Những triệu chứng nghi ung thư thận cần biết


4,226
1
1
Xu
53
Đau bụng, nước tiểu có màu bất thường (đen, màu gỉ sắt hoặc nâu), đau lưng, đái ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, phì đại bìu, đau sườn, sưng hay phì bụng là những triệu chứng của ung thư thận mà mọi người nên biết. Bộ câu hỏi-giải đáp dưới đây sẽ phần nào lý giải những thắc mắc cho bạn về triệu chứng ung thư thận.

Thông số nước tiểu Ery: 25 ery/ul Bilirunogen: 17 Mmol/L


Câu hỏi bởi: Giangqh

Em chào bác sĩ. Em đi khám sức khỏe thì được thông số Ery: 25 ery/ul Bilirunogen: 17 Mmol/L Leuk Rytes 25 Leu/ml bác sĩ không giải thích gì thêm (chỉ in nghiêng các thông số trên). Nhờ bác sĩ cho em biết rõ và tình trạng sức khỏe hiện tại của em với ạ. Em cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em.

Ery là chỉ số hồng cầu niệu, bình thường âm tính Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu khi: viêm thận cấp (ung thư thận, bàng quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt tuyến), viêm cầu thận, xung huyết thận thụ động, hội chứng K Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn thận, nhiễm trùng niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, nhiễm khuẩn nước tiểu không thấy biểu hiện, xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp, cao huyết áp có tan huyết ngoại mạch thận, tan huyết nội mạch có tiêu hemoglobin. Leu hay Leukocytes là chỉ số bạch cầu niệu, bình thường âm tính Bạch cầu trong nước tiểu xuất hiện trong: nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng không thấy biểu hiện, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn. Bilirunogen hay Urobilinogen (UBG) là một sắc tố mật, bình thường âm tính. Tăng nhiều trong các bệnh xơ gan, bệnh lý gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, huỷ tế bào gan, tắc ống mật chủ, K đầu tụy, suy tim xung huyết có vàng da.

Tuy nhiên để chẩn đoán những bệnh trên còn cần căn cứ vào biểu hiện lâm sàng và nhiều xét nghiệm khác, chứ không thể chỉ dựa vào xét nghiệm nước tiểu. Với những chỉ số của em thì có lẽ không thấy điều gì nghiêm trọng, mà chỉ là do cơ thể hơi bị mất nước mà thôi. Vì lý do đó nên bác sĩ thấy không cần giải thích gì thêm cho em khi khám. Để chắc chắn hơn em có thể đi làm lại xét nghiệm này vào một lần khác sau khi đã uống đủ nước.

Chúc em luôn vui và khỏe mạnh!

Đi tiểu có lẫn máu không rõ nguyên nhân là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: MiMi

Thưa bác sĩ!

Hôm qua tôi có đi tiểu ra lẫn máu, máu chỉ lẫn trong nước tiểu chứ không hòa đặc thành màu hồng, tôi không bị đau rát hay buốt khi đi tiểu mà chỉ tự nhiên thấy máu vậy thôi. Vậy mong bác sĩ hãy đưa ra lời khuyên cho tôi.

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Đi tiểu có lẫn máu là hiện tượng do nhiều lí do khác nhau. Nếu kèm theo đau hoặc tiểu nhiều lần, có thể chỉ đơn giản là nhiễm trùng đường tiết niệu khởi nguồn từ thận hoặc từ bàng quang. Nếu đau ở vùng xương mu, ở hai bên hố chậu hoặc vùng thắt lưng thì có thể do bị sỏi tiết niệu như ở bàng quang, niệu quản hoặc thận. Tiểu ra máu cũng có thể do viêm thận mạn tính, xuất phát từ lí do nhiễm trùng đường tiết niệu không được chữa trị, sỏi đường tiết niệu, do các chất độc hoặc dùng một số thuốc kéo dài. Viêm thận mạn tính có thể dẫn đến suy thận.

Tiểu ra máu đôi khi còn là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm hơn như ung thư bàng quang (thường xuất hiện đột ngột và không kèm theo đau), ung thư thận hoặc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới, đặc biệt với những người trên 50 tuổi. Trường hợp của bạn, tiểu ra máu xuất hiện đột ngột, không kèm theo đau. Bạn cần tiếp tục theo dõi. Nếu xuất hiện lặp lại thì bạn cần đi khám để sàng lọc các bệnh lý kể trên.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bạch cầu niệu 500 Leu/ul, hồng cầu niệu 80 Ery/ul có bình thường không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ giải đáp giúp em các chỉ số sau:

Bạch cầu niệu: 500Leu/ul.

Hồng cầu niệu: 80 Ery/ul

Phân loại sức khỏe III.

Đây là kết quả sau khi đi khám sức khỏe ở công ty nhưng em không hiểu ý nghĩa của các chỉ số này và tình trạng sức khỏe của mình. Nhờ bác sĩ cho em biết rõ và tình trạng sức khỏe hiện tại của em với ạ. Em đang rất lo lắng

Em cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Hai chỉ số bạn đưa về bạch cầu niệu và hồng cầu niệu là 2 trong số các chỉ số xét nghiệm nước tiểu. Bình thường hai chỉ số này âm tính hoặc tăng ít, nhưng ở bạn cả hai chỉ số này đều tăng cao, nhất là bạch cầu niệu.

Bạch cầu trong nước tiểu xuất hiện trong nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng không có biểu hiện, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.

Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu khi viêm thận cấp (ung thư thận, bàng quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt tuyến), viêm cầu thận, xung huyết thận thụ động, hội chứng K Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn thận, nhiễm trùng niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, nhiễm khuẩn nước tiểu không có biểu hiện, xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp, cao huyết áp có tan huyết ngoại mạch thận, tan huyết nội mạch có tiêu Hemoglobin.

Như vậy, theo kết quả này bạn đã mắc một bệnh nào đó trong các bệnh kể trên. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm lí do khiến bạch cầu niệu và hồng cầu niệu tăng. Thông thường, theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe trong khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động của Bộ Y tế thì có 5 loại sức khỏe: loại 1 (rất khỏe), loại 2 (khỏe), loại 3 (trung bình), loại 4 (yếu), loại 5 (rất yếu). Như vậy sức khỏe của bạn được xếp vào loại trung bình. Tiêu chuẩn này được đánh giá dựa trên cân nặng, chiều cao, sức nhai và một số yếu tố khác. Bạn không nên quá lo lắng vì có thể bạn được xếp vào mức này là do chiều cao và cân nặng chứ không phải do có bệnh lý nặng.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Đi tiểu cuối bãi có chút màu hồng pha lẫn màu trắng là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa Bác sĩ. Cháu đang bị đi tiểu cuối bãi có 1 chút màu hồng pha lẫn với màu trắng là triệu chứng của bệnh gì ạ? Cháu cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu.

Việc cháu đi tiểu nước tiểu có màu hồng lẫn màu trắng ở cuối bãi là dấu hiệu có máu trong nước tiểu (đái ra máu). Có rất nhiều lí do có thể gây ra đái ra máu.

Do trong thư cháu không cho biết là nam hay nữ, nên có thể liệt kê ra những lí do sau:

Ở niệu đạo: Giập niệu đạo do chấn thương. Ung thư tiến liệt tuyến. Polip niệu đạo: chỉ gặp ở phụ nữ. Ở bàng quang. Viêm bàng quang: Do lao: có biểu hiện viêm bàng quang kéo dài, phải soi bàng quang mới chẩn đoán được. Do sỏi bàng quang: hay gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Cần phải soi bàng quang hoặc chụp Xquang bàng quang. Khối u bàng quang Ung thư bàng quang: ít gặp, thường người già. Polip bàng quang: chỉ có đái ra máu đơn thuần, nhiều lần. Phải soi bàng quang mới thấy được. Nhiễm schistosoma bàng quang: Hiếm gặp. Ở thận. Sỏi thận: Những sỏi nhỏ dễ gây đái ra máu hơn sỏi to, thường hay xảy ra khi làm việc mệt mỏi, lao động nặng, sau cơn đau quặn thận. Sỏi thận có thể gây ứ nước bể thận và gây viêm mủ bể thận. Do đó có thể gây đái ra máu phối hợp với đái ra mủ. Lao thận: thời kỳ đầu, gây đái ra máu vi thể, nếu nặng, thành hang sẽ gây đái ra máu đại thể. Đái ra máu ở đây xảy ra bất kỳ lúc nào, lúc đang làm việc hay nghỉ ngơi. Ung thư thận: triệu chứng chủ yếu là đái ra máu tự nhiên, nhiều lần. Khám thấy thận to, giãn tĩnh mạch thừng tinh. Hay gặp ở nam giới, người già. Thận nhiều nang: cũng có thể gây đái ra máu đại thể, nhưng ít gặp. Thường hay gây đái ra máu vi thể. Khám thấy cả hai thận đều to. Do giun chỉ: giun chỉ có thể làm tắc và gây vỡ bạch mạch đồng thời gây vỡ cả mạch máu đi kèm, gây nên hiện tượng đái ra dưỡng chấp và đái ra máu đồng thời. Thường hay tái phát nhiều lần. Do ngộ độc: axetanilit, nitrotoluen, cantarit, axit picric, Na salixylat phatalein, lá cây đại hoàng, photpho. Do bệnh toàn thân. Các bệnh máu ác tính: bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu chảy lâu, bệnh máu chậm đông cũng có thể gây đái ra máu.

Nhưng ngoài đái ra máu còn có những biểu hiện chảy máu ở nơi khác như dưới da, chân răng… làm công thức máu, huyết đồ, tuỷ đồ, thời gian máu chảy, máu đông sẽ chẩn đoán được.

Dùng thuốc chống đông: Heparin, dicoumarol… nếu dùng quá liều sẽ gây chảy máu (đái ra máu, đi ngoài ra máu, máu cam…) cần theo dõi tỷ lệ protrombin ở những người bệnh uống thuốc này, khi xuống quá 40% phải ngừng thuốc.

Tóm lại, dù là bất kì lí do gì thì việc nước tiểu có màu hồng cũng là bất thường. Cháu cần đi khám sớm ở cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để được kiểm tra và có chẩn đoán chính xác.

Chúc cháu luôn khỏe mạnh!

Bạch cầu niệu 500 Leu/ul, hồng cầu niệu 80 Ery/ul có bình thường không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ giải đáp giúp em các chỉ số sau:

Bạch cầu niệu: 500Leu/ul.

Hồng cầu niệu: 80 Ery/ul

Phân loại sức khỏe III.

Đây là kết quả sau khi đi khám sức khỏe ở công ty nhưng em không hiểu ý nghĩa của các chỉ số này và tình trạng sức khỏe của mình. Nhờ bác sĩ cho em biết rõ và tình trạng sức khỏe hiện tại của em với ạ. Em đang rất lo lắng

Em cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Hai chỉ số bạn đưa về bạch cầu niệu và hồng cầu niệu là 2 trong số các chỉ số xét nghiệm nước tiểu. Bình thường hai chỉ số này âm tính hoặc tăng ít, nhưng ở bạn cả hai chỉ số này đều tăng cao, nhất là bạch cầu niệu.

Bạch cầu trong nước tiểu xuất hiện trong nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng không có biểu hiện, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.

Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu khi viêm thận cấp (ung thư thận, bàng quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt tuyến), viêm cầu thận, xung huyết thận thụ động, hội chứng K Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn thận, nhiễm trùng niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, nhiễm khuẩn nước tiểu không có biểu hiện, xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp, cao huyết áp có tan huyết ngoại mạch thận, tan huyết nội mạch có tiêu Hemoglobin.

Như vậy, theo kết quả này bạn đã mắc một bệnh nào đó trong các bệnh kể trên. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm lí do khiến bạch cầu niệu và hồng cầu niệu tăng. Thông thường, theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe trong khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động của Bộ Y tế thì có 5 loại sức khỏe: loại 1 (rất khỏe), loại 2 (khỏe), loại 3 (trung bình), loại 4 (yếu), loại 5 (rất yếu). Như vậy sức khỏe của bạn được xếp vào loại trung bình. Tiêu chuẩn này được đánh giá dựa trên cân nặng, chiều cao, sức nhai và một số yếu tố khác. Bạn không nên quá lo lắng vì có thể bạn được xếp vào mức này là do chiều cao và cân nặng chứ không phải do có bệnh lý nặng.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl