Hỏi Ngạt mũi, chảy nước mũi và hắt hơi nhiều lần


Summer

New Member
1
0
1
34
Hà Nội
Xu
0
:zingme10: các bác ơi cho em hỏi em bị làm sao đây ta? :zingme10: gần đây mũi em có vấn đề, thường ko ngồi được trực tiếp quạt, cứ ngồi trước quạt có gió quạt là bị nghẹt mũi có nhiều khi chảy nước mũi, cảm thấy tức tức mũi, có hơi cảm thấy cay cay. Dạo mới bị nếu ko ngồi quạt thì ko sao nhưng mấy ngày nay ngồi không quạt cũng cảm thấy rất khó chịu. Những lúc hắt hơi thì đều hắt hơi nhiều lần và có nước mặc dù mũi e rất bình thường ko hề bị chảy nước mũi :zingme50:
:zingme10: vậy các bác có thể cho e biết là e đang bị bệnh gì hay không ạ
 

H

Huyhieu

Khách
Triệu chứng của bạn giống của mình quá, ban đêm bắt đầu bật quạt để ngủ thì nằm được 1 lúc là hắt hơi luôn tục, nước mũi chảy ròng ròng ko ngớt, tắt quạt đi 1 lúc sau lại đỡ!
 

bs thu

Member
88
1
8
64
Xu
13
Triệu chứng của BẠn là viêm xoang mũi dị ứng(gốc bệnh), nếu để lâu ngày gây ra viêm họng mạn(ngọn bệnh).
CÁch chữa: Bạn dùng bài dân gian
BÁT BẢO THANG(BÁC THƯ- PHÚ YÊN). Gia thêm cây Cóc mẳn để chữa trị tận gốc bệnh nhé.
 
Sửa lần cuối:

tho7782

New Member
28
0
1
42
Xu
0
VIÊM XOANG LÀ GÌ – Phân Biệt Viêm Xoang Với Viêm Mũi Dị Ứng
Viêm xoang là gì? là một câu hỏi của không ít người bệnh khi gặp phải một số triệu chứng vùng mũi. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trả lời chi tiết cho câu hỏi này và nêu rõ các triệu chứng biểu hiện của bệnh, đồng thời sẽ phân biệt bệnh viêm xoang và bệnh viêm mũi dị ứng (có triệu chứng dễ gây nhầm lẫn). Đó là cơ sở quan trọng giúp người thầy thuốc có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cũng như cách dự phòng tốt nhất cho người bệnh.
Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm các hốc xoang trong trong vùng đầu mặt, dẫn đến bít tắc, ứ đọng dịch nhầy mủ trong các hốc đó, lâu ngày sẽ làm tổn thương các lớp niêm mạc lót của xoang và dẫn đến viêm xoang mạn tính.
Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang chủ yếu là do virút (cảm lạnh, cảm cúm), ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác như: sức đề kháng kém, suy giảm miễn dịch dẫn đến dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp; một số do cơ địa dị ứng mũi xoang hoặc tổn thương, sâu răng hàm trên…

Bệnh viêm xoang mũi thường tiến triển qua 2 giai đoạn là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.

Viêm xoang cấp tính: Các triệu chứng rầm rộ người bệnh có thể bị sốt nhẹ, chảy mủ xanh vàng, đau nhức các vùng xoang, tắc ngạt mũi nặng, người mệt mỏi rất khó chịu. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời, đúng cách thì viêm xoang cấp tính thường khỏi khá nhanh và không ảnh hưởng gì tới người bệnh.
Viêm xoang mạn tính: Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách để bệnh diễn biến trong thời gian dài sẽ dẫn đến viêm xoang mạn tính (triệu chứng biểu hiện không còn rầm rộ như lúc mới bị, nhưng lại thường xuyên, liên tục, dai dẳng ), có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác với người bệnh. Viêm xoang mạn tính thường gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm họng mạn tính, viêm amidan hốc mủ mạn tính, viêm dây thanh, viêm phế quản, hơi thở hôi, tức ngực khó thở, mệt mỏi kinh niên…

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng dễ bị nhầm lẫn
Các triệu chứng biểu hiện thường gặp ở người bệnh viêm xoang

Thông thường khi người bệnh gặp một số triệu chứng vùng mũi không nên vội vàng kết luận mình bị viêm xoang, hoặc một số trường hợp bị viêm xoang sau mà không phát hiện ra do không nắm được triệu chứng bệnh. Cả hai trường hợp như trên đều do chưa nắm được viêm xoang là gì, nên dẫn đến chữa trị không đúng, không trúng bệnh.
Sau đây là những triệu chứng chính thường gặp ở người bệnh viêm xoang:
+ Chảy dịch nhầy, mủ: Người bệnh viêm xoang luôn luôn có tình trạng chảy dịch nhầy hoặc mủ, viêm các xoang trước thì chảy ra trước mũi, viêm các xoang phía sau thì chảy ra phía sau họng xuống cổ gây vướng víu, muốn khạc nhổ. Đây là triệu chứng rất điển hình gặp ở bất cứ người viêm xoang mũi nào, người bệnh nhẹ thì ngày xì khạc vài lần, người bệnh nặng thì xì, khạc liên tục. Chất nhày, mủ chảy ra thì có thể là xanh, vàng, trắng đục, hoặc trắng trong nhầy dính.
+ Đau nhức các vùng xoang: Triệu chứng này có thể gặp thường xuyên hoặc theo đợt tùy theo từng người bệnh và mức độ bệnh. Viêm xoang trán thì nhức vùng chính giữa trán, giao giữa hau lông mày, nhức dọc theo cung lông mày lan ra vùng thái dương; Viêm xoang hàm thì nhức vùng hàm trên, má nhức lan lên vùng hốc mắt; viêm xoang sàng trước thì nhức vùng sống mũi sâu vào bên trong; viêm xoang sàng sau, xoang bướm thì nhức vùng đỉnh đầu sau gáy.
+ Một số triệu chứng kéo theo như: ngạt tắc mũi khó thở, người mệt mỏi, mất mùi, viêm họng mạn tính, mất tiếng, ho…
Phân biệt bệnh viêm xoang và bệnh viêm mũi dị ứng

Rất nhiều người không phân biệt được đâu là chứng dị ứng mũi xoang, đâu là viêm xoang, đây là hai bệnh khác nhau hoàn toàn về mặt bản chất nhưng triệu chứng có những nét tương đồng nhất định. Nếu không phân biệt được hai bệnh này thầy thuốc sẽ chữa không hiệu quả (viêm xoang thì có thể chữa khỏi hoàn toàn còn dị ứng mũi xoang thì hiện nay vẫn rất khó khăn, dị ứng liên quan đến cơ địa người bệnh mà để thay đổi được cơ địa người bệnh e rằng rất khó).
Ở trên chúng ta đã trả lời đầy đủ câu hỏi “Viêm xoang là gì?”, tiếp theo, chúng ta sẽ làm rõ “Viêm mũi dị ứng là gì?“.

Viêm mũi dị ứng hay còn gọi là dị ứng mũi xoang, là tình trạng mũi xoang của chúng ta phản ứng một cách thái quá với những tác động của một số yếu tố kích thích từ môi trường hay còn gọi là dị nguyên (như phấn hoa, mùi lạ, khói bụi, chênh lệch nhiệt độ…). Mức độ phản ứng hoàn toàn phụ thuộc và cơ địa từng người và tùy theo các dị nguyên kích thích.
Triệu chứng biểu hiện điển hình của dị ứng mũi xoang là:
Khi người bệnh bị kích thích bởi dị nguyên thì cảm thấy ngứa mũi (thậm chí ngứa cả mắt, tai) gây ra phản ứng tự về chống lại sự xâm nhập của dị nguyên bằng cáchhắt hơi liên tục thành tràng, niêm mạc mũi xoang xuất tiết nhiều, chảy nước mũi trong suốt và loãng.
Các triệu chứng này chỉ xảy ra ở một thời điểm nhất định không kéo dài thường xuyên, liên tục, sau cơn người bệnh lại trở về trạng thái bình thường.
Hiện nay, điều trị dị ứng mũi xoang chủ yếu dựa vào các loại thuốc Tây y có tính chất cắt cơn dị ứng. Đông y cũng có một số vị thuốc dùng chữa dị ứng mũi xoang như kim ngân hoa, ké đầu ngựa; phương pháp cấy chỉ cũng có thể chống được dị ứng mũi xoang được một thời gian khoảng vài tháng.
Dị ứng mũi xoang lâu ngày sẽ dẫn đến viêm xoang, vì vậy người bệnh cần có biện pháp phòng tránh phù hợp. Để phòng dị ứng mũi xoang thì chủ yếu là tránh xa các dị nguyên kích thích. Người bệnh chú ý ăn uống, tập luyện để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Khi bị cơn dị ứng thì có thể sử dụng các loại thuốc để cắt cơn dị ứng hoặc tham khảo bài thuốc dưới đây:
Dùng một lượng thích hợp quả ké đầu ngựa, sao tới khi có màu xám, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, liên tục trong 2 tuần (1 liệu trình), nghỉ vài hôm lại uống tiếp liệu trình khác.
Kết quả chữa viêm mũi dị ứng theo cách trên khi quan sát lâm sàng cho thấy, thường sau khi dùng thuốc 2 – 3 liệu trình, ở đại đa số bệnh nhân phản ứng dị ứng được cải thiện rõ rệt, hoặc bệnh phát tác thưa hơn trước nhiều. Một số bệnh nhân sử dụng bị ỉa chảy, đau đầu nhẹ, mệt mỏi, cần ngừng sử dụng.
Làm rõ được viêm xoang là gì và phân biệt được viêm xoang và viêm mũi dị ứng sẽ giúp cho chúng ta có sự chính xác trong chuẩn đoán và điều trị các bệnh về mũi xoang.
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl