Nhiều người có thói quen, mỗi ngày sau khi tắm dùng que tăm bông lau tai vì sợ bị nước vào tai. Thói quen này tưởng giữ vệ sinh tốt cho tai nhưng thật ra lại là thói quen không tốt.
Vào viện vì “quá sạch”
Tại các cơ sở khám tai mũi họng, hầu như ngày nào cũng có các trường hợp khám cho:
- Các em bé bị đau tai, chảy máu tai do cha mẹ ông bà làm vệ sinh tai sau khi tắm bé, hay lấy ráy tai cho bé.
- Những bệnh nhân đau tai đến độ ăn cũng đau, nói cũng đau do trước đó vài ngày lau tai bằng que tăm bông thấy có ít máu.
- Những bệnh nhân tự nhiên thấy đau tai, ù tai nghe kém do ráy tai quá nhiều và bị nén chặt sau nhiều lần lau tai đã tống và nén ráy tai vào sâu trong ống tai.
Thận trọng khi lau tai cho trẻ
Vì sao không cần ráy tai thường xuyên?
- Ống tai ngoài thường không thẳng, có hình dạng chữ “S”. Ở người lớn ống tai hướng nhẹ lên trên sau đó hướng nhẹ ra trước và xuống đến màng nhĩ. Phần ngoài của ống tai có những lông nhỏ (cilia), tuyến tạo ráy tai (ceruminous glands) và tuyến tiết chất nhờn (sebaseous glands). Da ở phần này dày hơn phủ phần sụn, trong khi phần trong da mỏng hơn che phủ phần xương thái dương (temporal bone).
- Chiều dài, rộng và hướng của ống tai bình thường khác nhau. Ở người lớn chiều dài thay đổi từ 2,3 – 2,9cm. Đường kính 0,7cm bằng đường kính của bút chì thông thường. Từ đoạn giữa ống tai ngoài bị hẹp lại vì xương thái dương. Vùng hẹp này gọi là eo (isthmus). Qua khỏi eo ống tai lại có đường kính như cũ. Eo nằm ngay sau đường cong thứ 2 khi lấy dấu tai. Ống tai nóng và ẩm. Độ nóng ẩm của tai không thay đổi.
Bình thường ống tai có cơ chế tự làm sạch. Da phát triển theo hướng từ màng nhĩ đến ống tai ngoài. Những lông nhỏ chuyển động nhẹ nhàng không thay đổi đẩy các hạt ráy khô và da lột đến loa tai. Khi nghĩ đến tai người, hầu hết mọi người nghĩ đến phần nhô ra bên đầu. Phần này là vành tai (auricle, spinna) chỉ là 1 phần của tai. Hầu hết các cơ chế phức tạp và tinh tế của tai được dấu sâu trong các khoang của sọ. Tai ngoài là phần ít quan trọng nhất của cơ chế nghe, nhưng lại là phần cực kỳ quan trọng để lắp máy nghe thích hợp (đúng cách). Hầu hết máy nghe được gắn trong tai.
Thongtinsuckhoe
Vào viện vì “quá sạch”
Tại các cơ sở khám tai mũi họng, hầu như ngày nào cũng có các trường hợp khám cho:
- Các em bé bị đau tai, chảy máu tai do cha mẹ ông bà làm vệ sinh tai sau khi tắm bé, hay lấy ráy tai cho bé.
- Những bệnh nhân đau tai đến độ ăn cũng đau, nói cũng đau do trước đó vài ngày lau tai bằng que tăm bông thấy có ít máu.
- Những bệnh nhân tự nhiên thấy đau tai, ù tai nghe kém do ráy tai quá nhiều và bị nén chặt sau nhiều lần lau tai đã tống và nén ráy tai vào sâu trong ống tai.
Thận trọng khi lau tai cho trẻ
Vì sao không cần ráy tai thường xuyên?
- Ống tai ngoài thường không thẳng, có hình dạng chữ “S”. Ở người lớn ống tai hướng nhẹ lên trên sau đó hướng nhẹ ra trước và xuống đến màng nhĩ. Phần ngoài của ống tai có những lông nhỏ (cilia), tuyến tạo ráy tai (ceruminous glands) và tuyến tiết chất nhờn (sebaseous glands). Da ở phần này dày hơn phủ phần sụn, trong khi phần trong da mỏng hơn che phủ phần xương thái dương (temporal bone).
- Chiều dài, rộng và hướng của ống tai bình thường khác nhau. Ở người lớn chiều dài thay đổi từ 2,3 – 2,9cm. Đường kính 0,7cm bằng đường kính của bút chì thông thường. Từ đoạn giữa ống tai ngoài bị hẹp lại vì xương thái dương. Vùng hẹp này gọi là eo (isthmus). Qua khỏi eo ống tai lại có đường kính như cũ. Eo nằm ngay sau đường cong thứ 2 khi lấy dấu tai. Ống tai nóng và ẩm. Độ nóng ẩm của tai không thay đổi.
Bình thường ống tai có cơ chế tự làm sạch. Da phát triển theo hướng từ màng nhĩ đến ống tai ngoài. Những lông nhỏ chuyển động nhẹ nhàng không thay đổi đẩy các hạt ráy khô và da lột đến loa tai. Khi nghĩ đến tai người, hầu hết mọi người nghĩ đến phần nhô ra bên đầu. Phần này là vành tai (auricle, spinna) chỉ là 1 phần của tai. Hầu hết các cơ chế phức tạp và tinh tế của tai được dấu sâu trong các khoang của sọ. Tai ngoài là phần ít quan trọng nhất của cơ chế nghe, nhưng lại là phần cực kỳ quan trọng để lắp máy nghe thích hợp (đúng cách). Hầu hết máy nghe được gắn trong tai.
Thongtinsuckhoe