Tăng huyết áp là một bệnh rất phổ biến ở hầu hết nhiều nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới thì toàn cầu có khoảng trên 1,5 tỷ người bị tăng huyết áp, khoảng 17,5 triệu người trên thế giới bị tử vong do tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch. Trong khi, có tới 95% người tăng huyết áp không có triệu chứng gì, đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng các bệnh về tim mạch và tai biến mạch máu não trong thời gian qua.
Điều đáng nói là rất nhiều bệnh nhân dù mắc bệnh cao huyết áp nhưng lại chủ quan không chịu kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt, với các bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên, thói quen này đẩy người bệnh vào vòng nguy hiểm. Gần đây nhất, viện Tim mạch Việt Nam cũng vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt nửa người có nguồn gốc từ bệnh cao huyết áp.
Căn nguyên chỉ vì: Biết mình bị cao huyết áp từ nửa năm trước, nhưng sau khi điều trị một thời gian thấy huyết áp khá ổn định bệnh nhân đã dừng uống thuốc và không kiểm tra huyết áp thường xuyên. Vì thế, khi huyết áp tăng quá cao, bệnh nhân không có thuốc trong người, nên đã dẫn tới tình trạng đột quỵ.
Các bác sĩ cho biết, tăng huyết áp thường không rõ nguyên nhân, chủ yếu phát sinh trong một thời gian lâu dài và do nhiều nguyên nhân phức tạp tạo nên như: Tuổi tác, giới tính, căng thẳng thần kinh, ít vận động, hoàn cảnh xã hội, chế độ ăn uống rượu, bia, thuốc lá và yếu tố di truyền. Có hơn 90% đến 95% các trường hợp tăng huyết áp là nguyên phát và không biết rõ nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Trong đó, lối sống không hợp lý cùng chế độ dinh dưỡng không cân bằng là hai nguyên nhân chính khiến chúng ta “kết bạn” với bệnh này. Chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, nhiều đồ ăn nhanh, ít rau xanh và hoa quả làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Lượng mỡ trong cơ thể cao hơn so với mức cho phép gây cản trở sự lưu thông máu, từ đó dẫn tới tắc nghẽn động mạch.
Các biểu hiện khi tăng huyết áp:
Nhức đầu: Đau nhức phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.
Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.
Ù tai, mất ngủ, mắt mờ.
Miệng lệch, phát âm khó.
Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.
Chảy máu cam tái phát nhiều lần.
Biến chứng của tăng huyết áp rất đa dạng, nhiều mức độ làm cho người bệnh trở nên tàn phế và thậm chí có thể tử vong với các biến chứng ở tim, não, mắt, thận và mạch máu, như: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não, nhũn não, đái ra protein, phù, suy thận, mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết, phình thành động mạch…
Các biến chứng đáng sợ của tăng huyết áp có thể gây ra trên tất cả các cơ quan của cơ thể như tim, não, thận, mắt... Tất cả biến chứng này làm bệnh ngày càng nặng dần lên, dẫn đến tăng tỉ lệ tàn tật (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực) và giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm.
Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ, tăng huyết áp sẽ để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề trong đó đáng ngại và thường gặp nhất là các tai biến mạch máu não.
Chỉ số huyết áp lý tưởng của người là 120/80 mm. Chỉ số huyết áp có thể thay đổi lên đến mức cao nhất tùy thuộc vào tuổi tác và các căn bệnh liên quan như tiểu đường hoặc bệnh thận. Ngăn ngừa chỉ số huyết áp cao và chứng cao huyết áp là hoàn toàn có thể
Với người bị tăng huyết áp, theo dõi huyết áp thường xuyên kết hợp với kiểm tra sức khỏe, điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống phù hợp là những phương pháp giúp ổn định huyết áp.
Để có thể phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh ngoài chế độ ăn uống hợp lý, mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp tự động để có thể theo dõi huyết áp của cả nhà.
Phát hiện tăng huyết áp, theo dõi trị số huyết áp thường xuyên là việc cần thiết và hữu ích. Việc đo huyết áp tại nhà không quá phức tạp, không đòi hỏi trang thiết bị quá đắt tiền, cách sử dụng dụng cụ cũng như cách thức đo dễ dàng, đơn giản.
Có một hiện tượng được nêu trong y khoa là tăng huyết áp “áo choàng trắng”, đó là hiện tượng huyết áp đo trên bệnh nhân tới khám bệnh tại bệnh viện thường cao hơn khi đo ở nơi khác, chẳng hạn ở nhà. Điều này được lý giải là do bệnh nhân cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi gặp bác sĩ, những người mặc “áo choàng trắng”.
Một số nghiên cứu cho biết hiện tượng này chiếm khoảng 26% những người tới phòng khám, trong đó nam giới chiếm 31,25%, nữ giới chiếm 68,75%. Đo huyết áp tại nhà giúp người bệnh chủ động hơn trong việc kiểm tra huyết áp cũng như tránh hiện tượng tăng huyết áp “áo choàng trắng”.
Với những người đang điều trị tăng huyết áp, rõ ràng việc đo huyết áp thường xuyên giúp theo dõi để đánh giá hiệu quả điều trị, thông báo cho bác sĩ chỉnh liều thuốc nếu chưa kiểm soát tốt huyết áp, phát hiện những cơn tăng huyết áp để can thiệp kịp thời.
Theo www.hunghy.com.vn
Điều đáng nói là rất nhiều bệnh nhân dù mắc bệnh cao huyết áp nhưng lại chủ quan không chịu kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt, với các bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên, thói quen này đẩy người bệnh vào vòng nguy hiểm. Gần đây nhất, viện Tim mạch Việt Nam cũng vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt nửa người có nguồn gốc từ bệnh cao huyết áp.
Căn nguyên chỉ vì: Biết mình bị cao huyết áp từ nửa năm trước, nhưng sau khi điều trị một thời gian thấy huyết áp khá ổn định bệnh nhân đã dừng uống thuốc và không kiểm tra huyết áp thường xuyên. Vì thế, khi huyết áp tăng quá cao, bệnh nhân không có thuốc trong người, nên đã dẫn tới tình trạng đột quỵ.
Các bác sĩ cho biết, tăng huyết áp thường không rõ nguyên nhân, chủ yếu phát sinh trong một thời gian lâu dài và do nhiều nguyên nhân phức tạp tạo nên như: Tuổi tác, giới tính, căng thẳng thần kinh, ít vận động, hoàn cảnh xã hội, chế độ ăn uống rượu, bia, thuốc lá và yếu tố di truyền. Có hơn 90% đến 95% các trường hợp tăng huyết áp là nguyên phát và không biết rõ nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Trong đó, lối sống không hợp lý cùng chế độ dinh dưỡng không cân bằng là hai nguyên nhân chính khiến chúng ta “kết bạn” với bệnh này. Chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, nhiều đồ ăn nhanh, ít rau xanh và hoa quả làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Lượng mỡ trong cơ thể cao hơn so với mức cho phép gây cản trở sự lưu thông máu, từ đó dẫn tới tắc nghẽn động mạch.
Các biểu hiện khi tăng huyết áp:
Nhức đầu: Đau nhức phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.
Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.
Ù tai, mất ngủ, mắt mờ.
Miệng lệch, phát âm khó.
Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.
Chảy máu cam tái phát nhiều lần.
Biến chứng của tăng huyết áp rất đa dạng, nhiều mức độ làm cho người bệnh trở nên tàn phế và thậm chí có thể tử vong với các biến chứng ở tim, não, mắt, thận và mạch máu, như: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não, nhũn não, đái ra protein, phù, suy thận, mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết, phình thành động mạch…
Các biến chứng đáng sợ của tăng huyết áp có thể gây ra trên tất cả các cơ quan của cơ thể như tim, não, thận, mắt... Tất cả biến chứng này làm bệnh ngày càng nặng dần lên, dẫn đến tăng tỉ lệ tàn tật (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực) và giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm.
Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ, tăng huyết áp sẽ để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề trong đó đáng ngại và thường gặp nhất là các tai biến mạch máu não.
Chỉ số huyết áp lý tưởng của người là 120/80 mm. Chỉ số huyết áp có thể thay đổi lên đến mức cao nhất tùy thuộc vào tuổi tác và các căn bệnh liên quan như tiểu đường hoặc bệnh thận. Ngăn ngừa chỉ số huyết áp cao và chứng cao huyết áp là hoàn toàn có thể
Với người bị tăng huyết áp, theo dõi huyết áp thường xuyên kết hợp với kiểm tra sức khỏe, điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống phù hợp là những phương pháp giúp ổn định huyết áp.
Để có thể phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh ngoài chế độ ăn uống hợp lý, mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp tự động để có thể theo dõi huyết áp của cả nhà.
Phát hiện tăng huyết áp, theo dõi trị số huyết áp thường xuyên là việc cần thiết và hữu ích. Việc đo huyết áp tại nhà không quá phức tạp, không đòi hỏi trang thiết bị quá đắt tiền, cách sử dụng dụng cụ cũng như cách thức đo dễ dàng, đơn giản.
Có một hiện tượng được nêu trong y khoa là tăng huyết áp “áo choàng trắng”, đó là hiện tượng huyết áp đo trên bệnh nhân tới khám bệnh tại bệnh viện thường cao hơn khi đo ở nơi khác, chẳng hạn ở nhà. Điều này được lý giải là do bệnh nhân cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi gặp bác sĩ, những người mặc “áo choàng trắng”.
Một số nghiên cứu cho biết hiện tượng này chiếm khoảng 26% những người tới phòng khám, trong đó nam giới chiếm 31,25%, nữ giới chiếm 68,75%. Đo huyết áp tại nhà giúp người bệnh chủ động hơn trong việc kiểm tra huyết áp cũng như tránh hiện tượng tăng huyết áp “áo choàng trắng”.
Với những người đang điều trị tăng huyết áp, rõ ràng việc đo huyết áp thường xuyên giúp theo dõi để đánh giá hiệu quả điều trị, thông báo cho bác sĩ chỉnh liều thuốc nếu chưa kiểm soát tốt huyết áp, phát hiện những cơn tăng huyết áp để can thiệp kịp thời.
Theo www.hunghy.com.vn
Sửa lần cuối: