Những triệu chứng cơ bản của bệnh áp xe não


4,226
1
1
Xu
53
Nhức đầu, sốt, nôn mửa, co giật, suy nhược, rối loạn, nhìn đôi là những biểu hiện của áp xe não. Chi tiết hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những triệu chứng này qua những lý giải sau.

Sau khi chữa trị tụ máu não bị buồn nôn có ảnh hưởng gì không?


Câu hỏi bởi: Thiên bình

Thưa bác sĩ.

Tháng 1/9/2014 cháu có bị tai nạn và bị tụ máu não. Khi chữa trị ở bệnh viện 20 ngày về cháu bình thường nhưng được khoảng 1 tháng sau cháu ngày nào cũng buồn nôn đến bây giờ. Bác sĩ cho cháu hỏi như thế có ảnh hưởng gì không? Và phải làm như thế nào để khỏi ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào cháu.

Tụ máu não là một chấn thương sọ não nặng. Cháu không nói rõ cháu có cần phải phẫu thuật lấy máu tụ khi nằm viện hay không nên rất khó tư vấn cụ thể cho cháu. Tuy nhiên, nếu cháu có dấu hiệu buồn nôn, nôn hoặc đau đầu, giảm thị lực có thể là biểu hiện của tăng áp lực nội sọ. Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ có thể do phù não, tụ máu não, áp xe, u não… Cháu nên tái khám và chụp phim để loại trừ tình huống nguy hiểm.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Trẻ bị co giật, sặc khi bú sữa là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho em hỏi: Con em đi chụp MRI có kết luận là não nhỏ, rãnh não cuộn, kém phát triển. Giãn nhẹ sừng chẩm, sừng thái dương não thất bên hai bên. Bác sĩ cho thuốc và hẹn 2 tháng sau lên đo lại vành đầu. Vậy con em bị bệnh gì? Có chữa khỏi được không? Và 2 tháng rồi mà bé vẫn chưa tăng cân. Em có cần cho bé lên khám luôn không? Bé thức dậy hay bị co giật. Bú mẹ hay bị sặc sữa.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Có nhiều lí do gây co giật ở trẻ em, phân thành các nhóm sau:

Nguyên nhân nhiễm trùng áp xe não, viêm não, sốt cao co giật, viêm màng não, nhiễm ký sinh trùng trong não.

Các bệnh tâm – thần kinh, sang chấn lúc sinh, dị tật bẩm sinh hệ thần kinh, bệnh thoái hoá não, thiếu Oxy não cục bộ.

Rối loạn chuyển hoá tăng CO2 máu, hạ Canxi máu, hạ đường máu, hạ Magne máu, thiếu Oxy máu, bất thường chuyển hoá bẩm sinh, thiếu Pyridoxine.

Chấn thương hay bất thường mạch máu, tai biến mạch máu não, xâm hại trẻ em gây chấn thương não, chấn thương sọ não, xuất huyết nội sọ.

Ngộ độc: Ngộ độc rượu, thuốc chống dị ứng, thuốc gây nghiện, ngộ độc chì, khí CO, ngộ độc các thuốc chống trầm cảm.

Động kinh

Sang chấn sản khoa

Khối choán chỗ: U não…

Tốt nhất bạn nên đưa con đến bệnh viện tái khám để phát hiện chữa trị bệnh kịp thời.

Chúc gia đình bạn sống khỏe!

Tiền sử bị viêm màng não, hiện giờ bị đau đầu chóng mặt, chân tay hay mỏi


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em tên là Trọng Quốc, năm nay 27 tuổi. Em đã từng bị viêm màng não. Sau 1 thời gian dùng thuốc thấy tình trạng tốt hơn, không còn đau mỗi khi vận động mạnh. Nhưng thời gian gần đây, có lúc đau nhức nửa đầu hay mất ngủ. Và trí nhớ suy giảm nhiều hơn trước các khớp cơ tay và chân hay mỏi và cả vùng cổ hay nhức mỏi. Cơ thể rất khó chịu và mệt mỏi. Có lúc đang đứng hay đang chạy xe có cảm giác chóng mặt và trước mặt tối xầm. Và cột sống hay nhức mỏi. Với tình trạng như vậy là em bị bệnh gì vậy bác sĩ, có nguy hiểm gì không? Mong các bác sĩ giải đáp dùm em.

Xin cảm ơn!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Cháu không nói rõ là cháu bị viêm màng não từ lâu chưa? Khi cháu mấy tuổi, tình trạng lúc bị viêm nàng não có nặng không . Thời gian gần đây cháu bị đau nửa đầu, hay mất ngủ và trí nhớ suy giảm hơn, mệt mỏi, chóng mặt và tối sầm mặt mũi. Bác trao đổi với cháu như sau: viêm màng não có thể gây ra các biến chứng tổn thương các dây thần kinh sọ não như dây II, III, IV, VI,VII, VIII… Áp xe não, áp xe dưới nàng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm quanh mạch máu não… Gây tắc nghẽn dịch não tủy, viêm màng tim, viêm phổi. Di chứng sau khi viêm màng não mủ do phế cầu nhất là tình huống chẩm đoán và chữa trị muộm có thể dẫn đến: lác mắt, mù mắt, điếc, câm, liệt các chi hoặc nửa người, tổn thương các dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động kinh…

Viêm nàng não gây ra những tổn thương lan rộng trong não vì thế mà tác động rất nhiều đến các chức năng của não. Trước đây cháu đã bị viêm màng não như vậy sẽ để lại các di chứng và tác động đến các chức năng hoạt động của não từ đó tác động tới hoạt động của cơ thể và sức khỏe của cháu. Việc trí nhớ của cháu suy giảm hơn trước, đau nửa đầu, kém ngủ hoa mắt, tối sầm mặt mũi mệt mỏi… Tất cả những biểu hiện nói trên là hậu quả của viêm não mà cháu đã mắc phải. Còn biểu hiện nhức mỏi vùng cổ và các cơ tay chân, mỏi cột sống thì cháu nên đi chụp phin đốt sống cổ và cột sống thắt lưng xem có bị thoái hóa hay không. Tất cả các biểu hiện mà cháu kể nó không nguy hiểm nhưng rất ảnh hưởng tới sức khỏe để học tập và công tác và tác động tới chất lượng của cuộc sống. Theo bác cháu nên tới khoa Thần kinh để thăm khám, các bác sĩ sẽ khám xét chi tiết và kê đơn để cháu chữa trị hiệu quả hơn.

Chúc cháu mau lành bệnh.

Nam giới bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đứng không vững là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ!

Em năm nay 21 tuổi, là nam. Trong lúc đang làm thì em tự nhiên thấy chóng mặt, đau đầu, bị ói. Sau đó em vào viện, có chọc não tủy để xét nghiệm. Vài ngày sau em đi viện lại thấy khó khăn và mỗi lần đứng dậy là nó cứ giật giật 2 bên mông xuống tới 2 bắp đùi, đứng rất khó, phải chừng 1 phút sau mới đi được. Em như vậy là bị làm sao hả bác sĩ?

Cám ơn bác sĩ ạ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Các chỉ định chọc ống sống thắt lưng xét nghiệm dịch não tuỷ:

Để chẩn đoán:

– Nghiên cứu về áp lực dịch não tuỷ, sự lưu thông dịch não tuỷ

– Xét nghiệm dịch não tuỷ về sinh hoá, tế bào, vi sinh vật, độ pH, định lượng các men, các chất dẫn truyền thần kinh…

– Chụp tuỷ, chụp bao rễ có bơm thuốc cản quang

Để chữa trị (đưa thuốc vào khoang dưới nhện tuỷ sống):

– Các thuốc gây tê cục bộ phục vụ mục đích phẫu thuật

– Các thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, corticoide… để chữa trị các bệnh của hệ thần kinh trung ương, hoặc các bệnh rễ thần kinh.

– Theo dõi kết quả chữa trị.

Các tai biến và biến chứng có thể gặp khi chọc dò nước não tuỷ:

– Tụt kẹt não

– Nhiễm khuẩn như áp xe vị trí chọc, viêm màng não mủ

– Đau đầu

– Chảy máu gây máu tụ ngoài màng cứng hoặc chảy máu dưới nhện

Cháu bị đau đầu, nôn, chóng mặt nên bác sĩ cho chọc nước não tuỷ để mục đích chẩn đoán bệnh mà thôi. Hiện tượng sau khi chọc tuỷ sống vài ngày, khi đứng dậy triệu chứng giật giật hai bên mông tới hai bắp đùi. Hiện tượng này không phải tai biến do chọc tuỷ sống mà có thể khi chọc tuỷ sống ở gần rễ của dây thần kinh hông to (thần kinh toạ) nên gây kích thích và sinh hiện tượng giật giật hai bên mông xuống hai bắp đùi mà thôi. Cháu hãy gặp bác sĩ chữa trị cho cháu nói lại hiện tượng đó để bác sĩ biết và có hướng giúp đỡ nhé.

Chúc cháu mau khỏi bệnh!

Bệnh rối loạn giấc ngủ, rối loạn hoảng sợ


Câu hỏi bởi: Nguyễn Hiền

Chào bác sĩ.

Cháu trai nhà tôi năm nay lên 10 tuổi. Nửa năm nay khi đi ngủ, tôi thấy cháu hay co giật các ngón tay, chân và giật mình liên tục. Khi cháu đã ngủ tôi không dám lau mồ hôi, đánh thức giấc hoặc sờ vào người hay làm phát ra âm thanh làm cháu giật mình. Vì cháu hay thức dậy, đi lại và hoảng sợ la hét. Sáng dậy cháu quên gì. Thường tôi cho cháu ngủ khoảng 10 giờ 30 hoặc 11 giờ thì cháu thường dậy trước hoặc sau 12 giờ đêm và ôm chặt mẹ và đi bật điện nói ” Con sợ”. Khi điện tâm đồ, bác sĩ nói có kích thích nhẹ vùng trẩm. Vậy bệnh của cháu có nguy hiểm không? Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của cháu. Xin bác sĩ giải đáp giúp.

Cảm ơn bác sĩ.

Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Theo như bạn mô tả thì có thể cháu bạn có những triệu chứng của cơn co giật. Có nhiều lí do gây co giật ở trẻ em, phân thành các nhóm sau:

– Nguyên nhân nhiễm trùng: Áp xe não, Viêm não, Sốt cao co giật, Viêm màng não, Nhiễm ký sinh trùng trong não.

– Các bệnh tâm.

– Thần kinh: Sang chấn lúc sinh, Dị tật bẩm sinh hệ thần kinh, Bệnh thoái hoá não, Thiếu oxy não cục bộ.

– Rối loạn chuyển hoá: Tăng CO2 máu, Hạ calci máu; Hạ đường máu; Hạ magne máu, Thiếu oxy máu.

– Bất thường chuyển hoá bẩm sinh: Thiếu pyridoxine.

– Chấn thương hay bất thường mạch máu: Tai biến mạch máu não, Xâm hại trẻ em gây chấn thương não, Chấn thương sọ não, Xuất huyết nội sọ.

– Ngộ độc: Ngộ độc rượu, Thuốc chống dị ứng, Thuốc gây nghiện, Ngộ độc chì, Khí CO, Ngộ độc các thuốc chống trầm cảm.

– Động kinh.

– Sang chấn sản khoa.

– Khối choán chỗ trong não: u não…

Bạn nên nhắc bố mẹ cháu quay video lại khi bé có triệu chứng co giật và đưa cháu đi khám tại viện Nhi, đưa băng tư liệu cho bác sĩ để giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác nhé.

Chúc gia đình bạn sống khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl