỉ có điều khi bị bệnh, đặc biệt một số bệnh lý cấp tính (ví dụ: sốt siêu vi, viêm phổi,… hay viêm bàng quang như cháu đã từng bị) thì không nên tập thể thao lúc đang bệnh, khi lành bệnh rồi thì tập tiếp tục, tuy nhiên nên khởi đầu lại từ từ, và tăng cường độ lên từ từ.
Cháu không nói rõ là bị viêm bàng quang bao lâu rồi, đã chữa lành chưa? Hiện tại cháu có còn tiểu máu, hết đau bụng, hết sốt?… Nếu tất cả các dấu hiệu bất thường đã hết, không còn uống thuốc nữa thì cháu cứ tập thể thao lại như bình thường, không sao đâu, cháu nhé.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Hiện tượng đau bàng quang là một trong những vấn đề tiết niệu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cần thiết xung quanh vấn đề này.
Đi tiểu nhiều, hơi đau vùng bàng quang, thắt lưng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 23 tuổi. Tôi bị tiểu nhiều trong một thời gian dài. Đi khám ở bệnh viện thì kết luận không việc gì. Tôi cảm thấy hơi đau ở vùng bàng quang. Và đau vùng thắt lưng trở xuống khi ngồi và đứng dậy. Nhưng chỉ đâu vài ba phút rồi hết đau. Bác sĩ cho hỏi đó là hiện tượng bệnh gi?
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Tiểu nhiều thường do các lí do sau:
Do các bệnh đường tiết niệu gây nên: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hẹp niệu đạo, viêm bàng quang kẽ, hội chứng bàng quang kích thích, ung thư bàng quang, sỏi và các dị vật đường tiết niệu, suy tuyến thượng thận.
Do bệnh lý tuyến tiền liệt: u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt.
Do bệnh nội tiết: đái tháo đường, đái tháo nhạt.
Do lí do khác: thần kinh tổn thương, mệt mỏi.
U xơ tuyến tiền liệt: tuyến tiền liệt tăng sinh (tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt) có thể gây chèn ép vào niệu đạo, kích thích bàng quang ngay cả khi có ít nước tiểu vẫn muốn đi tiểu dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Viêm tuyến tiền liệt.
Bạn bị đi tiểu nhiều kèm theo biểu hiện đau lưng, hơi đau bàng quang. Nếu nước tiểu trong không thấy máu hoặc không đục thì có khả năng nhiều là bạn bị sỏi thận hoặc dị vật đường tiết niệu. Bạn đi khám không phát hiện ra bệnh gì. Bạn cần làm lại xét nghiệm nước tiểu và siêu âm lại. Nếu vẫn không phát hiện ra sỏi bạn cần phải chụp phim thận thường để xác định lại vì có nhiều khi sỏi nhỏ hoặc nằm ở những vị trí như niệu quản dưới đôi khi khó thấy.
Trước mắt, bạn thử áp dụng những biện pháp sau:
Uống hơn 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để không thường mắc tiểu về đêm.
Hạn chế thức uống có cồn vì nó làm tăng lượng nước tiểu như vậy sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn.
Giảm caffeine, hạn chế đồ uống có ga.
Nên hạn chế các thực phẩm có tính axit ví dụ như cam, chanh, cà phê, cà chua vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang dẫn tới đi tiểu nhiều hơn.
Hạn chế các gia vị nóng và chất ngọt vì chúng tác động không tốt đến bàng quang nếu ăn nhiều. Nếu không đỡ, bạn cần sắp xếp thời gian đi khám lại sớm.
Chúc bạn mau khỏe!
Đi tiểu nhiều, nước tiểu màu vàng nhạt, són tiểu, tức bàng quang, đau thắt lưng, khô họng là bị gì?
Câu hỏi bởi: Trí
Chào bác sĩ!
Em 23 tuổi, là nam giới. Em hay đi tiểu nhiều, nước tiểu màu vàng nhạt, són tiểu, tức bàng quang, đau thắt lưng, khô họng nếu uống nhiều nước thì không thấy cảm giác khô nữa, có cảm giác tức tinh hoàn, tức 2 hố chậu, thỉnh thoảng thấy tức 2 bên thận nhưng bên phải bị nhiều hơn. Đi xét nghiệm máu cho kết quả: Glucose(5.5 mmol/l), Ure(3.3 mmol/l), Creatinin(107 umol/l) và xét nghiệm nước tiểu: glucose, protein, hồng cầu, bạch cầu… đều âm tính, độ PH là 7.5, tỷ trọng nước tiểu (SG) <=1.005. Em đi siêu âm bụng thì cho kết quả bình thường và chỉ có nang nhỏ thận phải kích thước 1.3×1.0. Em đi khám ở bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ bảo chỉ số creatinin giá trị bình thường với nam là 62 – 106 umol/l và bác sĩ chỉ bảo em ăn giảm đạm, giảm muối. Bác sĩ cho em hỏi em bị bệnh gì?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bạn đều âm tính, độ PH trong giới hạn bình thường (dao động từ 4,6-8,0), chỉ có tỷ trọng nước tiểu thấp <= 1,005 (tỷ trọng nước tiểu bình thường là 1,005 – 1,030)
Tỷ trọng nước tiểu đánh giá khả năng cô đặc của nước tiểu của thận. Bởi vì nước tiểu chứa khoáng chất, muối và các chất hòa tan trong nước tiểu nên tỷ trọng nước tiểu đánh giá qua độ đậm đặc của các chất hòa tan trong mẫu xét nghiệm.
Nước tiểu giảm tỷ trọng xảy ra trong các trường hợp sau:
Tiểu đường (tỷ trọng thấp với tăng lượng thể tích nước tiểu). Nguyên nhân này do sự thíếu hoặc giảm ADH, một hormon giúp thận tái hấp thu nước ở ống góp. Không có ADH thận sẽ tạo ra một lượng lớn nước tiểu do không được tái hấp thu (bệnh đái tháo nhạt).
Viêm cầu thận (viêm thận không nhiễm trùng ) và viêm đài bể thận (viêm thận do nhiễm trùng nhưng không cấp tính). Tỷ trọng thấp trong viêm cầu thận, với giảm thể tích nước tiểu. Tổn thương ống thận ảnh hưởng đến khả năng cô đặc nước tiểu.
Xét nghiệm creatinine tiết lộ thông tin quan trọng về thận.
Creatinine là một chất thải sản phẩm chất thải hóa chất sản xuất bởi quá trình trao đổi chất cơ và đến một mức độ nhỏ từ ăn thịt. Thận lọc creatinine và các sản phẩm phế thải khác từ máu. Các sản phẩm chất thải lọc rời khỏi cơ thể trong nước tiểu.
Nếu thận không hoạt động đúng, mức tăng creatinine có thể tích lũy trong máu. Chỉ số số creatinin giá trị bình thường với nam là 62 – 106 umol/l, của bạn là (107 umol/l) nghĩa là cao hơn một chút, không có gì đáng ngại.
Để cẩn thận hơn, bạn nên đo thể tích nước tiểu 24h để đánh giá sự cân bằng dịch và chức năng thận. Thể tích nước tiểu bình thường của người trưởng thành trong suốt 24h khoảng 600ml đến 2500ml, lượng nước tiểu trung bình khoảng 1200ml/ngày. Nếu lượng nước tiểu của bạn nhiều vượt quá mức cho phép cùng với tỷ trọng nước tiểu thấp, chỉ số Creatinin cao hơn bình thường một chút như trên, bạn cần cảnh giác với các chứng bệnh tiểu đường, tắc nghẽn một phần đường niệu, hoại tử ống thận (đặc biệt do aminoglycoside).
Chúc bạn mạnh khỏe!
Căng tức bàng quang và đi tiểu không thoải mái, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Đặng Thị Ái Thy
Thưa bác sĩ.
Cháu 25 tuổi, bị tiểu buốt, đã uống 2 loại thuốc: Metronidazoie và Miclacol blue được 5 ngày rồi. Giờ đã hết tiểu buốt nhưng vẫn cảm thấy tức bàng quang và đi tiểu không thoải mái như trước. Vậy, cháu phải làm sao, có nên uống thuốc thêm không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Thy thân mến.
Bác sĩ không biết 2 loại thuốc này cháu tự mua uống hay khám ở bệnh viện kê toa. Nếu cháu đã uống 2 loại thuốc này 5 ngày mà bàng quang vẫn còn căng tức, đi tiểu cảm thấy không thoải mái như trước chứng tỏ bệnh chưa đáp ứng, cháu nên ngưng thuốc.
Tốt nhất, cháu nên đến bệnh viện khám chuyên khoa Nội hoặc chuyên khoa Tiết niệu, kết hợp thử tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng để khảo sát bàng quang và hệ tiết niệu. Từ kết quả đó, bác sĩ sẽ điều trị cho cháu.
Chúc cháu mau khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Làm sao để nhận biết viêm bàng quang kẽ?
Câu hỏi bởi: Minh Hung
Thưa bác sĩ.
Tôi hay đi tiểu nhiều lần trong ngày, đi khám bác sĩ chẩn đoán là viêm bàng quang kẽ. Vậy làm thế nào để biết mình bị viêm bàng quang kẽ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Viêm bàng quang kẽ là một bệnh ở bàng quang, gây đau buốt, đi tiểu nhiều lần, làm cho bệnh nhân rất khó khăn trong sinh hoạt và làm việc.
Viêm bàng quang kẽ có biểu hiện khá đa dạng: có người thấy cần đi tiểu ngay lập tức, những người khác chỉ thấy đau đớn và tiểu buốt; có khi không thể làm việc, giao hợp được; có khi thấy hội chứng kích thích ruột, đau và viêm âm hộ. Các triệu chứng đau, đái khó, đái buốt, đái dắt, khi thì thay đổi nhanh, nhưng cũng có khi không thay đổi trong thời gian dài nhiều tháng, nhiều năm rồi tự khỏi; một số bệnh nhân thấy khó chịu, đau vùng tiểu khung, cảm giác luôn mót tiểu suốt ngày.
Trường hợp điển hình, bệnh có các triệu chứng: đau ở vùng chậu hông, đi tiểu nhiều lần trong ngày, khi mót đi tiểu là phải đi ngay, đau ở vùng bụng dưới, đau dọc niệu đạo. Ở phụ nữ thấy đau ở âm hộ, đi tiểu nhiều lần; đau tiểu khung liên tục hay đau khi bàng quang đầy, đau nhiều khi giao hợp. Ở nam giới có thể thấy đau dương vật, vùng bìu hai bên; xét nghiệm nước tiểu và cấy phát hiện được vi khuẩn gây bệnh để dùng thuốc thích hợp.
Chúc bạn sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Có nên tập thể dục khi bị viêm bàng quang không?
Câu hỏi bởi: Khải Loan
Thưa bác sĩ.
Cháu bị viêm bàng quang, sáng nào cháu cũng chạy bộ 30 phút, nhưng nghe nhiều người nói là viêm bàng quang không nên tập thể dục thể thao, như thế đúng không ạ? Vì sáng nào cháu cũng chạy bộ nên giờ dừng lại thấy khó chịu lắm.
Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu!
Chào cháu.
Tập thể dục đều và phù hợp với thể trạng thì tốt chứ sao cháu. Chỉ có điều khi bị bệnh, đặc biệt một số bệnh lý cấp tính (ví dụ: sốt siêu vi, viêm phổi,… hay viêm bàng quang như cháu đã từng bị) thì không nên tập thể thao lúc đang bệnh, khi lành bệnh rồi thì tập tiếp tục, tuy nhiên nên khởi đầu lại từ từ, và tăng cường độ lên từ từ.
Cháu không nói rõ là bị viêm bàng quang bao lâu rồi, đã chữa lành chưa? Hiện tại cháu có còn tiểu máu, hết đau bụng, hết sốt?… Nếu tất cả các dấu hiệu bất thường đã hết, không còn uống thuốc nữa thì cháu cứ tập thể thao lại như bình thường, không sao đâu, cháu nhé.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare