Bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại) và bệnh sa trực tràng khác nhau thế nào? Nếu mắc cả hai bệnh thì dùng thuốc điều trị bệnh trĩ có thể làm thuyên giảm cả bệnh sa trực tràng không?
[h=2]Trả lời:[/h] Trĩ là một hệ thống mạch máu (chủ yếu là động mạch) vốn có sẵn từ khi sinh ra và được coi là trạng thái sinh lý bình thường. Khi hệ thống mạch máu này phát triển quá mức, gây đau, chảy máu, tụt ra ngoài hậu môn để từ đó dễ bị nhiễm trùng thì mới cần phải điều trị.
Nguyên nhân gây xuất hiện các biến chứng của trĩ chưa được xác định rõ, nhưng có nhiều yếu tố thuận lợi như các loại bệnh lý làm tăng áp lực trong khoang bụng khi đại tiện như táo bón, có sự suy yếu tổ chức xơ, cơ, chun ở ống hậu môn và cơ vòng hậu môn, chế độ ăn nghèo chất xơ, uống ít nước hàng ngày, sống tĩnh tại, ít vận động…
Bệnh trĩ thường được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ ngoại bắt nguồn từ đám rối ngoài, ngay ở dưới da mép hậu môn. Trĩ nội nằm ngay dưới niêm mạc ống hậu môn, phía trên cơ vòng hậu môn.
Sa trực tràng được xác định khi trực tràng tụt hẳn ra ngoài hậu môn. Bệnh xảy ra khi một phần của mặt trong ruột già bị dồn xuống dưới và lồi ra khỏi hậu môn. Sa trực tràng thường do các động tác rặn khi táo bón, do ho mạn tính gây tăng áp lực khoang bụng, do màng trong của trực tràng bị dồn xuống khi trĩ bị đẩy ra ngoài hậu môn. Bệnh sa trực tràng có thể gây các biến chứng viêm, loét…
Cần phân biệt rõ giữa sa ống trực tràng với sa trĩ hoặc kết hợp sa trực tràng với sa trĩ thì mới có cách điều trị thích hợp. Có nhiều phương pháp điều trị trĩ: bôi thuốc, uống thuốc, áp nhiệt, áp lạnh, tiêm gây xơ, thắt bằng vòng cao su, điều trị bằng laser… kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động hợp lý…
Tuy nhiên không phương pháp nào được coi là hoàn hảo. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh, sở trường của thầy thuốc và ý nguyện của người bệnh. Nếu bị cả bệnh trĩ lẫn sa trực tràng thì việc điều trị tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân. Thông thường, không thể dùng thuốc chữa bệnh trĩ mà có thể làm thuyên giảm bệnh sa trực tràng. Để điều trị bệnh sa trực tràng, thường phải tiến hành phẫu thuật đưa trực tràng về vị trí bình thường.
- Bệnh sa trực tràng
- Bệnh u tiền liệt tuyến
- Bệnh u nang buồng trứng
[h=2]Trả lời:[/h] Trĩ là một hệ thống mạch máu (chủ yếu là động mạch) vốn có sẵn từ khi sinh ra và được coi là trạng thái sinh lý bình thường. Khi hệ thống mạch máu này phát triển quá mức, gây đau, chảy máu, tụt ra ngoài hậu môn để từ đó dễ bị nhiễm trùng thì mới cần phải điều trị.
Nguyên nhân gây xuất hiện các biến chứng của trĩ chưa được xác định rõ, nhưng có nhiều yếu tố thuận lợi như các loại bệnh lý làm tăng áp lực trong khoang bụng khi đại tiện như táo bón, có sự suy yếu tổ chức xơ, cơ, chun ở ống hậu môn và cơ vòng hậu môn, chế độ ăn nghèo chất xơ, uống ít nước hàng ngày, sống tĩnh tại, ít vận động…
Bệnh trĩ thường được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ ngoại bắt nguồn từ đám rối ngoài, ngay ở dưới da mép hậu môn. Trĩ nội nằm ngay dưới niêm mạc ống hậu môn, phía trên cơ vòng hậu môn.
Sa trực tràng được xác định khi trực tràng tụt hẳn ra ngoài hậu môn. Bệnh xảy ra khi một phần của mặt trong ruột già bị dồn xuống dưới và lồi ra khỏi hậu môn. Sa trực tràng thường do các động tác rặn khi táo bón, do ho mạn tính gây tăng áp lực khoang bụng, do màng trong của trực tràng bị dồn xuống khi trĩ bị đẩy ra ngoài hậu môn. Bệnh sa trực tràng có thể gây các biến chứng viêm, loét…
Cần phân biệt rõ giữa sa ống trực tràng với sa trĩ hoặc kết hợp sa trực tràng với sa trĩ thì mới có cách điều trị thích hợp. Có nhiều phương pháp điều trị trĩ: bôi thuốc, uống thuốc, áp nhiệt, áp lạnh, tiêm gây xơ, thắt bằng vòng cao su, điều trị bằng laser… kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động hợp lý…
Tuy nhiên không phương pháp nào được coi là hoàn hảo. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh, sở trường của thầy thuốc và ý nguyện của người bệnh. Nếu bị cả bệnh trĩ lẫn sa trực tràng thì việc điều trị tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân. Thông thường, không thể dùng thuốc chữa bệnh trĩ mà có thể làm thuyên giảm bệnh sa trực tràng. Để điều trị bệnh sa trực tràng, thường phải tiến hành phẫu thuật đưa trực tràng về vị trí bình thường.
BS. Minh Long, Kha học & Đời sống
_____________________
Có thể bạn quan tâm:- Bệnh sa trực tràng
- Bệnh u tiền liệt tuyến
- Bệnh u nang buồng trứng