Trẻ sơ sinh: Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất (phần 1)


4,226
1
1
Xu
53
Trẻ sơ sinh có sức khỏe rất non nớt. Vì vậy, xung quanh bé độ tuổi này thường có nhiều vấn đề mà phụ huynh cần phải lưu tâm.

Mọc răng sửa ở trẻ sơ sinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Bác sĩ cho tôi được hỏi là trong quá trình mọc răng sửa ở trẻ sơ sinh, thì có thể xảy ra trường hợp 2 chiếc răng không cùng mọc một lúc mà có chiếc mọc trước chiếc mọc sau không vậy bác sĩ.

Thanks & Best regards,

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn.

Mọc răng sữa không cùng lúc là chuyện bình thường, không phải lo lắng. Việc mọc răng còn dựa vào nhiều yếu tố như di truyền hay dinh dưỡng ở trẻ.

Hi vọng thông tin trên giúp ích được cho bạn.

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ! Con tôi sinh được 47 ngày, mắt phải của cháu thường có gỉ màu vàng, có phải cháu bị tắc tuyến lệ không thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào bạn.

Bạn không nói rõ mắt trẻ có dử màu vàng từ bao giờ, trẻ mới sinh ra đã có hay mới có dử mấy ngày nay. Thông thường trẻ sơ sinh hay mắc một số bệnh về mắt như:

Tắc tuyến lệ.

Chứng đau mắt ở trẻ sơ sinh.

Theo tôi bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt, để có hướng chữa trị sớm cho cháu. Bạn có thể tham khảo một vài bệnh gây đau mắt ở trẻ sơ sinh hay gặp và cách xử trí dưới đây:

Bệnh tắc tuyến lệ: Bình thường, nước mắt được tiết ra từ các tuyến lệ, sau khi làm ướt bề mặt nhãn cầu, phần còn lại sẽ đổ vào điểm lệ… Khi có bệnh lý ở đường lệ, nước mắt sẽ bị ứ đọng và gây chảy nước mắt. Biểu hiện khi trẻ bị tắc tuyến lệ là hay bị chảy nước mắt, mắt trông ướt, có dử màu vàng. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật day, xoa để chữa trị tắc tuyến lệ cho trẻ theo các bước sau:

Đặt trẻ nằm, một tay giữ đầu trẻ. Dùng ngón trỏ của tay kia đặt lên góc trong mắt, hướng lên trên, tạo với trục mắt một góc khoảng 10-15 độ. Ấn nhẹ đầu ngón trỏ, day ngược lên phía trên và về phía mắt để đẩy mủ trong túi lệ (nếu có) ra ngoài.

Dùng bông lau sạch mủ nhầy. Nhỏ 1-2 giọt thuốc kháng sinh vào mắt, chờ 1-2 phút, sau đó đặt lại đầu ngón trỏ vào vị trí cũ, ấn một áp lực vừa phải và miết dọc xuống dưới về phía cạnh mũi, lặp lại thao tác này 10-15 lần. Các bước này nên thực hiện mỗi ngày 3 lần, sau 1 tháng không khỏi thì cần đưa trẻ đi khám lại để bác sĩ giải đáp cách chữa trị thích hợp.

Chứng đau mắt ở trẻ sơ sinh: bệnh này thường xuyên gặp, trẻ mới sinh ra hay dễ bị nhiễm chất bẩn hay vi khuẩn vào mắt. Biểu hiện trẻ có dử mắt. Nhiều tình huống dử đùn dính với lông mi, khiến bé khó mở mắt. Nếu dử đùn có màu vàng như mủ và kéo dài 3-5 ngày không khỏi, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ, để chữa trị kịp thời tránh các biến chứng nặng về mắt. Bạn cần chuẩn bị bông sạch, nhúng vào bát nước muối loãng, đun sôi, để nguội, hay dùng nước muối sinh lý 9%, lau mắt nhẹ nhàng cho trẻ. Vệ sinh cho trẻ 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào có dử. Phòng ngừa nhiễm trùng mắt cho trẻ. Phòng tránh các bệnh nhiễm trùng về mắt. Bạn nên rửa mặt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước muối loãng ấm. Giặt riêng khăn mặt của trẻ và phơi ngoài nắng để diệt khuẩn. Không dùng khăn mặt trẻ để vệ sinh các vùng khác của cơ thể.

Chúc gia đình mạnh khỏe!

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Từ 6 đến 10 tháng tuổi trẻ cần tiêm những mũi vaccin nào thưa bác sĩ?

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào bạn,

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh (tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh):

Lao : tiêm 1 mũi, tiêm ở vai trái. Viêm gan B mũi 1 (tốt nhất là 24h sau sinh), mũi này thường được tiêm trong bệnh viện sau khi bé vừa sinh.

Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi: 6 in 1 hoặc 5 trong 1 (6 in 1 có thêm ngừa bại liệt); tiêu chảy Rota

Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi: 5 in 1 + bại liệt – mũi 2 (hoặc 6 in 1 lần 2). 1 năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5 viêm gan B.

Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi: 5 in 1 + bại liệt – mũi 3 (hoặc 6 in 1 lần 3). Một năm sau nhắc lại mũi 4.

Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi: cúm ( Tiêm lần đầu tiên: trẻ 6 – 36 tháng tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, trẻ trên 36 tháng tiêm 1 mũi, nhắc lại hàng năm).

Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi: mũi 1 sởi, quai bị rubella (cái này có vacxin phối hợp 3 in 1, nên chỉ tiêm 1 mũi), mũi 2 tiêm sau 6 tháng, nhắc lại sau 4 năm.

Hi vọng thông tin hữu ích đối với bạn. Chúc bạn sức khỏe!



Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh


Câu hỏi bởi: Diệu

Chào bác sỹ! E mới sinh con đến nay vừa tròn một tháng,tại sinh mổ nên cháu nhà e bị vàng da. Gia đình hỏi bác sỹ thì họ nói sau này sẽ tự hết. Giờ một tháng rồi cháu nhà em da càng vàng hơn dù em vẫn thường đem cháu ra tắm nắng. Giờ em rất lo,mong bác sỹ trả lời sớm hộ em ạ.e không biết có nguy hiểm không. Giờ em muốn đi chữa cho cháu mà không biết nên đi bệnh viện nào. Và họ sẽ chữa bằng cách nào

Chăm sóc khách hàng ViCare


Chào chị Diệu,
Trước tiên, ViCare cảm ơn chị đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của ViCare. ViCare có nhận được câu hỏi của chị liên quan đến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
Theo thông tin ViCare tìm được thì triệu chứng này thường biến mất khi bé được khoảng 2 tuần tuổi mà không cần phải uống thuốc. Tuy nhiên nếu đến giờ bé vẫn chưa hết vàng da thì chị nên đưa bé đến các cơ sở khám nhi để kiểm tra. Do chị không cung cấp thông tin về nơi ở hiện tại nên em không thể đưa ra thông tin chính xác về các cơ sở uy tín khám nhi được nhưng chị có thể tham khảo các cơ sở trong link sau ạ: https://vicare.vn/tuyen-chon/?q=khám nhi
Hi vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho chị.
Chúc chị và bé sức khỏe.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh


Câu hỏi bởi: Gia linh

Thưa bác sĩ. Em mới sinh cháu được hơn 1 tháng ,cháu có hiện tượng bị ghê cổ và có dãi dây nên hay bị trớ ộc ra hết,như vậy có bị làm sao không ạ

Bác sĩ Thái Bằng Giang


Chào em,
Trẻ sơ sinh thường dễ nôn trớ do dạ dày nằm ngang, em cho bú đúng cách sẽ đỡ hơn nhé!
Chúc em và bé luôn khỏe mạnh !


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl