Khoảng 70% thai phụ có dấu hiệu bị mụn trứng cá và da sậm màu. Các vùng da sậm màu thường xuất hiện quanh môi trên, mũi, trán, cằm hoặc những vùng da khác trên cơ thể.
Trong thai kỳ, làn da sẽ bị thay đổi sắc tố (vùng da quanh núm vú hay quanh vùng kín sậm màu hơn), một số thai phụ xuất hiện tàn nhang hoặc bị nám má.
Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai, kích thích cơ thể sản xuất tạm thời melanin – chất có thể làm biến đổi màu sắc của da, tóc và mắt. Khoảng vài tháng sau sinh, các hắc tố này sẽ giảm thiểu, làn da sẽ trở lại thể trạng ban đầu. Tuy nhiên, với một số phụ nữ, sự thay đổi này không tự nhiên biến mất, lúc đó, họ sẽ phải tiếp tục chung sống với những đám da sậm màu trên cơ thể.
[h=2]Đường sậm màu ở bụng bầu[/h] Trước khi mang thai, trên bụng có sẵn nhiều đường viền trên da, chạy ngang qua bụng đến các khớp xương chính, gọi là linea alba. Bạn không thể nhìn thấy những đường viền này vì nó có màu sắc trùng với màu của da. Khi mang bầu, sự gia tăng melanin khiến các đường viền trên da bụng sậm màu hơn, gọi là linea nigra. Lúc này, bạn dễ dàng quan sát chúng bằng mắt thường.
[h=2]Ngăn ngừa da sậm màu[/h] Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Tia UV từ ánh nắng mặt trời sẽ làm thay đổi màu sắc của da, làm da sậm màu. Tốt nhất, thai phụ nên tránh ra ngoài trời khi nắng chói chang. Nếu phải làm việc nhiều ngoài trời, nên dùng kem chống nắng (với SPF> 30) hàng ngày, kể cả khi trời có nắng hay không.
Các chuyên gia cho rằng, thai phụ vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi ánh nắng khi đi dạo trên phố, ngồi trong ôtô hoặc ngồi làm việc gần cửa sổ.
Ngoài ra, bạn cũng nên đội mũ, mặc áo dài tay để chống nắng vì ánh nắng dễ làm sậm màu da tay. Không nên ra ngoài trời trong khoảng 10h sáng đến 2h chiều hàng ngày.
[h=2]Dấu hiệu da sậm màu là nguy hiểm[/h] Sự thay đổi màu sắc của da có thể là triệu chứng của ung thư da hoặc những bệnh khác. Nên đi khám nếu da sậm màu đi kèm những dấu hiệu như bị đau, chảy máu, đỏ ửng, da trở nên mềm đi. Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp tình trạng da cho thai phụ, tìm hiểu nguyên nhân và chỉ định cách điều trị.
Theo:
BabyCenter
Trong thai kỳ, làn da sẽ bị thay đổi sắc tố (vùng da quanh núm vú hay quanh vùng kín sậm màu hơn), một số thai phụ xuất hiện tàn nhang hoặc bị nám má.
Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai, kích thích cơ thể sản xuất tạm thời melanin – chất có thể làm biến đổi màu sắc của da, tóc và mắt. Khoảng vài tháng sau sinh, các hắc tố này sẽ giảm thiểu, làn da sẽ trở lại thể trạng ban đầu. Tuy nhiên, với một số phụ nữ, sự thay đổi này không tự nhiên biến mất, lúc đó, họ sẽ phải tiếp tục chung sống với những đám da sậm màu trên cơ thể.
[h=2]Đường sậm màu ở bụng bầu[/h] Trước khi mang thai, trên bụng có sẵn nhiều đường viền trên da, chạy ngang qua bụng đến các khớp xương chính, gọi là linea alba. Bạn không thể nhìn thấy những đường viền này vì nó có màu sắc trùng với màu của da. Khi mang bầu, sự gia tăng melanin khiến các đường viền trên da bụng sậm màu hơn, gọi là linea nigra. Lúc này, bạn dễ dàng quan sát chúng bằng mắt thường.
Các chuyên gia cho rằng, thai phụ vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi ánh nắng khi đi dạo trên phố, ngồi trong ôtô hoặc ngồi làm việc gần cửa sổ.
Ngoài ra, bạn cũng nên đội mũ, mặc áo dài tay để chống nắng vì ánh nắng dễ làm sậm màu da tay. Không nên ra ngoài trời trong khoảng 10h sáng đến 2h chiều hàng ngày.
[h=2]Dấu hiệu da sậm màu là nguy hiểm[/h] Sự thay đổi màu sắc của da có thể là triệu chứng của ung thư da hoặc những bệnh khác. Nên đi khám nếu da sậm màu đi kèm những dấu hiệu như bị đau, chảy máu, đỏ ửng, da trở nên mềm đi. Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp tình trạng da cho thai phụ, tìm hiểu nguyên nhân và chỉ định cách điều trị.
Theo:
BabyCenter