PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn - Trực tràng Việt Nam cho biết cần cảnh giác với những quảng cáo thổi phồng của một số phòng khám Trung Quốc về phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần 1 lần là khỏi, thực tế không hẳn như vậy.
Phóng viên: Thời gian qua, có nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc, quảng cáo rằng điều trị bệnh trĩ bằng sóng cao tần một lần là khỏi. Thực chất kỹ thuật này là gì, thưa ông?
- PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Kỹ thuật này (hay còn gọi là phương pháp HCPT) là dùng sóng điện cao tần làm đông máu, sau đó dùng dao điện để cắt trĩ. Điện cao tần này có nhiệt độ khoảng 70 - 80 °C.
Đây là một kỹ thuật tương đối an toàn vì có ưu điểm là không gây nóng quá nên không làm phỏng các tổ chức mô lành để hạn chế tình trạng đau trong hậu phẫu. Điểm khác biệt với phẫu thuật cổ điển là bệnh nhân rất ít đau hoặc không đau. Hơn nữa, kỹ thuật này gây ít chảy máu nên bệnh nhân không phải nằm viện và hồi phục nhanh hơn. Chính vì thế, kỹ thuật này được coi là một trong những tiến bộ về phẫu thuật cắt búi trĩ.
Nhưng kỹ thuật này đang được nhiều phòng khám quảng cáo là cách điều trị hiệu quả đối với mọi loại trĩ. Như vậy có đúng không?
- Không đúng vì kỹ thuật này được chỉ định cho những bệnh nhân bị trĩ độ 1, độ 2 với tình trạng nhẹ và nhỏ. Nếu độ 2 lại có kèm nhiều búi trĩ thì không thể thực hiện được.
Một số ít bệnh nhân mắc trĩ độ 3 cũng được chỉ định bằng kỹ thuật này nhưng với bệnh nhân bị trĩ độ 4 và một số bệnh nhân độ 3 nhưng có búi trĩ to hoặc trĩ vòng áp dụng HCPT không phải là tối ưu. Tuy nhiên, phần lớn những trường hợp bị trĩ độ 1 thường có chỉ định điều trị nội khoa, rất ít khi phẫu thuật, kể cả bằng sóng cao tần.
Đây có phải là một kỹ thuật mới trong điều trị cắt búi trĩ hay không?
- Không phải là mới. Lần đầu tiên tôi ứng dụng trong điều trị bệnh trĩ ở nước ta là năm 2004. Thời điểm này, Bộ Y tế cũng đã ban hành quy trình sử dụng kỹ thuật HCPT. Hiện nay, kỹ thuật này cũng được nhiều cơ sở y tế của nước ta triển khai trong điều trị, trong đó có nhiều bệnh viện công lập ở Hà Nội, TPHCM và các địa phương khác.
Nhiều phòng khám khẳng định họ dùng sóng cao tần có thể chữa dứt bệnh trĩ trong một lần điều trị và không tái phát?
- Không hẳn như vậy, vì khoa học chưa rõ nguyên nhân gây bệnh trĩ nên kỹ thuật điều trị nào cũng có thể tái phát. Hơn nữa, bệnh trĩ khó điều trị dứt điểm và tỉ lệ tái phát rất cao vì nguyên nhân của bệnh là do cơ địa người bệnh và do bệnh nhân không giữ gìn, cũng có thể do tay nghề của bác sĩ phẫu thuật.
Điều trị cho một trường hợp biến chứng sau cắt trĩ bằng sóng cao tần ở phòng khám tư. Ảnh: KHÁNH ANH (NLD)
Tỉ lệ tái phát có thể sau 3 tháng, 6 tháng, thậm chí một vài năm. Tuy nhiên, những bệnh nhân mới bị bệnh trĩ (độ 1, 2) chỉ cần dùng thuốc và nên chữa trị sớm. Nếu để bệnh nặng hơn phải dùng đến phẫu thuật thì vừa đau đớn, tốn kém lại rất dễ tái phát.
Nhưng có đúng là điều trị trĩ bằng sóng cao tần thì không đau, không nằm viện…?
- Có chỗ đúng, có chỗ sai. Đúng với những bệnh nhân trĩ nhỏ, ít và bệnh nhân khỏe mạnh; còn khi trĩ nặng độ 3, độ 4 và có trĩ vành khăn, trĩ hỗn hợp, nhiều búi thì không đúng. Tôi muốn khẳng định rằng chữa trĩ không đơn giản, bởi hậu môn là vùng nhạy cảm và mạch máu rất nhiều nên bệnh nhân rất dễ ngất, chảy máu.
Khi phẫu thuật cắt búi trĩ, với một bệnh nhân phẫu thuật cắt búi trĩ, tôi luôn yêu cầu phải có bác sĩ gây mê cùng với bác sĩ phẫu thuật và phải có phòng mổ. Phẫu thuật trĩ rất quan trọng vì ở hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh nên đây là một trong những phẫu thuật dễ gây đau nhất.
Hơn nữa, vùng này dễ chảy máu, nếu không cẩn thận, bệnh nhân có thể mất máu nên phải hồi sức tốt để bù lại lượng máu đã mất. Đặc biệt, vùng phẫu thuật rất dễ nhiễm trùng. Tôi phẫu thuật để cắt búi trĩ đã hơn 30 năm nhưng không dám coi thường mà luôn yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm rất cẩn thận.
Hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ
Theo thống kê của Hội Hậu môn - Trực tràng Việt Nam, có hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ. Trong đó, 15% có chỉ định phẫu thuật. Ai cũng có thể bị bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao là người có công việc ngồi lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe, người bị các bệnh vùng đại tràng, táo bón… Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 40 - 60 nên những trường hợp nào đi cầu ra máu thì càng phải năng khám hậu môn. Rất nhiều bệnh nhân đến khám, yêu cầu bác sĩ phẫu thuật cắt búi trĩ nhưng lại phát hiện ung thư.
Sau phẫu thuật, ai cũng đau
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, các chuyên gia điều trị trĩ đã từng có một nghiên cứu về hiệu quả của phẫu thuật cắt búi trĩ bằng sóng cao tần trên đối tượng nghiên cứu là 147 bệnh nhân trĩ nội sa và trĩ vòng độ 3, 4, được phẫu thuật trong thời gian từ tháng 7-2006 đến tháng 8-2007.
Kết quả cho thấy thời gian phẫu thuật nhanh nhất là 23,15 phút và lâu nhất là 75 phút. Đau là vấn đề lớn sau phẫu thuật cắt trĩ, vì sợ đau mà nhiều bệnh nhân từ chối phẫu thuật. Kết quả của nghiên cứu này ghi nhận trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều đau.
Trong đó có 7,48% đau nhiều, còn lại chủ yếu là đau nhẹ và vừa; sau 24 giờ thì 82,99% bệnh nhân đau nhẹ; hầu hết không chảy máu hoặc máu dính phân sau khi đi cầu (98%), có 3 bệnh nhân chảy máu từng giọt sau phẫu thuật là những bệnh nhân bị trĩ vòng và có tiền căn thắt trĩ hoặc tiêm xơ.
Sau khi xuất viện, có 2 bệnh nhân tái nhập viện vì chảy máu vết thương vào ngày thứ 6 và thứ 8 sau phẫu thuật, được điều trị nội khoa trong vòng 4 ngày thì ổn định; một bệnh nhân tiểu khó sau phẫu thuật vào ngày thứ 4.
Với bệnh nhân đã có can thiệp những thủ thuật và phẫu thuật trước đó làm cho tổ chức quanh hậu môn bị xơ hóa, khi phẫu thuật phải bóc tách nhiều nên hậu quả sau phẫu thuật thường đau nhiều và vết thương cũng chậm lành hơn. Vào khoảng 30 ngày sau phẫu thuật, 95% bệnh nhân hết đau khi đi cầu, có một bệnh nhân bị hẹp hậu môn nhẹ, chỉ cần nong để điều trị.
(Theo NLD)
Phóng viên: Thời gian qua, có nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc, quảng cáo rằng điều trị bệnh trĩ bằng sóng cao tần một lần là khỏi. Thực chất kỹ thuật này là gì, thưa ông?
- PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Kỹ thuật này (hay còn gọi là phương pháp HCPT) là dùng sóng điện cao tần làm đông máu, sau đó dùng dao điện để cắt trĩ. Điện cao tần này có nhiệt độ khoảng 70 - 80 °C.
Đây là một kỹ thuật tương đối an toàn vì có ưu điểm là không gây nóng quá nên không làm phỏng các tổ chức mô lành để hạn chế tình trạng đau trong hậu phẫu. Điểm khác biệt với phẫu thuật cổ điển là bệnh nhân rất ít đau hoặc không đau. Hơn nữa, kỹ thuật này gây ít chảy máu nên bệnh nhân không phải nằm viện và hồi phục nhanh hơn. Chính vì thế, kỹ thuật này được coi là một trong những tiến bộ về phẫu thuật cắt búi trĩ.
Nhưng kỹ thuật này đang được nhiều phòng khám quảng cáo là cách điều trị hiệu quả đối với mọi loại trĩ. Như vậy có đúng không?
- Không đúng vì kỹ thuật này được chỉ định cho những bệnh nhân bị trĩ độ 1, độ 2 với tình trạng nhẹ và nhỏ. Nếu độ 2 lại có kèm nhiều búi trĩ thì không thể thực hiện được.
Một số ít bệnh nhân mắc trĩ độ 3 cũng được chỉ định bằng kỹ thuật này nhưng với bệnh nhân bị trĩ độ 4 và một số bệnh nhân độ 3 nhưng có búi trĩ to hoặc trĩ vòng áp dụng HCPT không phải là tối ưu. Tuy nhiên, phần lớn những trường hợp bị trĩ độ 1 thường có chỉ định điều trị nội khoa, rất ít khi phẫu thuật, kể cả bằng sóng cao tần.
Đây có phải là một kỹ thuật mới trong điều trị cắt búi trĩ hay không?
- Không phải là mới. Lần đầu tiên tôi ứng dụng trong điều trị bệnh trĩ ở nước ta là năm 2004. Thời điểm này, Bộ Y tế cũng đã ban hành quy trình sử dụng kỹ thuật HCPT. Hiện nay, kỹ thuật này cũng được nhiều cơ sở y tế của nước ta triển khai trong điều trị, trong đó có nhiều bệnh viện công lập ở Hà Nội, TPHCM và các địa phương khác.
Nhiều phòng khám khẳng định họ dùng sóng cao tần có thể chữa dứt bệnh trĩ trong một lần điều trị và không tái phát?
- Không hẳn như vậy, vì khoa học chưa rõ nguyên nhân gây bệnh trĩ nên kỹ thuật điều trị nào cũng có thể tái phát. Hơn nữa, bệnh trĩ khó điều trị dứt điểm và tỉ lệ tái phát rất cao vì nguyên nhân của bệnh là do cơ địa người bệnh và do bệnh nhân không giữ gìn, cũng có thể do tay nghề của bác sĩ phẫu thuật.
Điều trị cho một trường hợp biến chứng sau cắt trĩ bằng sóng cao tần ở phòng khám tư. Ảnh: KHÁNH ANH (NLD)
Tỉ lệ tái phát có thể sau 3 tháng, 6 tháng, thậm chí một vài năm. Tuy nhiên, những bệnh nhân mới bị bệnh trĩ (độ 1, 2) chỉ cần dùng thuốc và nên chữa trị sớm. Nếu để bệnh nặng hơn phải dùng đến phẫu thuật thì vừa đau đớn, tốn kém lại rất dễ tái phát.
Nhưng có đúng là điều trị trĩ bằng sóng cao tần thì không đau, không nằm viện…?
- Có chỗ đúng, có chỗ sai. Đúng với những bệnh nhân trĩ nhỏ, ít và bệnh nhân khỏe mạnh; còn khi trĩ nặng độ 3, độ 4 và có trĩ vành khăn, trĩ hỗn hợp, nhiều búi thì không đúng. Tôi muốn khẳng định rằng chữa trĩ không đơn giản, bởi hậu môn là vùng nhạy cảm và mạch máu rất nhiều nên bệnh nhân rất dễ ngất, chảy máu.
Khi phẫu thuật cắt búi trĩ, với một bệnh nhân phẫu thuật cắt búi trĩ, tôi luôn yêu cầu phải có bác sĩ gây mê cùng với bác sĩ phẫu thuật và phải có phòng mổ. Phẫu thuật trĩ rất quan trọng vì ở hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh nên đây là một trong những phẫu thuật dễ gây đau nhất.
Hơn nữa, vùng này dễ chảy máu, nếu không cẩn thận, bệnh nhân có thể mất máu nên phải hồi sức tốt để bù lại lượng máu đã mất. Đặc biệt, vùng phẫu thuật rất dễ nhiễm trùng. Tôi phẫu thuật để cắt búi trĩ đã hơn 30 năm nhưng không dám coi thường mà luôn yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm rất cẩn thận.
Hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ
Theo thống kê của Hội Hậu môn - Trực tràng Việt Nam, có hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ. Trong đó, 15% có chỉ định phẫu thuật. Ai cũng có thể bị bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao là người có công việc ngồi lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe, người bị các bệnh vùng đại tràng, táo bón… Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 40 - 60 nên những trường hợp nào đi cầu ra máu thì càng phải năng khám hậu môn. Rất nhiều bệnh nhân đến khám, yêu cầu bác sĩ phẫu thuật cắt búi trĩ nhưng lại phát hiện ung thư.
Sau phẫu thuật, ai cũng đau
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, các chuyên gia điều trị trĩ đã từng có một nghiên cứu về hiệu quả của phẫu thuật cắt búi trĩ bằng sóng cao tần trên đối tượng nghiên cứu là 147 bệnh nhân trĩ nội sa và trĩ vòng độ 3, 4, được phẫu thuật trong thời gian từ tháng 7-2006 đến tháng 8-2007.
Kết quả cho thấy thời gian phẫu thuật nhanh nhất là 23,15 phút và lâu nhất là 75 phút. Đau là vấn đề lớn sau phẫu thuật cắt trĩ, vì sợ đau mà nhiều bệnh nhân từ chối phẫu thuật. Kết quả của nghiên cứu này ghi nhận trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều đau.
Trong đó có 7,48% đau nhiều, còn lại chủ yếu là đau nhẹ và vừa; sau 24 giờ thì 82,99% bệnh nhân đau nhẹ; hầu hết không chảy máu hoặc máu dính phân sau khi đi cầu (98%), có 3 bệnh nhân chảy máu từng giọt sau phẫu thuật là những bệnh nhân bị trĩ vòng và có tiền căn thắt trĩ hoặc tiêm xơ.
Sau khi xuất viện, có 2 bệnh nhân tái nhập viện vì chảy máu vết thương vào ngày thứ 6 và thứ 8 sau phẫu thuật, được điều trị nội khoa trong vòng 4 ngày thì ổn định; một bệnh nhân tiểu khó sau phẫu thuật vào ngày thứ 4.
Với bệnh nhân đã có can thiệp những thủ thuật và phẫu thuật trước đó làm cho tổ chức quanh hậu môn bị xơ hóa, khi phẫu thuật phải bóc tách nhiều nên hậu quả sau phẫu thuật thường đau nhiều và vết thương cũng chậm lành hơn. Vào khoảng 30 ngày sau phẫu thuật, 95% bệnh nhân hết đau khi đi cầu, có một bệnh nhân bị hẹp hậu môn nhẹ, chỉ cần nong để điều trị.
(Theo NLD)
Sửa lần cuối: